ĐỐI PHÓ VỚI CON RỒNG (Chuẩn Tướng Neal Sealock)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Chuẩn Tướng Neal Sealock 

Cảm ơn Quý vị. Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ cùng với quý diễn giả ưu tú hôm nay, để trình bày cho quý vị một chủ đề quan trọng cho tương lai Hoa Kỳ: Trung Quốc và thế giới. Tôi sử dụng một hai thí dụ, như là dàn phóng, cho cuộc thảo luận của chúng ta, qua các câu hỏi và trả lời.

Trung Quốc tuyên bố là họ có chủ quyền hợp pháp, là quốc gia đầu tiên đã khám phá,
đặt tên, điều hành và thực thi quyền kiểm soát lãnh thổ–  đối với các đảo trên Biển Đông. Điều đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta (Hoa Kỳ) trong thế kỷ 21, là
một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình, tự do và cởi mở.

Quý vị hãy xem xét những điều này:

• Hoa Kỳ đã thực hiện hơn 1800 tỷ đô la giao dịch hàng hóa 2-chiều với IndoPacific
  các quốc gia trong năm 2017. Và trên 1,3 nghìn tỷ đô la vào tam cá nguyệt 2018.
• Năm 2017, mức đầu tư ngoại quốc trực tiếp từ Hoa Kỳ vào khu vực này đạt
  940 tỷ đô la. Nhiều hơn gấp đôi, kể từ 2007.
• Ấn Độ-Thái Bình Dương là nơi có phân nữa 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất.
• Ấn Độ-Thái Bình Dương hiện gồm có trên 1/3 tổng sản lượng GDP toàn cầu.
  Nơi đây có 60% mức tăng trưởng GDP toàn cầu.
• Đến năm 2030, 65% tầng lớp trung lưu trên thế giới sẽ cư ngụ ở vùng Ấn Độ-Á Châu
  Thái Bình Dương, đại diện cho một mãi lực lớn vô cùng lớn.

Theo các số liệu thống kê ở trên, thì khu vực năng động và kinh tế bộc phát mạnh mẽ này sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong tương lai kinh tế của chúng ta, trong suốt thế kỷ 21.

Năm thử thách then chốt

Theo quan điểm của tôi, có 5 thử thách then chốt đe dọa quyền lợi quốc gia quan trọng của Hoa Kỳ, trong việc bảo đảm cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương được Tự do và Rộng Mở. Trong khi chúng ta đã đạt được tiến bộ đáng kể trong năm qua, Bắc Hàn sẽ vẫn là một thách thức sẵn có. Tuy nhiên, Trung Quốc tiêu biểu cho mối đe dọa chiến lược dài hạn, lớn nhất, đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, và đối với Hoa Kỳ.

Vì e sợ và vì áp lực kinh tế, nhà cầm quyền Bắc Kinh đang nỗ lực quảng bá “hình thức khác” của Chủ Nghĩa Cộng sản và Xã Hội Chủ Nghĩa. Trung Quốc cố gắng bẻ cong, phá vỡ, và thay thế Trật Tự Quốc Tế theo các nguyên tắc ràng buộc hiện có. Bắc Kinh tìm cách tạo ra một trật tự thế giới mới, do Trung Quốc lãnh đạo, và với những “bản sắc Tàu” — hầu có thể dẫn tới sự phá hoại sự ổn định và hòa bình của Ấn Độ-Thái Bình Dương vốn đã có từ 70 năm qua.

Nga cũng có mặt tại khu vực này. Moscow thường xuyên đóng vai trò là kẻ phá hoại, luôn tìm cách làm suy yếu các quyền lợi của Hoa Kỳ, và gây thêm tốn kém cho Hoa Kỳ và  đồng minh. Tôi cũng lo ngại về mối đe dọa từ các tổ chức phi quốc giaViolent Extremist Organizations (VEOs) là một tổ chức cực đoan, bạo động. Nhóm này luôn tìm cách khống chế người dân, cải hóa tư tưởng dân chúng trong khu vực. Họ lập nên một nhóm quần chúng cực đoan quá khích trong vùng. Họ chiếm thành phố Marawi ở miền nam Philippines năm 2017. Thành phố này có hơn 200,000 người Hồi Giáo ISIS cực đoan. Thiên tai và thảm họa nhân tạo là những mối nguy hiểm thường xảy ra trong khu vực.

Chính phủ Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố rằng: Đường chín đoạn mà Trung Cộng và Đài Loan vẽ ra để phân định lãnh hải ở Biển Đông, là sai trái với Luật Pháp Quốc Tế. Daniel Russel, cựu phụ tá Bộ trưởng Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel đã điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ, nói rằng: “Theo luật pháp quốc tế, việc đòi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông phải xuất phát từ các đặc điểm đất đai. Việc Trung Quốc sử dụng đường chín đoạn cách nào để đòi hành xử chủ quyền hàng hải, mà không dựa trên các đặc điểm đất đai, thì sẽ không phù hợp với luật pháp quốc tế“.

Theo Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Convention on the Law of The Sea, UNCLOS), đàm phán hồi 70s và 80s, các quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền riêng biệt cho tài nguyên hải sản và khoáng sản, trong các vùng Đặc Quyền Kinh Tế (Exclusive Economic Zone, EEZ), rộng dài 200 hải lý, từ thềm lục địa, hoặc chung quanh các đảo có người cư ngụ.

Các quốc gia trong khu vực quốc tế này cần phải tranh đấu khó khăn hơn bao giờ hết. Khu vực này có 36 quốc gia thuộc 16 múi giờ, chiếm hơn phân nửa dân số thế giới. Nơi đây có 24 trong số 36 “siêu đô thị” trên trái đất. Vùng này chiếm hơn một nửa diện tích bề mặt của thế giới. Ấn Độ-Thái Bình Dương có 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có 7 quân đội lớn nhất. Nơi đây có 5 trong số 7 đối tác của Hoa Kỳ có thoả thuận chung về quốc phòng.

Theo Đô đốc Harry B. Harris Jr., chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, “khoảng 5300 tỷ đô la thương mại toàn cầu hàng năm phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các tuyến đường biển (như ở Eo biển Malacca và Biển Đông) và (1,2 ngàn tỷ đô la thương mại trên biển này được định sẵn hoặc xuất khẩu từ Hoa Kỳ “.  Ngoài ra, “riêng eo biển Malacca đã chứng kiến ​​hơn 25% lượng dầu vận chuyển và 50% lượng khí đốt tự nhiên mỗi ngày.” Ngoài ra, khu vực này dễ bị thiên tai, với các cơn bão, động đất, núi lửa, sóng thần và các sự kiện khác, thể hiện “hơn 60% thảm họa thiên nhiên trên thế giới“. Nói tóm lại, sự thịnh vượng toàn cầu xoay quanh sự ổn định và an ninh của khu vực
Ấn Độ-Thái Bình Dương
 rộng lớn và phức tạp này.

Những động lực về nhân khẩu và kinh tế này có tác động hỗ tương, với tốc độ thay đổi kỹ thuật ngày càng tăng. Càng gia tăng sự phức tạp về chính trị và quân sự ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Có các thay đổi kỹ thuật đáng kể — tạo ra bởi khả năng “không người lái”, huấn luyện rô-bô, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật nano, kỹ thuật sinh học và dữ kiện với số lượng lớn — hiện đang giúp mở rộng sự cạnh tranh quân sự, giữa các đối thủ trong khu vực địa lý này.

Nhiều công cụ kỹ-thuật-mới (hi-tech) này phụ thuộc vào việc sử dụng sự nối kết kỹ thuật digital với 7 tỷ máy điện toán nối vào Internet năm 2016. Theo dự trù, con số này sẽ tăng ​​lên 50 tỷ vào năm 2020. Điều này sẽ làm gia tăng sự nguy hiểm trên không gian điện tử, và sự tùy thuộc vào máy móc kết nối trên không gian.

Sự thay đổi kỹ thuật đang tạo sự lớn mạnh và gia tăng thử thách về an ninh ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, kèm theo những vấn đề rắc rối khó giải quyết nhất thế giới. Các thử thách bao gồm: một Bắc Hàn hiếu chiến đang chia chác kỹ thuật hoả tiễn với Iran, một Trung Quốc đang phát triển và thách thức những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế. Một nước Nga đang trổi dậy hoạt động ở Thái Bình Dương, khiêu khích về quân sự, tiếp tục ủng hộ nguyên tử lực cho Ấn Độ và Pakistan đang xích mích.

Hoạt động của các mạng lưới các tổ chức cực đoan bạo động đang gia tăng, trong các quốc gia đối tác và đồng minh. Có sự bất ổn về chính trị và ngoại giao, từ các thay đổi trong giới lãnh đạo điều hành các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ, và các đối tác quan trọng trong khu vực. Cuộc tập trận lớn của quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương năm 2020 sẽ tập trung vào các bối cảnh có Trung Quốc ở phía Nam, và có thể là Biển Hoa Đông.

Tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Tướng Robert Brown, đã giải thích các phác họa về cuộc tập trận Bảo Vệ Thái Bình Dương năm 2020 tại một hội nghị hồi tháng 3. Trong khi quân đội tập trung vào việc đi tìm sự hợp tác ở Thái Bình Dương, các kế hoạch tập trận có ưu tiên cao, thường tập trung vào bán đảo Triều Tiên.

Cuộc tập trận sẽ diễn ra với một lực lượng quy mô trải ra trên Biển Đông để tăng cường cho lực lượng đã đóng quân ở phía tây Thái Bình Dương, và đang hoạt động tại các quốc gia hỗ tương quân sự của Mỹ như Philippines và Thái Lan, nhưng cũng có thể kéo tới Malaysia, Indonesia và Brunei.Tướng Brown không đi vào cụ thể của cuộc tập trận, nhưng vùng địa lý của những đơn vị tham dự cùng với Hoa Kỳ tập trung vào các lãnh vực mới, như hỗ trợ Hải quân Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động kiểm soát trên biển, nhắm vào việc vô hiệu hóa hạm đội của Trung cộng và các căn cứ quân sự trên các đảo.

Các căn cứ quân sự Trung cộng tại quần đảo Trường Sa cách Philippines, Brunei và Malaysia khoảng 200 hải lý. Indonesia và Malaysia có các điểm tắc nghẽn lưu thông hàng hải, kiểm soát việc tiếp cận trong và ngoài Biển Đông. Lục quân Hoa Kỳ gần đây đã tiến hành một cuộc tập trận chung với Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tiến hành cuộc đột kích và đánh chiếm một hòn đảo nhỏ trong chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản ở phía tây nam, và cuộc tập trận với quân đội Philippines ở Balikatan, do Philippines tổ chức.

Ngoài việc huấn luyện để chiếm các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, Quân đội Hoa Kỳ cũng sử dụng hỏa tiễn tầm xa và phi pháo có khả năng đánh phá các mục tiêu trên bộ và trên biển. Vào mùa hè năm ngoái, trong cuộc tập trận của Vòng Đai Thái Bình Dương, lần đầu tiên quân đội đã bắn hỏa tiễn đánh phá các mục tiêu trên mặt đất và chống chiến hạm. Quân đội Hoa Kỳ đang nghiên cứu các loại phi pháo đạn đạo tầm xa có thể được điều khiển để tấn công các chiến hạm đang di chuyển.

Quân đội Hoa Kỳ đang đối mặt với các thách thức về nguyên tắc và hoạt động. Đặc tính của chiến tranh tiếp tục thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các nhà lãnh đạo quân sự phải tái củng cố niềm tin cốt lõi. Sự việc này dẫn đến việc thử nghiệm và hoàn thiện các khả năng cũng như nhân lực để bảo toàn lực lượng Hoa Kỳ, sẵn sàng cho các cuộc đụng trận xảy ra hôm nay và ngày mai.

Không còn nghi ngờ gì nữa, bất cứ cuộc đụng trận nào trong tương lai sẽ phức tạp, liên quan đến các hành động trên nhiều lãnh vực, trên bộ, trên không, trên biển, trên không gian và trên mạng, bởi vì nhiều lãnh vực đôi khi diễn ra cùng một lúc. Khái niệm chiến đấu chung lưng của nhiều lực lượng, được sắp xếp mới tinh từ đầu, do Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ phối hợp, giải quyết chiến trường ngày càng phức tạp với các yêu cầu liên đới với nhau. Mặc dù vẫn đang phát triển và thử nghiệm, khái niệm này đã ảnh hưởng đến các quyết định điều hành và khai thác tài nguyên, đặc biệt là ở Ấn Độ-Châu Á Thái Bình Dương.

–(Chuẩn Tướng Neal Sealock)

*****************

DEALING WITH THE DRAGON

Thank you I am honored to have this opportunity to share with these distinguished panel members to present you a topic I consider critical to the future of our United States, China and the world….What I propose is that I  use an example or two as a launching pad to our discussion through questions and hopefully, some answers. China claims it has legitimate rights as the first country to discover, name, administer and exercise territorial control over the islands of the South China Sea. A peaceful, free, and open Indo-Pacific is especially vital to our economy in the 21st century when you consider the following:

• The United States conducted more than $1.8 trillion in two-way goods trade with IndoPacific nations in 2017, and more than $1.3 trillion by the third quarter of 2018.
• In 2017, U.S. foreign direct investment in the region reached $940 billion
– more than doubling since 2007.
• The Indo-Pacific is home to half of the 20 fastest growing economies.
• The Indo-Pacific currently contains over a third of global GDP
  and 60% of the global GDP growth.
• By 2030, 65% of the world’s middle class will reside in the Indo-Pacific,
  representing anunrivaled amount of purchasing power.
  As the above statistics portend, this dynamic and economically robust region
will continue to play a vital role in our economic future throughout the 21st century.

Five Key Challenges

In my view, five key challenges threaten our vital national interest in ensuring a Free and Open Indo-Pacific. While we have made significant progress over the last year, North Korea will remain the most immediate challenge. China, however, represents the greatest long-term strategic threat to a Free and Open Indo-Pacific and to the United States. Through fear and economic pressure, Beijing is working to expand its form of Communist-Socialist ideology in order to bend, break, and replace the existing rules-based international order. In its place, Beijing seeks to create a new international order led by China and with “Chinese characteristics”—an outcome that displaces the stability and peace of the Indo-Pacific that has endured for over 70 years.

Russia is also active throughout the region. Moscow regularly plays the role of a spoiler, seeking to undermine U.S. interests and impose additional costs on the United States and our allies whenever and wherever possible. I am also concerned about the threat posed by non-state actors. Violent Extremist Organizations (VEOs) seek to impose their views and radicalize people across the region, as evidenced by the capture of Marawi City in the southern Philippines in 2017—a city of over 200,000 people—by ISIS extremists. Lastly, natural and manmade disasters are an ever present danger in the region.

The U.S. government has publicly stated that the “nine dash line” which the PRC and Taiwan assert delineates their claims to the South China Sea is contrary to international law. Secretary for East Asian and Pacific Affairs, Danny Russel, testified before the House Committee on Foreign Affairs  and said “Under International law, maritime claims in the South China Sea must be derived from land features.  Any use of the nine dash line by China to claim maritime rights not based on claimed land features would be inconsistent with international law”. Under UNCLOS, negotiated in the 70s and 80s, countries can claim exclusive rights to the fish and mineral resources within Exclusive Economic Zones, which can extend 200 nautical miles from a continental shore line or around islands that can support habitation.

Given that the international state of play in this region is more tenuous than ever, the multi-domain battle concept is sorely needed. The region contains 36 countries in 16 time zones, more than half the world’s population, and 24 of the 36 megacities on Earth, and it covers more than half the world’s surface area. The region contains three of the world’s largest economies, seven of the largest militaries, and five of the United States’ seven mutual defense agreement partners.

According to Adm. Harry B. Harris Jr., commander of United States Pacific Command, “approximately $5.3 trillion in annual global trade relies on unimpeded access to sea lanes $1.2 trillion of this sea-based trade destined to, or exported from, the United States.” Additionally, “the Strait of Malacca alone sees more than 25 percent of oil shipments and 50 percent of all natural gas transits each day.” In addition, the area is disaster-prone, with its typhoons, earthquakes, volcanoes, tsunamis, and other events representing “over 60 percent of the world’s natural disasters.” In short, global prosperity hinges on the stability and security of this vast and complex region.

These demographic and economic dynamics interact with the increased rate of technological change to add to the political and military complexity found in the Indo-Asia Pacific. Dramatic technological shifts created by unmanned capabilities, robotic learning, artificial intelligence, nanotech, biotech, and big data are only expanding military competition between geopolitical rivals. Many of these new technological tools depend on the use of digital connectivity — with seven billion devices being connected to the internet in 2016 and a projected 50 billion by 2020 — only increasing the already dangerous situation in cyberspace and its dependence on space assets for connectivity.

Technological shifts are also feeding and increasing security challenges in the Indo-Asia Pacific, with some the world’s most intractable problems among them. Challenges include an increasingly belligerent North Korea that is sharing its increasingly capable missile technology with Iran, a growing China that is challenging international rules and norms, a revanchist Russia that is increasingly active in the Pacific with a provocative military posture, a continuing nuclear-backed friction between India and Pakistan, increasing activities by violent extremist networks operating in partner and ally nations, and political and diplomatic instability from changes in executive leadership of key regional allies and partners.

The U.S. Army’s major Pacific-area exercise in 2020 will focus on China-based scenarios in the South and possibly East China Seas.The Commander of U.S. Army forces in the Pacific, General Robert Brown, explained the outlines of the 2020 Defender Pacific exercise at a conference in March. While the army focuses on partner-building throughout the Pacific, the high-end combat scenarios it prioritized have generally focused on a conflict on the Korean peninsula.

The exercise will deploy a division-sized force to the South China Sea to augment army forces already stationed forward in the Western Pacific and operate in traditional U.S. partner-nations like the Philippines and Thailand, but also may go to Malaysia, Indonesia, and Brunei.

General Brown did not get into the specifics of the exercise, but the geography of the anticipated multinational participants and the U.S. Army’s renewed focus on projecting force across new domains, such as targeting ships to assist the U.S. Navy with sea control operations, suggests that part of the exercises may look at neutralizing China’s fleet and its militarized island bases.

China’s bases in the Spratly Islands are about 200 nautical miles from parts of the Philippines, Brunei, and Malaysia. Indonesia and Malaysia are also host to critical maritime chokepoints that control access in and out of the South China Sea. The U.S. Army recently conducted a joint exercise with the U.S. Marine Corps practicing raiding and seizing a small island in Japan’s southwest Ryukyu chain, and another with Filipino troops as part of the Philippines-hosted Balikatan exercise.

In addition to training to seize small Pacific Islands, the U.S. Army is investing in long-range missiles and cannon and rocket artillery capable against both stationary land targets and ships at sea. In last summer’s Rim of the Pacific exercise the army fired land-based artillery rockets and anti-ship cruise missiles against a target hulk for the first time. The army is also working on advanced new long-range guided artillery shells that could be adapted for use against maneuvering ships.

The United States Armed Forces are at a crossroads, facing both institutional and operational challenges. The character of war continues to change at a quick pace, requiring military leaders to reassess some of their core beliefs. This situation has led to the testing and refinement of concepts, capabilities, and people to ensure U.S. forces are ready for the conflicts of today and tomorrow.

Without doubt, any future conflict will be increasingly complex and distributed, involving actions across multiple domains — land, air, sea, space, and cyber — by multiple military services, at times simultaneously. The nascent multi-domain battle concept, some elements of which are described in a forthcoming white paper jointly authored by the Army and the Marine Corps, addresses the increasing complexity of the battlefield and its requirement for service integration. While still in development and experimentation, the concept is already affecting operational and resource decisions, especially in the Indo-Asia Pacific. (General Neal Sealock).
 

(repost)
Forum: What Happened to China Sea

 
(Left to Right) Our 4 distinguished Panelists:

1.  Professor Eric Cunningham, Gonzaga University/History Dept (WA)
2.  Journalist William Jasper, Senior Editor of https://TheNewAmerican.com
3.  (Ret) Brigadier General Neal Sealock, United States Armed Forces
4.  (Ret) Professor Nguyễn văn Canh, Hoover Institution, Stanford University

Forum “What Happened in South China Sea?”
Spokane, Washington November 3, 2019
Organized by Vietnamese-American Senior Association of Spokane
Sponsored by Spokane City Library and John Birch Society
.

VIDEO by Quốc Thới
Part 1: Opening Remarks (15′) /
Phát biểu của Ban Tổ Chức
https://youtu.be/98_6x9e__qk


Part 2: Presentation by 4 Panelists (57′)
Mỗi diễn giả trình bày 10-15 phút.
https://youtu.be/9FX6j9h4Qp4

Part 3:  Questions & Answers (58′)
Phần hỏi đáp, ý kiến, thảo luận
https://youtu.be/rDUbhGiFxWo

Photo by ThuyDuong and Tâm Mãn
forum: What Happened in the South China Sea? – Nov 03 2019