GIỜ ĐAU THƯƠNG CỦA LỊCH SỬ (Trần Trung Đạo)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

“Giờ Đau Thương Của Lịch Sử” là tựa của một chương trong tác phẩm Từ Yên-Báy Đến Côn Lôn (1930-1945) của cụ Nguyễn Hải Hàm.
Cụ Nguyễn Hải Hàm sinh năm 1887 tại Hưng Hóa, tên thật là Nguyễn Nhật Thân hay Ký Thân là một trong những người chịu trách nhiệm tấn công Thực Dân Pháp tại Yên Bái.
Cuộc khởi nghĩa thành công trong ngày đầu và ngày 11 tháng 2, 1930 Yên Bái chính thức được tự do. Khi chuẩn bị tấn công lên đồn cao của Pháp, Pháp đã dùng máy bay để phản kích. Với võ khí thô sơ, quân khởi nghĩa VNQDĐ thất bại. Cụ Nguyễn Nhật Thân bị bắt tại nhà.
Ngày 23 tháng 3, 1930, Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và nhiều đồng chí trong đó có Nguyễn Nhật Thân bị kết án tử hình. Sáng sớm ngày 17 tháng 6, 1930, khi bị gọi tên để ra pháp trường, danh sách không có tên Nguyễn Nhật Thân. Pháp giảm án cụ xuống chung thân và đày ra Côn Đảo.
Năm 1945, cụ được trả tự do về miền Nam và viết lại hồi ký Từ Yên-Báy Đến Côn Lôn (1930-1945).
Chương “Giờ Đau Thương Của Lịch Sử” ngoài cuộc chia tay, cụ Nguyễn Hải Hàm còn viết lại lời kể của vị Linh mục đi theo chuyến xe lửa và chứng kiến giờ phút cuối cùng của 13 liệt sỹ VNQDĐ. Đây la 13 trang của chương “Giờ Đau Thương Của Lịch Sử”: