Bài viết của Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, trích dẫn từ cuốn sách ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào’ mới xuất bản tại Hoa Kỳ. Sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, tác giả từng giữ chức Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Hiện ông định cư tại Hoa Kỳ. Ông là tác giả cuốn “Khi Đồng minh Tháo chạy” và là đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc Lập, viết cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh.
Ngân sách của Pháp để lại thì thật eo hẹp, kỹ sư, chuyên viên trong mọi lãnh vực đều hết sức hiếm hoi vì Pháp đã rút đi hầu hết, để lại một lỗ hổng lớn cho cả nển kinh tế lẫn hành chánh, giáo dục, y tế.
Sau này khi nói về thành công của Tổng thống Diệm về việc này, TT Kennedy viết cho ông nhân ngày Quốc Khánh 26/10/1961:
Cải cách điền địa: Khó khăn và giải pháp thành công
Xét đến cùng, con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế lâu dài. Trong thời kỳ 1955-1960, Miền Nam đã phát triển giáo dục rất nhanh.
Bao nhiêu độc giả cao niên còn nhớ lại những kỷ niệm êm đềm về thời gian ấy. Thí dụ bạn có thể đi bất cứ nơi nào một cách tự do từ Cà Mau ra tới tận Đông Hà. Mờ sáng lên xe buýt ra Vũng Tầu tắm biển hay buổi chiều đến ga xe lửa gần chợ Bến Thành mua vé đi Đà Lạt.
Tâm tư ấy luôn được phản ảnh trong thơ văn, âm nhạc Miền Nam trong thời gian này. Và khi thanh bình, con người lại đối xử với nhau cho hài hòa thì mọi việc – dù là tát cạn cả Biển Đông – cũng đều có thể ước mơ.