BỐN LUỒNG ÁNH SÁNG NHIỆM MÀU ĐÃ LÀM CHO NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI
VÀ
TƯƠNG LAI NỀN DÂN CHỦ ĐÁY TẦNG PHÁP TRỊ VIỆT NAM
Tiến sĩ NGUYỄN ANH TUẤN
Trong cuốn Chính Đề Việt Nam các sĩ phu và các nhà ái quốc tiền bối thời Đệ I Cộng Hòa có xác nhận rằng,” Đường lối xây dựng và phát triển sẽ theo lối Mỹ”,bởi vì, “chỉ có như thế khối Quốc Gia mới thay thế và loại trừ được ngôi nhà cộng sản “. Vì thế xây dựng nền DÂN CHỦ ĐÁY TẦNG PHÁP TRỊ là bổn phận và trách nhiệm lịch sử của thế hệ của chúng ta.Nền dân chủ này rất thích hợp với truyền thống tự trị của làng xã Việt Nam từ ngàn xưa, và mẫu mực này chính là nền dân chủ đáy tầng của Hoa Kỳ (grass-root democracy). Vì thế,học hỏi và nghiên cứu tinh thần cộng hòa và việc thành lập nên liên bang cộng hòa (federal republic) của Hoa Kỳ để rút tỉa kinh nghiệm lịch sử dựng nước và phát triển quốc gia của Hoa Kỳ là một đòi hỏi tất yếu cho tương lai nền DÂN CHỦ ĐÁY TẦNG PHÁP TRỊ của Việt Nam. Trong nhiều năm học hỏi và nghiên cứu về nền dân chủ Hoa Kỳ,chúng tôi nhận thấy có BỐN LUỒNG ÁNH SÁNG NHIỆM MẦU TRONG LỊCH SỬ DÂN CHỦ HOA KỲ.
1—Cuốn Thánh Kinh Cựu Ước và Tân Ước.
2—Tuyên Ngôn Độc Lập và Cách Mạng Hoa Kỳ vào năm 1776.
3—Hiến pháp Liên Bang Cộng Hòa vào năm 1787.
4—Dự Luật Nhân Quyền vào năm 1688 của Anh quốc do những người Puritans viết ra.
Bốn luồng ánh sáng nhiệm mầu này đã soi sáng và hướng dẫn các Nhà Lập Quốc Hoa Kỳ (the American Foudinh Fathers) thành lập nên quốc gia vĩ đại này gần 300 năm qua,và bây giờ vẫn tiếp tục soi sáng và hướng dẫn tất cả mọt thế hệ tổng thống,chính quyền của họ, mỗi thế hệ và thời đại tiếp nối của Hoa Kỳ cho đến ngày hôm nay và mãi mãi vế sau. Và đây được coi là một thế giới chính trị ổn định nhất trên thế giới.
Trong một công trình nghiên cứu về Hiến Pháp HK và cuộc cách mạng xây dựng quốc gia của các Founding Fathers (revolution of nation building),W.Cleon Skousen có viết về nước Mỹ như sau: “ Điều mà Hoa Kỳ đã chia sẻ cho cộng đồnhg nhân loại nhiều hơn của cải vật chất là HK đã sáng tạo ra một mô thức chính trị (political formula) vĩ đại nhất để chia sẻ với toàn thế giới. Và thế giới cần biết về cái mô thức chính trị vĩ đại đó,mô thức này đã thành công tại HK khi quốc gia này còn đang trong tình trạng chưa phát tiển. Vì thế mô thức chính trị này cũng sẽ làm cho tất cả các quốc gia chưa phát triển bước tới thành công rực rỡ như HK.”
—-Cuốn Thánh Kinh được coi là luồng ánh sáng nhiệm màu thiêng liêng nhất, rực rỡ chói lòa như ánh thái dương, đã soi sáng hướng dẫn con người đi tìm tự do từ 3500 năm trước đây khi họ băng qua Biển Đỏ và sa mạc nóng bỏng dòng dã suốt 40 năm để vào Đất Hứa—phần đất của tự do tràn đày sữa và mật ong,và sau đó đã đưa ra Lề Luật Giao Ước với con người để họ xây nên cộng đồng và quốc gia của họ để con người được sống trong thịnh vượng,thanh bình an lạc và hạnh phúc ấm no—nếu luôn luôn giữ Luật Gia Ước đã ký kết giao với Thiên Chúa, đặc biệt là triều đại của Salomon,một vị vua minh triết nhất và giầu sang phú quý nhất mặt đất vào thời đại đó là một bằng chứng hùng hồn trong lịch sử nhân loại . Ở đó,quyền hành của Vua là bước theo luật của Thiên Chúa đã đưa đến cho con người mà chăn dân giữ nước,thi hành mục vụ của Thiên Chúa trao cho thì muốn gì Thiên Chúa cũng ban cho. Con người phải giữ và thực thi những luật lệ của Trời cao mà Moses đã đưa đến cho dân Do Thái .Đó là luật Giao Ước— The Ten Commandment. Luật này có hai phần: CAM KẾT LỊCH SỬ và TRÁCH VỤ CHÍNH TRI (historical commitment and political obligation). Trong cam kết lịch sử—con người sẽ yêu thương Thiên Chúa hết linh hồn,hết trí khôn,hết ý chí và hết sức mình. Trong trách vụ chính trị—những ai nắm quyền hành quốc gia phải đem đến sự bình đẳng,tự do và công lý cho tất cả toàn dân của họ.Nhờ đó,mấy ngàn năm trước triều đại của Salomon, minh triết, cực thịnh và giầu sang nhất mặt đất. Vào thời hiện đại thì HK cũng giữ cam kết lịch sử và thi hành trách vụ chính trị đúng luật Giao Ước đòi hỏi nên quốc gia này cũng minh triết, cường thịnh và giầu sang nhất thế giớ,i là vì thế. ĐÂY LÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ VĨ ĐẠI NHẤT CHO DÂN TỘC VIỆT NAM,TRUNG HOA VÀ CÁC NƯỚC Á CHÂU—Trong lúc đạo lý nguyên thủy của Dân Tộc Việt Nam,Trung Hoa và các nước Á Châu từ hơn 4000 năm qua đều là ĐẠO THỜ TRỜI nhưng TRỜI là gì và là ai thì chỉ biết rất mơ hồ nên sống xa cách với LUẬT CỦA TRỜI; mặc dù tất cả đều tin có TRỜI.Ngày nay các dân tộc Á Châu muốn biết TRỜI là gì và là ai thì nên tìm hiểu trong THÁNH KINH CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC để biết luật của trời là gì để đem áp dựng vào đời cống con người,xã hội và quốc gia thì xã hội của họ cũng sẽ được minh triết, giầu sang ,cực thịnh và thanh bình an lạc hạnh phúc như triều đại Salomon và nước Mỹ.
Tuy nhiên,khi những con người này chối bỏ và quay lưng với Lề Luật Giao Ước thì họ trở nên những con người đau khổ tột cùng,không chỉ trên quê hương của họ,mà đau khổ triền miên trên những vùng đất lưu đầy khắp mặt đất từ 2000 năm qua. Và người Mỹ khi xây dựng nên quốc gia của họ cũng cho rằng Hoa Kỳ là hiện thân của triều đại Salomon trong thời hiện đại trên vùng Đất Hứa mênh mông trên Tân Thế Giới.
—-Vào đầu thế kỷ 17th Khi những người Anh bỏ Âu Châu ra đi băng qua Đại Tây Dương để tìm tự do trong Thế giới Mới vào khoảng năm 1602, ,họ cũng mang theo cuốn Thánh Kinh để xây dựng nên một “quốc gia của Thánh Kinh” (The Bible Commomwealth) là nước Mỹ. Trước khi thành lập nên chính quyền Liên bang,những người Mỹ lúc ban đầu đã xây nên những tiểu bang và đó chính là những nước cộng hòa, và lấy Lề luật Giao Ước từ Thánh Kinh và những giá trị,tiêu chuẩn và nguyên tắclàm nền tảng xây dựng chính quyền cộng hòa của dân do dân và vì dân trước khi có chính quyền Liên Bang. Đây là trọn vẹn ý nghĩa DÂN CHỦ ĐẤY TẦNG mà nhân loại không mấy quốc gia nào nhận ra.
Trong Roman 13 có viết như sau : “ Hãy để những tâm hồn tuân theo quyền hành ở trên mình. Bởi vì chẳng có quyền lực nào mà chỉ có quyền năng của Thiên Chúa. Những quyền hành đã được Thiên Chúa thừa nhận và trao cho bất cứ người cai trị nào,những ai chống lại sẽ nhận lấy sự trừng phạt. Bởi vì những người cai trị dân không phải là người đi gieo rắc sự sợ hãi,mà người ấy phải làm những điều tốt đẹp cho dân,chứ không được làm gì xấu xa tồi bại. Và các ngươi không sợ quyền hành hay sao ?Hãy làm những việc tốt đẹp thì các người sẽ được vinh danh từ việc làm đó. Bởi vì cai trị là mục vụ của Thiên Chúa trao quyền cho con người để làm những điều tôt lành lương thiện. Nhưng nếu người cai trị chỉ tìm đến để làm những việc tồi bại bất lương thì điều đó mới đáng lo sợ. Bởi vì hắn không phải được trao cho lưỡi gươm mà chẳng làm được trò trống gì,vì hắn chính là người đi thế Thiên hành Đạo để xét xử và trừng phạt những kẻ làm xằng bậy. Vì vậy dân phải vâng theo những người cai trị ấy,không những không bị xử phạt,mà lương tâm còn được yên ổn bình an. Bởi vì như thế nên các ngươi phải tuân hành theo mệnh lệnh của người cầm quyền,bởi vì họ làm việc thay Thiên Chúa. Hãy chú tâm vào tất cả những việc như thế chính vì lý do đó,hãy trả lại những gì phải trả,hãy trả cho người mà mình thiếu nợ họ,sợ hãi người đánh kính sợ,và vinh danh người đáng vinh danh.”
Trong cuốn the Democratic Experiment,tác giả Neal Riemer có viết:
“ Hai giá trị truyền thống nền tảng mà các nhà lập quốc HK đem vào thử nghiệm dân chủ là:
1—Truyền thống Kito-Do Thái giáo (Judaic Christian tradition)
2—Truyền thống Hiến Pháp của nước Anh.
3—Truyền thống thứ ba đó là Thời Kỳ Ánh Sáng.
Mỗi giá trị truyền thống đã đưa đến những giá trị căn bản,từ đó có sự hiểu biết về chính trị và căn bản để phán đoán chính trị.
LUỒNG ÁNH SÁNH THỨ NHẤT
1—THÁNH KINH CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC TRONG TRUYỀN THỐNG KITO-D0 THÁI GIÁO
Nền tảng tôn giáo trong lý thuyết xã hội và thực hành khi xây nên một quốc gia của Thánh kinh của chúng ta.
Sự giải thích và diễn dịch truyền thống Kito-Do Thái giáo sẽ dẫn đến sự may rủi trong khi lựa chọn từ truyền thống phức tạp của tôn giáo với những khía cạnh giúp cho sự vững chắc khi đưa những lý tưởng ra thực hành trong một quốc gia dân chủ. Chúng ta có thể nhìn thấy những khía cạnh này một cách rõ ràng trong vùng ánh sáng của sự tiến hóa trong lịch sử của tôn giáo và lịch sử của dân chủ. Không hiểu rõ về thời điểm nào: 1606 hay 1630 cũng như vào 1776 và 1787. Tuy nhiên, chúng ta muốn có sự hiểu biết nền tảng tinh thần tôn giáo nằm ngay trong phần lớn các lý thuyết chính trị tại HK.
Trong thế giới vật chất hay duy vật cũng như thế giới phàm tục,sự giải thích lịch sử,kinh tế đã gây ảnh hưởng rất mạnh. Khuynh hướng này không thèm để mắt,không chấp nhận hoặc chối bỏ ảnh hưởng của tôn giáo đã làm thành một hệ thống giá trị vững chắc cho chính trị,nhân cách chính trị và phán đoán chính trị. Nhưng điều chắc chắn là con người không chỉ sống bằngng bánh như Chúa Jesus đã giảng dậy.
Man do not live by bread alone
Điều bảo đảm chắc chắn là căn bản triết lý nhân sinh của chúng ta,những khát vọng sâu thẳm của chúng ta,những cam kết hàng ngày của chúng ta đều đã bị ảnh hưởng nặng nề sống động với truyền thống tôn giáo thống ngự trong đời sống của chúng ta,những người vô thần hay những người tôn sùng thế giới vật lý thiên nhiên,hay những người hoài nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa hay Đấng Tạo Hóa,thì giá trị của tôn giáo vẫn nhào nặn và uốn nắn tư tưởng và hành động của chúng ta,hãy nhìn lại ngày chúng ta sinh ra,hãy nhìn lại giáo dục, hôn nhân và ngay cả sự chết đều bị ảnh hưởng của tôn giáo. Tôn giáo đã ảnh hưởng đến sự hiểu biết của chúng ta ngay từ lúc đầu đời đến lúc kết thúc cuộc đời con người, ảnh hưởng tới khả tử và bất tử. Tôn giáo đã dìu dắt hướng dẫn chúng ta trên những chủ đề về tình yêu,về lòng nhân từ bác ái,về đức tin,về công chính và tình người,về tình bằng hữu và công lý. Những ảnh hưởng của tôn giáo này được nhìn thấy quá rõ ràng nơi các bậc tiền nhân thuộc hàng ngũ Pilgrims va Puritans của chúng ta là những người đã băng mình qua Đại Tây Dương để tìm đến HK và Thế Giới Mới VÌ LÝ DO TÔN GIÁO—là tự do tôn giáo của các bậc tiền bối của chúng ta—và họ đã tìm thấy một mảnh đất bao la để phát triển một Thế Giới Mới và một quốc gia của Thánh kinh. (Bible commonwealth)
Theo quan điểm của truyền thống Kito-Do Thái giáo,thế giới mà ở đó con người sống không có trật tự,không có mục đích và không có ý nghĩa. Tạo Hóa hay Thiên Chúa hay Thượng Đế đã sáng tạo ra thế giới này và tạo ra con người,do đó mục đích tối hậu của Tạo Hóa phải được thành tựu viên mãn (fulfillment). Trong những mục đích là sự mặc khải luật lệ về Trời Đất đã dậy các tiên tri cũng là người như mọi người trên trần thế này. Những luật lệ này đã tìm thấy trong Cựu Ước và Tân Ước,và đã tóm lược và cô đọng thành “Mười Điều luật căn Bản của Luật Gia Ước— The ten Commandments. Trước đây VN dịch là 10 Điều răn),Và Bài Giảng Trên Núi (the sermon on the mount).
Những luật lệ này đã đưa đến cho thế giới con người về cả mặt văn chương và tinh thần để hướng dẫn và soi sáng cho cộng đồng chính trị toàn cầu (global political community) và được quảng bá khắp mặt đất các luật và tinh thần của tôn giáo vớt tất cả ý nghĩa đế từ trời đất vũ trụ thiện nhiên.
Con người chớ nên nhắm mắt của họ lại và phê bình diễn dịch mang tính đối nghịch lại với những lời đầy ý nghĩa mà Trời đất đã phán ra. Những diễn dịch đầy tính cách phản bác xung khắc đã diễn ra suốt dòng lịch sử của HK. Tuy nhiên điều lầm lẫn quá lớn lao là con người đã chú tâm tới những xung khắc,đối nghịch để quay lưng chối bỏ lạnh lùng sự đồng thuận của tôn giáo (religious consensus),và chính vì lý do đó phải thấy được trọn vẹn tầm mức quan trọng về sự đóng góp của truyền thống tôn giáo của Kito- Do Thái giáo. Hơn thế nữa từ những tương khắc phải nghĩ đế chỗ tương hòa (mutual harmony),đó là cái giá trị đóng góp lớn lao cho sự thành công của dân chủ.
Nền móng căn bản nền tảng quan trọng nhất chính là phạm trù đạo đức trong trật tự dân chủ của HK ,đó là—phải có quan niệm rõ ràng về sự chính trực liêm chính trong phẩm chất của mỗi con người (integrity),với tất cả những phẩm chất cao quý ấy—phẩm giá,phẩm hạnh và phẩm tính bắt nguồn từ một gốc rễ vững mạnh trong vòng cương tỏa của truyền thống Kito-Do Thái giáo của chúng ta. Con người đã được tạo dựng nên từ Thiên Chúa và con người có một giá trị rất lớn lao (precious). Tâm hồn hay linh hồn của họ là một gia sản quý giá mà Thiên Chúa rất quan tâm lo lắng. Phẩm tính của họ phải là biểu tượng nơi Thiên Chúa hiện diện và phải thành tựu các điều luật mà Thiên Chúa đã phán truyền.Sự lớn dậy của con người phải thích nghi với khuôn mẫu của Tạo Hóa là sự kiện chính nơi phẩm tính và nhân cách của con người. Những phán đoán của con người phải đúng với quan niệm tốt đẹp về đời sống trong trời đất thiên nhiên. Vì vậy con người phải phấn đấu để tiến đến sự hiểu biết vế THIÊN TÍNH CỦA CON NGƯỜI NGAY TRONG BẢN CHẤT TỰNHIÊN của họ—sự chết của họ; sự bất tử của linh hồn họ;khả năng vươn tới siêu việt của họ,sự kiêu căng hợm hĩnh của họ,sự đam mê,sự khiêm cung và nỗi sợ hãi—Và những câu châm ngôn hoặc các luật lệ nghiêm minh đã được làm sáng tỏ để hướng dẫn đời sống. Những quan niệm này,những hiểu biết này,những lời vàng ý ngọc trong châm ngôn có thể tìm thấy trong Thánh Kinh. Thánh Kinh đưa ra những nền tảng căn bản—như luật lệ đã tuôn chảy từ Trời cao (divine law) dẫn đến luật lệ thiên nhiên và dẫn đến luật công minh (positive law)—SAU ĐÓ THÀNH HIẾN PHÁP của xã hội con người VÀ THÀNH LUẬT LỆ CHO CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ của họ.
Truyền thống của Kito-Do Thái giáo đã đưa đến cho những người cha lập quốc HK với những sự tin tưởng và bao kinh nghiệm để làm thành một đức tin mãnh liệt rằng quốc gia của họ đã có một bản Hiến Pháp sao chép đúng luật lệ của vũ trụ thiên nhiên. Hiến pháp này đã đem đến sự sống cho con người và quốc gia của họ một ý nghĩa sâu thẳm lớn lao. Luật đó đã thắp sáng lên cái quyền hạn nguyên thủy của con người,đến sự phát triển. Đó là luật đã thành lập nên xã hội dân sự bởi một truyền thống thiêng liêng của đất trời.VÀ LUẬT ĐÓ MANG ĐẾN HY VỌNG CHO NHỮNG AI GIỮ LUẬT TRONG TRẬT TỰ CỦA TRỜI ĐẤT. HIẾN PHÁP NÀY,CÓ THỂ LÀM THÀNH Ý NGHĨA CHO MỤC ĐÍCH CỦA CON NGƯỜI. VÀ CÁC FOUNDING FATHERS TIN TƯỞNG VÀO HIẾN PHÁP CỦA VŨ TRỤ THIÊN NHIÊN. Họ cũng tin tưởng vào vạn vật đang vận hành trong vũ trụ với tất cả ý nghĩa tuyệt hảo của trời đất,ở đó có một thứ THẦN KHÍ hay NĂNG LỰC có thể làm thăng hoa siêu việt bất cứ cá nhân nào,phe nhóm nào và quôc gia nào. Khi họ thừa nhận một quyền năng có thể nói rằng hữu lý cho sự trung thành tối cao của họ về những vấn đề tối hậu mà họ ưu tư. Họ tin vào ĐẤNG CAI QUẢN VŨ TRỤ (the ruler of universe),đấng đã phán truyền cho con người bước theo luật của Đấng Tạo Hóa và luật ấy cũng là luật yêu thương dành cho con người hồng ân và hào quang của Thượng Đế. Họ đã hiểu là quyền tối thượng là ở nơi Thiên Chúa,không chỉ đòi hỏi con người phải sống tốt đẹp,mà còn sống thánh thiện,không chỉ sống trong thanh bình an lạc,mà sống trong sáng tạo (creative life). Không chỉ đơn thuần tôn kính Thiên Chúa.cha mẹ,đồng bào,mà còn sống với sự công chính của Thiên Chúa trong đời sống quốc gia.
Vì vậy Thánh Kinh đúng là MỘT ÁNH SÁNG SOI ĐƯỜNG CHO ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG NGƯỜI MỸ sống trên đất thuộc địa của Anh. Thánh Kinh đã xây dựng nên những tiêu chuẩn đạo đức cho các nhà ái quốc tiền bối trong thời thuộc địa cũng như trong thời Cách Mạng,đó là những con người đã nhận được mệnh lệnh (commandment) để thực thi công lý và yêu thương nhân từ và bước một cách khiêm cung từ tốn bên cạnh Thiên Chúa. Hòa bình được xiển dương,tự do được mở hội đăng hoa,và lấy công lý để vỗ về an ủi băng bó vết thương cho đời. Những cấm đoán để chống lại tinh thần tôn thờ ngẫu tượng và bái vật đã được vẽ xuống không chỉ đơn thuần làm nản chí đa số con người có khuynh hướng thờ lạy tà thần,hay chết đi vì lòng kiêu hãnh của họ,hoặc chống lại lối sống dối trá điêu ngoa,lừa gạt trí trá và độc địa làm vẩn đục tâm hồn. Thánh Kinh được viết ra để hướng dẫn con người viết hoa trên sự thành tựu viên mãn của họ trong đạo đức,luật lệ,giáo dục,y khoa và cả nghệ thuật. Nói một cách ngắn gọn, Thiên Chúa đang cai quản tất cả mọi sự trong vũ trụ—truyền mệnh lệnh cho con người,kềm hãm bất tinh thần tôn thờ ngẫu tuợng và bái vật trong tôn giáo,trong chính trị văn hóa;đưa đến cho con người một viễn kiến ở đó những lưỡi gươm sẽ uốn thành lưỡi cầy,và cung tên được cắt ra để làm lưỡi câu.
Vì thế,truyền thống Kito-Do Thái giáo đã cung cấp một sự hướng dẫn cho những con người khả tử. Thánh Kinh cung cấp một tiêu chuẩn để giúp con người xét đoán mọi hành động,và Thánh Kinh cũng giới thiệu một tinh thần cao cả đã ăn sâu lan rộng trong cộng đồng chính trị. Truyền thống này là một lực lượng chính yếu và cần phải được thấu triệt bởi những ai muốn tìm hiểu gia sản tinh thần dân chủ của nước Mỹ.
CHÍNH MỐI TƯƠNG QUAN MẬT THIẾT NÀY VỚI TRUYỀN THỐNG KITO-DO THÁI GIÁO ĐÃ TRỞ THÀNH QUAN NIỆM NỀN TẢNG CHO NHỮNG LÝ THUYẾT CHÍNH TRI CỦA VĂN MINH DÂN CHỦ HOA KỲ.
LUỒNG ÁNH SÁNG THỨ HAI
2—-THÁNH KINH VÀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP TRONG CÁCH MẠNG HOA KỲ 1776.
Theo Neal Riemer cho biết, truyền thống Kito-Do Thái giáo đòi hỏi rằng tất cả con người phải được tôn trọng như một linh vật của Thiên Chúa và—vì thế,con người cũng được coi như có khả năng thánh thiện và sống một đời sống sáng tạo. Truyền thống đã làm cho đức tin và tín ngưỡng trở thành vững chắc trong tinh thần bình đẳng,bằng cách nhấn mạnh đến sự bình đẳng của tất cả con người trước mặt Thiên Chúa. Hơn nữa, truyền thống đó đã nuôi dưỡng tự do thoát khỏi nô lệ và áp chế là những chủ đề trong Cựu Ước,và tự do thờ lạy Thiên Chúa là một cam kết lịch sử (historical commitment) giữa những người Kito hữu lúc ban đầu,và rồi sau đó giữa người Tin Lành và Công giáo đã tranh đấu với nhau. Thêm vào đó, tinh thần Cha Con của Thiên Chúa đã ngụ ý về tình anh em của nhân loại,và vì thế anh em phải có trách nhiệm xã hội với nhau. Con người thánh thiện và con người sáng tạo là một phần của cộng đồng thánh thiện và cộng đồng sáng tạo.
Truyền thống Kito-Do Thái giáo cũng đề xướng những lãnh vực thích hợp dành cho con người trong đời sống xã hội. Truyền thống đó cũng khước từ chủ nghĩa vô chính phủ (anarchism) và chế độ độc tài. Truyền thống đó đã đưa ra lời cảnh giác như về tháp Babel, đó là chống lại sự kiêu căng vô độ của con người khi họ muốn thành Thượng Đế. Truyền thống đó đã bắt buộc con người—như đã xẩy trong chuyện Adam và Eva—để nhận ra sự khả tử và dễ lầm lạc của họ và để thấy được sự thật đó,sẽ không có lý tưởng vương đạo hay đạo lý chính trị trên quả đất này. Con người cứ lập đi lập lại, vẫn chống lại niềm tin cho rằng xã hội có lý tưởng đạo lý vẫn có thể đạt được, và vì thế đã quay qua bái vật để sống hoàn toàn phàm tục (absolute secularism). Trên thực tế con người vẫn còn nhiều phương cách để tạo nên đời sống tốt đẹp hơn. Đây là ý nghĩa chính yếu của Giao Ước (covenant) của Thiên Chúa với Noah,và tái xác nhận với Abraham,với Moses và các tiên trị sau này. Tinh thần cứu nhân độ thế của Thánh Kinh có thể dẫn đến cuộc phấn đấu để vượt qua sự yếu hèn và bất công xã hội. Điều đó cũng có thể dẫn đến vớ Jesus Christ và sự thực hành bởi con cái của Thiên Chúa (children of God). Vì vậy vẫn có cơ hội lớn lao giữa các tiên tri giả của thế giới phàm tục—và nước Trời,hiện diện thường xuyên trên mặt đất. Phải vứt bỏ quan niệm hẹp hòi do con người làm ra,chỉ đưa con người lún sâu vào tội lỗi. và con người đã chẳng có một nỗ lực nào để xóa bỏ sự thoái hóa hư hỏng của con người. Trong ngắn gọn,con người được chính Thần Khí của Thiên Chúa giúp đỡ để chiến đấu cho một thế giới tốt đẹp hơn,trong luc đó phải nhận thấy rằng một trật tự hoàn hảo không thể nào có được trên trái đất này.
Những điều trình bày ở trên một cách khái quát,có những khác biệt,đôi khi là xung đột khi diễn dịch về truyền thống tôn giáo. Trong trận đồ tranh luận về đức tin; với những người Puritans,lòng nhân từ là điều cần thiết và là điều kiện đủ cho sự cứu chuộc;những năng lực này vào thời của trường phái Calvin là một bằng chứng về sự cần thiết phải có nếu muốn được Thiên Chúa cứu vớt.
Truyền thống Kito-Do Thái giáo đã đem đến một ánh sáng rực rỡ về sự tương khắc âm dương trong vũ trụ thiên nhiên. Và từ đó làm thành tất cả ý nghĩa cho nền văn minh dân chủ của Hoa Kỳ. Có một chân lý để hướng dẫn con người—NHƯNG KHÔNG CÓ CON NGƯỜI NÀO CÓ THỂ CHẮC CHẮN TUYỆT ĐỐI MÀ NÓI RẰNG HỌ NẮM ĐƯỢC TOÀN BỘ CHÂN LÝ.
Con người không có quyền được nghĩ là có quyền cưỡng bách áp đặt lên người khác. Trước Roger William,là Luther Martin cà hai đều tuyên bố: Lương tâm không thể cưỡng bách áp chế (conscience cannot be coerced). Thêm vào đó,chúng ta không được phép quên rằng Luther đã chống lại khối La Mã vì dùng tín lý để cưỡng bách lương tâm con người.
Hơn nữa,truyền thống Kito-Do Thái giáo đặt trọn vẹn lòng trung tín tối cao đối với Thiên Chúa—một Thiên Chúa đã tạo nên một thế giới có Âm và dương tương khắc với nhau không thể nào tránh được giữa Thiên Chúa và độc tài chuyên chế Pharoah,giữa Thiên Chúa và Antiochus,giữa Thiên Chúa và Cesar,hoặc giữa con người và giáo hội của ngẫu tượng. Truyền thống đòi hỏi sự tự do thờ lạy Thiên Chúa—Thiên Chúa đã giúp để hướng dẫn con người có một môi trường chính trị (political accommodation)mà chúng ta gọi là chính quyền được hiến pháp qui định. Chính quyền phải giới hạn quyền hành với lương tâm tôn giáo . Những giới hạn quyền hành như thế xuất hiện trong lý thuyết chính trị,rồi sau đó trong thực hành. Kết quả là Tinh Lành và Cộng giáo đã có chiến tranh,trong gia đình của các quốc gia Kito giáo tại Tây Âu. Những người Tin Lành tìm kiếm tự do tôn giáo cho riêng họ nên đã chống lại khối Công giáo,và trên chiều hướng đối nghịch xung đột đó,NHỮNG LÝ THUYẾT CHÍNH TRỊ,XÃ HỘI ĐƯỢC KHAI TRIỂN ĐỂ XỬ DỤNG HIẾN PHÁP CHỐNG LẠI ĐỘC TÀI VÀ CỔ SÚY SỰ BẢO VỆ TỰ DO CHÍNH TRỊ VÀ TỰ DO TÔN GIÁO.CHÍNH TẠI ĐÂY TRUYỀN THỐNG TÔN GIÁO CỦA TÂY PHƯƠNG NỐI KẾT VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾN PHÁP.
Cuộc chiến tranh vĩ đại này đã nối kết Thánh Kinh với những lý thuyết chính trị xã hội xuất phát từ truyền thống Kito-Do Thái giáo dẫn đến tư tưởng là lương tâm không thể bị áp chế,từ đó đưa đến sự phát triển và bảo vệ tôn giáo từ Tu Chính Án đầu tiên trong Hiến Pháp HK. Tại HK chúng ta đã giải quyết được phần lớn vấn đề đã đưa đến sự xung đột giữa tôn giáo và chính trị đầy tính cách phá hoại,bằng cách nhận ra rằng nhà nước và chính quyền không thể độc đoán ra lệnh cho người dân sẽ thờ lạy hay không thờ lạy như thế nào. Hơn thế nữa,ngay trong phạm vi quyền lực được chỉ định là chính quyền chỉ có thể hành động đúng vai trò là bảo vệ cho cuộc chơi được áp dụng thật công bình.
Neal Riemer giải thích như sau: Nơi đây,tôi không lý luận rằng tôn giáo là yếu tố duy nhất đã đưa đến sự phát triển hiến pháp. Nhưng chắc chắn,không có truyền thống tôn giáo và với bao tranh chấp xung đột nhau ngay trong cộng đồng tôn giáo—như thế thì phát triển hiến pháp sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Mặt khác Thánh Kinh đã dậy con người rằng phải vâng theo nhà đương quyền, “hãy trả những gì của Cesar về cho Cesar…” Cả hai điều luật đều xuất phát từ đấng cai quản vũ trụ (supreme Ruler) là người nhìn nhận những quyền hành của quốc gia và đòi hỏi sự tuân phục của người dân—trong ý nghĩa công chính và chính thống (legitimate realm). Hơn nữa,nếu không có quan niệm về Đấng Tối Cao cai quản vũ trụ để chống lại việc tôn thờ ngẫu tượng và bái vật thì làm gì có sự xung đột giữa việc thờ lạy của chính giáo trong tôn giáo và những mệnh lệnh của nhà nước,giữa Thiên Chúa và Cesar.
Xa hơn nữa,truyền thống Kito-Do Thái gíao nhìn nhận rằng nhưng xung đột tương khắc ăn sâu trong gốc rễ tự bản chất tự nhiên của con người. Trong những chuyện trong Thánh Kinh đã nói về Cain và Abel,Jacob và Esau,Josepth và anh em của ông,đây chỉ đề cập đến ít chuyện điển hình và chúng ta đã được nhắc đi nhắc lại,những xung khắc đối nghịch như thế không thể nào bôi xóa được hoàn toàn,tự do của con người và tính chất đa dạng không thể bỏ được. Tuy nhiên,những xung đột nghiêm trọng trong tôn giáo,cũng như trong chính trị—cộng đồng phải giảm thiểu tối đa đừng để cộng đồng bị xé tan ra từng mảnh
ĐÂY LÀ BÀI HỌC CHÍNH YẾU CỦA THÁNH KINH
cNeal Riemer cho rằng, Sự tranh đấu chỉ an toàn trong một khung cảnh như các lý thuyết gia gọi là “NỀN TẢNG CỦA SỰ ĐỒNG THUẬN” (fundamental consensus). Trong truyền thống Kito-Do Thái giáo với những nền tảng thiết yếu này phát sinh từ luật của Thiên Chúa,và nền tảng đó được để vào cung thánh của luật,và trong tình yêu của Thiên Chúa,con người được lệnh truyền rằng, họ có một tâm hồn tự do và một thân xác tự do,họ được thừa nhận là có quyền thực thi những quyền năng của con người,họ phải tuân phục mọi thủ tục pháp lý (due process of law),họ kệu gọi tinh thần của một cộng đồng thánh thiện (holy community),tinh thần để gắn bó tất cà con người lại với nhau trong sợ giây thiêng liêng của tình anh em,một tinh thần nếu không có những con người sẽ trở thành thú dữ tham mồi (beast of prey). Chỉ đến khi nào con người có một thỏa ước trên những nến tảng căn bản đó mới có thể thực hành được sự minh triết của một thứ Salomon đã dùng trọn vẹn sự sáng suốt để phân xử trong các cuộc tranh dành xung đột trong xã hội của con người. Sự khôn ngoan và sáng suốt của chính trị cốt yếu trong những quyết định chính trị,cốt yếu nhất là trong những quyết định phân xử giữa những khiếu nại trong các phe đối nghịch như Salomon đã thể hiện tính cao cả và đưc dộ của truyền thống tôn giáo.
Truyền thống Kito-Do Thái gíáo cũng thắp sáng trong gia sản mà HK đã kế thừa với một trách vụ chính trị (political obligation). Sự tối cao nhất là dành cho Thiên Chúa.Sự tôn thờ ngẫu tượng và bái vật của nhà nước quốc gia,thương mại,nghiệp đoàn lao động,hoặc kiêu hãnh về của cải vật chất là chất đầy tội lỗi. Không có quyền năng nào trên trần gian này có thể độc quyền bắt chúng ta phải tuân phục. Lương tâm của mỗi cá nhân đều chứa thông điệp của Thiên Chúa,chính lương tâm phải có quyết định việc phải vâng theo ai và vâng theo cái gì ? Đây là một gánh nặng của lương tâm của mỗi cá nhân. Không nên ôm đồm nặng nề,bởi vì lương tâm được thắp sáng và được chia sẻ bởi cả một cộng đồng tôn giáo.
Neal Riemer tiếp tục giảng giải: Truyền thống Kito-Do Thái giáo đã đưa đến một quan điểm để đem ra thử nghiệm tốt đẹp trong bối cảnh của Thế Giới Mới. Khi cố tinh tình nhấn mạnh đến khía cạnh truyền thống Kito-Do Thái giáo từ đó chúng ta có thể nhìn rõ hơn trước cái ánh sáng của lịch sử HK…Truyền thống này xét lại cẩn thận nguồi gốc của tình trạng hiện tại và tương lai đưa đến cho chúng ta triết lý về lịch sử,từ căn bản đó sẽ dùng để xét đoán những bài học lịch sử. Truyền thống tiên tri đã từng thích hợp cho mọi thời đại,và vẫn còn thích hợp cho hoàn cảnh hiện nay. Phải chăng chúng đang đứng trước những hiểm nguy chết người ? Tại sao ? Viễn kiến nào cho hiện tại và tương lai về những cố gắng thoát ra ngoài những hình ảnh hãi hùng của sự chết. Truyền thống tiên tri đã cung cấp một tinh thần để tìm kiếm phần còn lại—chính là sự sống của con người đã được gợi lên cảm hứng bởi tinh thần,và đã được duy trì trong lịch sử truyền thống. Sức mạnh còn lại từ một niềm tin tưởng rằng truyền thống đã có những đòi hỏi là dưới sự cai quản của Thiên Chúa là đời sống vật chất tinh thần trong sạch,nỗ lực sáng tạo,và công lý xã hội,và sự chiến thắng của công lý,nếu không bảo đảm trong đời sống của chúng ta và trong thế gới này.
Trong nỗ lực định giá lại những giá trị,nhân cách và chính sách xã hội của nền chính trị dân chủ HK. Điều dễ dàng thường xảy ra là người thường không chú tâm đến sự cung cấp thiết yếu nhất của truyền thống Kito-Do Thái giáo đã đưa đến ba giá trị,nhân cách và chính sách xã hội.
Sự cung cấp này,dĩ nhiên đã được sàng lọc từ tư tưởng chính trị,xã hội,kinh tế của thế kỷ 16,17 và 18 đó là gia sản đặc biệt của lịch sử hiến pháp nước Anh. Vì thế,KHÔNG CÓ SỰ HIỂU BIẾT VỀ KITO-DO THÁI GIÁO,CHÚNG TA KHÔNG THỂ NÀO HIỂU ĐƯỢC NỀN DÂN CHỦ HOA KỲ cũng như người ta không thể nào hiểu Ấn Độ nếu không hiểu Ấn Độ giáo. Trunh Hoa có Khổng giáo,hoặc Liên Banh Sô Viết có chủ nghĩa Marxist. Một vấn đế then chốt nhất là sự đa nguyên tôn giáo (religious pluralism) đã đưa đế đòi hỏi phải có tự do tôn giáo và sự tách biệt Giáo Hội ra khỏi chính quyền,khỏi nhà nước. Những đáp ứng như thế là phần rất khó nhìn thấy trong thể nghiệm dân chủ HK.
LÝ THUYẾT CÁCH MẠNG VÀ TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP CỦA THOMAS JEFFERSON
Những nhà cách nạng HK là những luật sư đầy tài năng,những nhà tổ chức đại tài,và những nhà truyền bá tư tưởng lỗi lạc đó—là con người đã xử dụng tất cả các loại võ khí có chứa đựng trong Hiến Pháp,trong lịch sử,và đạo lý và triết lý để đưa ra lý thuyết cách mạng. Để hiểu trọn vẹn lý thuyết cách mạng HK thì phải thắp sáng lên được con người mới—đó là người Mỹ,và những quan niệm mới về con người đối với tự do và chính quyền do chính dân cai trị mình,chúng ta có thể tìm đế với Thomas Jefferson. Ông không chỉ cô đọng những tư tưởng chính trị vào năm 1776 mà còn tiếp tục phát huy và xử dụng suốt đời ông.Đó là LÝ THUYẾT CÁCH MẠNG DÂN CHỦ LIÊN TỤC.
Những giá trị dân chủ trong vương quốc của tự do—và những cứu cánh lớn lao của nền dân chủ HK,đã được tóm lược trong những câu lừng lẫy bốn phương trời trong Tuyên Ngôn Độc Lập. Đó ba khía cạnh: ĐỒI SỐNG,TỰ DO VÀ QUYỀN TÌM KIẾM HẠNH PHÚC. Thomas Jefferson không loại trừ quyền tư hữu cũng như những quyền bất khả chối từ (alienable rights) mà ông còn mở rộng đến NGƯỜI DÂN LÀ NỀN TẢNG CỦA QUỐC GIA,để mở cửa ra,và giũa các cánh cửa,có nhiều cửa thì sẽ có nhiều người bước vào. Ở đây cách mạng có liên quan đế lý thuyết chính trị cách mạng HK là một cuộc cách mạng bảo thủ( conservative revolution) trong ý nghĩa là tìm và bảo vệ những quyền tự nhiên của con người,và những quyền đặc biệt của người dân Anh—chính quyền do chính dân cai trị lấy mình (self goverment),kiểm soát thuế má,áp dụng thủ tục pháp lý,xét xử tội phạm theo bồi thẩm đoàn nhân dân. Những sự diễn dịch,giải thích để đưa đến những quyền và đưa đến sự bảo vệ là một bước xây dựng dân chủ—mở rộng cho người dân tham gia vào chính quyền và mở rộng sự hiểu biết với những bảo vệ và những quyền căn bản cho tất cả người dân.
Tiếp tục đáp ứng lại sự đòi hỏi của sự sống,tiếp tục mở rộng đế quốc tự do. Vì thế,Jefferson đã đưa ra những lời giải thích thật cặn kẽ về “đời sống,sự sống,quyền sống,về tự do và quyền tìm kiếm hạnh phúc. Ngay vào năm 1774,một bản tóm lược quan điểm về quyền của những người Mỹ gốc Anh tại các thuộc địa Anh đã viết xuống,và chính quyền của Anh chỉ có thể coi đó là lý thuyết cách mạng với nội dung phong phú của Jefferson—họ là thứ quốc phụ của vùng đất thuộc địa đã nắm giữ và thực thi “ một thứ quyền mà thiên nhiên đã đưa đến cho tất cả con người “,họ bỏ nước ra đi từ nước Anh trên một hành tình để tìm tự do và đất sống mới,và ở đó họ sẽ thành lập những xã hội mới,với những luật pháp mới,những luật lệ mới, với họ dường như phải đề cao cho hạnh phúc chung của một xã hội (public happiness). Nơi mảnh đất này, Thomas Jefferson đã cho rằng, những người sống trên vùng thuộc địa tại HK,chỉ lập những gì mà tổ tiên Saxon đã từng làm khi họ tiến về từ rừng núi hoang vu tại phía bắc Âu Châu để nắm lấy những phần đất tại Anh.
Mặc dù là nước Mẹ nhưng nước Anh không có quyền tối thượng với HK.
Trong ngắn gọn,Jefferson đã tuyên bố sự khai sinh ra một quốc gia tự chủ,tự trị và tự cai trị lấy chính mình trong Đế Quốc Anh phải được coi như đó là quyền tự nhiên (natural right). Ông đã quan niệm rằng những thuộc địa được coi như môt quốc gia “tự do”và”độc lập” với quyền hành tối thượng trên chính sinh mệnh của họ. sự liên hệ với nước Anh là một sự tự nguyện đặt trên tinh thần song phương tương kính trên mối liên hệ. Quyền lực của Vua và quyền lự của Nghị Viện phải đặt trên sự ưng thuận của thuộc địa. Sự vi phạm vào quyền tự nhiên của thuộc địa,nếu vi phạm những quyền để thay đổ và quyền chấp thuận của người Mỹ gốc Anh,thì mối liên hệ với ước Anh sẽ bị đe dọa. Nếu những thương tổn của Hk không được đền bù thì tinh huynh đệ và tình liên đới với đế Quốc Anh sẽ sụp đổ.Và các thuộc địa tại HK sẽ đoàn kết lại để bảo vệ những quyền của họ—nếu cần thì sẽ có những biện pháp mạnh.
Thật quá rõ ràng, Jefferson đã mạnh bước để tiến tới sự độc lập trọn vẹn cho HK. Trong Tuyên Ngôn Độc Lập,Jefferson đã cô đọng lại thành một dòng của triết lý cách mạng của HK. Nơi đây chúng ta nhận thấy rằng con người không thể tách rời những giá trị ra khỏi những quan niệm của ông về sự giới hạn quyền hành,nỗ lực then chốt là hoàn tất những mục đích,những vai trò trong hệ thống chính trị,những luật lệ trong một mội trường chính trị (political accommodation). Jefferson viết trong Tuyên Ngôn Độc Lập,
“Chúng tôi nắm vững sự thật hiển nhiên(self evidence)đã cho thấy rằng con người đã được Đấng Tạo Hóa ban cho những quyền không thể chối bỏ được,giữa những quyền đó là quyền sống,quyền tự do,và quyền tìm kiếm hạnh phúc,để bảo đảm cho những quyền đó những chính quyền đã được thành lập nên giữa đời sống con người,chính quyền xuất phát từ những quyền hành chân chính và đến từ sự ưng thuậ của người dân được cai trị; bất cứ khi nào dưới bất cứ hình thức chính quyền nào có sự phá hoại các cứu cánh đó,người dân có quyền đưa đến sư thay đổ chính quyền hay loại trừ chính quyền đó,và xây dựng nên một chính quyền mới,đặt trên nguyên tắc nền tảng như thế,và trên những hình thức quyền hành như thế. Đối với quan điểm của người dân là được sống trong một đời sống an toàn và hạnh phúc…
Trong một trường hợp xảy ra tại Virginia—với sự lớn mạnh của cách mạng trong ý nghĩa phá bỏ những quan niệm sai lầm đã dẫn đến bách hại tôn giáo,và cách mạng HK đã mở ra một cánh cửa để cho HK vứt bỏ quá khứ để đưa đến sự bao dung tôn giáo và tự do tôn giáo. Triết lý chính trị của Jefferson đã tạo được một điểm chính yếu chó lý thuyết cách mạng liên tục của dân chủ.
Dự luật của Jefferson đưa ra để đưa đến tự do tôn giáo đã được đệ trình quốc hội Virginia vào June 13-1779,nhưng không được thông qua cho đến 1786 có đoạn như sau: “ Thiên Chúa toàn năng đã tạo nên những tâm hồn tự do,và đã cho thấy ý chí tối cao của tự do…tự do sẽ được duy trì…” Đâ là điểm khở đầu của Jefferson. Theo ông, công trình của Thiên Chúa không phải là áp đặt bằng vũ lực,mà bằng sự khám phá của lý trí mà thôi. Vũ lực là “ tội lỗi và độc tài ” đã cưỡng bách con người cung cấp tiền bạc,tuyên truyền những ý kiến mà con người không tin và thù ghét. Jefferson đã tìm kiếm một nơi cho tôn giáo thoát khỏi vòng tay quyền lực của nhà nước,và để làm thật sáng tỏ rằng: “những quyền dân sự của chúng ta không lệ thuộc vào ý kiến của tôn giáo”.
Năm 1787,Thomas Jefferson đã mạnh mẽ kêu gọi đưa thêm vào Hiến Pháp đã được đề nghị về :DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN “ (the Bill of Rights) có xác nhân thật rõ ràng: Tự do của tôn giáo,tự do báo chí cần được bảo vệ để chống lại quân đội hiện hành,hạn chế quyền hành của chính quyền.
Mối ưu tư của Jefferson được coi là một sự liên kết sống động giữa hai thành tố của chế độ dân chủ—dân tự cai trị (poupular ruler) là những quyền căn bản của dân. Chính quyền của dân đòi hỏi có sự bảo vệ những quyền căn bản;bởi vì không có tự do ngôn luận,tự do báo chí,và các cuôc bầu cử,sự kiểm soát chính quyền của dân không thể nào thực hiện được,và chính quyền với sự ưng thuận của dân sẽ thành vô nghĩa. Chối bỏ những quyền đó đối với những ai nắm quyền hành,người dân sẽ bị xô đẩy đến cách mạng đẫm máu (revolution and blood),từ đó dẫn đến thảm họa cho Thử Ngiệm Dân Chủ. Sự hỗn loạn của cách mạng “sẽ đưa đến sự tồi bại xấu xa chống lại chính quyền cộng hòa”…rằng con người không thể bị cai trị bằng roi sắt (the rod of iron).
Cũng trên tinh thần đó, Jefferson đã tuyên bố vào năm1788 như sau:
“Tôi sống cho tự do của tôn giáo,và chống lại tất cả những toàn tính âm mưu để hợp pháp hóa một giáo phái này thống trị giáo phái khác; vì tự do báo chí,và để chống lại tất cả những vi phạm hiến pháp bằng vũ lực và không phải bằng lý trí để kêu nài thỉnh nguyện hoặc phê bình chỉ trích chân chính hay bất chính,người dân của chúng ta sẽ chống lại những người đó”
“Tôi có lời thề trên bàn thờ của Thiên Chúa ( I have sworn upon the altar of God),ong đã tuên bố như thế: “ một sự thù ghế triền miên để chống lại tất cả mọi hình thức độc tài trên trí tuệ và tâm hồn con người”.
Đây là sự hiểu biết chưa từng có về tự do đã đưa đến một động lực mạnh mẽ cho cách mạng làm cho đa số người dân thực thi quyền hành chính trị quốc gia. Đó là “CÁCH MẠNG”,bởi vì chưa bao giờ có những quyền căn bản lớn lao và rộng rãi như thế được xây dựng lên nhân danh khát vọng của phần dông con người . Từ đó đưa đến niềm tin tưởng cho tự do và một chính quyền của dân,con người không còn phải sợ hãi về tương lai,vì một chính quyền như thế đã thoát thai ngay trong lòng của tự do,là một thứ tự do mạnh mẽ vô biên. Tự do đó có đủ sức mạnh cho phép mọi người đồng ý hay không đồng ý. Thomas Jefferson cho rằng: “ Tôi biết có một số người lương thiện sợ rằng một nền cộng hòa không đủ sức mạnh. Nhưng là người ái quốc lương thiện,với tất cả kinh nghiệm thành công,đó là huy bỏ một chính quyền không để cho chúng ta tự do và có quyền phán đoán,trên lý thuyết và một cái nhìn dự phóng cho tương lai,chính quyền đó là hy vọng lớn nhất cho toàn thể thế giới,có thể cần phải có năng lực để bảo vệ chính nó. Tôi không tin— đi ngược lại chiều hướng đó là một chính quyền mạnh nhất trên mặt đất.
Trên tinh thần đó, Jefferson đã tóm lược vào 1801 những nguyên tắc cách mạng trong thể nghiệm dân chủ và trắc nghiệm trong cuộc tranh đấu dành độc lập TINH THẦN LIÊN BANG VÀ TINH THẦN QUỐC GIA CỘNG HÒA. (federal uion of republican nations).
“ Bình đẳng và thực thi công lý cho tất cả con người,dù bất cứ tinh trạng nào,sự thuyết phục về tôn giáo hay chính trị,chủ trương hòa bình,hợp tác thương mại và tình bạn lương thiện với tất cả các quốc gia…hỗ trợ các chính quyền tiểu bang trong tất cả quyền hạn của họ,như một guồng máy chính quyền đầy năng lực lo lắng cho sự sống người dân trong nội bộ quốc gia,và bảo đảm sức mạnh để chống lại những kẻ muốn kình chống lại khuynh hướng cộng hòa. Sự bảo vệ chính quyền trên tổng quát trong phạm vi hiến pháp qui định,như một cái neo để bảo đảm cho sự thanh bình của chúng ta trong nước nhà và tại hải ngoại. Lo lắng thật chu toàn về quyền bầu cử của toàn dân—hãy nhẹ nhàng sửa chữa lại những lạm dụng quyền hành đã bị thủ tiêu bởi những lưỡi gươm cách mạng…Phải tuyệt đối trông cậy vào những quyết định của đa số—đó là nguyên tắc sinh động của các nước cộng hòa,từ đó không cần phải réo gọi vũ lực…phải kỷ luật chặt chẽ quân đội, đó là phương tiện tối ưu để bảo vệ sự thanh bình,và sửa soạn cho chiến tranh,cho đến khi nào có thể trông cậy vào quân đội. Phải làm thật rõ ràng quyền hành dân sự đối với quyền hành quân đội,đối với nền kinh tế mà xã hội phải có để chi phí,lao động có thể là một gánh nặng nề,phải để ý đến sự trả nợ sòng phẳng,và BẢO VỆ SỰ THIÊNG LIÊNG CỦA ĐỨC TIN TRONG XÃ HÔI, khuyến khích canh nông và thương mại cũng như thủ công nghệ,cung cấp tin tức và hay đưa ra tòa tất cả sự lạm dụng,trước sự xét đoán của lý trí của cả xã hội; tự do tôn giáo,tự do báo chí;tự do của mỗi người cũng phải dược bảo vệ habea corpus, và được xét xử bởi bồi thẩm đoàn nhân dân được tuyển chọn kỹ lưỡng. tất cả những nguyên tắc được lập nên như những ngôi sao sáng chiếu lung linh trước mắt chúng ta,và hướng dẫn chúng ta bước đi trong thời đại cách mạng và cải cách.”
LUỒNG ÁNH SÁNG THỨ BA
3—TRUYỀN THỐNG KITO-DO THÁI GIÁO VÀ HIẾN PHÁP HOA KỲ.
Theo Skousen cho biết thì các nhà lập quốc HK muốn tìm hiểu xem hệ thống chính trị nào đạt được ba điều: PHỒN VINH,THỊNH TRỊ và THANH BÌNH AN LẠC ? Nhưng họ nhận thấy tất cả các hệ thống chính trị không có hệ thống nào đạt được ba giá trị đó. Nhìn chung quanh khắp thế giới gần như tất cả các chính quyền được lập nên để bóc lột người dân và dìm họ xuống nghèo đói và khổ đau,và khai thác các tầng lớp trẻ làm mồi cho chiến tranh xâm lăng các nước lân bang. Chưa có một chính quyền hiện hành nào được tổ chức để đem đến phồn vinh,thịnh vượng và thanh bình thịnh trị cho người dân.
Muốn đạt được những mục đích cao cả ấy,các Founding Fathers HK nhận thấy trong thời hiện đại đều đã quay lưng và chối từ những nguyên tắc Đạo Lý cổ đại xa xưa nên đạo đức suy đồi,nhân tâm ly tán,con người chạy theo tôn sùng khoa học và vật chất nên xã hội và chính quyền không tôn trọng tự do,bình đẳng và công lý. Các nhà lập quốc HK trái lại tìm mọi cách để học hỏi và nghiên cứu để phục hồi lại những nguyên tắc Đạo Lý mà cai trị dân và tổ chức chính quyền với NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẠO LÝ CỔ XƯA (the ancient principles) để viết nên một mô thức chính trị tương tự như mẫu mực toán học và khoa học,vì thế mới có môn khoa học xã hội và khoa học chính trị (social science and political science) để tổ chức chính quyền và hệ thống chính trị quốc gia. Định hướng và chủ đạo của họ khác hẳn với các quốc gia Âu Châu, và lại càng khác biệt sâu xa với các hệ thống chính trị trên toàn thế giới. Họ phục hưng lại các giá trị Đạo Lý cổ đại xa xưa thay vì phát minh ra cái gì hoàn toàn mới mẻ của thời hiện đại. Sau khi đã khám phá ra những “nguyên tắc Đạo Lý ngàn năm”,điều cần thiết là phải có QUỐC DÂN ĐẠI HỘI SOAN THẢO HIẾN PHÁP để sắp xếp lại làm sao cho phù hợp với như cầu của thời đại mới.
Skousen viết tiếp: “ Đúng như Clinton Rossiter đã viết,không thể có hạnh phúc khi không có tự do,không có tự do nếu không có chính quyền của dân do dân và vì dân,không thể có chính quyền mà không có hiến pháp,không thể có hiến pháp mà không có đạo đức—tất cả những điều tốt đẹp này không thể nào thành tựu được mà không có ổn định và trật tự xã hội “.
Sau QUỐC DÂN ĐẠI HỘI SOAN THẢO HIẾN PHÁP, Tử bản Hiến Pháp do chính bàn tay của những nhà lập quốc,đại diện cho 13 tiểu bang của họ—viết xuống. Bản Hiến Pháp này khi được giải thích diễn dịch thì thật chính xác với nguyên bản gốc đã được viết ra. Mặc dù phải có sự thay đổi theo thời gian. Hiến Pháp đã được lập nên để phân phối rộng rãi quyền lực và quyền hành chính trị (political powers) giữa những con người,và để bảo đảm tự do cho từng cá nhân bằng cách tròng vào đó những giây xích trên những tham vọng quá độ,và sự yếu đuối tự nhiên của con người (human nature),đó là thực chất và thực trạng đều giống nhau từ thế hệ này qua thế hệ khac. Các nhà lập quốc hiểu rằng, phải có những giây xích của Hiến Pháp trong thời đại kỹ nghệ,cũng như họ đã làm trong thời đại canh nông có cơ khí hóa ngành trồng các loại cây trái. Các quốc phụ đã nhìn Hiếp Pháp như một Hiến Chương Tự Do của con người và nó sẽ không bao giờ bỏ đi được.
Để ngăn chặn bất cứ một chính trị gia nào đứng để họ phá vỡ những sợi giây xích của Hiến Pháp,sau đó phá hủy cả hệ thống chính trị với sự kiểm soát và giữa thăng bằng cán cân của quyền lực quốc gia (checks and balances). Các nhà lập quốc khẩn thiết kêu gọi những người kế nhiệm và những hậu duệ của họ đừng bao giớ cho Hiến Pháp được thay đổi,bằng các chiếm đoạt hay bóp méo khi diễn dịch và giải thích Hiến Pháp. Hiến Pháp chỉ được thay đổi bằng những tu chính án hết sức cẩn trọng. Tiến trình tu chính Hiến Pháp được thảo ra để cho phép toàn bộ xã hội thảo luận và đưa ra những đề nghị thay đổi.
Skousen cho rằng,để KHAI MỞ TỰ DO CHO TOÀN THỂ NHÂN LOẠI. Qua tất cả những gì đã được viết xuống của các nhà lập quốc cho thấy,họ đều muốc xây dựng nên MỘT NỀN VĂN MINH MỚI CHO TỰ DO DÂN CHỦ,một nền văn minh mà ở đó sẽ không chỉ đưa đến một nền hòa bình.và phồn vinh,thịnh trị và thanh bình an lạc cho chính họ,cho quốc gia của họ,mà còn trở thành MẪU MỰC CHO TẤT CẢ NHÂN LOẠI. ngay sau khi bản Tuyên Ngôn Độc Lập được viết xuống,John Adams đã nhìn thấy BÙNG DẬY MỘT NIỀM HY VỌNG CHO TẤT CẢ CON NGƯỜI như một bông hoa vừa nhú nở trên mảnh đất trinh nguyên của HK. John Adams đã viết:
“Tôi luôn luôn ưu tư về việc xây dựng nên quốc gia HK như một dâng hiến đầy vinh hạnh và đầy kinh ngạc như mở ra một chân trời bao la,và quốc gia này được thành lập nên trong bàn tay của Thượng Đế, hiện đến như một luồng ánh sáng giác ngộ cho kẻ vô minh (illumination of ignorant) với sự giải phóng toàn triệt một phần ách nô lệ của con người trên toàn thế giới.”
Skousen tiếp tục khám phá thêm rằng: trong vòng đúng 180 năm (1607-1787),trong lúc cả Âu Châu quay lưng với quá khứ thủa xưa ngay từ thời Phục Hung thì các nhà lập quốc HK lại hướng cả tâm hồn và trí tuệ của họ về quá khứ cổ đại để học hỏi những nguyên tắc Đạo Lý của Trời cao và Đấng Tạo Hóa để làm nền tảng và ánh sáng dẫn đường cho việc dựng nước và giúp dân ra khỏi tất cả những hình thức trói buộc của kiếp nhân sinh để tiến về khung trời tự do,tự do trong tâm hồn,tự do lương tâm và tự do trong toàn bộ đời sống.
Tuy nhiên.các Quốc Phụ đã cảnh cáo chúng ta rằng,công án của của họ để đạt được tự do có thể mất đi chỉ trong một thế hệ.
Thomas Jefferson đã học văn minh Hy Lạp.La Mã cũng như đã học cả lịch sử Âu Châu và nước Anh. Đặc biệt nhất ông đã đọc rất kỹ Cựu Ước và Tân Ước. Trong lúc học lịch sử cổ đại của Do Thái,Jefferson đã có những khám phá rất lớn lao. Ông đã khám phá thấy thì ra Do Thái đã thực hành được ngay từ thời dựng nước và đó là một chính quyền đại diện dân—một chính quyền của dân,do dân,và vì dân đầu tiên cách đây 3500 năm,nếu so sánh với nền dân chủ phôi thai của Hy Lạp là trên 2000 năm. Đây là một hệ thống chính quyền đầy hiệu năng và hiệu quả (effective and efficient government). Bất cứ lúc nào Do Thái tiếp tục duy trì những nguyên tắc hiến pháp rút ra từ Ten Commandments,tức 10 Điều Luật Giao Ước với Thiên Chúa thì quốc gia của họ bừng dậy rực rỡ như một đóa hoa. Khi họ từ bỏ các nguyên tắc này,thì thảm họa đã đến với họ. Jefferson đã lấy khuôn mẫu hiến pháp của Do Thái đúng như cái mà ông gọi la “những nguyên tắc Đạo Lý cổ xưa” để làm nền móng căn bản nền tảng cho chương trình dựng nước của quốc gia vĩ đại này.
Đồng thời Jefferson cũng vô cùng ngạc nhiên khi tìm thấy dòng giống Anglo-Saxon,tổ tiên của người Mỹ— cũng vẫn còn bảo tồn được” những nguyên tắc cổ xưa” này và họ cũng đi theo đúng tinh thần của những người Do Thái cổ đại.
Thomas Jefferson đã sắp xếp những chương đầu của Tuyên Ngôn Độc Lập tối thiểu là 8 “ nguyên tắc cổ xưa “ mà ông tôn kính. Sau đây là những điểm căn bản của Tuyên Ngôn Độc Lập:
!—-Một chính quyền chân chính phải đặt trên nền tảng là thấy được những sự thật hiển nhiên ( self evidence). Phải nêu rõ sự thật này một cách minh bạch,hợp lý và đạo đức đó là điều đáng tin cậy phải có.
2—chỗ đứng của nhân loại đều bình đẳng tại đây dưới trần gian này là một thực tế trong trời đất. Một điều hiển nhiên là được hưởng luật thiên nhiên,và luật của Thiên Chúa trong vũ trụ thiên nhiên.
3—Sự thật hiển nhiên đó là Tạo Hóa đã tạo dựng nên những con người bình đẳng trong những quyền mà họ có,bình đẳng trước tòa công lý,và bình đẳng trong mọi quan sát,thể nghiệm và trắc nghiệm sự thật.
4—Những quyền này đã được đấng Tạo Hóa ban cho mỗi cá nhân không thể chối bỏ hay mất đi. Và những quyền đó không thể bị tước đoạt hay vi phạm mà không có sự thịnh nộ phán xét của Đấng Tạo Hóa….
5—Ở giữa những quyền quan trọng không thể chối bỏ hay mất đi như quyền sống,quyền tự do và quyền tìm kiếm theo đuổi bất cứ điều gì làm nên sự sống của một con người…
6—Lý do căn bản nhất cho một cộng đồng hay một quốc gia là thành lập nên một hệ thống chính quyền để bảo đảm cho những ai sống trong đó,đó là những quyền của người dân phải được duy trì và bảo vệ.
7—Và bởi vì như thế,kế tiếp là—không có một viên chức hay nhân viên của chính quyền nào có quyền hành gì cả,ngoại trừ người dân đồng ý trao quyền cho họ hoặc cho người đại diện họ.
8—Tiếp theo sau đó là—nếu một chính quyền hoặc là lỗi lầm trong cung cách hành xử chức vụ hay xao lãng bổn phận của mình,không chú tâm bảo vệ những quyền của dân—hoặc tệ hơn nữa,nếu tự chính quyền vi phạm những quyền của dân—nếu như vậy thì bổn phận và quyền của dân là nắm lại quyền kiểm soát những việc làm của chính quyền,và thành lập một chính quyền khác,chính quyền đó sẽ phục vụ dân tốt đẹp hơn.
Các nhà lập quốc HK đã quyết định thúc đảy để có một chính quyền vững mạnh và tốt đẹp. Phải làm sáng tỏ quyền hành thuộc về đâu—giữa nhưng người dân. Để đạt đến mục đích đó phải bước qua bốn bước:
1—Phải tuyên bố về nguyên tắc nền tảng là tất cả quyền hành để cai trị quốc gia nằm hoàn toàn nơi người dân.
2—Mặc dù phục vụ như được bổ nhiệm làm đại diện bởi ngàng lập pháp tiểu bang,họ phải đề nghị một chính quyền nắm lấy quyền để điều hành quốc gia. Nếu có sự ưng thuận của người dân.
3—Để đạt đến điểm này,họ đã đề nghị gởi tới đại hội dự thảo hiến pháp,và nếu được chấp thuận,thì sẽ đệ trình để thông qua bởi những người đã được tuyển chọn trong đại hội bởi người dân.
4—Khi đã được chấp thuận thông qua,hiến pháp sẽ trở thành tiếng nói của người dân (chứ không phải các tiểu bang với quyền tối thượng trong liên bang),và hiến pháp đã làm thành tiếng nói của toàn dân chính là luật tối cao của quốc gia.
Skousen giải thích như sau: hiến pháp mới đã đưa đến một sự phục hồi trọn vẹn tất cả quyền hành chính trị cho người dân,cùng với sự phân phối quyền hành sau đó cho các tiểu bang và quyền hành cho chính quyền liên bang…trên nguyên tắc của hiến pháp này…quyền lực tối cao nằm ở nơi người dân. Nếu họ chọn lựa trao một phần quyền tối thượng của họ trao cho các chính quyển tiểu bang thì họ quyền làm như thế. Nhưng họ nghĩ không có sự an toàn và có gì bất trắc, người dân sẽ nắm lại quyền hoặc sẽ trao cho những người mới để đưa đến sự tốt đẹp cho dân,đó là điều chúng ta phải luôn luôn nhắm tới.
Các nhà lập quốc đã liên tục nhấn mạnh rằng sự hình thành nên hiến pháp là để phân phối công việc cho chính quyền ở các cấp độ khác nhau,ở đó những chức năng đặc biệt có thể hoàn tất một cách có hiệu quả nhất,và ít tốn kém nhất.
Jefferson cho rằng: Phương cách để có một chính quyền tốt đẹp và an toàn là—đừng đặt tin tưởng vào một người,mà phải chia ra cho nhiều người,phân phối cho thật chính xác để người đó hoàn thành đúng chức năng của họ và với năng lực để chu toàn cho đúng trách vụ của họ. Hãy để chính quyền quốc gia thành nơi đáng tin cậy cho việc bảo vệ quốc gia,và những phần vụ đối ngoại của họ và những mối tương liên quan liện hệ với liên bang; những chính quyền của tiểu bang phải bảo vệ những quyền dân sự của dân,lo luật pháp,cảnh sát và điều hành chính quyền để lo cho tất cả những gì cần lo cho tất cả người dân; những quận hạt lo cho những vấn đề của quận hạt mình; và mỗi nơi phải nhắm tới cho phúc lợi của chính mình. Vì thế, phải chia ra và phân chia từng phần vụ trong các nền cộng hòa này,từ chính quyền quốc gia trở xuống qua tất cả những đơn vị trực thuốc cho đến sau chót là các nông trại của người dân làm sao cho thích hợp và tốt đẹp cho họ.
Đó không phải là một sự củng cố và tập trung quyền hành,mà là phân chia làm sao cho chính quyền thành tốt đẹp,phải chăng quốc gia lớn lao này đã chia ra thành các tiểu bang,sự phân chia đó phải thực hiện được,làm sao để đáp ứng lại những ưu tư của người dân một cách trực tiếp,như thế tốt đẹp hơn là do quyền hành ở quá xa người dân thì làm sao lo cho dân được ? Mỗi tiểu bang lại được Chia ra nhiều quận hạt,mỗi nơi tự lo cho chính họ; mỗi quận hạt lại chia ra từng thành phố,để quản trị những việc chi tiết hơn,và mỗi thành phố có các nông trại,do cá nhân mỗi người dân lo cho chính họ…phân chia để cùng nhau lo toan,từ trên xuống dưới,đó là những việc phải làm cho toàn dân,làm sao để sống tốt đẹp và phồn vinh thịnh vượng.
Nhìn vào sự phân chia quyền hành giữa các tiểu bang và chính quyền liên bang, James Wilson phê bình sự sắp xép quyền hành quốc gia theo hình kim tự tháp như sau: “ Một chính quyền tự do thường đem ra so sánh với hình ảnh của kim tự tháp. Sự mô tả này đã cho thấy một hệ thống chính trị trước mắt chúng ta,ở đó đã xây nên một nền tảng rộng lớn là toàn dân; tất cả quyền hành từ dân đi lên,quyền hành đó bị giới hạn,một phần được chuyển lên trên,cho đến sau chót. Khi nghiên cứu tất cả mọi phần quyền hành,chúng ta sẽ tìm thấy giá trị thật vững chắc làm nền tảng cho chính quyền tự do, “như thế ,thưa quý vị,là căn bản của hệ thống chính quyền”.
TỪ HIẾN PHÁP CỘNG HÒA CỦA MOSES ĐẾN HIẾN PHÁP CỘNG CỦA HÒA HOA KỲ.
Sau khi học hỏi và nghiên cứu cẩn thận những những “nguyên tắc cổ đại” của dân Do Thái và dòng dõi Anglo-Anglo saxon và sau khi các nhà lập quốc đã thảo luận đã đưa đến quyết địng là hai giống dân cổ đại này được hiện diện trên dấu ấn của HK. Và Franklin đã mô tả về người Do Thái cổ đại với hình ảnh như sau:
“Moses đứng trên bờ biển Hồng Hải và giang rộng đôi tay của ông trên biển,bên cạnh đó là hình ảnh của Pharaoh đứng trên xe chiến mã,triều thiên trên đầu và lưỡi gươm trong tay ông. Ánh sáng từ cột lửa trên mây chiếu vào Moses,để nhấn mạnh đến những hành động của Moses,nhận lệnh từ Trời Cao (Diety),với câu: SỰ CHỐNG TRẢ LẠI CÁC NHÀ ĐỘC TÀI LÀ SỰ VÂNG PHỤC THÁNH Ý CỦA THIÊN CHÚA.
REBELL TO TYRANTS IS OBIDIENCE TO GOD. ĐÂY LÀ HÀNH TRÌNH MÀ THIÊN CHÚA ĐÃ CỨU DÂN DO THÁI RA KHỎI KIẾP NÔ LỆ Ở AI CẬP ĐỂ HỌ TÌM VỀ ĐẤT HỨA ĐỂ ĐƯỢC SỐNG TRONG TỰ DO VÀ XÂY NÊN NỀN CỘNG HÒA ĐẦU TIÊN CỦA NHÂN LOẠI TỪ 3500 NĂM TRƯỚC.
Cũng theo Skousen cho biết: Mặc dù Jefferson xuất hiện như một người khai phóng đầu tiên trên một chuyến hành hương thật dài để tìm vế quá khứ—như đang tìm kiếm khuôn vàng thước ngọc nơi “những nguyên tắc cổ xưa” để làm nền móng vững chắc cho nền cộng hòa của thời hiện đại—sau đó nhiều quốc phụ HK đã nối gót theo sau Jefferson—như James Madison,Benjamin Franklin,Samuel Adams,john Adams.john Jay,Alexander Hamilton,George Wythe và James Wilson. Tất cả không chỉ là những học giả uyên thâm,và đọc sách rất nhiều,mà họ còn để ra ¼ thế kỷ để trao đổi,bàn cãi và tranh luận với nhiều quan điểm khác nhau trước khi họ đưa tất cả sự hiểu biết và kiến thức vào công trình xây dựng hiến pháp HK..
Điều cần nhớ lại rằng chính Jefferson đã khám phá ra những giá trị căn bản cho mẫu mực hiến pháp bằng cách học hỏi và nghiên cứu hai dân tộc thời cổ đại đều đã sống dưới chế độ chính trị tự do do chính người dân viết luật cho quốc gia. Ông đã tìm thấy trong Do Thái cổ đại là một quốc gia đầu tiên trong lịch sử đã có một hệ thống chính quyền dân cử để đại diện dân (representative government),rồi sau đó khám phá thêm là vào 1500 dòng giống Anglo-Saxon cũng đã sống dưới một chế độ tự do như thế. Cả Franklin và Jefferson sau đó đã viết ra rằng những giống dân của hai dân tộc này chính là nguồn gốc của “những nguyên tắc cổ xưa”,đó là những nguyên tắc minh triết và khôn ngoan nhất và gần như toàn hảo nhất chưa hề được viết xuống bởi con người.
Sau khi đã học hỏi và nghiên cứu về hai giống dân cổ đại này được coi là ân sủng lớn lao với lòng tri ân sâu xa về nguốn gốc của những tư tưởng vĩ đại này và những phương cách cuối cùng là đưa vào hiến pháp HK.
Skousen nghiên cứu lịch sử và thấy, Vào thời của Moses—chỉ có một mình ông cai trị 6 triệu người Do Thái. Moses phải làm việc suốt ngày đế tối mịt để giải quyến tất cả chuyện lớn nhất đến nhỏ nhất cho toàn dân và cho quốc gia. Người cha vợ của Moese là Jethro quan sát và nói với Moese rằng: “ lối làm việc của con tệ quá ! chắc chắn rồi có lúc con sẽ sức tàn lực kiêt,và sức của dân thì cũng như vậy thôi”. Sau khi Jethro khuyên bảo Moses, Ông đã tập hợp toàn dân lại và nói:
“Làm thế nào mà một mình tôi có thể lo toan cáng đáng tất cả mọi việc cho các người được,với tất cả gánh nặng và những xung đột ? “hay tìm những người khôn ngoan sáng suốt trong các người,họ có sự hiểu biết,và các người đã biết họ trong các bộ lạc của các người,và ta sẽ đưa họ vào các chức vụ và vai trò để cai trị các người”. Sau đó dân đã tự động chọn lựa những người trong họ là những người sáng suốt và hiểu biết sâu rộng,đưa người đó đến vớ Moeseđể được phê chuẩn và chấp nhận thành các nhà cai trị và các thẩm phán để xét xử cho dân.
Moeses đã làm những gì chia dân ra từng nhóm ?
Trong 600.000 gia đình thì 10 gia đình họp thành một nhóm.Mỗi nhóm sẽ tuyển chọn một người lãnh tụ của họ.Ngay bước đầu Moese đã có 60.000 lãnh tụ trợ giúp công việc với Moese.Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu.Những nhóm 10 gia đìng lại họp nhau lại để thành lập nên nhóm 50 gia đình rồi lại tự tuyển lựa lấy lãnh tụ nhóm .Từ đó Moses có thêm 12.000 lãnh tụ nữa để tiếp ta với ông.Bước kế tiếp các nhóm lại họp lại thành một nhóm có 100 gia đình.
Sau cùng các nhóm lại ghép lại thành những nhóm 10.000 gia đình,và họ lại đưa đến cho Moses thêm 600 lãnh tụ nữa để tiếp tay cai trị toàn dân.
Bây giờ đem tất cả lãnh tụ cộng lại,chúng ta thấy mô hình toàn dân viết luật (people law) đã đưa đến cho dân Do Thái một chính quyền của dân,do dân và vì dân rất có hiệu năng và hiệu quả. Thay vì chỉ có một mình Moses cai trị toàn dân. Đột nhiên Moses thấy mình có 78.000 lãnh tụ được chính dân lựa chọn để giúp ông tổ chức và điều hành mọi công việc của toàn dân.
Ngay sau khi toàn dân đã tự mình tuyển chọn ngay trong các gia đình và bộ lạc của mình những con người đánh tin cậy nhất. Ví thế Moses nói,
“do đó ta sẽ chấp nhận các lãnh tụ bộ lạc của các người,những con người khôn ngoan và hiểu biết,và chấp nhận họ đứng đầu các người,người coi một ngàn,người coi một trăm,người coi năm mươi và người coi mười gia đình,và các viên chức trong bô lạc của các ngươi
SỨC MẠNH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
Điều cần nhấn mạnh là chính quyền địa phương rất vững mạnh,ở đó là một chính quyền tự trị và tự quản—nó giúp cho những vấn đế bắt nguồn từ địa phương do chính địa phương giải quyết. Nếu những lãnh tụ 10 gia đình không thể giải quyết,thì đưa lên cấp lãnh tụ 50 gia đình mà ở đó họ là một phần. Khi nào cần thì sẽ lên cấp 100 gia đình. Chỉ khi nào có những vấn đề lớn nhất mới đưa đến cho Moses giải quyết,còn những việc nhỏ để dân tự giải quyết lấy”.
TÔN TI TRẬT TỰ CỦA MỘT NỀN CỘNG HÒA.
Từ những chứng liệu lịch sử ghi lại rõ ràng rằng—những đại biểu hay “các kỳ lão” (elders) xuất phát từ dân đã nhóm họp lại như một thứ quốc hội hay hạ viện (House of representative)
Đồng thời còn có một hội đồng thường trực khoảng 70 người được tuyển chọn và những người này hành xử tương tự như thượng viện Senate).
Chính Moses cũng có hai phụ tá hay phó tổng thống. Một đặc trách những vần đề quốc nội, còn lại là đặc trách vần đề quân sự và tất cả các vấn đề thuộc lãnh vực quốc phòng.Tất cả tổ chức của dân Do Thái cổ đại có thể tìm thấy dưới hình kim tự tháp. (Trang 67)
TRƯỚC BÀI HỌC LỊCH SỬ CỔ ĐẠI CỦ NỀN CỘNG HÒA DO THÁI,các nhà lập quốc HK đã đưa ra nhận xét như sau:
1—Trước hết,người Do Thái đã thành lập một quốc gia của những con người tự do. Toàn bộ hệ thống chính quyền mới của Do Thái phản ảnh từ lời tuyên bố như sau: “Tuyên bố về quyền tự do trên khắp xứ sở với tất cả mọi người đang cư ngụ trên đó”.
Lời tuyên bố này đã trở thành một phần gia sản của HK khi tinh thần đó được khắc vào và thành Tiếng Chuông Tự Do ( the liberty Bell ).
Bất cứ khi nào những người Do Thái sa ngã vào sự cám dỗ để có những người nô lệ hoặc biến những người làm việ cho mình thành nô lệ, họ đã bị khiển trách (reprimanded). Vào khoảng 600 BC một lời khiển trách mà Thiên Chúa đã đưa đến qua tiên tri Jeremiah để nói với dân Do Thái rằng, “các người đã không thèm để ý gì đến TA trong lời tuyên bố vế tự do,với mỗi người và anh em của nó,và mỗi người với người láng giềng của nó. Hãy nhìn xem TA đã tuyên bố ban cho các người tự do,đó là lời Chúa phán”
2—Trên toàn bộ hệ thống luật pháp của toàn dân là một cam kết mạnh mẽ để đưa đến luật căn bản với nền tảng vững chắc của đạo đức.
Cũng trên tinh thần đạo đức đó,các Quốc Phụ HK đã liên tục nhấn mạnh khía cạnh này trong một chính quyền hiến định (constitutional government) trong một xã hội tự do,đúng như Benjamin Franklin đã nói:
“chỉ có những con người đạo đức mới có thể được tự do. Nếu như các quốc gia trở nên sa đọa hư hỏng,họ cần có những bậc thầy đễ giáo hóa họ”. Jhon Adams cũng nói: “ Hiến pháp của chúng ta được lập nên dành cho những con người đạo đức và những con người tôn sùng Đạo Lý của Trời”,đó chính là điều mà tất cả những chính quyền khác đều thiếu sót”.
Còn Samuel thì cho rằng: “Cũng chưa phải là một hiến pháp công minh,và cũng chưa chắc là những luật lệ công minh sẽ bảo đảm an ninh cho tự do và hạnh phúc của người dân nếu nhân cách của toàn thể đám đông trở nên đốn mạt hư hỏng”
3—Người dân Do Thái sống dưới chế độ tự do dân chủ đã được tổ chức thành nhóm nhỏ,những đơn vị có thể dễ dàng quản trị, ở đó những người trưởng thành đều có tiếng nói và quyền bầu cử.
4—Điều cần nhấn mạnh là sức mạnh của cấp chính quyền tự trị cũa địa phương.
5—Dân Do Thái có một hệ thống tiền tệ rất lương thiện lấy căn bản là vàng và bạc cân đo rất nghiêm khắc.
6—Đất đai của quốc gia được coi như tài sản riêng để phục vụ dân,chứ không phải chính quyền.
7—Những quyền tư hữu được bảo vệ
8—Những quyền làm nên sự sống và quyền tự do riêng tư được bảo vệ.
9—Tất cả lãnh tụ các cấp đều được tuyển chọn với sự ưng thuận của dân.
10—Tất cả luật lệ đem ra thi hành chỉ khi nào có sự ưng thuận của dân hay đại diện dân.
11—Những người bị tình nghi có tội phải được coi là vô tội cho đến khi nào tội trạng được chứng minh đầy đủ và minh bạch là có tội.
12—Toàn bộ luật về công lý sẽ đặt trên căn bản là bồi thường cho nạn nhân hơn là chỉ xử phạt vạ.
13—Sự thúc đẩy chính yếu mọi công việc trong chính quyền phải từ người dân mà thúc đảy lên. Chỉ trong thời điểm có khủng hoảng thì chính quyền mới được phép bắt dân phải tuân hành theo chính quyền mà thôi.
14—Chính quyền được đòi hỏi điều hành guồng máy quốc gia theo đúng những nguyên tắc của luật pháp mà không phải ý kiến riêng tư của con người.
NHỊ QUYỀN PHÂN LẬP TRONG QUỐC GIA VÀ TAM QUYỀN PHÂN LẬP TRONG CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN.
Sau chót, với tất cả những chứng liệu lịch sử lập quốc của Do Thái và lập quốc của HK,từ nền cộng hòa của Moses đến nền cộng hòa của 13 tiểu bang đầu tiên của HK cho chúng ta thấy trong đời sống của con người và đời sống xã hội và đời sống quốc gia bắt nguồn từ đâu và phát triển ra sao ? Trong đời sống xã hội và đời sống quốc gia như đời sống của mỗi cá nhân của những người công dân—tất cả đều ưu tư và lo lắng cho sự sống của họ. MUỐN SỐNG HỌ PHẢI CÓ QUYỀN VÀ LỢI . QUYỀN VÀ LỢI CỦA NGƯỜI DÂN VÀ QUYỀN VÀ LỢI CỦA XÃ HỘI VÀ QUỐC GIA. VÌ THẾ XÃ HỘI VÀ CHÍNH QUYỀN ĐƯỢC THÀNH LẬP . MUỐN THÀNH LẬP CHÍNH QUYỀN THÌ PHẢI CÓ HIẾN PHÁP ĐỂ PHÂN CHIA QUYỀN HÀNH VÀ QUYỀN LỢI SAO CHO CÔNG BẰNG VÀ HỢP LÝ. LÀM SAO CHO QUYỀN LỢI CÁ NHÂN CỦA MỖI NGƯỜI DÂN THĂNG BẰNG ĐỒNG TIẾN VỚI QUYỀN LỢI QUỐC GIA—CŨNG NHƯ SỰ THĂNG BẰNG ĐỒNG TIẾN GIỮA QUYỀN CỦA CÁ NHÂN MỖI NGƯỜI DÂN VÀ QUYỀN LỰC QUỐC GIA VÀ XÃ HỘI PHẢI THĂNG BẰNG ĐỒNG TIẾN thì đời sống chắc chắn sẽ đạt được giá trị cốt lõi là—PHỒN VINH,THỊNH VƯỢNG VÀ THANH BÌNH AN LẠC. ĐÓ LÀ LUẬT CỦA THIÊN CHÚA VÀ LUẬT CŨA VŨ TRỤ THIÊN NHIÊN.
Khi dân Do Thái cổ đại chấp nhận “những lề luật trong Giao Ước “ (The Ten Commandments) thì họ phải giữ đúng Giao Ước với Thiên Chúa với hai cam kết mà Neal Riemer đã nêu ra trong cuốn Democratic Experiment của ông như sau: Điều đầu tiên là “cam kết lịch sử”—đó là—dân Do Thái phải yêu Thiên Chúa hết linh hồn,hết lòng,hết trí tuệ và hết ý chí của họ. Cam kết lịch sử thứ hai là—trách vụ chính trị. Khi thành lập chính quyền thì chính quyền đó phải đem đến cho toàn dân sự bình đẳng,tự do và công lý.
Trên những điều luật Giao Ước đó,quyền tối thượngcủa quốc gia thuộc về toàn dân—dân viết luật và dân thành lập chính quyền. Vì thế,tại HK—người dân lập lên các chính quyền tiểu bang và các tiểu bang thành lập chính quyền liên bang,chứ không phải chính quyền liên bang lập lên các chính quyền tiểu bang. Đo đó,các tiểu bang mới có quyền tối thượng. Và sau Quốc Dân Đại Hội Soan Thảo Hiến Pháp vào năm 1787,Hiến Pháp HK đã phân chia quyền hành giữa tiểu bang và liên bang rất rõ ràng. Trong đó chính quyền tiểu bang và chính quyền liên bang độc lập với nhau,chứ không phải chính quyền tiểu bang là một bộ phận của liên bang.
Các nhà lập quốc đã phân chia quyền hành và quyền lực giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang vì hai lý do:
1—Họ tin rằng đó là một giải pháp thi hành được (practical solution) cho vấn đề cai trị trên một lãnh thổ rộng lớn và đa dạng như HK.
2—Họ tin tưởng rằng sự phân chia quyền hành này giữa chính quyền liên bang và chính quyền tiểu bang sẽ giảm thiểu được vấn nạn là chính quyền liên bang có thể xử dụng quyền hành của họ để vi phạm những quyền căn bản của người dân.
3—SỰ PHÂN QUYỀN VÀ NHỮNG KIỂM SOÁT LẪN NHAU.Hiến pháp còn có nhiều cách để giới hạn quyền hành của chính quyền liên bang. Vì thế,hiến pháp đã phân chia quyền hành của chính quyền liên bang thành tam quyền phân lập. Sự phân chia quyền hành này đã khiến cho không có ngành nào nắm được nhiều quyền hành và không thể làm lơ trước những giới hạn quyền hành của mỗi nghành mà hiến pháp đã qui định.
Vì thế hiến pháp được lập nên để xác định như sau:
I—Legislative branch—ngành lập pháp,hoặc gọi là quốc hội,ngành này được trao quyền để làm luật cho quốc gia.
II—Executive branch—ngành hành pháp hay tổng thống được toàn dân trao quyền để thi hành luật và áp dụng luật.
III—Judicial branch—-ngành tư pháp.dẫn đầu bởi tối cao pháp viện,ngành này được toàn dân trao quyền để đưa ra các quyết định trong các vụ án và giải thích và diễn dịch hiến pháp để áp dụng vào các vụ án và phải áp dụng như thế nào.
Hiến Pháp HK cũng có một hệ thống kiểm soát và GIỮ THĂNG BẰNG QUYỀN LỰC QUỐC GIA (checks and balances).Mỗi ngành được Hiến Pháp và toàn dân trao quyền để họ có khả năng kiểm soát ngành khác khi xử dụng quyền hành. Thí dụ như,tổng thống chỉ có thể kiểm soát những quyền hành của quốc hội bằng cách đưa ra quyền phủ quyết (veto) về các dự luật của quốc hội. Quốc hội có thể kiểm soát quyền của tổng thống bằng cách từ chối không chấp thuận những viên chức chính quyển hay Tối Cao Pháp Viện là những người đã được tổng thống chỉ định (appointment). Riêng Tối Cao Pháp Viện có thể kiểm soát quyền hành lập pháp và quyền hành hành pháp của liên bang bằng cách tuyên bố hai ngành này vi hiến.
Các nhà lập quốc cho rằng sự phân chia và kiểm soát quyền hành của lập pháp,hành pháp và tư pháp để giữ thăng bằng quyển lực trong chính quyền,và điều cốt lõi nhất là sự bảo vệ những quyển căn bản của dân không bị vi phạm. James Madison đã cho rằng, ưu điểm lớn của một quốc gia rộng lớn như HK,có nhiều thành phần khác nhau,với những quyền lợ khác nhau,và với những giai cấp khác nhau. Ông cho rằng, một hệ thống chính quyền rất phức tạp và với sự cạnh tranhh của nhiều quyền lợi khác nhau trong một quốc gia rộng lớn và rất đa dạng như HK nên bất chứ một nhóm người nào,kể cả thành phần chiếm đa số—không thể nào có thể kiểm soát được toàn bộ chính quyền. Vì thế, không có nhóm người nào có thể đề cao những quyền lợi ích kỷ để bắt những cá nhân khác phải chịu thiệt thòi,hay làm hại cho phúc lợi chung của toàn thể xã hội.
Hai mối lo sợ chính yếu mà các nhà lập quốc đã thỏa thuận với nhau là:
1—Họ lo sợ khi thành lập nên một chính quyền quốc gia quá mạnh có nhiều quyền hành thì sẽ thành mối đe dọa cho dân.
2—Họ cũng lo sợ rằng những quyền hành đem đến cho chính quyền quốc gia hay chính quyền liên bang sẽ thành mối đe dọa cho các chính quyền tiểu bang.
Người dân Mỹ đã từng trải qua kinh nghiệm về một chính quyền có quá nhiều quền hành và lại ở xa cách người dân đã không thể nào giải quyết trực tiếp và kịp thời những vần đề và những vấn nạn trong đời sống hàng ngày của dân với bao trở ngại và khó khăn. Từ kinh nghiệm đó họ tin tưởng rằng một chính quyền ở gần nhà họ để cho phép những công dân có những sự bảo đảm về những quyền căn bản của dân phải được chính quyền bảo vệ.
Một chính quyền cộng hòa chưa bao giờ đem ra áp dụng trong một quốc gia lớn và quá đa dạng như HK. Các nhà lập quốc đã tin tưởng rằng những chính quyền cộng hòa có thể hoàn thành được chức năng của nó trong phạm vi của các tiểu bang,và các cộng đồng địa phương của họ. Họ không nghĩ là chế độ cộng hòa xây dựng nên cho cả quốc gia. Bởi vì có những lo sợ đó,các nhà lập quốc đã xây dựng nên một chính quyền quốc gia có rất ít quyền hành với các tiểu bang và cũng có rất ít quyển hành đối với những người dân của các tiểu bang. Vì thế MỖI TIỂU BANG LÀ MỘT NƯỚC CỘNG HÓA và chính quyền quốc gia là một LIÊN BANG CỘNG HÒA (federal republic)
Kết quả là trong các chính quyền các cấp đều có “tam quyền phân lập”,nhưng trong tầm mức quốc gia còn có “nhị quyền phân lập” mà không có mấy ai đề cập đến “nhị quyền phân lập”—giữa các tiểu bang và liên bang. Quyền đối nội hoàn toàn thuộc quyền của các tiểu bang và quyền đối ngoại dành cho chính quyền liên bang. Từ đó cho thấy SỰ PHỒN VINH,THỊNH VƯỢNG VÀ THANH BÌNH AN LẠC CỦA NƯỚC MỸ CÓ ĐƯỢC LÀ NHỜ SỰ VỮNG MẠNH CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN TIỂU BANG.
KHI QUYỀN HÀNH GIỮA LIÊN BANG VÀ CÁC TIỂU BANG ĐƯỢC GIỮ TRONG TRẠNG THÁI THĂNG BẰNG ĐỒNG TIẾN CŨNG NHƯ KHI QUYỀN HÀNH CỦA CHÍNH QUYỀN QUỐC GIA VỚI TAM QUYỀN PHÂN LẬP LÀ LẬP PHÁP,HÀNH PHÁP VÀ TƯ PHÁP PHẢI BẢO VỆ ĐƯỢC TRANH THÁI THĂNG BẰNG ĐỒNG TIẾN THÌ ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SẼ LUÔN LUÔN ỔN ĐỊNH VÀ VỮNG MẠNH.
KHI QUYỀN LỢI CÁC CÁ NHÂN MỖI CÔNG DÂN VÀ QUYỀN LỢI PHE NHÓM VÀ QUỐC GIA ĐƯỢC DUY TRÌ TRONG TRẠNG THÁI THĂNG BẰNG ĐỐNG TIỀN THÌ QUỐC GIA SẼ PHỒN VINH,THỊNH VƯỢNG VÀ THÀNH BÌNH AN LẠC VÀ HẠNH PHÚC.
ĐÓ LÀ TẤT CẢ CÁI ƯU VIỆT CỦA NỀN DÂN CHỦ ĐÁY TẦNG (grass-root democracy) mà ánh sáng của Trời Cao đã soi sáng cho các nhà lập quốc HK viết lên Tuyên Ngôn Độc Lập và cuối cùng viết nên Hiến Pháp và đưa Dự Luật Nhân Quyền vào Hiến Pháp với những Tu Chính Án– để HK thành lập nên quốc gia vĩ đại này từ gần 300 năm qua.
LUỒNG ÁNH SÁNG THỨ TƯ
4—TRUYỀN THỐNG KITO-DO THÁI GIÁO VÀ TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN (THE BILL OF RIGHTS)
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đã xuất hiện trong gia đình nhân loại từ năm 1948,sau khi Liên Hiệp Quốc đã thành lập vào 1945. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền có một chiều dài lịch sử từ 1215 từ khi có Đại Hiến Chương Tự Do (Magna Carta) ra đời. Đây là cuộc tranh đấu đầu tiên của giới quý tộc Anh với King John và sau đó suốt 400 năm,Nghị Viện đã tranh chấp vởi các vua. Trong những xung đột này các nhà cai trị đã bị nhốt vào tù,và bị hành hạ tra tấn. Các vua và các hoàng hậu bại trận đã vào tù hay bị chém đầu. Vì những xung đột này,một số tài liệu pháp lý đã được viết ra để giới hạn quyền hành của giới quân chủ. Vào thế kỷ 17th Magna Carta trở thành vô cùng quan trọng cho chính quyền hiến định (constitutional government) ra đời.
Magna Carta có thể được coi là một tài liệu luật pháp thành văn đầu tiên quan trọng nhất để giới hạn quyền lực của nhà vua,và liệt kê một số quyền cho giới quý tộc. Những người viết Magna Carta này không thay đổi xã hội phong kiến hay làm gia tăng các quyền của người dân thường. Nhưng tinh thần của Hiến Chương Tự Do vô cùng quan trọng cho việc phát huy tinh thần của chính quyền được qui định bởi hiến pháp tại nước Anh và HK sau này.
Sau đó CUỘC CẢI CÁCH TÔN GIÁO ( Protestant reformation) của khối Tinh Lành Cơ Đốc giáo vào đầu thế kỷ 16th đã xuất hiện,kết quả từ phong trào này là đã sản sinh ra những tư tưởng mới về tôn giáo,chính trị và chính quyền. Trong lúc có cuộc Cải Cách Tôn giáo của khối Tin Lành Cơ Đốc giáo, đó là hàng ngũ những người Kito giáo khác đã đứng lên thách đố với Giáo Hội Roma. Những Giáo Hội Cơ Đốc giáo này đã được thành lập và bắt đầu với John Calvin và Martin Luther,và những nhà cải cách khác cũng đặt ra những tra vấn về các cơ cấu tôn giáo có quyền gì đối với đời sống của những cá nhân ? Từ đó một số chính quyền đã trở nên độc lập với Giáo Hội La Mã, và những quyền tự do tôn giáo đã được phát triển.
Thánh kinh là một loại sách quan trọng nhất trong những cuốn sách thời đó. Trong nhiều thế kỷ qua,Thánh Kinh được in bằng tiến La Tinh,nên chỉ có rất ít người trong giới tu sĩ mới có thể đọc được; còn những người ngoài và giáo dân không ai đọc được. Những người Kito giáo này không còn đặt niềm tin vào Giáo Hội La Mã và quay về với LỜI CHÚA (word of God) nói với họ. Trong thời gian có Cuộc Cải Cách,những cuốn Thánh Kinh đã được in ra bằng tiếng Anh,tiếng Pháp,tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha. Những cá nhân đã được khuyến khích cổ võ để để đọc Thánh Kinh bằng ngôn ngữ của họ rồi tự tìm lấy ý nghĩa.Trào lưu đem đạo vào đời khởi đi từ cuộc cải cách tôn giáo của John Calvin và Martin Luther từ đầu thể 16th. .
Giáo hội Cơ Đốc giáo đã nhấn mạnh đến mối tương quan trực tiếp giữa cá nhân và Thiên Chúa. Kết quả là hạ thấp tầm quan trọng vào Giáp Hội Roma và làm tăng lên tầm quan trọng của mỗi cá nhân con người. Trước mắt Thiên Chúa tất cả con người đều bình đẳng. Mỗi cá nhân con người phải được kính trọng và họ phải chịu trách nhiệm với Thiên Chúa.
Tuy nhiên niềm tin mới về tôn giáo vẫn tiếp tục nhấn mạnh về tầm quan trọng là phải chú trọng tới việc XÂY DỰNG PHÚC LỢI CHUNG CHO TOÀN THỂ XÃ HỘI như tinh thần của chế độ cộng hòa Do Thái thủa xưa của Moses. Thí dụ, trong thời gian của Cuộc Cải Cách những người Puritans đã xây dựng tại Tân Anh Quốc (new England),tức nước Mỹ sau này. Họ đã nhấn mạnh đến bổn phận của mỗi cá nhân thành viên trong giáo hội phải trở nên những con người đạo đức và xây dựng phúc lợi chúng cho toàn thể giáo hội và cộng đồng.
Những người Puritans đã tin tưởng rằng mỗi người đã được Chúa kêu gọi làm một việc đặc biệt nào đó. Phần vụ của họ là gì chăng nữa,người tín hữu Kito giáo đã được kỳ vọng là làm việc tận tụy khi đã đứợc kêu gọi. Kết quả từ những việc làm chăm chỉ tận tụy nên vào năm 1700,những người Puritans tại Massachusetts Bay Colony đã trở nên giầu có thịnh vượng. Họ có đời sống rất tốt đẹp và đã tạo được tài sản lớn lao cho họ.
Qua suốt dòng lịch sử gần cả 1000 năm,con người đã chiến đấu và gục chết biết bao thế hệ vì các cuộc tranh đấu liên tục cho những quyền của con người trong vị trí của người dân. Chặng đường lịch sử chỉ thấy gai góc và khó khăn chồng chất đã thể hiện tầm mức quan trọng của các cuộc tranh đấu trong lịch sử nhân quyền. Sau hơn 400 năm sau kể từ khi có Đại Hiến Chương Tự Do.lịch sử nước Anh vẫn còn tràn ngập những cuộc tranh chấp giữa các nhóm khác nhau trước những quyền lực và quyền của dân.
Cuộc tương tranh giữa King Charles và Nghị Viện đã đẫn tới Quyền Thỉnh Nguyện (Pettition of rights) vào năm 1628. Quyền này đã giới hạn quyền của nhà vua không được thu thuế nếu không có sự ưng thuận của Nghị Viện. Quyền này còn bảo vệ cho người dân nước Anh một số quyền như bảo vệ người dân không bị bắt bớ và giam cầm bất hợp pháp khi họ chưa được đưa ra tòa xét xử (habeas corpus), và chưa có quyết định của quan tòa,đồng thời cấm không được vào nhà dân. Quyền Thỉnh Nguyện đã đưa đến cho người dân được hưởng những quyền căn bản mà không có chính quyền nào có thể vi phạm.
Vào thế kỷ 17th ,nước Anh điêu đứng khổ sở vì những cuộc chiến tranh tôn giáo,và những tranh chấp quyền lực đã tạo ra các cuộc chiến tranh tàn khốc. Những cuộc chiến tranh này có liên quan tới những tranh chấp xung đột giữa hai phe Tin Lành và Công giáo La Mã về quốc giáo tại Anh.Những cuộc chiến tranh đó chấm dứt với sự chiến thắng của phe Tin Lành Cơ Đốc giáo (Protestantism) trong cuộc cách mạng rực rỡ hào quang của chính nghĩa (glorious revolution) vào năm 1688. Những lãnh tụ của cuộc cách mạng đẫm máu này đã lật đổ King James II người đã bị nghi ngờ là muốn biến Công giáo thành quốc giáo tại Anh quốc.
Cuộc chiến thắng của phe Tin Lành Cơ Đốc giáo trong cuộc chiến tranh với James đệ II đã đưa đến kết quả là sự qui định của luật pháp là các nhà cai trị của nước Anh phải là thành viên của Giáo Hội Anh giáo (Church of England). Đồng thời họ đã lập nên Giáo Hội Anh giáo.Những sắp xép này đã được viết ra trong Dự Luật Nhân Quyền của Anh (the English Bill of Rights) vào năm 1689. Dự luật này đưa ra những ra những quyền căn bản và quyền tự do của người dân Anh.
Bản Dự Luật Nhân Quyền của nước Anh không liệt kê tất cả những quyền căn bản của người dân Anh. Mục đích của họ như sau:
Biện minh và cổ súy cho Cách Mạng đầy hào quang của chính nghĩa bằng cách giải thích những tội phạm chính trị và tôn giáo đã dẫn đến việc loại trừ nhà vua.Thành lập một chính quyền mà trong đó quyền của nhà vua phải được kiểm soát và thăng bằng với quyền của Ngị Viện.
Vào lúc đó, những lo lắng lớn lao nhất của Dự Luật Nhân Quyền của nước Anh là để giới hạn quyền hành của nhà vua,đặt quyền cai trị trong tay Nghị Viện,và bảo đảm để thành lập Giáo Hội Anh giáo. Với cái nhìn về tôn giáo,họ lo sợ sâu xa nhất là Giáo Hội Công giáo và sự đe dọa chống lại cách mạng của James II, hoặc những người kế vị ông.
Một nửa Dư Luật Nhân Quyền của Anh đã đề cập đến vị vua vừa qua đã đi quá giới hạn quyền hành của nhà vua. Ông bị kết tội là vi phạm luật pháp và thâu thuế khi không có sự ưng thuận của Nghị Viện. Dự Luật Nhân Quền của Anh nhắm vào để đưa ra những chấn chỉnh cho những hành động độc tài của vua. Dự luật này nói về những quyền hạn và chính quyền sau này đã đưa vào Tuyên Ngôn Độc Lập,Hiến Pháp và Dự Luật Nhân Quyền của HK.
Dự Luật Nhân Quyền của Anh gồm có sự bảo vệ những quyền trong truyền thống của người Anh như người bị kết tội sẽ đượ xử bởi Bồi Thẩm Đoàn Nhân dân,ngăn cấm những hành động trừng phạt độc ác và thái quá đối với tội nhân,quyền được mang võ khí để phòng thân. Tuy nhiên quyền mang võ khí chỉ dành cho những người Cơ Đốc giáo. Dự Luật Nhân Quyền của Anh không đề cập đến tự do tôn giáo cho tất cả người dân,cũng như khi nói tới tự do báo chí và tự do ngôn luận—không phải dành cho bên ngoài ,mà dành cho Nghị Viện mà thôi.
DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN CỦA ANH KHÁC VỚI DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN CỦA NƯỚC MỸ NHƯ THẾ NÀO ?
Một số tư tưởng và tinh thần của Dự Luật Nhân Quyền của nước Anh đã ảnh hưởng vô cùng sâu đậm tới Hiến Pháp HK và Dự Luật Nhân Quyền HK. Những ảnh hưởng đó gồm có những điểm như sau:
1—PHÁP TRỊ (rules of law)Dự Luật Nhân Quyền của Anh đã đề cập đến tất cả mọi tầng lớp người trong xã hội Anh,gồm cả những người cai trị hay nhà vua—tất cả phải đứng dưới luật pháp quốc gia và không có ai được phép đứng trên luật pháp.
2—QUYỀN TỐI THƯỢNG CỦA NGHỊ VIỆN. Quyền hành của Nghị Viện được coi là tối cao,kể cả đối với nhà vua.
3—KHẾ ƯỚC XÃ HỘI (social contract). Xây dựng chính quyền phải đặt trên một khế ước xã hội giữa những người nắm quyền cai trị (rulers) và những người dân bị trị (ruled). Khế ước xã hội có thể bị hủy bỏ nếu những ngưởi cai trị vi phạm những điều khoản trong khế ước.
4—THĂNG BẰNG QUYỀN LỰC QUỐC GIA (balance of powers). Một sự thăng bằng quyền lực được lập nên giữa các ngành lập pháp và hành pháp,và ngành tư pháp được độc lập với lập pháp và hành pháp là bước khởi đầu đưa đến sự phân chia quyền hành và các ngành kiểm soát và chế tài lẫn nhau để giữ sao cho thăng bằng quyền lực quốc gia mà Hiến Pháp HK đã qui định.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN CỦA NƯỚC ANH VÀ NƯỚC MỸ . Sự khác biệt có hai điểm chính yếu như sau:
1—Dự Luật Nhân Quyền của nước Anh do Nghị Viện thông qua và có thể thay đổi bởi Nghị Viện. Dự Luật Nhân Quyền của Mỹ đã được đón nhận và được chấp nhận bởi người dân. Luật này chỉ có thể thay đổi khi có sự ưng thuận của toàn dân qua một tiến trình do Hiến Pháp qui định.
2—Dự Luật Nhân Quyền của Anh với chủ đích là giới hạn quyền hành của nhà vua và tăng thêm quyền hành của Nghị Viện. Dự Luật này cấm nhà vua không được vi phạm những quyền của Nghị Viện. Dự Luật Nhân Quyền của HK có chủ đích là cấm chính quyền không được phép vi phạm những quyền căn bản của người dân,và đồng thời bảo vệ luôn cho những nhóm thiểu số (minorities) trước các nhóm đa số (majorities).
Hiển nhiên cho thấy Dự Luật Nhân Quyền của Anh đã đưa đến cho người Mỹ những mẫu mực điển hình đầy sức mạnh để bảo vệ nhân quyền cho dân bằng cách giới hạn quyền hành của chính quyền. Và cũng như trong Đại Hiến Chương Tự Do (Magna carta) và Quyền Thỉnh Nguyện (petition rights) đó là những quyền của người Anh đã được viết xuống và thành tài liệu pháp lý (legal document)
QUYỀN ĐƯỢC XUẤT HIỆN TRƯỚC TÒA ÁN KHI BỊ XÉT XỬ (habeas corpus) và QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ BỞI BỒI THẨM ĐOÀN NHÂN DÂN (trial by jury).Đây là hai thứ quyền xưa nhất trong lịch sử của nước Anh đã tìm thấy trước khi có Đại Hiến Chương Tự Do.Trong đó tội phạm sẽ được xét xử bởi một bồi thẩm đoàn được lưa chọn trong cộng đồng.
A—
Hai chữ habeas corpus lấy ra rừ tiếng La Tinh. Từ ngữ này có nghĩa là nhân thân của một người tội phạm (have the body) hoặc (person) của một bị cáo hay tội phạm xuất hiên trước tòa để xét xử . Ngày xưa tại Anh một người bị coi là tội phạm có quyền được xét xử theo luật của quốc gia,trong lúc nhà vua đã tống giam người và không đưa tội phạm ra tòa để xét xử với tội trạng đã qui định bởi luật.
Nếu một người bị giam giũ trong tù mà không được đến trước tòa. Người đó có thể đi đến tòa và xin một chánh án đưa ra một ánh lệnh (writ habeas corpus) đưa người đó ra tòa và đưa ra bằng chứng là người đã phạm tội. Nếu có đủ bằng chứng sẽ đưa ra xét xử,nếu không có bằng chứng thì phải trả tự do cho người ta.
B—
Xét xử bởi bồi thẩm đoàn (trial by jury). Quyền dành cho tội phạm được xét xử bởi một phiên tòa có một Bồi Thẩm Đoàn Nhân Dân gồm những người dân được lựa chọn trong cộng đồng là một quyền then chốt trong một xã hội tự do.
Bồi Thẩm Đoàn Nhân Dân có quyền đưa ra quyết định nếu người đó có tội hay vô tội. Bồi Thẩm Doàn không thể vì thành kiến mà kết tội người phạm tội và pháp quyết của (verdict of jury) phải tìm đủ bằng chứng là người ấy có tội. Cá Bồi Thẩm Đoàn còn có thể,nếu họ nghĩ là luật không công bình,sẽ đưa ra tuyên bố người đó vô tội nếu người đó vi phạm luật.
NHỮNG KINH NGHIỆM LỊCH SỬ CỦA NƯỚC ANH ĐÃ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO VỚI CÁC NHÀ LẬP QUỐC HK ?—Vào thế kỷ 18th ,rất nhiều người Mỹ đã tin rằng chính quyền được thành lập nên bởi người dân và họ đã ưng thuậ để sống dưới luật pháp quốc gia để bảo vệ họ. Đồng thời họ nghĩ rằng hiến pháp thành văn (written constitution) là một sự cần thiết cho một chính quyền của dân,do dân và vì dân. Các nhà lập quốc đã rút tỉa kinh nghiệm lịch sử của nước Anh—đó là phải có hiến pháp thành văn để bảo vệ những quyền cá nhân của tất cả người dân.
Sự tin tưởng về một hiến pháp thành văn và Dự Luật Nhân Quền đưa đến phần lớn những kinh nghiệm thực tế (practical experiences) trong chính quyền HK mà họ đã học từ lịch sử và triết lý của nước Anh. Tinh thần và quyền bình đẳng của người Mỹ vượt trội hơn phần đông những người Âu Châu trong đời sống kinh tế,xã hội và chính trị. Cơ hội và tinh thần bình đẳng trở thành bản chất chính yếu của HK.
Trên vùng đất của tự do,những cơ hội mở ra gần như vô giới hạn. Một trong 17 người con của một người chuyên làm đèn cấy—đó là Benjamin Franklin,có thể vươn lên thật cao để trở thành nhà phát minh (inventor),một chính khách (stateman)và một nhà ngoại giao. Một người con của một người làm corset cho quần áo phụ nữ—đó là Thomas Paine đã trở thành một lãnh tụ lừng lẫy trong quần chúng. Và một Alexander Hamilton—chỉ là một đứa con ngoại hôn của cha mẹ nghèo,có thể trở thành Bộ Trưởng Tài Chánh của Tân Quốc Gia HK.
Quyền sống ,quyền tự do và quyền tư hữu đã được đề cập đế trong nhiều tài liệu trong thời gian Mỹ có là thuộc địa của Anh. Người Mỹ cũng như người Anh đều nghĩ rằng có sự tương quan giữa quyền tư hữu và quyền tự do. Nếu quyền tư hữu không được bảo đảm an toàn,thì không thể có tự do. Vì lẽ đó quyền tư hữu và tự do cũng như quyền sống đòi hỏi phải có sự bảo vệ.
Kết quả là,những quyền về chính trị chẳng hạn như quyền bỏ phiếu (suffrage) được coi là then chốt cho quyền tư hữu của cá nhân mỗi người dân phải được bảo vệ. Nếu một trong mục đích chính của chính quyền là để bảo vệ quyền tư hữu,đó là điều rất chí lý (reasonable),nhưng để giới hạn quyền bỏ phiếu cho người nào có số đất đai là 50 mẫu. 50 mẫu là đòi hỏi thông thường khi đất đai có được rất dễ dàng.
LÝ DO GÌ ĐÃ DẪN ĐẾN CÁCH MẠNG HOA KỲ ?—-Trong phần lời thời gian còn là thuộc địa. Nước Anh ít khi dòm ngó tới thuộc địa HK.Khi ấy nước Anh đã trở thành cường quốc thế giới và luôn luôn có chiến tranh với các nước Âu Châu.Các thuộc địa ở quá xa và những giao tiếp rất chậm chạp. Kết quả cho thấy,hơn 150 năm trước Các Mạng HK,người Mỹ phần lớn đã được hưởng tự do để tự trị. Họ đã trải qua nhiều kinh nghiệm với một chính quyền tự trị (self government). Đồng thời người Mỹ cũng được hưởng nhiều quyền tự do mà luật pháp thực sự cho phép…
Tất cả những điều đó đã thay đổi vào năm 1763 khi chiến tranh với Pháp quá tổn phí và họ nhìn thuộc địa là nguồn tiền bạc khi họ cần nên đã bắt trả thuế và thương mại. Nghị Viện đã cho thông qua luật Stamp Act buộc người Mỹ sống trên các thuộc địa của Anh phải trả đủ thứ thuế. Sự xung đột đã gia tăng vì chính quyền Anh bắt đầu giới hạn những quyền của nhưng người Mỹ sống trên thuộc địa của họ. Người Mỹ cảm thấy họ đã không được luật pháp bảo vệ như những người Anh được hưởng trong truyền thống luật pháp của Anh.Người Mỹ đã bị từ chối không được phép xuất hiện trước tòa khi bị cáo buộc là có tội.
Cứ mỗi lần Nghị Viện đưa ra sự kiểm soát thì người Mỹ chống lại.Người Mỹ đã khiếu nại rằng người Anh đã âm mưu “dự tính phá hủy những quyền tự do do Hiến Pháp đã qui định”. Vào tháng 4-1775 Thống Đốc tiểu bang Massachusetts đã ra lệnh cho 700 quân lính của Anh đến Lexington và Concord để bắt giam các lãnh tụ của Mỹ và tích thu võ khí của họ. Tại đó họ đã gặp phải sự chống đối của người Mỹ. Vào cuối ngày có 273 người lính Anh và 95 người Mỹ thiệt mạng.
Richard Henry Lee đã đưa ra nghị quyết trong Đại Hội Các Tiểu Bang (13) vào June 1776 đã đưa ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập. “bây giờ chẳng còn gì để giữ lại —ngoài cuộc chiến đấu”,đó là lời tuyên bố của một người Carolina.
Chiến tranh Cách mạng đã diễn ra giữa nước Anh và người Mỹ vì hai nguyên tắc xung đột: QUYỀN TỐI THƯỢNG CỦA NGHỊ VIỆT VÀ QUYỀN TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI. người Mỹ cho rằng:”QUYỀN TỐI THƯỢNG PHẢI THUỘC VỀ TOÀN DÂN”.Tuyên Ngôn Độc Lập đã nhấn mạnh rằng: “chính quyền được thành lập giữa những con người,sự thành lập này được sự ưng thuận của những người bị trị. Như vậy quyền tối thượng không phải chính quyền hay Nghị Viện mà quyền tối thượng thuộc về toàn dân.
CÁC TIỂU BANG ĐƯỢC THÀNH LẬP RA SAO ?—Những người Mỹ sống trên các thuộc địa đã ra Tuyên Ngôn Độc Lập với nước Anh vào 1776. Trong kỳ Đại Hội Các Tiểu bang có sự tham dự của các đại diện 13 tiểu bang. Đại Hội đã yêu cầu mỗi tiểu bang thành lập chính quyền của riêng họ. Tất cả 13 tiểu bang đều có hiến pháp riêng của mỗi tiểu bang trước khi có Hiến Pháp Liên Bang HK vào 1787. Sau đó đã có 11 tiểu bang tự viết lên 11 bản hiến pháp riêng của mỗi tiểu bang.
Trong suốt dòng lịch sử của nhân loại chưa bao giờ người dân cùng làm việc với nhau để xây dựng nên nhiều chính quền mới trên nền móng tinh thần của chế độ cộng hòa thủa xưa,với sự tôn trọng đạo lý cồ súy cho những quyền tự do của con người. Trong một thế giớ mà người dân bị cai trị hà khắc của những ông hoàng bà chúa,thì tại HK lại diễn ra một cuộc cách mạng đúng nghĩa nhất trong lịch sử của chính quyền,và những quyền căn bản tự nhiên của người dân.
Phần lớn các bản hiến pháp của các tiểu bang đều bắt đầu với Tuyên Ngôn Dân Quyền ( Declaration of Rights ) liệt kê những quyền căn bản của người dân mà luật pháp phải bảo vệ. Chỉ cho đến khi nào các quyền này được bảo vệ và bảo đảm trong các hiến pháp được viết ra,và sau đó theo đúng hiến pháp mà thành lập nên các chính quyền.
Những quyền của dân được bảo vệ trong các Tuyên Ngôn của các tiểu bang gồm tất cả những quyền ngày nay được bảo đảm bởi Dự Luật Nhân Quyền (the Bill of Rights).
Vào lúc Hiến Pháp Hk được viết ra HK đã có 150 năm kinh nghiệm về một chính quyền tự trị—với sự giới hạn quyền hành của chính quyền (limited self government) trên các thuộc địa.
Vào ngày June-2-1776,Virginia là tiểu bang đầu tiên đưa ra tuyên ngôn dân quyền—gần một tháng trước khi Tuyên Ngôn Độc Lập của HK chính thức dược công bố. Tuyên ngôn dân quyền đã trợ giúp để thuyết phục cácthuộc địa khác để bỏ phiếu cho nền độc lập của đất nước HK.
TUYÊN NGÔN DÂN QUYỀN CỦA VIRGINIA DO JAMES MADISON VIẾT RA VÀ TUYÊN BỐ:
Rằng tất cả con người theo lẽ tự nhiên thì đều bình đẳng với quyền tự do và độc lập,và họ đã thừa hưởng một số quyền căn bản,từ quyền đó,khi bước vào xã hội,ho không thể,vì bất cứ một khế ước nào,có thể lấy đi quyền họ được hưởng,là sự sống và tự do,với những phương tiện và tài sản có được,và quyền tìm kiếm hạnh phúc,và sự an toàn.
1—Tất cả quyền lực,quyền hành từ dân mà ra và dân có quyền nắm giữ quyền hành
2—Chính quyền được thành lập là—hoặc phải là—được xây dựng lên VÌ PHÚC LỢI CHÚNG CỦA TOÀN THỂ XÃ HỘI, và để có sự bảo vệ và bảo đảm an toàn và an ninh cho người dân.
3—Nếu chính quyền không phục vụ cho những mục đích đó,người dân có những quyền bất khả xâm phạm (alienable rights) để thay đổi chính quyền hay phế bỏ chính quyền ấy đi.
Những quyền khác trong Tuyên Ngôn Dân Quyền của Virginia là những quyền mà chúng ta được hưởng ngày nay trong chính quyều tiểu bang và liên bang. Thí dụ, nó bao gồm cả quyền của tội phạm được xét xử bởi Bồi Thẩm Đoàn Nhân Dân, được có sự bảo vệ để chống lại sự trừng phạt độc ác và quá đáng (cruel and unusual punishment), người dân được tự do báo chí và tự do thờ lạy theo tín ngưỡng của dân.
“rằng tôn giáo, hoặc bổn phậ của chúng ta phải có với Đấng Tạo Hóa của chúng ta,và bằng hình thức tự do tự nguyện,chỉ có thể hướng tới bằng lý chí và đức tin,không phải bằng vũ lực và bạo động,và vì lẽ đó,tất cả con người đều bình đẳng,họ được tự do thờ lạy theo tín ngưỡng của họ.
Bản Tuyên Ngôn Dân Quyền đã mở đầu bằng lời nói trên những quyền tự nhiên của con người trong một khế ước xã hội (social comtract). Và mục đích của chính quyền. Tuyên ngôn này đã chấm dứt bằng những lời theo đúng tinh thần của chế độc cộng hòa do Thái cổ đại để nói về đạo đức xã hội và trách nhiệm xã hội của tất cả người dân.
Những người viết lên những bản Tuyên Ngôn này đã tin rằng hàng loạt những quyền căn bản tự nhiên của từng người dân và tất cả người dân đều phải có—và vì thành lập chính quyền chưa đủ để bảo đảm cho người dân về quyền tự do của họ. Họ đã lý luận rằng cá nhân của mỗi người PHẢI CHẤP NHẬN TRÁCH NHIỆM CỦA HỌ. NHỮNG QUYỀN TỰ NHIÊN CỦA HỌ KHÔNG THỂ THIẾU TRÁCH NHIỆM TỰ NHIÊN CỦA HỌ (natural rights and natural responsibility)—đó là—MỘI CÔNG DÂN PHẢI SỐNG VỚI NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG LÝ TƯỞNG CAO QU1 CỦA HAI CHỮ TỰ DO.
Phần sau chót của Tuyên Ngôn Virginia đã nhấn mạnh đến đạo đức xã hội hay còn gọi là đạo đức công dân (civic virtue) và những giá trị tôn giáo và đạo lý.
“không có chính quyền tự do nào, hoặc giá trị thiêng liêng của tự do—để bảo đảm an toàn mội đe dọa của tự do mà chỉ bằng cách gắn chặt vào công lý,tinh thần trung dung,sự bao dung độ lượng,cần kiệm và đạo đức…đó là bổn phận hỗ tương của tất cả những ai sống và thực hành tinh thần Kito giáo,kiên trì,yêu thương, và bác ái giữa người và người với nhau.”
Các nhà soạn thảo Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Hiến Pháp của các tiểu bang đều là những nhà chính trị lão luyên và đầy minh triết. Cuối cùng các nhà lập quốc bị khích động bởi tinh thần yêu chuộng công lý chính là hào quang của chính nghĩa cho các cuộc tranh đấu. Họ muốn chia sẻ những cảm thức nóng bỏng của họ với tân quốc gia và nói với cả thế giới rằng,người dân có thể nắm chặt tay nhau để cùng nhau tạo dựng nên một xã hội với NHỮNG NGUYÊN TẮC CAO CẢ CỦA TỰ DO,CÔNG LÝ VÀ BÌNH ĐẲNG. Họ tự biết rằng chính bản thân họ không phải lúc nào cũng sống để vươn tới những lý tưởng này. Nhưng họ thành thật tin rằng,lý tưởng có thể làm được nếu người dân có lòng can đảm và niềm tin vào Đấngg Tao Hóa với đức tin mạnh mẽ để làm cho giấc mơ sẽ thành sự thật.
Ngày nay người dân, không chỉ có đất nước của chúng ta mà cả thế giới,đều đã bị khích động bởi hình ảnh của một xã hội đã phác họa lên trong Tuyên Ngôn Độc Lập,và những bản Tuên Ngôn Dân Quyền của các tiểu bang. Vào 1990,những người dân của Phi Châu,Trung Hoa Lục Địa và cả Đông Âu đã đồng loạt đứng lên, đã chiến đấu và đã chết vì những ngọn cờ Tự Do Dân Chủ,và họ đã tụ tập tại Prague,Czcholovakia để hô hào cuồng nhiệt những dòng chữ thiêng liêng đã được Thomas Jefferson viết xuống trong Tuyên Ngôn Độc Lập và Cách Mạng HK:
We hold these truth to be self-evidence that all men are created equal….Chúng ta nắm được những sự thật hiển nhiên đó là tất cà con người sinh ra đều bình đẳng.
Ngày nay chúng ta không chỉ được thừa hưởng những giấc mơ của tự do mà còn có cả công lý cho tất cả mọi người. Và chúng ta có trách nhiệm làm cho những giấc mơ ấy thành sự thật
LÀM THẾ NÀO ĐỂ DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ BẢO ĐẢM ?
Cá nhà lập quốc tin rằng,chính quyền được lập lên dể bảo vệ những quyền của cá nhân của mỗi người dân và đề cao phúc lợi an sinh cho toàn thể xã hội. Đồng thời họ tin rằng quyền hành của chính quyền phải được giới hạn để ngăn chặn phòng ngừa sự lạm dụng quyền hành của chính quyền sẽ vi phạm những quyền của dân.
Tuy nhiên ,điều mà tất cả ưu tư lo lắng nhất là sẽ trao những quyền gì cho chính quyền quốc gia và quyền hành gì cho các tiểu bang. Họ không muốn thấy các chính quyền tiểu bang bị thống trị bởi quyền hành chính quền trung ương. Và họ sợ tiểu bang này có nhiều quyền hơn tiểu bang khác.
Khi các Quốc Phụ và các Nhà Lập Quốc HK viết Hiến Pháp và Dự Luật Nhân Quyền họ đã rất thận trọng để có được sự bảo vệ được viết xuống thành văn (written protections) về những quyền mà họ nghĩ là những quyền căn bản của dân. Ý định chủ hướng của họ là để ngăn ngừa những vi phạm của chính quyền trước những quyền của dân,mà họ đều đã trải qua những kinh nghiệm đau thương dưới chính quyền của Anh.
Do đó phải đưa Dự Luật Nhân Quyền vào Hiến Pháp để Hiến Pháp bảo vệ và bảo đảm những quyền căn bản của dân. 10 Tu Chính Án đầu tiên của Hiến Pháp HK chính lá Dự Luật Nhân Quyền. Các Tu Chính Án này bao gồm những quyền căn bản dành cho từng cá nhân của mỗi công dân mà chính quyền bị cấm không được xâm phạm hay vi phạm. Thí dụ, chính quyền không thể được xen vào tự do tín ngưỡng của người dân. Hiến Pháp cấm đoán các viên chức chính quyền không được vi phạm quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận. Đồng thời Hiến Pháp cũng bảo vệ những quyền của những người phạm tội (crimes) được xét xử công bằng tại tòa án.
Nếu chính quyền vi phạm những quyền của một cá nhân,thì người đó có thể viết thơ gởi cho dân biểu tiểu bang hay Thượng Nghi Sĩ Quốc Hội hoặc gởi cho tờ báo địa phương. Những cá nhân nào mà quyền của họ bị vi phạm cũng có thể đến khiếu nại tại tòa án. Nếu tòa tìm thấy chính quyền đã vi phạm những quyền của người ấy,chánh án sẽ ra lệnh cho chính quyền phải chấm dứt sự vi phạm. Tòa án có thể ra lệnh bồi thường cho nạn nhân và có thể trừng phạt các viên chức chính quyền đã vi phạm quyền của dân.
Nếu khi nhìn vào Dự Luật Nhân Quyền,chúng ta thấy có hàng loạt điều mà chính quyền không được phép làm. Thí dụ như, chính quyền không thể lấy đi tài sản thuộc quyền tư hữu của dân mà lại không có bồi thường. Trong chiều hướng đó,luật đã giới hạn quyền hành của chính quyền.
Mỗi tiểu bang đều có một hiến pháp để xây dựng chính quyền tiểu bang. Những hiến pháp này cũng phải đưa Dự Luật Nhân Quyền vào hiến pháp để giới hạn quyền hành và quyền lực của các chính quyền tiểu bang và chính quyền địa phương để bảo đảm những quyền của tất cả người dân.
TU CHÍNH ÁN SỐ 1
Quốc Hội sẽ không làm luật để tổ chúc tôn giáo,hoặc cấm đoán quyền tự do tín ngưỡng,hoặc giảm thiểu quyền tự do ngôn luận,hoặc tự do báo chí,hoặc tự do hội họp một cách hòa hoãn và quyền để đưa ra thỉnh nguyện khiếu nại với chính quyền.
TU CHÍNH ÁN SỐ 4
Nhìn vào Tu Chính Án số 4 chúng ta thấy, “quyền của người dân được bảo đảm cho thân thể,nhà cửa,các giấy tờ và hững đồ đạc không bị cảnh sát khám xét và tịch thu mà không có lý do chính đáng để xâm phạn hay vi phạm,khi không có trác tòa (warrants) mà phải dựa trên sự thật,bằng sự xác quyết là sự thật hoặc có lời thề (oath),và đặc biệt là mô tả cặn kẽ nơi chốn được khám xét—cà người và tài vật bị bắt giữ và tịch thu “.
TU CHÍNH ÁN SỐ 5
Không có người nào…sẽ bị ép buộc trở thành nhân chứng để chống lạ chính mình trong bất cứ tội phạm hình sự nào (criminal case).
Điều khoản này của Tu Chính Án Số 5 ,bảo vệ người dân chống lại sự ép buộc để tự nhận tội (self crimination)…Quyền để chống lại sự nhận tội là một sự bảo vệ những người vô tội và có tội không bị chính quyền dung quyền hành để hành hạ tra tấn,ép buộc nhận tội. Những chính quyền độc tài thường vi phạm những quyền này của dân và áp lực người dân thú tội cộng khai tội phạm của họ dù là họ có phạm tội hay không. Vảo 1930,tại Liên Bang Sô Viết,những người chống đối chế độ của Staline đã bị cưỡng bách thú tội và bị hành quết bí mật. Những tù nhân chiến tranh của HK đã bị cưỡng bách để thú tội một cách công khai về tội lỗi của họ tại Nam Hàn,Việt Nam và chiến tranh vùng Vịnh.
Hiến Pháp cấm chính quyền không được đe dọa,đối xử tàn bạo,hoặc tra tấn bạo hành (torture) người dân để họ sợ mà quay qua tự chống lại chính mình ha những người bạn của họ. Luật nà phản ảnh niềm tin tưởng rằng ngày cả với tội phạm nghiêm trọng cũng không được đối xử vô nhân đạo với con người được và đã cho phép sự dã man tàn bạo của nhân viên công lực để xâm phạm nhân phẩm con người và chà đạp lên toàn thể xã hội (degrades the entire society)
TU CHÍNH ÁN SỐ 6
Tu Chính Án số 6 chứa đựng thêm những quyền về thủ tục pháp lý (due process of law). Gần như tất cả sự bảo vệ của Tu Chính Án số 6 cũng nhập vào Tu Chính Án số 14 khiến cho có thể áp dụng cho các tiểu bang.
“trong tất cả các cuộc truy tố hình sự.những bị cáo sẽ được hưởng quyền được xét xử nhanh chóng và cộng khai bởi một Bồi Thẩm Đoàn Nhân Dân có lòng quảng đại của tiểu bang và khu vực nợi mà tội phạm phạm tội. Chúng ta thấy Tu Chính Án gồm có 8 điều hoặc những điều khoản chú tâm tới việc bảo vệ quyền của những người bị cho là tội phạm được điều trần tại tòa một cách công bình…chú trọng tới quyền được có có sự cố vấn và trợ giúp của một luật sư.
1—được xét xử mau chóng
2—xét xử công khai.
3—Được xét xử bởi Bồi Thẩn Đoàn Nhân Dân có lòng bao dung.
4—Quyền được xét xử trong tiểu bang và khu vực và cộng đống mà ở nơi đó tội phạm đã phạm tội
5—Phải cho biết lý do bị kết tội.
6—Được quyền đối chất với các nhân chúng.
7—Chính quyền không được ngăn chặn tội phạm đưa ra nhân chứng của họ để người đó trình bày chứng cớ có lợi cho tội nhân.
8—Chính quyền không thể ngăn cấm quyền có luật sư bào chữa khi người đó được coi là một nghi can (suspect).
Tu Chính Án số 4,5,6 và số 8 nằm nga trong trọng tâm của Dự Luật Nhân Quyền và toàn thể lý thuyết nằm phía .Những quyền này được đưa ra để bảo vệ những cá nhân người công dân thoát khỏi những bàn tay độc tài của chính quyền liên bang và sau này áp dụng luôn cho các tiểu bang và các cấp độ chính quyền.
Tất cả người sẽ phải học hỏi vì đó là điều quan trọng để hiểu những quyền của chúng ta và những trách nhiệm của chúng ta để xiển dương quyền tự do và công lý dành cho tất cả mọi người.Tại sao ?
Tại vì trong khoảng thời gian trước Cách Mạng HK. Người Mỹ luôn luôn có những khiếu nại là chính quyền của Đế Quốc Anh đã có những vi phạm quyền của người dân Mỹ sống trên thuộc địa,để trả lời chính quyền Anh đã nói rằng người Mỹ đã quá ưu tư về những quyền của dân—trong lúc họ không hiểu rõ ràng vế những quyền mà họ đòi hỏi phải có là những gì ?
Vì thế những bài học về Dự Luật Nhân Quyền đã được đưa ra để tạo ra những cơ hội thử thách đối với những sự hiểu biết của chúng ta về những quyền căn bản của dân. Người dân phải tìm hiểu về những bảo vệ pháp lý (legal protection) cho những quyền của chúng ta và phải chú tâm tới sự tương quan mật thiết giữa những quyền và những trách nhiệm với những quyền đó.
Những bài học đó rất quan trọng nó sẽ giúp để làm sáng tỏ sự hiểu biết của người dân về Dự Luật Nhân Quyền và những mục đích của Dư Luật này. Trước tiên phải xét lại xem chúng ta đã biết được gì về chủ đề đưa ra. Sau đó khảo sát thật kỹ về Tu Chinh Án số 1 để thấy nó như thế nào. Cuối cùng là nhìn vào toàn bộ Dự Luật Nhân Quyền để nhận ra những mục đích của dự luật.
Phải nhìn vào chính quyền liên bang và tiểu bang và cả chính quyền địa phương.
TẤT CẢ QUYỀN CĂN BẢN CỦA DÂN BAO GỒM QUYỀN SỐNG,QUYỀN TỰ DO VÀ QUYỀN TƯ HỮU.( viết theo tài liệu nghiên cứu từ cuốn “With Liberty and Justice For All. The Story of the Bill of Rights”.
Trong khoảng thời gian chế độ Quốc Xã bỉ đánh bại,đã có 12 triệu người bị giết. Nhiều người trong số này là những thành phần đối lập chính trị, nhưng 6 triệu người đã bị giết giản dị chỉ vì họ là những người Do Thái,cũng như 250.000 người Gipsies đã bị sát hại. Những vi phạm nhân quyền được biết rõ nhất trong thời gian mà nhóm Đức Quốc Xã và các đồng minh của họ,đặc biệt là Nhật. Tại Nga dưới thời Staline cũng đã đàn áp và hành hạ con người hết sức tàn bạo. Sự đàn áp của những người bất đồng chính kiến và xử dụng những kỹ thuật tự sát trong chiến tranh là trách nhiệm trước những cái chết của 30 triệu người phần lớn là cộng dân của Liên Bang Sô Viết.
Như chúng ta thấy,có một số quyền nằm trong dự luật nhân quyền không thấy có trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Đặc biệt nhất là Tu Chính Án số 1 cấm chính quyền tổ chức tôn giáo. Trên nhiều phần đất của thế giới hôm nay,có tổ chức tôn giáo (quốc doanh) do các chính quyền độc tài lập nên và chính quyền hỗ trợ cho những tổ chức tôn giáo (quốc doanh) đó. Những quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc đã không nhìn thấy những vi phạm những quyền cá nhân của những con người như người Mỹ nhìn.
TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN VÀ DỰ LUẬT NHÂN ( the Bill of Rights) CỦA HOA KỲ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO ?—Sự khác biệt quan trọng những điều viết ra trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Dự Luật Nhân Quyền của HK—là không có chính quyền quốc tế nào có đủ sức mạnh quyền lực để bảo vệ và bảo đảm những quyền đã được liệt kê trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Những quyền ghi trong đó là “ những tiêu chuẩn chung mà sự thành đạt dành cho tất cả con người trên thế giới “. Bảng liệt kê những quyền này không được đưa vào như những trách vụ pháp lý (leagal obligations) cho các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc để có sự bảo vệ và bảo đảm cho những quền này của dân. Xa hơn nữa các quốc gia thành viên cũng không để Liên Hiệp Quốc có quyền để cưỡng bách những chính quyền bảo vệ những quyền đã liệt kê trong Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền này cho các quốc gia thành viên.
Ngược lại,trong truyền thống vế những quyền tự nhiên mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho con người. Truyền thống đó đã đưa đến một nền móng vững chắc cho Hiến Pháp HK—đó là—-NHỮNG QUYỀN CỦA DÂN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ BẢO ĐẢM NHỜ SỰ GIỚI HẠN QUYỀN HÀNH CỦA CHÍNH QUYỀN.
NGƯỜI DÂN CÓ TRÁCH NHIỆM GÌ ĐỂ BẢO VỆ DÂN QUYỀN VÀ NHÂN QUYỀN ?
Trong bài học cuối cùng về Dự Luật Nhân Quyền các học giả HK nghiên cứu và học hỏi những tính chất nào và sự cam kết nào mà tất cả những công dân phải có để sống trong một xã hôi tự do nếu họ muốn duy trì và bảo vệ những quyền của dân và duy trì và bảo vệ công lý. Họ đã tìm hiểu xem các nhà lập quốc HK đã nói gí về chủ đề này.
Sau khi đã hiểu được thì người dân có thể đủ sức để bảo vệ vị trí công dân của họ để cùng nhau duy trì và bảo vệ nhân quyền và dân quyền cũng như bảo vệ đạo đức và công lý cho một xã hội và một quốc gia tự do.
Vào 1820,Thomas Jefferso đã nói như sau: “Tôi biết không có nơi nào gìn giữ an toàn những quyền hành tối hậu của xã hội cho bằng chính người dân,và nếu chúng ta nghĩ người dân không có đủ sáng láng minh triết để thực hành việc kiểm soát xã hội với toàn quyền để quyết định,để bổ khuyết cho sự thiếu sót này thì đứng lấy quyền hành ra khỏi tay họ,và hãy giúp họ sự hiểu biết và kiến thức để họ chu toàn trách nhiệm công dân với những quyết định sáng suốt cho toàn bộ xã hội.Khi Jefferson viết xuống những dòng chữ này là ông đã nhấn mạnh đến quan niệm vế một chính quyền hiến định (constitutional government). Các nhà chính trị học đã nhận thấy là một nền dân chủ hiến định (constitutional democracy) hơn bất cứ hình thức nào của chính quyền—là tùy thuộc và vào sự sáng suốt tinh anh và nặng tinh thần trách nhiệm của tầng lớp công dân trong quốc gia đó.
Một số Founding Fathers như James Madison và Alexander Hamlton đều đã nhấn mạnh về tầm quan trọng về việc phân chia quyền hành,với sự kiểm soát và chế tài lẫn nhau để giữ thăng bằng quyền hành quốc gia,và hệ thống liên bang để bảo vệ những quyền cá nhân của những công dân. Những người khác như Jefferson và John Adams—cả hai đã nhìn thấy là những bản hiến pháp có tuyệt hảo đến đâu, và những cơ cấu chính quyền có vững chắc thế nào,thì vẫn phải đòi hỏi sự hỗ trợ của tầng lớp công dân sáng suốt tinh anh ,đạo hạnh với đạo đức xã hội và trách nhiệm xã hội (civic virtue and social responsibility).
Cuối cùng,kinh nghiệm của quá khứ hơn 200 năm đã xác quyết về niềm tin tưởng của các Quốc Phụ HK là cho dù các cơ cấu chính quyền có thiết định vững chắc như thế nào và hoàn hảo tới đâu—cuối cùng cũng phải tùy thuộc vào đặc tính của người dân và tùy thuộc vào những con người được dân lựa chọn để điều hành quồng máy xã hội và quốc gia.
NGUYỄN ANH TUẤN