ĐẠI SỨ TERRY BRANSTAD CỦA MỸ TẠI TRUNG CỘNG NGHỈ VIỆC VỀ THAM GIA VẬN ĐỘNG BẦU CỬ CHO TT TRUMP

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng: Terry Branstad

Ông Branstad sinh năm 1947 đổ Cử nhân chính trị học tại Đại học Iowa năm 1969, Tiến sĩ Luật từ Trường Luật Đại học Drake năm 1974. Phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ là sĩ quan thuộc Tiểu đoàn Quân Cảnh Nhảy Dù 503 từ năm 1969 đến năm 1971.  Ông đã từng bắt giữ nữ tài tử Jane Fonda vì có ý định tổ chức biểu tình phản chiến tại Nghĩa Trang Quốc Gia Hoa Kỳ tại Arlington, tiểu bang Virginia.   

Ông được bầu làm Thống đốc tiểu bang Iowa vào năm 1982 lúc 36 tuổi, là thống đốc trẻ nhất tiểu bang Iowa. Ông được tái đắc cử 4 nhiệm kỳ liên tiếp vào năm 1986, 1990 và 1994. Thành tích thống đốc Iowa của ông Barnstad đã đưa chỉ số thất nghiệp từ 8.5% xuống 2.5%, giảm ngân sách cho tiểu bang Iowa được 90 triệu đô la.

Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình coi ông Terry Branstad là một “người bạn cũ”.  Mối quan hệ của Branstad với Tập bắt đầu từ năm 1985, khi Tập Cận Bình là một quan Trung Cộng trẻ của tỉnh Hà Bắc đã dẫn đầu một phái đoàn nông nghiệp gồm 5 người đến thăm viếng và học tập nông nghiệp ở tiểu bang Iowa.
Tháng 12 năm 2016, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn Terry Branstad làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Cộng, kế nhiệm đại sứ Max Baucus. Branstad chấp nhận lời đề nghị trong vòng một ngày sau cuộc gặp với Trump ở New York. Ông được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua với chỉ số rất cao: 82/13
Đầu tháng 10/2020, ông Tery Branstad, nghỉ việc tại tòa Đại Sứ Trung Cộng trở về lo việc bầu cử cho Tổng Thống Trump.
Thiết nghĩ từ đầu TT Trump muốn dùng đại sứ Branstad qua tình bạn cũ của Tập Cận Bình để khuyên Tập trở về đường ngay, lẽ phải nhưng không có kết quả. Nay, đến lúc phải đối đầu quyết liệt với Trung Cộng thì thay đổi Đại Sứ mới thích hợp hơn biến từ đối tác sang đối đầu.

Trở về Mỹ, ông Đại Sứ Mỹ tố cáo: Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về đại dịch

“Tôi thực sự nghĩ rằng, hệ thống cộng sản Trung Cộng có đặc điểm ‘không bao giờ thừa nhận sai lầm’ nên đã khiến toàn bộ sự việc xảy ra. Và đó là bi kịch”, Đại sứ Branstad nói.
Đại sứ sắp mãn nhiệm của Mỹ tại Trung Cộng tố cáo cách xử lý ban đầu của Bắc Kinh đối với dịch corona, nói rằng “điều có thể được kiềm chế ở Vũ Hán cuối cùng lại trở thành một đại dịch trên toàn thế giới”.
Nói với hãng tin CNN tại Bắc Kinh hôm 18/9, ông Terry Branstad, cựu thống đốc bang Iowa, đồng ý với Tổng thống Trump rằng Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về đại dịch. Ông Branstad nói thêm rằng: “Hệ thống chính trị của Trung Cộng sẵn sàng che đậy và thậm chí trừng phạt các bác sĩ tiết lộ thông tin ngay từ đầu”.
Trước những lời chỉ trích của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đối với Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Cộng, ông Branstad cũng cho rằng hệ thống của Trung Cộng dẫn đến gia tăng căng thẳng và làm suy giảm mối quan hệ song phương với Washington.
Ông Branstad đã khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ khi tuyên bố từ chức khỏi vị trí ngoại giao quan trọng mà ông nắm giữ từ năm 2017. Sự ra đi của ông Branstad diễn ra khi căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Mỹ và Trung Cộng trong nhiều lĩnh vực.
Branstad quen biết Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình từ những năm 1980 , mặc dù vai trò đại sứ của ông ngày càng trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây khi dịch corona tiếp tục lan rộng khắp thế giới.

‘Người bạn của Trung Cộng’

Branstad là một trong những lựa chọn đại sứ đầu tiên của Tổng thống Trump vào tháng 12/2016 , ngay sau khi ông đắc cử. Vào thời điểm đó, ông Trump nói rằng thống đốc Iowa được chọn vì kinh nghiệm trong chính sách công, thương mại và nông nghiệp, cũng như “mối quan hệ lâu dài” với ông Tập.
Hai người gặp nhau lần đầu vào những năm 1980, khi ông Tập còn là một quan chức địa phương cấp thấp. Sau đó, ông Tập gặp lại Branstad trong chuyến thăm Mỹ vào năm 2012 với tư cách là phó chủ tịch Trung Cộng. Phát biểu hôm 18/9, Branstad cho biết ông “có vinh dự là thống đốc Mỹ đầu tiên tiếp đón Tập Cận Bình khi ông Tập chỉ là bí thư cấp quận của tỉnh Hà Bắc”.

Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thống đốc tiểu bang Iowa Terry Brandstad, và vợ ông Chris Branstad, ngày 15/2/2012 ở Muscatine, Iowa. (Ảnh: Steve Pope/văn phòng Thống đốc Iowa/Getty Images)

Ông Branstad cho biết Chủ tịch Tập là một nhà lãnh đạo rất mạnh mẽ đối với Trung Cộng, nhưng “đó là một hệ thống cộng sản, độc tài”.
Đại sứ Mỹ ngụ ý rằng ĐCS Trung Cộng có thể đã lợi dụng mối quan hệ cá nhân của Tổng thống Trump với ông Tập. Ông Branstad nói rằng ban đầu Tổng thống Mỹ sẵn sàng tin “những gì (Trung Cộng) nói về virus và sau đó ông và cả thế giới phát hiện ra những gì họ nói là không đúng”.
Trong khi đó, Trung Cộng luôn phủ nhận việc xử lý sai lầm vào giai đoạn đầu của đại dịch và đặt ra câu hỏi liệu virus có nguồn gốc từ Vũ Hán hay không.
Ban đầu việc bổ nhiệm Branstad được Bắc Kinh hoan nghênh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Lu Kang ca ngợi ông là “người bạn cũ của nhân dân Trung Cộng”.
Tuy nhiên sau đó, quan hệ hai nước trở lên căng thẳng. Ông Trump đã áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Cộng như một phần của cuộc chiến thương mại. Chính phủ Trump cũng cấm các công ty công nghệ Trung Cộng như Huawei hoạt động ở Mỹ, đồng thời thắt chặt các hạn chế về thị thực đối với truyền thông nhà nước Trung Cộng làm việc tại Mỹ.
Ông Branstad cũng chỉ trích các động thái của Bắc Kinh ở Tân Cương và Hồng Kông, nơi giới chức Trung Cộng bị cáo buộc đàn áp người dân, cũng như hành vi xâm lược lãnh hải trên Biển Đông.
Branstad nói rằng Mỹ “đã đi đầu” trong việc buộc Bắc Kinh phải giải trình, đồng thời ngày càng nhiều nước bất bình với chính sách ngoại giao hiếu chiến của Trung Cộng, cũng như việc nước này không ngăn chặn được đợt bùng phát virus corona ban đầu.
“Tôi thực sự nghĩ rằng hệ thống cộng sản của Trung Cộng, có đặc điểm ‘không bao giờ thừa nhận sai lầm’ nên đã khiến toàn bộ sự việc xảy ra. Và đó là bi kịch của họ”, Branstad nói.
Branstad nói: “Sự ngược đãi đối với người Duy Ngô Nhĩ, những gì họ đã làm ở Hồng Kông và Biển Đông, ĐCS Trung Cộng đã khiến nhiều người trên thế giới ngày càng xa lánh họ”.
“Ngay cả với Ấn Độ, vốn là một quốc gia trung lập, cũng bị Trung Cộng gây hấn ở biên giới”, Đại sứ Mỹ đề cập đến những căng thẳng gần đây của hai nước trên dãy Himalaya.

Tin tổng hợp https://vietquoc.org