NGƯỠNG CỬA BÌNH AN (Nguyễn Tường Tuấn)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
CHƯƠNG # 62  
Đồng hồ Thượng viện Hoa Kỳ chỉ 20:00 p.m. ET (giờ miền Đông), ngày Thứ hai 26/10/20, nước Mỹ bước vào ngưỡng cửa bình an sau gần một năm hỗn loạn: Đường phố, siêu thị, cửa hàng bốc cháy, súng đạn người da đen giết hại bao em bé vô tội cùng mầu da! Cảnh sát, những người ngày đêm bảo vệ dân, bị một số thiên tả xem là kẻ thù, cần triệt hạ! Không khí chẳng thua gì Afghanistan hay Baghdad!

Với 52 phiếu thuận và 48 chống, nữ Thẩm phán Amy Coney Barrett chính thức được bầu vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Hơn một giờ sau, 21:16 p.m. ET, tại vườn Hồng, Toà Bạch Cung, tay trái để lên Thánh kinh do người chồng cầm, tay phải đưa lên tuyên thệ trước Thẩm phán Clarence Thomas, bên sự chứng kiến của Tổng thống Donald Trump, và hai trăm quan khách. Mặt trời hé rạng trong bóng đêm.

Bình an ngay thì chẳng thể nào được! Hoa Kỳ như một con tầu lớn với hơn 328 triệu dân, có quay lại đúng hướng cũng cần có thời gian, không phải chuyện một sớm một chiều. Hai bên mạn tầu, vẫn còn những lớp sóng tàn bạo đập vào không ngưng. Nhưng con tầu vẫn đổi hướng, lầm lì thách thức từng đợt sóng. Cũng vào ngày Thứ hai 26/10/20 lịch sử, Hoa Kỳ chỉ còn đúng 8 ngày nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống 3/11/20, theo báo cáo của Thông tấn xã Associated Press (AP), đã có 62,667,622 cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm tại phòng phiếu hoặc qua thư gửi Bưu điện, so với năm 2016 con số này ít hơn là 58,794,264. Tính ra, vào cùng thời điểm trước ngày bầu cử chính thức, số cử tri năm 2020 đã tăng lên 3,873,358 so với năm 2016, và sẽ tăng nhanh trong những ngày tới. Người dân Mỹ trông mong gì nơi vị nữ Thẩm phán Tối cao Pháp viện 48 tuổi? Liệu bà có mang lại bình an cho đất nước Hoa Kỳ trong tương lai?

 1. Nguyên nhân của 48 phiếu chống?

Chẳng có gì ngạc nhiên, 48 vị Thượng nghị sĩ đa số đều thuộc đảng Dân Chủ, chỉ có một người thuộc Cộng hoà là nữ TNS Susan Colin, Tiểu bang Maine. Lý do chống đối của các TNS, phải nói là hoàn toàn chính trị! Họ cho rằng bà Amy Coney Barrett khi ngồi vào vị trí TCPV sẽ loại bỏ Obamacare, chống phá thai, ủng hộ quyền được giữ vũ khí, nghiêm ngặt hơn với di dân bất hợp pháp, và hằng tá lý do chính trị khác … Trong số các TNS đảng Dân chủ chống đối, có nhiều vị tốt nghiệp Luật khoa tại những đại học danh tiếng như Harvard, có lẽ sau vài chục năm làm chính trị “chuyên nghiệp” họ đã quên đi nguyên tắc tam lập phân quyền quy định rõ ràng trong Hiến pháp Hoa Kỳ?

Thẩm phán không làm luật, đó là việc của lập pháp nói rõ hơn là Quốc hội. Chính các vị Thượng nghị sĩ, Dân biểu Quốc hội là những người làm luật. Người dân có quyền chống đối nếu họ không đồng ý, có thể biểu tình ôn hoà, viết thỉnh nguyện thư gửi các vị dân cử, hoặc kiện ra toà, đó là quyền của người dân. Để kiện một đạo luật, phải đi từ toà án cấp Tiểu bang, lên đến Liên bang, nếu bên thua kiện không đồng ý với phán quyết của toà cấp dưới, lúc đó mới đi đến Tối cao Pháp viện.

TNS Dân chủ đã sai, khi đem tiêu chuẩn chính trị áp đặt lên việc chọn lựa Thẩm phán TCPV. Họ đòi hỏi Thẩm phán Amy Coney Barrett phải có cùng một quan niệm chính trị giống như mình. Và quên đi tính độc lập của TCPV. Đảng Dân chủ không muốn có Tối cao Pháp viện, họ chỉ cần một Tối cao Nghị viện!

* TNS Dân chủ không những đã sai mà còn ngây ngô, ngớ ngẩn, mị dân, đưa ra những câu hỏi gài bẫy, bà Amy Coney Barrett sẽ xử ra sao với những trường hợp như Obamacare? Thẩm phán Barrett thẳng thắn trả lời, mỗi một vụ kiện có nhiều chi tiết khác nhau, bà không trả lời nếu không có một hồ sơ để nghiên cứu. Luật pháp làm gì có “one size fit all”, hỏi là biết ngay chỉ số thông minh “IQ” của các vị ngồi hằng chục năm tại Quốc hội có vấn đề! Cử tri trung thành của quý vị cũng cần phải coi lại “IQ” của chính bản thân mình!

* Một lập luận kém thông minh khác của các chính trị gia “chuyên nghiệp” đảng Dân chủ, cho rằng việc phê chuẩn Thẩm phán Amy Coney Barrett là quá vội vã, không cần thiết, tại sao không đợi cho qua bầu cử để có một Tổng thống tân cử làm việc đó? Riêng điểm này, không phải các vị không biết, nhưng cố tình đánh lạc hướng dư luận, cử tri, và những người ít theo dõi chính trị. Nói rõ và thẳng thắn hơn, các vị là bọn chính trị gia “đểu giả” “lưu manh” và “lừa bịp!”

Hiến pháp nêu rõ, Tổng thống có quyền và bổn phận đề cử thẩm phán và Thượng viện phê chuẩn. Không hề có điều khoản nào ghi phải chờ qua bầu cử để có một Tổng thống mới.

Trước đây Tổng thống Barrack Obama đề cử Thẩm phán Merrick Garland, thay thế cố Thẩm phán Antonin Scalia vào năm 2016, với lý do thời điểm đó đã quá gần đến cuộc bầu cử và Thượng viện hoãn phiên điều trần qua bầu cử. Dễ hiểu, lúc đó Tổng thống Obama thuộc đảng Dân chủ, và Thượng viện thuộc đảng Cộng hoà, khi Tổng thống và Thượng viện thuộc hai đảng khác nhau, Thượng viện có thể trì hoãn phiên điều trần. Nếu đảng Dân chủ rơi vào trường hợp như vậy thì quý vị cũng làm không khác gì! Lần này, cả hai bên đều cùng một đảng, vấn đề sẽ khác. Tổ chức điều trần hay không, sớm, muộn là quyền của lĩnh tụ khối đa số Thượng viện, không dính líu gì đến Hiến pháp! Đọc phần kế tiếp, độc giả sẽ hiểu tại sao việc bổ nhiệm Thẩm phán Amy Coney Barrett lại quan trọng vào thời điểm này.

2. Thẩm phán Barrett, người mở cánh cửa bình an.

undefined

Chưa được một ngày sau lễ tuyên thệ, của Thẩm phán TCPV Amy Coney Barrett, sáng Thứ ba 27/10/20 bà Hillary Clinton tuyên bố trên báo The New York Times Tôi không thể vui với suy nghĩ ông ấy chiến thắng, vậy hãy nói trước nó như thế … bởi vì điều đó khiến tôi thực sự đau lòng khi nghĩ rằng chúng ta sẽ có thêm bốn năm lạm dụng, phá hủy các tổ chức của chúng ta, làm tổn hại đến các chuẩn mực và giá trị của chúng ta, và làm giảm đi khả năng lãnh đạo của chúng ta, và danh sách tiếp tục … (I can’t entertain the idea of him winning, so let’s just preface it by that … because it makes me literally sick to my stomach to think that we’d have four more years of this abuse and destruction of our institutions, and damaging of our norms and our values, and lessening of our leadership, and list goes on). Có hằng tá sách viết về thành tích bất hảo của bà cựu Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton, chưa kể đến hồ sơ và hằng chục ngàn e-Mails bị chính bà phá huỷ, nhưng rất may còn lưu lại trong máy chính, và không bao lâu nữa Hillary Clinton có thể vào tù, khi ánh sáng công lý soi xét.

Không mất thời giờ về Hillary Clinton! Nhưng qua lời lẽ của bà, chúng ta có thể hiểu đảng Dân chủ thù ghét Tổng thống Donald Trump như thế nào? Họ và 90% đám báo chí, truyền thông, liên tục đánh ông trong gần bốn năm qua, chưa có một Tổng thống Hoa Kỳ nào lại bị tấn công nhiều như thế! Vô tình, cựu Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton thú nhận bà không tin ông Joe Biden sẽ thắng! Chưa đánh đã biết thua! 
* Tại sao các TNS Dân chủ không muốn có vị Thẩm phán thứ 9 tại TCPV lúc này?
Bầu cử tại Hoa Kỳ có hai hình thức, trực tiếp đến phòng phiếu, hoặc gửi qua Bưu điện. Gửi qua Bưu điện không phải là giải pháp tốt vì có thể: ăn gian - Người qua đời từ lâu nhưng sở BĐ không biết nên vẫn gửi phiếu đến nhà, từ đó người trong nhà có thể dùng lá phiếu, bắt chước chữ ký - Thiếu điều kiện kiểm soát xem người gửi là công dân Mỹ hay di dân bất hợp pháp - Người khác bầu dùm - Nhân viên Bưu điện vất phiếu  ... Chính vì thế, nên đảng Cộng hoà khuyến khích người dân nên trực tiếp đến phòng phiếu, trình giấy tờ cho nhân viên kiểm soát trước khi được phát phiếu bầu.
Ngược lại, đảng Dân chủ muốn lợi dụng việc bỏ phiếu qua Bưu điện để ăn gian. Rất nhiều di dân bất hợp pháp sinh sống tại các tiểu bang do Dân chủ kiểm soát, họ có bằng lái xe và địa chỉ cư trú, chừng đó đủ để Bưu điện gửi phiếu bầu đến nhà. Những người này không cần phải ra phòng phiếu, họ chiếm đa số ở các tiểu bang do đảng Dân chủ đứng đầu, nơi đây có chính sách mở cửa đón di dân dù là bất hợp pháp, cung cấp bảo hiểm y tế miễn phí ... Đó là lý do đảng Dân chủ, dùng con vi khuẩn "China virus" để hù doạ mọi người, đừng đến phòng phiếu kẻo bị lây nhiễm, bỏ phiếu qua Bưu điện là tốt nhất! Vài trăm người biểu tình bạo động như Black Lives Matter, Antifa, Anarchy thì không ai nói gì cả!
Chắc chắn, sau ngày 3/11/20 sẽ có thưa kiện về gian lận. Vấn đề sẽ phải đưa ra toà án cấp Tiểu bang và Liên bang. Thường thì các vụ kiện nhằm vào phiếu của thành phần di dân bất hợp pháp, hoặc nhân viên Bưu điện vất phiếu, và đa số các Thẩm phán tại toà án địa phương hay khu vực, thuộc đảng Dân chủ được đề cử dưới thời Barrack Obama hay Bill Clinton, họ thường đứng về phía đảng Dân chủ. Không chấp nhận phán quyết, phía Cộng hoà có quyền yêu cầu đưa vấn đề lên toà cấp cao hơn: Tối cao Pháp viện. 
Trước ngày 26/10/20, TCPV Hoa Kỳ chỉ có 8 vị Thẩm phán (sau khi bà Ginsburg qua đời). Vấn đề, nếu 8 vị chia đôi số phiếu, 4 người ủng hộ bên này và 4 người bên kia, sẽ không thể giải quyết được ở TCPV. Trong trường hợp đó, phán quyết cuối cùng sẽ quay về lại toà án Liên bang.
Thí dụ: Tiểu bang Pennsylvania có 29 phiếu cử tri đoàn. Toà án Tiểu bang hoặc Liên bang xử cho đảng Dân chủ thắng dựa trên số phiếu phổ thông và không quan tâm trong đó có những lá phiếu bất hợp lệ vì nhiều nguyên nhân. TCPV không giải quyết được vì tỷ lệ 4/4 ngang nhau, sẽ quay về quyết định của toà án tại Pennsylvania hoặc Liên bang, nơi đã xử cho đảng Dân chủ thắng. Có nghĩa là Joe Biden sẽ có thêm 29  phiếu cử tri đoàn của Pennsylvania dễ dàng. Đảng Dân chủ không muốn có thêm vị Thẩm phán thứ 9 vào TCPV lúc này, đấy là lý do.
Ngày 26/10/20, Tối cao Pháp viện đã có 9 vị Thẩm phán. Không cần biết bà Amy Coney Barrett sẽ bỏ phiếu cho bên nào, nhưng chắc chắn sẽ không còn tỷ lệ 4/4, mà sẽ là 5/4, và quyết định tối hậu sẽ nằm nơi Tối cao Pháp viện. Không một đảng nào dám nghĩ đến chuyện ăn gian phiếu, các vụ thưa kiện sẽ giảm đi rất nhiều. Nước Mỹ tránh được tình trạng hỗn loạn vô chính phủ, biểu tình chống đối trong ôn hoà thì được, nhưng bạo động hay cướp phá sẽ phải đối đầu với luật pháp, "Law and Order".
Không phải là đe doạ, trong thời gian qua, rất nhiều chính trị gia đảng Dân chủ đã chuẩn bị cho bước thua trận. Theo ký giả Rebecca Shabad, trong cuộc phỏng vấn ngày 26/8/20 với cựu Giám đốc truyền thông của mình, Jennifer Palmieri trong chương trình "The Circus", bà Hillary Clinton đã khuyến khích gà nhà, "Joe Biden không nên tuyên bố thua cuộc trong bất kỳ trường hợp nào, tôi nghĩ điều này sẽ kéo dài ra, và cuối cùng tôi tin rằng anh ấy sẽ thắng nếu chúng tôi không nhường một chút nào, và nếu chúng tôi tập trung và không ngừng nghỉ như bên kia". (Joe Biden should not concede under any circumstances, because I think this is going to drag out, and eventually I do believe he will win if we don't give an inch, and if we are as focused and relentless as the other side is). (https://www.nbcnews.com/politics/2020-election/hillary-clinton-says-biden-should-not-concede-2020-election-under-n1238156). Năm 2016, ngậm ngùi nhìn đống báo Times in hình mình trang bìa với tựa đề "Nữ Tổng thống Hoa Kỳ" bị vất vào sọt rác, bà Hillary Clinton đã phải đau đớn gọi điện thoại chúc mừng đối thủ Donald Trump, vết đau đó hôm nay vẫn chưa lành! Không những thế còn làm độc, biến thành ung thư mang tên "hận thù".
Những đảng viên "cực tả" trong đảng Dân chủ không thích con số 9. Ngay trong ngày 26/10/20, nữ Dân biểu Alexandria Ocasio Cortez (AOC) một trong bốn con "nặc nô" cái của đảng Dân chủ gửi ra dòng Tweet "Hãy mở rộng toà án" (Expand the court). Đảng Dân chủ muốn TCPV phải có từ 12 đến 15 hoặc hơn Thẩm phán, họ sẽ dùng số đông để chiếm phiếu, và "Tối cao Pháp viện" sẽ trở thành "Tối cao nghị viện". Chào mừng Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Hoa Kỳ! Điều đó sẽ không bao giờ xẩy ra, khi ông Donald Trump còn làm Tổng thống, và dân chúng Mỹ chắc sẽ không bao giờ chấp nhận! Từ nay cho đến ngày tận thế, đảng Dân chủ sẽ tiếp tục ca bài phải có thêm Thẩm phán vào TCPV - Giới hạn thời gian phục vụ 18 năm thay vì suốt đời - Luân chuyển Thẩm phán từ các toà cấp dưới lên TCPV ... Họ sẽ tìm mọi cách để chiếm ưu thế tại TCPV! Điều vi hiến này sẽ thất bại!
Chúng con tín thác nơi Thượng Đế! In God We Trust!
  Nguyễn Tường Tuấn
27/10/20
tuan@1TeamConcept.com