DIỄN TIẾN CUỘC BẦU CỬ HOA KỲ 2020_ NHẬN ĐỊNH ĐẠI CƯƠNG (giáo sư VŨ QUÝ KỲ)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Bài số 6

Cuộc bầu cử 2020, như đã được báo động trước trong bài phân tích số 4, có nguy cơ biến thành một cuộc “Tranh Cử Với Ma” vì có sự gian lận trên quy mô cực lớn. Mặc dầu có dự báo trước, nhưng người viết chỉ nhìn thấy một phần trăm của sự thật. Khi cuộc tranh cử diễn ra, mức độ gian lận thật là khủng khiếp, và chỉ có Tổng Thống Trump và ban tham mưu của ông mới có thể ước lượng trước được, nhờ có kế hoạch tổng thể về tình báo và biện pháp đối phó.

Thay vì một bài phân tích ngắn để tóm tắt kết quả bầu cử 2020, chúng ta cần phải dành mấy kỳ liên tiếp để tổng hợp toàn bộ bức tranh về cuộc bầu cử vô tiền khoáng hậu của Hoa Kỳ. Đây là cuộc bầu cử dính dáng tới nhiều quốc gia thù nghịch của Hoa Kỳ, và nó được phe Dân Chủ đạo diễn để biến thành một cuộc đảo chính, sử dụng kỹ thuật điện toán để biến phiếu bầu ông Trump thành phiếu bầu ông Biden và nhiều màn ảo thuật khác rất ly kỳ.

I  Cuộc Thử Thách Của Nền Dân Chủ

Trước hết, đây là một cuộc thử thách gay go đối với nền Dân Chủ của Hoa Kỳ, và nó đã cho người ta chứng kiến một biến cố lớn với nhiều khía cạnh: Hiến Định (Constitutional), Pháp Lý (Judiciary), Chính Trị (Political), và cả Quân Sự (Armed Operation) cùng với Tình Báo Không Gian (Space Intelligence).

Nói chung, để đối phó với cuộc khủng hoảng, có nhiều phương cách khác nhau mà ta có thể liệt kê là: hạ sách, trung sách, và thượng sách.

Hạ sách là một phương án phải sử dụng khi chính quyền đối diện với một cuộc nổi loạn bằng võ lực, vuột ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền, và nếu kẻ làm loạn đạt tới thế “cài răng lược”, nhất là thách đố thế hợp pháp của chính quyền đương nhiệm. Hạ sách trong trường hợp này đưa đến biện pháp “công bố tình trạng khẩn trương”, tạm ngưng thi hành hiến pháp, hoặc xóa bỏ hiến pháp, thiết quân luật, hạn chế một số quyền công dân, động viên quân đội để duy trì an ninh trật tự. Hạ sách còn có thể gồm bãi bỏ hiến pháp, thành lập một chính quyền quân sự, để duy trì an ninh và bảo vệ mạng sống của dân lành. Đây là một giải pháp thường xảy ra trong một nước chưa phát triển, và cũng suýt xảy ra cho nước Pháp trong cuộc chiến tranh Algerie khiến cho De Gaulle phải ra chấp chánh để cứu nguy nước Pháp.

Trung sách là một phương án phản ứng chống lại sự can thiệp quân sự của nước ngoài nhằm lật đổ chính quyền đương nhiệm qua sự liên minh với các phần tử phản loạn trong nước.  Phản ứng nói trên gồm có việc ban bố tình trạng khẩn trương và tuyên chiến với một hay nhiều quốc gia thù nghịch, đồng thời truy nã những phần tử phản loạn ở trong nước. Biện pháp “trung sách” này cũng có thể dẫn đến việc bãi bỏ hiến pháp tùy theo mức độ phản loạn, và tùy theo khả năng đối phó của nhà lãnh đạo.

Thượng sách là một phương án đặt nặng việc duy trì hiến pháp, dựa vào nền tảng của hiến pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng, củng cố quyền hành hợp hiến của chính phủ, dựa vào hiến pháp để đối phó với các phần tử phản loạn. Sau khi đã củng cố nền tảng hợp hiến và pháp trị của chính quyền đương nhiệm, và nếu cần thiết, người ta có “chính danh” khi sử dụng chiến tranh để giải quyết mâu thuẫn với những quốc gia thù nghịch, và cũng có chính danh để trừng trị những phần tử phản loạn trong nước.

Phương án nói trên đòi hỏi sự hiện diện của một nhà lãnh đạo tài ba xuất chúng, vì hoàn cảnh của cuộc khủng hoảng cực kỳ phức tạp trong thế “cài răng lược”, và nghiêm trọng như ta sẽ thấy trong những phần nghiên cứu sắp tới. Phương án nói trên còn đòi hỏi sự kiên nhẫn và điềm tĩnh nơi nhà lãnh đạo, đứng trước những sôi động của tình hình an ninh chính trị, cũng như những chướng ngại chính trị do đối phương tung ra nhằm cản bước những nỗ lực ổn định tình hình. Và nó chỉ hữu hiệu khi nhà lãnh đạo hoàn toàn làm chủ tình hình như ta sẽ nhận định trong phần kế tiếp.

Cho tới giờ phút này, nghĩa là hơn 40 ngày sau cuộc bầu cử 2020, phương án “thượng sách” nói trên dường như là sự lựa chọn của Tổng Thống Trump.

Tại sao ta lại coi đây là một thử thách của nền Dân Chủ Hoa Kỳ? Chúng ta có thể nói rằng cuộc tổng tuyển cử 2020 là một thử thách nghiêm trọng mà nền dân chủ Hoa Kỳ phải đối phó vì những vi phạm cực kỳ to lớn và có hệ thống nhắm xóa bỏ truyền thống dân chủ của quốc gia tiền tiến này, với những đặc điểm dưới đây:

Thứ nhất, theo truyền thống Dân Chủ, cuộc bầu cử được tiến hành theo một thể thức công minh, hợp pháp, được ấn định rõ ràng theo luật pháp của quốc gia.

Thứ hai, theo truyền thống Dân Chủ, người dân chọn người lãnh đạo qua một quy trình bầu cử tự do, và thường thì họ tuân thủ những quy tắc được ấn định qua hiến pháp và luật định để duy trì tính công minh, chính trực.

Thứ ba, cũng theo truyền thống dân chủ của Hoa Kỳ, phe thất cử bao giờ cũng tôn trọng sự đắc thắng của phe đối lập. Đó là luật chơi của nền chính trị dân chủ Hoa Kỳ, và nó đem lại sự ổn định cho quốc gia sau mỗi cuộc tranh cử.

Thế nhưng cuộc tổng tuyển cử 2020 đã vượt ra ngoài khuôn mẫu đã có từ trước tới nay vì những đặc tính sau đây:

Trước hết, có những vi phạm cực kỳ to lớn diễn ra trong một số tiểu bang có tầm quyết định quan trọng cho sự đắc cử của một phe trong cuộc tranh cử.

Thứ hai, những vi phạm này diễn ra duy nhất nhằm giúp cho một phe trong cuộc tranh cử.

Thứ ba, những vi phạm này được tổ chức có tính toán và có hệ thống với tác dụng làm đảo ngược kết quả của cuộc bầu cử.

Thứ tư, những vi phạm này có tính cách gian lận với những yếu tố cấu thành tội phạm (criminal intent) lên tới quy mô lớn và lan rộng ra ít nhất 7 “tiểu bang chiến trường” (battle ground states), tức là những tiểu bang có tính cách quyết định sự thắng bại.

Thứ năm, những vi phạm này liên can đến những chính phủ độc tài ngoại quốc, và người ta “nghi rằng” một hoặc nhiều chính quyền ngoại quốc có mục đích thay đổi chính quyền đương nhiệm tại Hoa Kỳ qua cuộc bầu cử gian lận, và sự “nghi ngờ” chỉ trở thành chính thức khi các bằng chứng tình báo được trưng dẫn công khai.

Thứ sáu, khi cuộc bầu cử theo truyền thống dân chủ bị một tổ chức thao túng để đánh cướp kết quả, giành sự thắng cử cho một phe đối lập, thì kết quả của cuộc bầu cử là một cuộc đảo chính. Hậu quả là nền dân chủ bị tiêu vong, dù người ta sử dụng bất cứ chiêu bài gì để tô vẽ cho cuộc đảo chính đó.

Thứ bảy, khi có một hay nhiều chính phủ can dự vào mưu đồ đảo chính, thì những nghi can công dân Hoa Kỳ can dự vào cuộc đảo chính trở thành nghi can phản quốc, vì thông đồng với giặc.

II  Cuộc Thử Thách Có Một Không Hai

Trên căn bản, cuộc khủng hoảng bầu cử 2020 này là một thử thách “Có Một Không Hai” đối với nền dân chủ Hoa Kỳ, và phương cách đối phó sẽ cho thấy bản lĩnh của nhà lãnh đạo. Được gọi là “Có Một Không Hai” vì cuộc khủng hoảng này chẳng những có tính cách đe dọa hiến pháp Hoa Kỳ, mà còn có thể dẫn tới chiến tranh vì sự can thiệp của một số chính phủ ngoại quốc, và nhất là phe làm đảo chánh còn đe dọa một cuộc nội chiến khi tham vọng cướp chính quyền của họ sẽ bị chặn đứng.

  1. Biết Mình Biết Người – Trăm Trận Trăm Thắng

Trong cuộc khủng hoảng Có Một Không Hai này, phe đảo chánh đã tập luyện kỹ thuật gian lận bầu cử nhiều lần từ những giai đoạn 2012, 2016, và 2018, cộng với kinh nghiệm thu lượm được từ chính quyền cộng sản Venezuela, và Cuba. Phe làm đảo chính đã say mê với những thực tập thành công liên tiếp trong gian lận bầu cử, ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ, giữa phe Bernie Sanders và phe “chính thống” (establishment) cũng như với phe Cộng Hòa. Họ không ngờ rằng đối phương đã biết về chiến lược gian lận của họ. Những điểm đáng lưu ý:

Thứ nhất, ngay từ năm 2012, lúc đó chưa ra tranh cử Tổng Thống, Ông Trump đã nói rằng trong tiến trình bầu cử, điều quan trọng không phải là người bỏ phiếu, mà là người “kiểm phiếu”. Ngay từ lúc đó, ông Trump đã nói trắng ra một trong những điểm chủ yếu trong gian lận bầu cử của phe Dân Chủ. Nhưng không ai để ý.

Thứ hai, năm 2016, trong giai đoạn bầu cử sơ bộ của phe Dân Chủ, gian lận bầu cử đã diễn ra giữa phe Hillary Clinton và Bernie Sanders. Nhưng trong cuộc tranh cử giữa Bà Hillary và Ông Trump, phe Dân Chủ đã quá tự tin vào sự đắc thắng của gà nhà, nên không ra đòn gian lận. Sau trận thảm bại 2016, đảng Dân Chủ đã quyết tâm ăn thua đủ.

Thứ ba, năm 2018, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (mid-term election), đảng Dân Chủ tung ra nhiều mánh khóe gian lận bầu cử, và chiếm được đa số ở Hạ Viện. Trong bài số 4, chúng ta đã ôn lại khá nhiều trường hợp gian lận trong cuộc bầu cử 2018 đó, với nhiều cách khác nhau, và cuộc điều tra đã cần tới 2 năm trời mới kết thúc để tìm ra một số trường hợp gian lận cùng với thủ phạm (Xem bài số 4 của tác giả). Nếu một ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ trúng cử nhờ gian lận và phải hai năm sau người ta mới tìm ra sự gian lận, thì hậu quả sẽ tai hại như thế nào cho quốc gia Hoa Kỳ? Hơn nữa, sau khi đắc cử một cách gian lận, ông tổng thống gian lận chắc chắn có đủ khả năng và quyền hành để thủ tiêu những bằng chứng gian lận. Đó là một cơn ác mộng cực kỳ to lớn, ám ảnh nhiều triệu người Hoa Kỳ yêu nước, vào năm 2020.

Thứ tư, cũng vào năm 2018, ngày 12 tháng 9, Tổng Thống Trump đã ký một sắc lệnh Hành Pháp (Excecutive Order) số 13848 nhằm đối phó với một cuộc bầu cử gian lận có ngoại bang can thiệp, sẽ diễn ra vào năm 2020.

Bốn điểm rất đáng lưu ý nói trên cho thấy Tổng Thống Trump đã biết trước về âm mưu gian lận bầu cử mà đảng Dân Chủ sẽ tiến hành vào năm 2020, với sự can dự của một số chính phủ ngoại quốc. Nội dung của sắc lệnh hành pháp năm 2018 còn cho thấy một khả năng cao độ là Tổng thống Trump đã có kế hoạch đối phó với âm mưu gian lận bầu cử, và đo lường được mức độ to lớn của nó. Ngoài ra, một số tài liệu đứng đắn còn tiết lộ một số đặc điểm lớn trong kế hoạch đối phó của TT Trump và, với kế hoạch đó, người ta nhìn thấy Tổng thống Trump đứng ở thế thượng phong, và giữ thế chủ động.

Điều quan trọng nhất là, mặc dầu ở thế chủ động, Tổng thống  Trump phải đối phó với một liên minh phản động cực lớn gồm Đảng Cộng Sản Tàu (CCP, Chinese Communist Party) Tập Đoàn Nhà Nước Ngầm (Deep State), khối Tài Phiệt tỷ phú (Oligarch/Tycoon), tập đoàn Truyền Thông thiên tả (liberal Media), và các Đầu Sỏ Kỹ Thuật (Big Tech), như Facebook, YouTube, Tweeter, v.v… tất cả nhằm tiến tới một Nhà Nước Toàn Cầu xã hội chủ nghĩa (Globalist/Socialist State).

  1. Đe Dọa Chủ Quyền Tối Thượng Của Người Dân

Liên Minh Phản Động nói trên đã bắt tay nhau trong cuộc bầu cử gian lận, nhằm thiết lập một nền chính trị mới với cái vỏ bọc gian dối mang danh nghĩa “dân làm chủ” nhưng trên thực tế là “sự gian dối làm chủ” vì những lá phiếu của 74 triệu người đã bị đánh tráo, và người dân Hoa Kỳ sẽ mất quyền chủ tể tối thượng (ultimate sovereignty) nếu không có ai đứng ra tranh đấu để vạch trần sự gian lận bầu cử khổng lồ năm 2020.

Ván bài gian lận khổng lồ trong cuộc bầu cử 2020 có mục đích đánh cắp quyền chủ tể của người dân Hoa Kỳ, và chuẩn bị con đường tiến tới cuộc “Tái Lập Toàn Cầu ” (The Great Reset) của chủ nghĩa Cộng sản nếu chúng ta để cho nền dân chủ Hoa Kỳ cáo chung.  

Cuộc khủng hoảng mà Hoa Kỳ đang phải đối phó là “sự mâu thuẫn giữa quyền chủ tể của toàn dân và sự áp đặt của nhà nước lớn (big government) do sự vận động của những phong trào xã hội chủ nghĩa ngay trong hệ thống chính quyền Hoa Kỳ”.1 Đây là cuộc đấu tranh gay gắt và sinh tử giữa đa số người dân thấp cổ bé miệng Hoa Kỳ và một thiểu số tự nhận là đỉnh cao trí tuệ (elites), liên kết với bọn tài phiệt, bọn truyền thông thiên tả, tập đoàn nhà nước ngầm, tập đoàn “big tech”, phục vụ cho âm mưu của Cộng Sản Tàu trong kế hoạch “Great Reset” (cuộc tái lập toàn cầu)

Vũ khí chính của người dân thấp cổ bé miệng Hoa Kỳ là lá phiếu bầu trong các cuộc tuyển cử. Khi bọn gian lận bầu cử cướp mất phiếu bầu của người dân, chúng đã cướp trắng quyền sinh tử của người dân. Đó là lý do người dân Hoa Kỳ sẵn sàng nổi dậy để giành lại quyền dân.

III Giành Lại Quyền Dân

Cuộc đấu tranh để giành lại quyền dân, tuy mới khởi sự một cách âm thầm và gặp nhiều trở ngại, nhưng nó có sức mạnh lớn của nó, đó là sức mạnh hiến định, sức mạnh pháp lý, sức mạnh quần chúng, và nhất là Tổng thống Trump đã quyết tâm lãnh đạo cuộc đấu tranh cho tới thành công. Là đầu tàu của cuộc đấu tranh này, Ông Trump đã biết trước về kế hoạch gian lận bầu cử, và do đó đã chuẩn bị trước từng bước để ứng phó và cuối cùng để phản công và sẽ chiến thắng giặc bên ngoài cũng như kẻ thù bên trong.

  1. Những Trở Ngại Ban Đầu – Thế Cài Răng Lược

Nhiều người ngoại quốc, ít hiểu biết về hệ thống tổ chức của nền chính trị Hoa Kỳ, nên không hiểu về những phản ứng trong cuộc khủng hoảng của bầu cử gian lận và những tác động chính trị nhằm sửa chữa những sai lầm của cuộc bầu cử. Là một quốc gia được tổ chức theo hệ thống liên bang, mỗi một tiểu bang của Hoa Kỳ là một tiểu vũ trụ theo khuôn mẫu phân quyền: cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp, cộng thêm với tối cao pháp viện tiểu bang.

Trong cái tiểu vũ trụ nói trên, hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã kiểm soát mỗi cơ quan tùy theo may mắn một cách không đồng đều, và tùy theo từng tiểu bang, khi thì đảng Cộng Hòa nắm được hành pháp, với tư pháp và để mất lập pháp, hoặc tối cao pháp viện vào tay đảng Dân Chủ. Tại một tiểu bang khác, sự phân chia quyền lực sẽ hoàn toàn khác tùy theo khả năng của mỗi đảng.2

Thực tế quyền lực nói trên được gọi là thế “Cài Răng Lược”, khiến cho cuộc đấu tranh pháp lý tại mỗi tiểu bang trở nên phức tạp. Do đó nhiều người ngoại quốc đã hiểu sai về tình hình chính trị Hoa Kỳ.  

  1. Sức Mạnh Căn Bản: Mặc dầu có những trở ngại về chiến thuật, cuộc đấu tranh của Tổng thống Trump có sức mạnh căn bản trên những lãnh vực dưới đây: hiến định, pháp lý, hành pháp, kỹ thuật, v.v…
  1. Sức mạnh hiến định. Cuộc bầu cử gian lận đã để lộ nhiều khuyết điểm cho thấy những vi phạm hiến pháp tại nhiều tiểu bang. Những vi phạm hiến pháp này của phe Dân Chủ sẽ đem lại sức mạnh lớn cho nhóm luật sư của Tổng thống Trump trong vụ kiện lên tối cao pháp viện nhằm lật ngược kết quả bầu cử gian lận.
  1. Sức mạnh pháp lý. Những vi phạm hình sự của cuộc bầu cử 2020 đã diễn ra quá nhiều, nhất là tại những tiểu bang chiến trường (battleground states) và đóng góp sức mạnh cho nỗ lực điều tra gian lận qua nhiều mánh khóe khác nhau, như sử dụng phiếu giả, phiếu lậu, phiếu bất hợp lệ, phiếu của người đã chết, v.v…
  1. Sức mạnh hành pháp. Trong vai trò của hành pháp, Tổng thống Trump có khả năng sử dụng một cách hợp pháp các cơ quan an ninh, tình báo, phản gián, kể cả quân đội, để tìm hiểu, điều tra, bắt giữ, và tịch thu tất cả các bằng chứng, nhân chứng vi phạm luật lệ. Trong vai trò hành pháp nói trên, Tổng thống Trump còn có khả năng và cơ hội thăm dò động tĩnh của kẻ phạm pháp cũng như tập đoàn phạm pháp, và từ đó giăng bẫy và nhử mồi để kẻ gian lọt bẫy. Hành động phạm tội của một bị cáo là yếu tố cần thiết để truy tố một phạm nhân. Vai trò của hành pháp đã tạo cơ hội để Tổng thống Trump đưa ra sắc lệnh hành pháp 13848, và khởi động cái bẫy sập.
  1. Kỹ thuật. Khả năng kỹ thuật hiện đại của Hoa Kỳ đã được triển khai tới mức độ cao và giúp cho chính quyền của Tổng thống Trump đối phó được với liên minh phản động trong đó có cả Trung Cộng và mạng lưới phản gián toàn cầu. Nhờ có mạng lưới tình báo hữu hiệu và kỹ thuật tình báo hiện đại, Tổng thống Trump đã nắm vững được nội tình gian lận qua máy chủ Dominion bị thu hồi từ ngoại quốc. Điều này giúp rất nhiều cho việc khám phá thêm những mưu mô gian lận và giúp lực lượng pháp lý của Tổng thống Trump có thêm nhiều chứng cứ quan trọng để bổ xung cho hồ sơ pháp lý.

Với những phân tích tóm lược ở trên, chúng ta có được một ý niệm tổng quát về cuộc bầu cử gian lận 2020, nằm trong âm mưu lật ngược toàn cầu, và cuộc phản công sẽ xảy ra khi Tổng thống Trump hội đủ được những điều kiện hiến định và pháp lý thuận lợi cho thế chính danh. Cuộc phản công sẽ giúp Tổng thống Trump quét sạch đầm lầy và xây dựng lại quốc gia Hoa Kỳ dưới một nền Cộng Hòa vững mạnh.

Trong những phần nghiên cứu kế tiếp, chúng ta sẽ có cơ hội phân tích một cách chi tiết toàn bộ cuộc bầu cử gian lận đã làm thay đổi cục diện bầu cử một cách đột ngột, và làm đảo lộn tình thế trong một hoàn cảnh bất ngờ chưa từng thấy. Đồng thời chúng ta cũng sẽ tìm hiểu kỹ về những kỹ thuật gian lận bầu cử, cùng với những nét phức tạp của nền chính trị Hoa Kỳ làm cho nhiều người ngoại quốc cực kỳ hoang mang và hiểu nhầm những tin tức phóng ra từ những loa truyền thông thiên tả.

Đó là những chuyện sẽ xảy ra sau ngày 6 tháng 1, 2021.

Vũ Quý Kỳ            
1-1-2021

Chú thích

  1. The conflict the United States now faces is between individual sovereignty and big government, and this ties to the subversion of socialist movements within the American system”. Video: Ed Martin: Individual Sovereignty Is Under Assault” 12/28/2020, https://www.theepochtimes.com/video-ed-martin-individual-sovereignty-is-under-assault_3635546.htlm?utm_source=medium=email&utm
    .

2. “Trump Campaign Files Supreme Court Challenge to Overturn Election Results in Pennsylvania”. 12/20/2020, by Jack Phillips. https://www.theepochtimes.com/trump-campaign-files-supreme-court-challenge-to-overturn-election-results-in-pennsylvania_3626145.html?ult_source

VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ “BLACK LIVES MATTER” QUA BÀI PHỎNG VẤN ÔNG HOÀNG TỨ DUY (giáo sư VŨ QUÝ KỲ)
http://chinhnghiavietnamconghoa.com/vai-nhan-dinh-ve-black-lives-matter-qua-bai-phong-van-ong-hoang-tu-duy-giao-su-vu-quy-ky/
 
Giáo sư Vũ Quý Kỳ 35 năm giảng dạy môn Toán và Vật Lý Học (Physics) ở Devry Technical University. Sách biên khảo mới đã xuất bản năm 2020: “A Shooting Star”  về Chiến Tranh
Việt Nam, viết bằng Anh Ngữ. Quý vị có thể mua sách ở http://www.lulu.com

Inline image

Quý vị có thể đọc thêm 5 bài viết khác, về Cuộc Bầu Cử Hoa Kỳ 2020:
Có 4 bài bình luận được phiên dịch sang English cho giới trẻ và người Mỹ.

Bài 1: Tổng Tuyển Cử 2020 tại Hoa Kỳ Tâm Trạng căng thẳng
Bài 2: Tổng Thống Trump và Vấn Đề Mậu Dịch–Cách Giải Quyết Vấn Đề
Bài 3: Trump – Toàn Cầu Hóa – Bang Giao Quốc Tế – An Ninh Quốc Diễn Giả
Bài 4:  Nền Nội Chính và Trump trong 4 năm qua
Bài 5: 
 Cuộc Bầu Cử Vào “Vòng Chung Kết”

Xem tại website này: Gs.Vũ Quý Kỳ: USA Election 2020  

Giáo sư VŨ QUÝ KỲ: HÃY ĐỨNG LÊN GIÀNH LẤY QUYỀN DÂN