Quân cướp ở San Francisco, quê nhà của bà Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, đã lập một kỳ công hiển hách trong ngành trấn lột.
Hồi tháng 3 năm nay, phóng viên Don Ford của đài truyền hình KPIX đến khu phố Twin Peaks của thành phố cấp tiến liberal xinh đẹp này để làm phóng sự một vụ ăn cắp xe hơi.
Đang hành nghề báo chí thì bỗng một chiếc xế đổ xịch lại và ba ông kẹ nhảy ra. Một ông cầm con chó lửa Glock uy dũng chĩa vào gáo dừa của Don Ford và yêu cầu “Chúng tớ lấy cái máy quay phim nhé”.
Don là một phóng viên chuyên nghiệp có nhiều lý trí chớ hông cảm tính giựt gân như người thường. Anh nhủ thầm mình phải tập trung giữ sự bình tĩnh, sẽ hổng làm mấy thằng ăn cướp này bị kích động. Hắn ta có chó lửa, còn mình thì tay không. Don Ford cương quyết anh sẽ hông bị ăn kẹo đồng ngày hôm nay. Anh nói với xạ thủ của khẩu Glock “Này anh bạn, máy quay phim này là của bạn đó”.
“My whole thought at the moment was ‘Be calm. Let’s not get this guy excited. He’s got the gun. I don’t. So you take the camera. It’s yours, buddy.”
Mặc dù mấy ông kẹ ăn cướp rất can đảm trong nghề trấn lột nhưng trí khôn thì dưới trung bình. Vì rất tiếc là trong máy quay phim xịn của phóng viên chuyên nghiệp đều có “chíp” định vị GPS, nên chỉ vài ngày sau cảnh sát San Francisco đến tận nhà ông xạ thủ Glock còng tay và lấy lại cái máy quay phim cho Don Ford.
Trong câu chuyện trộm cướp như rươi của xã hội Huê Kỳ yêu dấu ngày hôm nay. Tư duy logic của phóng viên Don Ford như tiếng chuông cảnh báo tuyệt vọng. “Hắn ta có chó lửa, còn mình thì tay không”. Những kẽ tay không trước họng súng của côn đồ du đãng nếu muốn sống phải biết làm một con thỏ đế hiền lành biết dạ vâng thưa ngài.
Đúng vậy San Francisco và những thành phố cấp tiến thiên tả thì quân cướp có súng, còn người dân thì hổng được phép. Ở các thành phố này ngân sách của cảnh sát còn bị cắt giảm trầm trọng cho dù chính các cộng đồng da màu thiểu số muốn có nhiều cảnh sát hơn vì họ mới là nạn nhân. Khu da trắng bao giờ cũng ít tội ác hơn.
Sau hết là thái độ hèn nhát của báo giới Huê Kỳ. Không một tờ báo hay đài truyền hình nào có can đảm xác định màu da của ba thằng cướp và thằng lái xe. Sợ hổng dám nói màu da và sắc dân của chúng tức là gián tiếp trao lại quyền kết luận cho thính giả.