“NGUYỄN CHÍ THIỆN (1939-2012): NGƯỜI CÔNG CHÍNH” (HÚY NHẬT THỨ 8 TÁC GIẢ HOA ĐỊA NGỤC)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Buổi lễ do Mc Bích trâm Lê host nhà báo Trần Phong Vũ, cùng với sự góp mặt của tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, giáo sư Nguyễn Thanh Giàu & nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh.

Ngục sĩ NGUYỄN CHÍ THIỆN (NCT) một nhà thơ lớn của VN, người tù lương tâm duy nhất mang danh ngục sĩ bị vùi dập trong ngục tù CS suốt 27 năm dài đăng đẳng.

Nhà báo Trần Phong Vũ (TPV) trước 75, nhà bình luận trên hệ thống truyền thanh/truyền hình Quốc gia và nhật báo Sóng Thần, sau 75 tiếp tục viết văn làm báo Hải ngoại, nguyên chủ bút hai tap chí Đường Sống và Diễn Đàn Giáo Dân, đồng sáng lập tủ sách Tiếng Quê Hương, tác giả bút ký “Trái Tim Hồng – Nguyễn Chí Thiện’ viết về con người, cuộc đời cố thí sĩ. TPV cũng là người bạn chí thân với NCT nhất là trong những ngày tháng cuối cùng của nhà thơ đã có sự cận kề chăm sóc của TPV.

NCT qua đời ngày 2 tháng 10 năm 2012 tại miền Nam California, hưởng thọ 73 tuổi. Năm 1995 khi chính quyền Hoa Kỳ quyết định bình thường hóa bang giao, CS Hà Nội muốn được bỏ cấm vận nên phải cắn răng để NCT đi định cư Hoa Kỳ, nhưng họ không ngừng nỗ lực đánh phá ông, một người yêu nước chính trực bất chấp hậu quả dám viết lên những vần thơ gang thép vạch trần cái ác của chế độ. Tập thơ Hoa Địa Ngục, thiên hồi ký về cuộc đời tù tội của NCT với khoảng 400 bài đã nhận nhiều giải thưởng quốc tế, từng 3 lần được đề cử giải Nobel Văn chương

Thơ NCT là bản cáo trạng của chế độ, tường thuật chi tiết về cuộc sống hàng ngày của những tù nhân chính trị trên đất Bắc với những câu: Lũ chúng tôi triền miên đói khát, Đánh liều xơi tất cả củ cây rừng…Có ai ngờ thăm thẳm chốn rừng hoang, Đảng cất giấu dân lành hàng chục vạn, Và sát hại bằng muôn ngàn thủ đoạn, Vừa bạo tàn vừa khốn nạn, gian ngoa…Những điều xấu xa về đảng CS, năm 1962 ít người tin vì lúc đó mọi người còn say chiến thắng Điện Biên Phủ, thế nhưng nhà thơ NCT đã dám lột trần từ rất sớm, sự thật về thân phận con người trong xã hội toàn trị, về bác, về đảng. Sau khi cưỡng chiếm miền Nam tự do năm 75, dù luôn miệng kêu gọi hòa hợp hòa giải nhưng CSVN dựng lên những nhà tù khắp đất nước để giam giữ, hành hạ những quân nhân thuộc chế độ cũ. Chuyện này NCT đã đoán trước từ lâu khi ông viết: Đảng như hòn đá tảng, Đè lên vận mạng quê hương. Muốn sống trong hòa hợp yêu thương, Việc trước nhất phải tìm phương hất xuống”, chỉ mấy câu tả hình ảnh đảng CSVN như tảng đá khổng lồ đè nặng lên vai người dân đen không ngóc đầu lên nổi, muốn ấm no hay hòa hợp thật sự, phải tìm cách đẩy văng nó xuống.

NCT làm thơ không vì bất kỳ tham vọng chính trị, cầu mong danh lợi cho bản thân, ông nói thọat đầu làm thơ cốt đưa vào Nam để đồng bào hiểu hiểm họa CS mà kiên trì chiến đấu, nhưng sau khi miền Nam mất vào tay CS ông quyết định đưa thơ ra ngoài cho người Việt hải ngoại và khắp thế giới biết về “lịch sử đớn đau quái gở của dân tộc”, trong bối cảnh “quá nhiều nhà văn, nhà thơ trong nước cam tâm làm “bồi bút” ca ngợi chế độ”. Vào năm 1979, mới ngoài 40 tuổi, được thả sau khi trải qua cả hơn thập niên trong chốn lao tù, từng nếm mùi đớn đau khốn khổ trong ngục tối, xà lim nhưng thay vì mưu cầu cuôc sống yên ổn cho riêng mình, ông quyết định chạy vào Tòa Ðại Sứ Anh Quốc ở Hà Nội đưa tập thơ gồm 400 bài do ông vận dụng trí nhớ ghi chép lại những gì đã làm trong tù (cho thấy trí nhớ phi thường), kèm bức thư nhân danh hàng triệu nạn nhân xin cho phổ biến để tố cáo tội ác CS Hà Nội. Khi mạo hiểm làm việc này ông nói coi như cầm chắc cái chết trong tay, nhưng ông vẫn làm vì nếu không thì “ Thêm mấy chục năm sống nữa tích sự gì”, quả nhiên phải trả giá đắt vì sau đó đi tù lần thứ 3, lần tù cay nghiệt nhất vì tội dám gởi thơ “phản động” ra nước ngoài, lần đó ông bị hành hạ, biệt giam nhiều ngày trong những nhà tù khét tiếng của miền Bắc có lúc tưởng chừng không vượt qua. Nhà thơ đã đánh đổi tự do quí báu của mình dể gióng lên tiếng nói của lương tâm thức tỉnh thế giới về họa CS, như ông từng viết: “ Tự do tôi quí thiết tha / Mà sao tù ngục hết ra lại vào”.

Từ đáy vực của địa ngục trần gian là nhà tù CS, tinh thần NCT vẫn nở rộ những bông hoa tươi thắm của công lý, chính nghĩa, biểu lộ rõ nét tình yêu quê hương vô bờ bến của một nhân cách phi thường. Thơ NCT như ông tâm sự trong lời tựa tập thơ Hoa Địa Ngục, không dùng từ ngữ văn chương hoa mỹ mà cố vươn đến sự giản dị trong thơ, giản dị nhưng không hề tầm thường, chính nhờ sự giản dị nhưng đầy hào khí mà đi thẳng vào lòng người. Năm 1975 khi miên Nam sụp đổ vào tay CS, NCT vẫn không nguôi niềm hy vọng cho đất nước qua câu thơ “Cuộc chiến đấu này chưa phân thắng phụ, Ta vẫn còn đây và sắt thép còn kia,… Ta muốn nói với loài dã thú, khúc hát khải hoàn ta sẽ hát thiên thu”.

Ngày nay dù đã ra đi nhưng di sản tinh thần NCT sống mãi trong lòng những con dân Việt còn quan tâm đến vận mệnh đất nước. Chúng ta tri ân NCT về những hy sinh và đóng góp to lớn của ông cho quê hương, chúng ta trông đợi một ngày không xa, đất nước VN được quang phục với tự do, no ấm cho mọi người theo đúng nguyện vọng của ngục sĩ NCT để linh hồn ông được ngậm cười nơi chín suối.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]