CHẢO LỬA KHE SANH (Nguyễn Phúc An Sơn/SaiGonTrongToi)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Những câu chuyện Biệt Kích

Image may contain: 1 person, on stage and outdoor

Toán Biệt Kích MACV-SOG RT Team Habu

Image may contain: 2 people

Một toán Biệt Kích MACV-SOG

Image may contain: outdoor

Trực thăng võ trang đang bắn vào những vị trí của địch quân bên dưới.

No photo description available.

Trực thăng đang bốc các biệt kích triệt xuất

Đầu năm 1966, Đại Sứ Mỹ tại Lào là William Sullivan có vẻ dễ tính hơn, đã cho phép Đoàn Nghiên Cứu Quan Sát (SOG) sử dụng trực thăng để thả hoặc bốc các toán thám báo. Ông ta cũng đồng ý cho SOG hoạt động dọc theo biên giới Việt – Lào, trong phạm vi 20 km trên đất Lào.
Với phạm vi được mở rộng, đến giữa năm 1966, cơ quan SOG đã tăng số lượng toán thám báo lên đến 20 toán, cộng thêm một số đại đội xung kích được tuyển từ các bộ tộc thiểu số.
Cùng thời điểm này, SOG được trang bị súng tiểu liên CAR15 báng gấp, nòng ngắn chỉ bằng nửa khẩu M16. (Quân Đội VNCH lúc đó vẫn chưa được trang bị súng M16. Phải đến sau Tết Mậu Thân mới được trang bị). Những toán thám báo của SOG là những đơn vị duy nhất được trang bị súng CAR15.
Tùy theo nhiệm vụ mà toán trưởng có quyền quyết định cho các thành viên được đem theo loại nào trong tất cả mọi thứ vũ khí trên thế giới lúc đó như tiểu liên Uzi của Israel; K9 của Thụy Sĩ, kể cả vũ khí trong hệ thống các nước XHCN như AK47, B40…
Mùa mưa năm 1966, SOG bắt đầu triển khai những phi vụ kiểm chứng những trận dội bom. Các toán thám báo sẽ được thả xuống khu vực mới bị máy bay B52 ném bom theo kiểu rải thảm. Việc này chưa từng diễn ra trong Chiến Tranh Thế Giới lần II, cũng như trong chiến tranh Triều Tiên. Những toán thám báo xâm nhập vào vùng đóng quân của đối phương, với hàng ngàn quân, được trang bị đầy đủ và bọn chúng đang căm phẫn tức tối vì vừa mới bị đánh bom tan nát trước đó.
Qua sự kiểm chứng, cũng như không ảnh do máy bay U2 chụp, CIA có thể biết được những hoạt động của bọn cộng phỉ bắc việt xâm lược trên đường mòn hcm. Đến giữa năm 1966, SOG nổi tiếng trong mạng lưới CIA, vì họ có thể đến bất cứ nơi nào và dám làm mọi chuyện.
Tháng 7/1966, chương trình hành quân Shining Brass đã tổ chức 48 cuộc xâm nhập vùng hoạt động của đối phương trên đất Lào, nhưng chỉ bị thiệt hại rất nhẹ: 1 chết, 8 biệt kích quân Mỹ bị thương.
Cùng thời điểm đó, SOG di chuyển các toán thám báo đến căn cứ Khe Sanh để do thám khu phi quân sự, với chiều dài khoảng 14 dặm, tạm thời ngăn cách hai miền Bắc – Nam Việt Nam. Đồng thời SOG còn mở rộng phạm vi hoạt động về hướng tây, dọc theo đường 9, sang nam Lào, đến Tchepone, là khu vực bọn cộng phỉ bắc việt đóng quân, làm đường.
Từ một trại biệt kích nhỏ bên cạnh phi trường, SOG đưa các toán thám báo xâm nhập Khe Sanh. Tại đây, những toán thám báo phát hiện ra một bí mật mà họ rất tự hào. Đó là tìm ra “Khe núi xe đạp”, là một thung lũng hẹp, nơi bọn cộng phỉ bắc việt chất đồ lên xe đạp trước khi lên đường xâm lăng Miền Nam VN theo lệnh quan thầy cộng sản quốc tế Tàu-Nga. Mỗi chiếc xe đạp có thể chở trên 200 kg lương thực, vũ khí, quân dụng.
Thanh niên xung phong đẩy xe đạp từ binh trạm này đến binh trạm khác, rồi đạp xe không về chở chuyến khác. Xe ô tô vận tải của đối phương di chuyển rất nhộn nhịp hướng tây khu phi quân sự. Đêm đêm, từng đoàn xe chạy nối đuôi nhau, chỉ trừ khi bị ném bom. Lúc đó, các xe ủi đất của công binh và TNXP túa ra lấp hố bom, dọn dẹp chướng ngại vật rất nhanh chóng.
Bọn cộng phỉ bắc việt vào xâm lược Miền Nam Việt Nam chủ yếu theo cách tự túc. Chúng đi bộ, mang theo ít đồ ăn khi rời miền Bắc. Trên đường hành quân, chúng đóng quân dọc theo đường mòn hồ chí minh, săn bắn, trồng trọt để có thêm thực phẩm.
Những nơi biệt kích quân phát hiện ra, bọn đối phương ngụy trang rất khéo léo và cẩn trọng: Hầu hết hệ thống đường mòn, các binh trạm, kho tiếp vận, bãi chứa xe đều không thấy trên không ảnh. Chỉ có những toán biệt kích quân mới tìm ra, nhờ xâm nhập trên bộ vào sâu khu vực đóng quân của đối phương.
Tại Khe Sanh, các toán thám báo đặt lòng tin và sinh mạng của họ cho hai viên phi công can đảm của Phi Đoàn 219 Cowboy và Mustachio. Hai viên phi công này dám liều mạng bốc những biệt kích quân đang bị bao vây, bất chấp hỏa lực của đối phương hay thời tiết xấu.
Khoảng giữa năm 1966, Mustachio đã bay đêm trong một phi vụ khó quên. Một toán thám báo bị tấn công ngay tại địa điểm đóng quân qua đêm. Họ khó có thể chạy thoát trước khi trời sáng trong khi phải đem theo mấy đồng sự bị thương. Cả phi công trực thăng Mỹ lẫn Việt đều lắc đầu không dám bay trong màn đêm, ngoại trừ Mustachio tình nguyện bay.
Chuyến ra đi gần như đi vào cõi chết nên Mustachio đi một mình, không đem theo phi công phụ cũng như xạ thủ đại liên. “Tôi không biết làm cách nào mà Mustachio có thể đem họ ra được”. Scotty Crerar tả tiếp: “Chiếc trực thăng bay về với 88 lỗ đạn và viên phi công bị bắn mất ngón cái”.
Trớ trêu thay, chỉ vài tuần sau trong một chuyến chở toán thám báo Nevada về Kontum, khi chiếc trực thăng bay tới gần trại Khâm Đức, đuôi máy bay bỗng rơi ra, đập vào thân tàu, làm văng các thành viên toán Nevada cùng phi hành đoàn ra giữa không trung. Tất cả đều thiệt mạng kể cả Mustachio và phi hành đoàn.
Toán thám báo Nevada gồm: Đại Úy Edwin Mc Namara (Sĩ Quan Hành Quân), Thượng Sĩ Ralph Reno, Trung Sĩ Donald Fawcett cùng những biệt kích quân người Nùng. Các toán thám báo khác đã đem được xác những biệt kích quân cùng phi hành đoàn tử nạn về, trừ xác của Ralph Reno.
Ba tuần sau, một toán thám báo khác xâm nhập khu vực hướng tây Khe Sanh. Đến ngày thứ 3, khi toán thám báo đang trên đường xuống núi Cơ Rốc, đến một con suối lớn để lấy nước uống, Trung sĩ nhất Whalen cùng Sain canh chừng cho Trung Sĩ Laws cùng 2 biệt kích Nùng xuống suối lấy nước trước thì đối phương bất ngờ xuất hiện. Khi Whalen định báo động, Sain đã trúng đạn AK vào mặt, không kịp bắn trả đối phương.
Trong lúc đạn AK nổ vang trời, Whalen vội nhào xuống suối, hai biệt kích Nùng khác cùng Laws nhảy xuống bơi xuôi theo dòng suối. Không hiểu từ đâu Quân Bắc Việt tràn ra rất đông, bọn chúng cũng nhào xuống suối, vừa bắn vừa đuổi theo khiến Whalen phải bơi ngược dòng suối, nên không gặp Laws cùng hai biệt kích quân người Nùng còn sống sót.
Đi được một quãng, thấy có chùm cây chìa ra bờ suối, Whalen hít vào một hơi dài rồi lặn chui vào trong lùm cây nằm im.
Bọn cộng phỉ bắc việt lục soát một hồi không thấy gì liền bỏ đi. Whalen vẫn chưa dám sử dụng máy truyền tin báo nguy vì đối phương vẫn còn quanh quẩn đâu đó. Đợi đến khi trời tối, Whalen mới ra khỏi chỗ trú ẩn và được trực thăng cứu thoát. Anh ta là người duy nhất trong toán thám báo còn sống sót.
Hai ngày sau, SOG cho một toán thám báo khác vào lấy xác. Đúng theo báo cáo của Whalen, họ đem về được xác của Sain. Còn Laws cùng 2 biệt kích Nùng mất tích không tìm ra xác. Thân nhân của họ cũng không biết chính xác về cái chết của người thân ngoài tờ giấy ghi vẻn vẹn một câu: “Mất tích trong một chuyến đi trinh sát ở miền Nam Việt Nam”.
Mùa khô 1966-1967, Trung Tướng Lewis W. Walt, Tư Lệnh thứ 3 của Thủy Quân Lục Chiến, yêu cầu SOG trinh sát khu vực gần khu phi quân sự. Vì theo ông ta, trong cuộc hành quân Hastings, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã đẩy lui hai sư đoàn quân xâm lược Bắc Việt về khu phi quân sự, chiếm hai vị trí quan trọng là Cồn Tiên và dãy đồi Rockpile.
Hai vị trí chiến lược này liên tục ăn đạn pháo binh của đối phương giấu trong khu phi quân sự. Không biết hai sư đoàn của đối phương di chuyển đi đâu? Cộng thêm vài dấu hiệu chứng tỏ quân đội bắc việt có thể tấn công hai tỉnh cực bắc miền Nam Việt Nam. Một loạt câu hỏi được đặt ra: “Đối phương đi đâu? Tăng viện cho ai? Pháo binh họ giấu ở đâu?” Tướng Walt muốn biết lời giải đáp cho những câu hỏi đó.
Thế là những toán thám báo của SOG chuẩn bị hành trang để đi lên hướng bắc, thay thế cho Thủy Quân Lục Chiến, đảm nhiệm việc trinh sát. Họ đem theo phương tiện nghe trộm đường dây điện thoại của bọn cộng phỉ bắc việt, vì trước đó SOG khám phá ra hơn chục đường dây điện thoại của đối phương, rải dọc theo đường mòn hồ chí minh.
Ban tham mưu của Tướng Walt đánh dấu trên bản đồ 17 mục tiêu trong khu phi quân sự và dọc theo biên giới Việt – Lào cho các toán thám báo SOG. Ba toán đầu tiên vào khu vực đã đánh dấu trên bản đồ, gắn máy nghe trộm. Nhưng chưa được 3 ngày, hai toán đã phải triệt xuất.
Ba toán kế tiếp vào được hơn hai ngày thì chạm trán lực lượng đông đảo của đối phương. Tuy nhiên, họ vẫn thực hiện được nhiệm vụ rồi rút ra an toàn và còn bắt đem về một tên tù binh cộng sản bắc việt.
Ngày 28/9/1966, toán thám báo chạm trán với một đại đội cộng phỉ bắc việt ở gần Khe Sanh. Toán thám báo bị xé lẻ, Trung Sĩ Danny Taylor cùng hai biệt kích Nùng mất tích. Năm hôm sau, toán Colorado và Arizona được trực thăng Thủy Quân Lục Chiến đưa vào khu vực gần Khe Sanh.
Toán Colorado xâm nhập trước, tại một địa điểm ở gần bắc bờ sông Bến Hải, phía tây khu phi quân sự. Sau đó, trực thăng quay về để đưa toán Arizona tiếp tục xâm nhập mục tiêu đã định.
Nhưng khi chiếc CH46 thả xong toán Arizona, vừa bay lên thì các loại súng của đối phương thi nhau nhả đạn vào bãi đáp. Toán Arizona đổ xuống đúng nơi đóng quân của đối phương (!). Cách đó 15 dặm, toán Colorado nghe rõ tiếng kêu cứu của toán Arizona: “Đến đón tụi tôi ra! Bạn phải đến đem tụi tôi ra!”
Mặc dù có máy bay yểm trợ, bắn xung quanh bãi đáp nhưng súng của đối phương vẫn nổ, không cho toán Arizona ngóc đầu lên.
Cuối cùng, trên sóng điện đàm có tiếng của hiệu thính viên toán Arizona là Echevarria rất bình tĩnh, anh ta nói: “Thôi hết! Bạn hiền!”. Rồi tiếp câu: “Đừng đến nữa! Chấm dứt!”.
Lần đầu tiên trong hồ sơ của SOG ghi nhận: “Nguyên một toán thám báo bị nuốt sống!”.
Trong số 7 chiếc trực thăng đến giải cứu toán Arizona thì 6 chiếc cùng 1 khu trục A1 Skyraider trúng đạn, may mắn không một chiếc nào bị rơi.
(Sài Gòn trong tôi/ Nguyễn Phúc An Sơn/ CCBM – NKT)