ĐẠI DỊCH “VIRUS VŨ HÁN” : HÃY CẨN THẬN VỚI NHỮNG TIN TRỊ BỆNH GIẢ & TUNG TIN THẤT THIỆT (VQ4)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Hình minh họa

1) Tin giả trị bệnh đại dịch “virus Vũ Hán”:

Virus corona càng hoành hành trên thế giới, các tin đồn, tin vịt về dịch “virus Vũ Hán” càng nhan nhản trên các trang mạng xã hội. Trong số này có rất nhiều phương thuốc được cho là “thần dược” chống căn bệnh mà đến nay chưa hề có thuốc chữa chính thức, nào là xông hơi, uống nước chanh pha thuốc muối, nào là bôi thuốc mỡ có kháng sinh vào mũi hay dùng thức ăn có nhiều chất kiềm (alkaline) v.v.. và v.v..

Những tin loại này rất nguy hiểm vì có thể khiến người ta lơ là các biện pháp phòng ngừa hết sức quan trọng để ngăn chặn đà truyền lan của dịch bệnh. Trong loạt bài về chống “fake news”, hãng tin Mỹ AP đã mời các chuyên gia y tế nói rõ thực hư về giá trị những tin này và cảnh giác mọi người.

Xông hơi bằng nước muối và vỏ cam không chống được “virus Vũ Hán”

Hiện nay, một tin đồn đang lan truyền rất mạnh trong cộng đồng người Việt vì liên quan đến một phương thức chữa cảm truyền thống: Xông hơi có thể giúp ngăn ngừa, thậm chí chữa khỏi bệnh “virus Vũ Hán”. Theo lập luận này, bệnh do virus corona gây ra chẳng qua chỉ là một dạng cảm cúm, thậm chí còn nhẹ hơn cả cúm thường hay cúm mùa, do vậy ở giai đoạn đầu, xông hơi hoàn toàn có thể cho phép chữa khỏi.

Trong bản tin ngày 24/03/2020, hãng AP đã phân tích “bí quyết” đã được lan truyền, theo đó nước xông phải được nấu với muối và vỏ cam để có hiệu quả ngăn ngừa hoặc chữa khỏi bệnh “virus Vũ Hán”.

Theo AP, hình ảnh, video và bài viết lưu hành rộng rãi trên Facebook và Twitter về “liệu pháp” xông bằng nước đun sôi với muối, vỏ chanh, thậm chí với nhiều nguyên liệu khác, như hành tây xắt nhỏ, tinh dầu…, đã nhận được hàng ngàn lượt xem.

Hơi nước có thể làm dịu triệu chứng, song không diệt được virus

Xông hơi

Đối với AP, mọi người không nên ngộ nhận: Hơi nước có thể giúp làm dịu các triệu chứng của virus, như làm dịu màng nhầy của mũi hoặc cuống họng nhưng không thể tiêu diệt virus corona, ngăn chặn việc lây nhiễm hoặc chữa khỏi khi đã phát bệnh.

Bác sĩ Albert Rizzo, thuộc Hiệp Hội Phổi Hoa Kỳ (American Lung Association) cho rằng xông có thể hữu ích, nhưng không nên được xem như là phương pháp chữa trị virus.

Các bài đăng trên mạng cho rằng nhiệt từ hơi nước cũng sẽ tiêu diệt con virus, nhưng tiến sĩ William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại Học Vanderbilt, bang Tennessee (Hoa Kỳ), cảnh báo rằng “một chút hơi nước ấm sẽ không thể diệt các con virus corona”.

Chuyên gia này hóm hỉnh lưu ý thêm: “Mọi người cần phải rất, rất cẩn thận khi xông, vì vô số các sự cố có thể xẩy ra khi ta đứng trên một nồi nước sôi”.

Việt Nam cũng bác bỏ lập luận xông hơi diệt được “virus Vũ Hán”

Tại Việt Nam, trang tin Dân Sinh ngày 07/04 cũng trích dẫn lương y Bùi Hồng Minh, phó chủ tịch Hội Đông Y Khoa Ba Đình (Hà Nội) cho rằng “Xông hơi có tác dụng giải cảm đặc biệt hiệu quả… giúp giãn nở mạch máu, lưu thông khí huyết, thúc đẩy đào thải khí độc ra ngoài…”.

Theo chuyên gia Đông Y này: “Tác dụng tuyệt vời của xông hơi không phải là lời minh chứng cho việc chữa khỏi bệnh “virus Vũ Hán”, dù chỉ là ở dạng nhẹ… Liệu pháp xông hơi có làm giảm được các triệu chứng của “virus Vũ Hán” hay không cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào nhận định hay chứng minh. Do đó, chúng ta không nên tùy tiện xông hơi, với suy nghĩ có thể chữa khỏi bệnh “virus Vũ Hán”, cũng như coi đây là phương pháp phòng chống bệnh hiệu quả”.

Uống nước nóng, chanh và thuốc muối không chữa được “virus Vũ Hán”

Một fake news khác cũng được AP “giải độc” ngày 02/04: Israel hoàn toàn không có người tử vong vì virus corona, bởi vì người dân ở đấy được chữa trị bằng cách cho uống nước nóng pha với chanh và thuốc muối (bicarbonate de soude hay baking soda) vào ban đêm.

Theo AP, đây đúng là “fake news” trên hai điểm: Israel đã có đến 65 trường hợp tử vong tính đến 07/04, trong lúc giới y tế nước này khẳng định không hề có loại liệu pháp như kể trên.

Tiến sĩ Shira Doron, bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm tại Trung Tâm Y Khoa Tufts, một bệnh viện nổi tiếng tại Boston, tiểu bang Massachusetts (Hoa Kỳ) xác định rằng bà không thấy có phương thuốc thảo dược nào cho bệnh “virus Vũ Hán”, và hơn nữa, trên nguyên tắc, mọi liệu pháp chữa trị hay dự phòng, đều phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng trước khi được áp dụng.

Thuốc mỡ có kháng sinh không hiệu quả với “virus Vũ Hán”

Một “mẹo” ngừa virus corona khác cũng đã được AP chứng minh là sai lạc, hôm 02/04. Đó là bôi một lượng nhỏ thuốc mỡ kháng sinh như mupirocin bên trong mũi, thuốc mỡ có tác dụng tiêu diệt bất kỳ vi trùng truyền nhiễm nào khi hít thở, cho nên con virus corona sẽ bị triệt hạ trước khi vào được trong phổi.

Theo AP, thuốc mỡ chứa kháng sinh sẽ không diệt được virus gây bệnh “virus Vũ Hán”, vì lẽ kháng sinh chỉ “giết” được các loại vi khuẩn hay vi trùng, chứ không hề có tác dụng với các loại siêu vi (hay virus) như trong trường hợp con virus Sars-CoV-2.

Tiến sĩ Carrie Kovarik, phó giáo sư chuyên khoa về da (skin) tại Đại Học Pennsylvania (Hoa Kỳ), cho biết là chất mupirocin có thể được sử dụng trong mũi của những bệnh nhân bị nhiễm các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureus, MRSA, nhưng không phải là thuốc kháng virus, và không có hoạt tính chống lại virus.

Bác sĩ Daniela Kroshinsky, giám đốc khoa da liễu nội trú tại Bệnh Viện Đa Khoa Massachusetts (Hoa Kỳ), cũng cùng quan điểm và cho rằng: “Các bước quan trọng nhất để ngăn ngừa nhiễm virus gây bệnh “virus Vũ Hán” là tránh tiếp xúc gần, rửa tay sạch và tránh đưa tay lên mặt”.

2) Tin giả “Đại dịch” hoành hành trên mạng

Từ những thần dược cho đến những thuyết âm mưu, các tin giả về virus corona mới hiện đang lan truyền nhanh chóng trên các hệ thống trang mạng xã hội, một “đại dịch” mà các công ty Internet đang cố chống đỡ, nhưng không dễ ngăn chặn.

Theo lời giáo sư Carl Bergstrom, đại học Washington, một chuyên viên về tin giả trên mạng, được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, 26/02/2020, đa số những người phao tin giả chẳng thèm biết là người đọc có tin hay không. Họ chỉ dùng dịch bệnh này như là một phương tiện lý tưởng để đạt được mục đích của họ, hoặc để kiếm tiền, hoặc để gây hoang mang dư luận.

Một số người tìm cách bán hàng, chẳng hạn như bảo đảm với mọi người là cần sa có thể giúp ngừa virus dịch “virus Vũ Hán”. Những người khác thì cố thu hút người xem càng nhiều càng tốt để nhận tiền quảng cáo trên mạng.

Ấy là chưa kể những chiến dịch tuyên truyền nhằm làm suy yếu các nền dân chủ, tạo cảm tưởng là không thể tin vào ai được. Theo giáo sư Bergstrom, đó là chiến lược tuyên truyền ồ ạt, thường được nước Nga sử dụng.

Hôm 22/02, các giới chức Hoa Kỳ cho hãng tin AFP biết là hàng ngàn tài khoản với tên giả có liên hệ với Nga trên các mạng xã hội Facebook, Twitter, Instagram đang phao những tin thất thiệt có nội dung chống Mỹ về virus corona mới. Cụ thể, chiến dịch thông tin này để lan truyền các thuyết âm mưu, lúc thì cho rằng virus “virus Vũ Hán” là do Mỹ tạo ra để gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc, lúc thì khẳng định đây là một vũ khí vi trùng do CIA chế tạo, hoặc đây là một phần trong chiến lược của phương Tây tuyên truyền chống đảng và nhà nước CSVN tại Trung Cộng.

Moscov, qua lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, đã bác bỏ những cáo buộc nói trên của Mỹ. Nhưng các cáo buộc đó không phải là không có cơ sở, vì trước đây, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, cơ quan mật vụ Liên Xô đã từng nhiều lần tuyên truyền rằng bệnh SIDA chính là do các nhà khoa học Mỹ tạo ra.

Rất nhiều người tin vào những thuyết âm mưu đó, đơn giản chỉ là vì cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguồn gốc của dịch “virus Vũ Hán”, nên công chúng phải tự đi tìm hiểu, và hầu như ai cũng lên các mạng xã hội để tìm lời giải đáp.

Ngay từ đầu tháng 2, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã cảnh báo về “đại dịch” tin giả này, bởi vì có quá nhiều thông tin sai lạc về dịch virus corona mới, gây thêm khó khăn cho công việc của họ và của các cơ quan y tế các nước.

Vì nghe theo các tin giả, nên người dân càng thêm hoảng loạn, và thế là mọi người đổ xô đi mua khẩu trang bảo hộ y tế, hay bị sốt một chút cũng chạy đến khoa cấp cứu của bệnh viện, vốn đã bị quá tải, hoặc ngược có những triệu chứng bị nhiễm “virus Vũ Hán”, nhưng giấu nhẹm vì nghe đồn là những người bệnh sẽ bị thế này thế kia.

Để phối hợp chống “đại dịch” tin giả, cách đây 10 ngày, WHO đã họp với đại diện các tập đoàn công nghệ tin học (Facebook, Twitter, Google – bao gồm cả YouTube) ngay tại trụ sở của Facebook ở khu Silicon Valley.

Các tập đoàn này đã tăng cường các chính sách hiện có, tức là gỡ bỏ mọi nội dung có thể gây phương hại cho công chúng, những quảng cáo về các phương thức điều trị nguy hiểm, và thay vào đó là những thông tin đáng tin cậy, trong đó có những thông tin đến từ WHO.

Riêng Facebook còn dựa vào chương trình “Third party fact-checking”, tức là nhờ một bên thứ ba thẩm tra thông tin, một chương trình được phát triển từ năm 2016.

Trong khi đó, theo đài truyền hình Hoa Kỳ, CNBC, công ty thương mại trực tuyến Amazon đã rút khỏi trang mạng những sản phẩm được quảng cáo là “thần dược” chống virus corona.

Nhưng đối với giáo sư Carl Bergstrom và Jevin West, hai đồng tác giả một cuốn sách về tin giả sắp được phát hành, những biện pháp nói trên chẳng có tác dụng gì đáng kể, lý do là vì cơ cấu của các mạng xã hội vẫn tạo điều kiện dễ dàng cho sự lan truyền của những tin “giật gân” hoặc sai lạc. Các học giả khác ở Mỹ thì cho rằng những nỗ lực thẩm tra thông tin có thể chẳng có tác dụng gì, thậm chí còn phản tác dụng.

Tóm lại, chưa biết thế giới có sẽ chặn đứng được dịch “virus Vũ Hán” hay không, nhưng rõ ràng là không dễ gì dẹp được “đại dịch” tin giả trên mạng.

Theo RFI