Lễ hội Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa 26 tháng 10, 2014 và Lễ Giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Boston, Massachusetts

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
LS Lê Trọng Quát
(Email: ltqvina@gmail.com)

Lễ hội Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa 26 tháng 10, 2014 và lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm do Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm tổ chức tại Boston ngày 26/10/2014 với khoảng 300 người tham dự gồm đại diện chính quyền Tiểu Bang Massachusetts và Thành phố Boston.
Trân trọng chuyển đến quý bạn:
– Bản Tuyên Ngôn của Thị Trưởng Thành phố BOSTON, công nhận ngày 26 tháng 10,1956 ban hành Hiến Pháp đầu tiên của dân tộc Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa được chính thức thành lập đồng thời tuyên bố ngày 26 tháng 10, 2014 là Ngày Hiến Pháp Dân chủ Việt Nam
– Bản Công Bố của Tiểu bang Massachusetts công nhận ngày lễ Hiến Pháp Dân Chủ Việt Nam, 26 tháng 10, 2014 được đại diện của Thị Trưởng Boston và Thống Đốc Massacchusetts tuyên đọc tại hội trường
– Lời chào cảm ơn quan khách của bà Thu Hồng, cháu ruột của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm
– Diễn từ của LS Lê Trọng Quát và Mấy lời với các đại diện Thống Đốc Massachussets và Thị Trưởng Boston
để kính tường.

 

====================
Bản Tuyên Ngôn của Thị Trưởng Thành phố BOSTON công nhận ngày 26 tháng 10, 1956, ban hành Hiến Pháp đầu tiên của dân tộc Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa được chính thức thành lập đồng thời tuyên bố ngày 26 tháng 10, 2014 là Ngày Hiến Pháp Dân chủ Việt Nam:

Lời chào cảm ơn quan khách của bà Thu Hồng, cháu ruột của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm :
http://youtu.be/wLbE6tbKmg0?t=17m30s
Diễn từ của LS Lê Trọng Quát và Mấy lời với các đại diện Thống Đốc Massachussets và Thị Trưởng Boston
Di sản Ngô Đình Diệm trước hiện tình đất nước

Kính thưa quý Vị Đại Diện các giáo hội, các đoàn thể, quý quan khách,

Kính thưa quý chiến hữu và thân hữu,

Hôm nay, 26 tháng 10, chúng ta tưởng niệm ngày nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa được công bố trước quốc dân và thế giới cách đây đúng 58 năm. Một trang sử được lật qua. Chế độ quốc trưởng của cựu Hoàng Bảo Đại cáo chung, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10, 1955. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được bầu làm Tổng Thống đặng thiết lập chính thể cộng hòa. Sau chín tháng soạn thảo, Quốc Hội Lập Hiến đầu tiên của lịch sử Việt Nam đã biểu quyết bản Hiến pháp được Tổng Thống Diệm ban hành ngày 26 tháng 10, 1956, ngày quốc khánh của nước Việt Nam Cộng Hòa.

Chỉ trong vòng hai năm từ ngày về nước chấp chánh, nhà ái quốc Ngô Đình Diệm đã thực hiện như một phép lạ, sự chấn chỉnh và củng cố một Miền Nam Việt Nam trên đà sụp đổ, tiếp theo chiến thắng của quân cộng sản ở Điện-Biên- Phủ và hiệp định Genève chia đôi đất nước gây rúng động cho toàn dân. Một triệu đồng bào di cư từ Miền Bắc đã được định cư và tích cực giúp đỡ hội nhập vào đời sống ở Miền Nam trong những điều kiện tốt đẹp, còn đóng góp nhanh chóng cho sự phát triển quốc gia.

Nạn sứ quân từ thời Pháp thuộc và chiến tranh đã được chấm dứt.

Quân đội quốc gia được chỉnh đốn và thống nhất thành Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tự đảm nhận hoàn toàn sứ mạng bảo quốc an dân.

Quân đội Liên Hiệp Pháp rời khỏi Việt Nam. Các cơ quan do người Pháp nắm giữ được trao trả cho chính quyền Việt Nam từ 1955.

Quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ từ đây tung bay trước Dinh Độc Lập, mới ngày nào còn là biểu tượng của chính quyền Pháp ở cả ba nước Việt, Miên, Lào.

Từ Bến Hải cho đến Cà Mâu, an ninh được hoàn toàn bảo đảm.

Khắp nông thôn, văng vẳng tiếng hát câu hò. Thanh bình an lạc khắp đó đây.

Trong những ngày tháng kế tiếp, Miền Nam tiếp tục biến đổi với một nhịp độ chưa từng thấy ở một quốc gia non trẻ nào.Trong mọi lãnh vực, những thực hiện quan trọng cốt cán thi nhau hoàn tất, với trường Võ Bị Liên Quân ở Đà lạt, trường Quốc Gia Hành Chánh, để đào tạo những sĩ quan và viên chức đầy đủ khả năng lãnh đạo, phát triển Viện Đại Học Sài Gòn, thành lập Viện ĐạiHọc Huế, các trường Đại Học Sư Phạm, các trường Kỹ sư, Nông Lâm Súc, các trường Kỹ thuật trung cấp, mở thêm nhiều trường trung học và tiểu học ở các tỉnh thị để đáp ứng cho sĩ số gia tăng nhiều mổi niên khóa.

Mặt khác, nền kinh tế không ngừng phát triển, mang lại một mức sống cao như chưa từng có trước và sau thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Buổi nói chuyện này không có mục đích trình bày thống kê các loại nhưng không một ai phủ nhận những thành tích vừa kể mà giờ đây đại đa số đồng bào trong nước và ngoài nước, mổi lần nhắc đến, không khỏi luyến tiếc và thán phục người lãnh đạo thời kỳ này của lịch sử : cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Đến khoảng giữa nhiệm kỳ thứ nhất của Người, cộng sản đã khởi sự phát động cuộc chiến xâm lăng Miền Nam, vi phạm trầm trọng hiệp định Genève 1954 trước sự bất lực của các cơ quan quốc tế kiểm soát đình chiến và thái độ im lặng của các quốc gia ký kết hiệp định. Việt Nam Cộng Hòa đã đối phó hữu hiệu với quân lực của mình phối hợp với hệ thống Ấp chiến lược bảo vệ nông thôn. Cần lưu ý là trong suốt thời gian này, chỉ có khoảng mười bảy nghìn cố vấn Hoa Kỳ bên cạnh quân đội VNCH. Vào năm 1962, chính phủ Mỹ đề nghị đưa quân tác chiến vào Việt Nam nhưng Tổng Thống Diệm đã từ chối vì e ngại rằng sự kiện này có thể làm cho cộng sản lợi dụng đặng xuyên tạc chính nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân Miền Nam chống xâm lăng. Tổng Thống chỉ muốn Hoa Kỳ tăng cường viện trợ quân sự để Việt Nam có thêm phương tiện chiến đấu cho độc lập, tự do của mình. Ngoài ra, theo tôi nghĩ, có thể nhà lãnh đạo VNCH không mấy đồng ý với chính sách chi đạo chiến tranh của bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ McNamara, chiến tranh” tự chế “ không nhằm thắng địch mà chỉ cần địch không thắng mình. Nhờ vậy chăng mà quân địch, với chính sách trường kỳ kháng chiến, được toàn khối cộng sản thế giới, đứng đầu là Trung Cọng và Nga Sô, hết mình yểm trợ, cho đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến tranh xâm lăng của chúng. Kết quả bi thảm như thế nào trong bốn mươi năm nay, chúng ta đã biết. Ngoại trừ một thiểu số đảng viên cộng sản, chin-mươi triệu đồng bào ta đang sống khổ nhục ở quê hương.
Kính thưa quý Vị,
Kính thưa quý chiến hữu và thân hữu,
Nhân lễ hội ngày quốc khánh 26 tháng 10 hôm nay dưới chân trời hải ngoại, tại thành phố Boston của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, biểu tượng của tự do đồng thời là uy lực bảo vệ tự do cho thế giới, chúng ta cần minh xác các quan điểm của chúng ta đối với cường quốc này mà một số đông quan trọng của cộng đồng chúng ta đã là công dân khả kính từ nhiều năm nay.
Hẳn nhiên không những chúng ta tuyên dương công ơn lớn lao của vị sáng lập nền Cộng Hòa Việt Nam, lãnh tụ Ngô Đình Diệm, đối với đất nước và đồng bào mà chúng ta còn có nhiệm vụ phát huy cái di sản tinh thần vô giá của Người đặng đóng góp vào cuộc tranh đấu kiên cường của toàn dân giành lại quyền tự quyết thiêng liêng của mình, xây dựng lại đất nước, bảo vệ tổ quốc đang trải qua một giai đoạn nguy nan đầy thử thách.
Chiều nay, tại Boston này, thành phố của tự do, khoan dung và trí tuệ, một địa danh lịch sử mang nhiều ý nghĩa của Hiệp-chủng-quốc Hoa Kỳ, tôi xin lỗi đã phải buộc lòng làm mất thì giờ của quí Vị và quí Bạn chỉ vì một lý do: rút tỉa một bài học của quá khứ để kiến tạo tương lai.
Giờ đây là lúc chúng ta nhìn về tương lai. Tương lai của nước Việt Nam và tương lai của các quan hệ giửa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Bởi vị trí chiến lược của mính, vì độc lập và tự do của mình, Việt Nam không thể nuôi dưỡng một tư thế mập mờ bên cạnh sát nách một nước Trung Hoa dưới chế độ cộng sản đã và đang gây hấn và xâm chiếm biển, đất của mình.
Chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của VN hiện thời đã quá lệ thuộc Trung Cọng về mọi mặt: giáo điều, chính trị kết liên hai Cộng đảng, công nợ và ơn nghĩa chưa trả đủ cho Bắc Kinh, đầu óc và ràng buộc tư riêng của một số lãnh đạo cao cấp của Cộng đảng VN với Trung Cọng, mật ước của Hội nghị Thành Đô ngày 3 tháng 9, 1990 tự nguyện biến VN thành một Miền tự trị của Trung Hoa.
Mặt khác, bởi sự bất mản đến oán ghét của đại đa số quần chúng với chế độ, Cộng đảng VN không thể huy động toàn lực quốc gia để chống ngoại xâm. Quân đội Nhân Dân đã không còn tinh thần chiến đấu như xưa bởi lảnh đạo cộng sản đã lộ chân tướng lường gạt và phản bội nhân dân, cũng như bởi tệ nạn tham nhũng hoành hành ngay trong quân đội mà hệ thống chỉ huy là một trong ba thành phần độc quyền làm ăn bất chính, với Công an và Đảng. Mới đây, nhiều tướng tá đã công khai bày tỏ sự lo ngại và phẩn uất của họ trước những quyết định liên quan đến vận mạng, chủ quyền, lảnh thổ của tổ quốc mà lãnh đạo Đảng và chính quyền giử bí mật, không cho quốc dân đươc biết. Cùng với nhiều nhà trí thức, nhiều cựu đảng viên cao cấp cộng sản, các đại diện các tôn giáo, họ cũng đã đòi hỏi chấm dứt chế độ độc đảng, toàn trị, và thực hiện một thể chế dân chủ tự do.
Dư luận trong nước công khai so sánh tình trạng quốc gia bây giờ với tình trạng Miền Nam dưới thời VNCH về đời sống vật chất lẫn tinh thần và họ trân trọng nhắc nhở và thương tiếc người đã thành lập và lãnh đạo nền Đệ Nhất Cộng Hòa, cố Tổng Thống Ngô- Đình Diệm. Chưa có một nguyên thủ quốc gia nào trên thế giới mà trong suốt nửa thế kỷ sau khi nằm xuống, dân chúng còn tưởng niệm đông đảo mổi năm, mổi nhiều hơn. Ông đã ra đi không để lại gì cả như một lữ khách không hành trang, nhưng cái di sản vĩ đại mà ông để lại vô cùng quí giá, thưa quí Vị, đấy là TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM.
Một Ngô Đình Diệm vị quốc vong thân.
Một Ngô Đình Diệm vô cảm trước mọi cám dổ, bất khuất trước mọi đe dọa, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng,
Một Ngô Đình Diệm tuyệt đối thanh liêm, quí trọng và canh thủ cẩn mật tài sản quốc gia hơn gia bảo của mình,
Một Ngô Đình Diệm đơn thân độc mã, suốt đời lo cho dân, vui buồn với dân, sống chết vì dân.
Một Ngô Đình Diệm đã qui tụ được nhân tài và huy động được toàn dân, biến đổi một Miền Nam suy yếu, hổn loạn, thành một quốc gia cường thịnh và vững mạnh, thượng tôn luật pháp, góp mặt xứng đáng với cộng đồng thế giới, được nể vì trên trường quốc tế.
Một Ngô Đình Diệm đã tạo được một xã hội lành mạnh, bài trừ hiệu quả các tệ đoan, đặt định được những giá trị đạo đức và tinh thần trên nền tảng nhân bản, tôn trọng nhân vị của mổi cá nhân, tuyệt đối không phân biệt giàu nghèo, nguồn gốc, tín ngưỡng, sắc tộc, địa phương.
Tất cả những thành tựu đặc biệt lớn lao này đã tiêu tan dưới chế độ xã hội chủ nghĩa nhưng cái di sản tinh thần Ngô Đình Diệm vẫn còn sáng chói, kết tinh của lòng yêu nước sâu đậm, ý chí tận tụy phục vụ đồng bào, đức thanh liêm cần mẩn, sự sáng suốt hoạch định những quốc sách kiến hiệu, lòng dũng cảm vô song không lùi bước trước mọi hiểm nguy đến tính mạng, sẳn sàng chấp nhận hy sinh cho tổ quốc.
Hơn bao giờ cả, cái di sản quí báu này phải được phổ cập sâu rộng tối đa trong mọi giới đồng bào trong nước và ở hải ngoại như một tấm gương để cố gắng noi theo với khả năng tối đa của mình, trong khuôn khổ và phạm vi hoạt động của mình cho công cuộc cứu nước và dựng nước.
Một cuộc cách mạng thay đổi một chế độ sẽ trở thành vô nghĩa nếu không xây dựng được một chế độ mới để thay thế, tốt đẹp hơn, đáp ứng đúng mức các đòi hỏi của quần chúng tham gia cách mạng.
Thế nên, nước Việt Nam tương lai phải là một quốc gia dân chủ tiến bộ, thượng tôn luật pháp, phải đi vào trong quỉ đạo của Á châu – Thái Bình Dương tự do, một khối liên kết chặc chẻ mà mổi thành viên sẽ đóng góp phần xứng đáng của mình để phát triển toàn vùng, bảo vệ an ninh và hòa bình, chống lại mọi mưu đồ bành trướng xâm lược bất cứ từ đâu đến.
Tôi rất mong quí khách Hoa Kỳ hiện diện hôm nay vui lòng chuyển đạt đến công luận và các thẩm quyền của quí cường quốc, lập trường chính trị mà tôi vừa trình bày, phản ảnh chắc chắn không sai lạc nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Tôi tin rằng với những kinh nghiệm thu thập được, Hoa Kỳ sẽ rất sáng suốt nhận định tình hình để hành động phù hơp với quyền lợi chính đáng của mình và trung thành với sứ mạng lịch sử của mình bảo vệ tự do và hòa bình thế giới.
Với quí Vị và quí bạn của Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm, tôi kêu gọi tất cả chúng ta cùng nhau đóng góp hết sức mình vào cuộc tranh đấu của đồng bào ở quê hương đang khắc khoải chờ đợi chúng ta. Một nhiệm vụ thiêng liêng mà tôi tin rằng chúng ta sẽ hoàn tất rực rỡ để hưng phục quốc gia và ngăn chận kịp thời sự tái diễn của một thời Bắc thuộc.
Trân trọng kính chào và cảm ơn quí Vị và quí bạn đã vui lòng lắng nghe.
Boston, ngày Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa
26 tháng 10, 2014
LS Lê Trọng Quát
========
Kính thưa Ngài Devall L. Patrick, Thống Đốc Tiểu bang Massachusets,
Kính thưa Ngài Martin J. Wash,Thị Trưởng Thành Phố Boston,
Kính thưa quý Vị Bộ Trưởng, quý Vị Quan chức,
Kính thưa quý Vị Dân cử Tiểu bang Massachusets,

Kính thưa quý Bà, quý Ông,

Thật là một cơ hội quí báu cho chúng tôi được vinh dự đón tiếp quý Vị trong hội trường này, đặc biệt trong chiều hôm nay, 26 tháng 10, một ngày đầy ý nghĩa đối với chúng tôi, nhân dân Miền Nam Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới với thể chế Cộng Hòa, cách đây 58 năm, đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Chúng tôi không thể quên ơn của quý quốc đã tận tình giúp đỡ chúng tôi từ khi hiệp định Genève ngày 20 tháng 7, 1954 vừa phân đôi đất nước chúng tôi. Vời sự giúp đỡ quí báu của quí quốc cùng sự lãnh đạo sáng suốt và can đảm của lãnh tụ Ngô Đình Diệm, Miền Nam Việt Nam đã không sụp đổ như thế giới trước đó đã tiên đoán mà còn vươn lên, trở thành một quốc gia ổn định, đầy khí thế tiến bộ, một nước cộng hòa tự do, dân chủ khả kính ở Đông Nam Á Châu. Cùng lúc ấy, Miền Bắc Việt Nam càng ngày càng lún sâu trong một chế độ độc tài, đảng trị, khắc nghiệt và tàn bạo, trở thành một nhà tù rộng lớn, một goulag của thời đại Staline.

Sự tương phản nổi bật giữa hai Miền Nam, Bắc – trên thực tế được xem là hai quốc gia – đã nói lên sự thành công vượt bực của Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, kết tinh của một sự lãnh đạo quốc gia tài ba và một viện trợ hữu hiệu của đồng minh Hoa Kỳ.

Và trong tinh thần phấn khởi ấy, Tổng Thống Eisenhower đã mời Tổng Thống Ngô Đình Diệm chính thức viếng thăm Hoa Kỳ và dành cho vị lãnh tụ VNCH một nghi lễ tiếp đón đặc biệt một thượng khách quốc gia. Lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhiệt liệt tán thành diễn từ của ông ngày 9 tháng 5, 1957 mà tôi xin trích ra đây vài đoạn ngắn nói lên lòng tri ân sâu xa của nhân dân Miền Nam VN và của Tổng Thống Diệm đối với nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ đồng thời trình bày những nét lớn của các mục tiêu quốc gia, các chính sách và chương trình hoạt động của chính phủ VNCH trong bối cảnh toàn cầu và đặc biệt của Á Châu và vùng Đông –Nam –Á trong đó vị trí địa lý-chính trị của Việt Nam và Miền Nam VN cùng hoàn cảnh lúc bấy giờ đặt ra những thách thức lớn lao cho chính quyền non trẻ của VNCH. Tôi xin trích:

“Thưa Quý Vị Đại Biểu Quốc Hội Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, nền cộng hòa trẻ nhất ở châu Á, chẳng bao lâu nữa sẽ tròn hai tuổi. Nền Cộng Hòa của chúng tôi sinh ra từ vô vàn đau khổ.. Nền Cộng Hòa ấy đang can đảm đương đầu với cuộc cạnh tranh kinh tế với những người cộng sản, cho dù hoàn cảnh khó khăn và nghiêm trọng, mỗi ngày càng trở nên phức tạp hơn.

Trong hoàn cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực cộng sản ở Đông Nam Á ngày càng gia tăng, tôi không thể nào lập lại bao nhiêu lần cho đủ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và nhân dân Việt Nam ý thức rất cao về tầm quan trọng, ý nghĩa sâu sắc và số lượng của sự giúp đỡ này.

Quả thực, chưa bao giờ trong lịch sử, những cuộc xung đột phát sinh giữa các dân tộc lại quan hệ cấp bách như thế đến nền văn minh như những cuộc xung đột ngày nay. Chính qua những đóng góp kịp thời và đầy đủ cho sự tái thiết cuộc sống kinh tế và kỹ thuật của chúng tôi – nhờ đấy mà mức sống cao hơn- thế giới tự do, dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, đang khẳng định sự thành công của hệ thống hợp tác quốc tế mới. Hành động này đã góp phần bảo vệ Đông Nam Á và ngăn cản những nguyên liệu trong vùng không rơi vào tay Cộng sản.
Chính trong niềm xác tín này và chính trong sự ghi nhớ sâu sắc và không bao giờ phai nhạt trong lòng về việc nhân dân và chính phủ Hoa Kỳ đã theo dõi những nỗ lực của chúng tôi với tất cả sự thấu hiểu và cảm thông chí tình, tôi xin kết thúc, và lần nữa tôi cảm ơn Ngài Chủ Tịch, Chủ Tịch Viện Dân Biểu và quý Vị Đại Biểu Quốc Hội về vinh dự đã dành ccho tôi và cảm ơn quý Vị đã ân cần lắng nghe.”
Tôi xin hết trích và tưởng như còn nghe văng vẳng những lời chân tình tha thiết và đầy dũng cảm của người lãnh tụ VNCH muốn cùng quí cường quốc đảm nhận sứ mạng ngăn chận làn sóng đỏ đang tràn như thác lũ xuống miền Đông Nam Á Châu. Tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á (South East Asia Treaty Organization) được thành lập tháng 9, 1954 như một liên minh quân sự để bảo vệ vùng chiến lược này và VNCH bởi vị trí của mình, đương nhiên là căn cứ tiền phương với con sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17 mà bên kia bờ, phía Bắc là Cộng sản Bắc Việt, dưới danh hiệu VN Dân Chủ Cộng Hòa, tên lính tiền phong của cộng sản quốc tế, đang hồi hung hản, quyết thừa thắng xông lên.
Trong lúc ấy, Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng Hòa, hoàn toàn ở trong thế tự vệ, không thể một mình đương cự được cả một khối cộng sản quốc tế phải cần đến sự hổ trợ của các quốc gia bạn trong thế giới tự do. 
Nhưng than ôi! định mệnh đã làm khác.
Biến cố ngày 1 tháng 11, 1963 làm sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa, đã mở ra một trang sử mới đầy thử thách và khó khăn cho công cuộc chống Cọng Từ đấy, Miền Nam VN suy yếu hẳn, khiến cho Hoa Kỳ phải mang quân sang tham chiến đến mức nửa triệu binh sĩ để giúp Miền Nam chống lại Cọng quân đang ồ ạt tấn công nhiều nơi. Năm–mươi–bảy nghìn chiến sĩ Mỹ và hơn ba trăm ngàn quân, cán VNCH đã hy sinh trên trận địa cho đến ngày Hiệp Định Paris 27 tháng giêng 1973 được ký kết. Quân đội Hoa Kỳ và các nước đồng minh khác đều rút hết khỏi Miền Nam để lại VNCH một mình đương cự với cộng sản Bắc Việt mà hơn 100.000 quân của chúng đã đột nhập vào Miền Nam yên tâm ở lại tại chổ và Hiệp Định Paris hoàn toàn không nhắc đến!
Trong lúc ấy, bất chấp Hiệp Định này, mà mục đích của nó là “chấm dứt chiến tranh, mang lại hòa bình và đảm bảo quyền tự quyết của VNCH và VN nói chung qua những cuộc tổng tuyển cử tự do và một tiến trình thống nhất thương thảo giữa hai Miền Nam, Bắc VN”, Cọng quân đã ồ ạt tấn công VNCH với sự hổ trợ tối đa của Trung Cọng và Nga Sô mà chúng ta đã biết kết quả bi thảm cho nhân dân Miền Nam và nhân dân cả nước VN, từ đấy lặng chìm sau bức màn sắt rỉ rét của cộng sãn, ngày 30 tháng tư đen 1975.
Giờ đây, bốn-mươi năm đã trôi qua, chín-mươi triệu dân Việt đang phải gánh chịu một chế độ xấu xa nhất như đã mô tả và đang ở trong một tình trạng khẩn trương, trước mưu toan xâm lăng của Trung Cọng.
Kính thưa quý Vị,
Chiều nay, tại Boston này, thành phố của tự do, khoan dung và trí tuệ, một địa danh lịch sử mang nhiều ý nghĩa của Hiệp-chủng-quốc Hoa Kỳ, tôi xin lỗi đã phải buộc lòng làm mất thì giờ của quí Vị và quí Bạn chỉ vì một lý do: rút tỉa một bài học của quá khứ để kiến tạo tương lai.
Giờ đây là lúc chúng ta nhìn về tương lai. Tương lai của nước Việt Nam và tương lai của các quan hệ giửa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Bởi vị trí chiến lược của mính, vì độc lập và tự do của mình, Việt Nam không thể nuôi dưỡng một tư thế mập mờ bên cạnh sát nách Trung đã và đang gây hấn và xâm chiếm biển, đất của mình.
Chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của VN hiện thời đã quá lệ thuộc Trung Cọng về mọi mặt: giáo điều, chính trị kết liên hai Cộng đảng, công nợ và ơn nghĩa chưa trả đủ cho Bắc Kinh, đầu óc và ràng buộc tư riêng của một số lãnh đạo cao cấp của Cộng đảng VN với Trung Cọng, mật ước của Hội nghị Thành Đô ngày 3 tháng 9, 1990 tự nguyện biến VN thành một Miền tự trị của Trung Hoa.
Mặt khác, bởi sự bất mản đến oán ghét của đại đa số quần chúng với chế độ, Cộng đảng VN không thể huy động toàn lực quốc gia để chống ngoại xâm. Quân đội Nhân Dân đã không còn tinh thần chiến đấu như xưa bởi lảnh đạo cộng sản đã lộ chân tướng lường gạt và phản bội nhân dân, cũng như bởi tệ nạn tham nhũng hoành hành ngay trong quân đội mà hệ thống chỉ huy là một trong ba thành phần độc quyền làm ăn bất chính, với Công an và Đảng trong lúc quân lính và gia đình khốn khổ. Mới đây, nhiều tướng tá đã công khai bày tỏ sự lo ngại và phẩn uất của họ trước những quyết định liên quan đến vận mạng, chủ quyền, lảnh thổ của tổ quốc mà lãnh đạo Đảng và chính quyền giử bí mật, không cho quốc dân đươc biết. Cùng với nhiều nhà trí thức, nhiều cựu đảng viên cao cấp cộng sản, các đại diện các tôn giáo, họ cũng đã đòi hỏi chấm dứt chế độ độc đảng, toàn trị, và thực hiện một thể chế dân chủ tự do.
Một ước vọng mãnh liệt mà hôm nay tôi muốn phản ảnh và chuyển đạt đến quý Vị và công luận thế giới.
Một lần nữa, tôi trân trọng kính chào và cảm ơn sự hiện diện của quí Vị.
Boston, ngày 26 tháng 10, 2014
Lê Trọng Quát
Phần Anh Ngữ:
Honourable Representatives of The State of Massachussetts
Honourable Representatives of the City of Boston
Distinguished guests,

It is indeed an honour and a privilege for me to welcome you in this hall today.
On the 26th of October 1956, 58 years ago now, the people of Vietnam found themselves ushered into a new era: the birth of the First Republic of Vietnam, a most significant milestone in our history, and one that will forever remain engraved in the minds and the spirit of all Vietnamese back in Vietnam or elsewhere in diaspora.
As we celebrate today, we cannot forget the generosity of the American people since that fateful 20th of July 1954 when it was decided, at the Geneva Conference, that our beautiful country was
to be divided into 2 separate entities.
With your help and under the wise and bold leadership of Ngo Dinh Diem, the new Republic of South Vietnam managed, in defiance of all odds, to pick itself up from the dust of war, reach a level of stability the country had, until then, never known, setting itself up on the road to modernity. It wasn’t long before the young republic enjoyed the freedom and democracy it had long sought, and in their wake, the undiluted respect of South East Asia.
During that same period of time, the government in the North, flying the banner of The Democratic Republic of Vietnam, a name that belied its constitution, locked itself in a dictatorial system ruthlessly kept in check by the brutal communist regime. The country was very quickly transformed into one large prison, a gulag behind a bamboo curtain.
The obvious disparities between North and South, by then officially considered 2 different countries, attested to the great success of the First Republic of Vietnam, the fruit of the exemplary leadership of Ngo Dinh Diem aided by a faithful ally, the American people.
It was in that spirit of mutual friendship and respect that Pres. Eisenhower invited President Ngo Dinh Diem to officially visit the United States of America. On that occasion, he was given the highest official welcome.
The American people offered him their warm welcome and the 2 Houses of Congress acknowledged with great enthusiasm the speech he delivered on May 9th, 1957.
May I quote a couple of passages from his speech:
<<< 
May 9, 1957
Mr. President, Mr. Speaker, gentlemen of the Congress, the Republic of Vietnam, the youngest Republic in Asia, soon will be two years old. Our Republic was born among great suffering. 

She is courageously facing up to economic competition with the Communists, despite heavy and difficult conditions, which become daily more complex. Vietnam nevertheless has good reason for confidence and hope. Her people are intelligent, have imagination and courage. They also draw strength from the moral and material aid they receive from the free world, particularly that given by the American people.

…In the face of increased international tension and Communist pressure in Southeast Asia, I could not repeat too often how much the Vietnamese people are grateful for American aid, and how much they are conscious of its importance, profound significance, and amount.

In actual fact, at any other moment of history, the conflicts between peoples have never been posed in such immediate terms of civilization as they are today. It is by having made timely contributions in sufficient quantities for the rehabilitation of our economic and technical life, which permitted a higher standard of living, that the free world, under the leadership of the United States, is assuring the success of the new system of international cooperation. This action has contributed to the defense of southeast Asia and prevented the raw materials of this area from falling into 
Communist hands.

…It is on this high moral plane that we pay tribute to the generous and unselfish assistance we have received from the people of the United States. It is on the same plane that the interests of Vietnam are identical with the interests of the people of the free world. It is on this plane that your and our fight are one and the same. We too will continue to fight Communism.

…It is in this conviction and in the ardent and always present remembrance of the strong sympathetic comprehension with which the American people and Government have followed our efforts, that I close, thanking you once again, Mr. President, Mr. Speaker, and gentlemen of the Congress, for the honor you have bestowed on me and for your kind attention.”

[Congressional Record – House. May 9, 1957, pp.6699-6700.]
 >>>>
End of Quotation.
Revisiting these events, my mind still echoes with the voice of the young leader earnestly pleading with his powerful allies, urging them further into what was to be their mission, namely to help curtail the rapid advance of communism in South East Asia.
Sadly, the November 1st, 1963 coup that toppled the First Republic of Vietnam spelled the downward spiral for South Vietnam, and left the door open to a new chapter fraught with seemingly unsurmountable difficulties exacerbated by ill-conceived decision-making on the part of an overwhelmed administration. Here are some examples:
– the ill-advised destruction of strategic hamlets, a proven military system that had protected the countryside very effectively.
– a failing economy, leading to political unrest.
 – the massive invasion of the South by North Vietnam troops: the Americans reacted in kind by landing the first major batch of American soldiers on Vietnamese soil.
By the end of the conflict in 1975, the final battlefield toll among American troops was 57 000.
More than 300 000 Vietnamese soldiers had also given their lives.
The Paris Peace talks took place on Jan 27,th 1973. It was supposed to put an end to the bloody war, bring peace and allow the peoples of both Vietnams to dialogue, hold general elections to decide on their fate. Immediately after, the Americans and all other allied troops left South Vietnam.
Left to its own devices, a now weakened South Vietnam had to deal with the 100 000 North Vietnamese soldiers who had already invaded the South and never left. That fact, the Paris Peace Talks conveniently ignored, and neither mentioned nor ever dealt with.
From then on, massive attacks and invasions continued with the backing of Russia and China, leading to the complete downfall of South Vietnam on the 30th April 1975, remembered as the Black April.
Today 40 years later, 90 millions of Vietnamese still mourn the Black April 1975 when the entire country found itself under the iron fist of the Communists, dreading a potential invasion by China.
***
Distinguished Guests,
This afternoon in this historic city of Boston, a city of freedom, of generosity, of intellect, I apologize for taking up much of your time, but the reason for that is to help build the future based on the lessons of the past.
Today we look at the future of Vietnam and of the important relations between Vietnam and The United States of America. Because of its strategic position, its freedom, its independence, Vietnam cannot afford to continue to live in fear , in insecurity next to China, a giant that increasingly continues to occupy land and water body that belong to Vietnam.Here are some problems facing today’s Vietnam:
On one hand:
– The Socialist Republic of Vietnam remains closely dependent on China in all aspects, legal and political systems.
– The debts and favours received have not yet been repaid in full to China.
– The disturbing personal relations between Vietnamese high-ranking party members and their China counterparts.
 – The secret treaty on the Sept 3rd, 1990 has transformed VN into a self-governed province of China.
On the other hand:
– General disillusion and animosity toward the government.
– Widespread corruption within the government and in the Army.
– The people’s feeling of being betrayed and abandoned by their leaders.
All these factors contribute to erode the will to resist foreign invasion.
Most recently, some generals have openly displayed their dissatisfaction and anxiety toward certain decisions concerning the fate of the country, decisions that were hidden from the public.
Many intellectual nationalists, former party members, religious leaders have stepped up the plate, demanding the abolition of the one-party system, urging a call for democracy, freedom and justice.
This is the solemn wish of our people, a wish that I would like to bring to your attention and that of the international community.
Once again, I wish to thank you for your attention.
Boston 26 October, 2014
Le Trong Quat