TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG TẠI QUY NHƠN

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
Peut être une image de 1 personne, position debout et plein air
Tại Tuy Hòa , Phú Yên
Ngày 16 tháng 3 năm 1975 Ban Mê Thuột, Pleiku, KonTum, Phú Bổn nói chung là tất cã các tỉnh trên Cao Nguyên đang vào giờ hấp hối, cho nên những con đường để thoát chạy như là, 7B, 14, 19, 20, 21. Nhưng tổn thất nhất là con đường 7B có thể nói đó là CON ĐƯỜNG MÁU của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa & Dân chúng
Peut être une image de plein air
Đoàn xe nối đuôi qua cầu phao trên Sông Ba ngày 18-3-1975. Phú Yên
31.3.1975: Bình Định Thất Thủ
* Trận chiến cuối cùng tại Qui Nhơn
-Ngày 31 tháng 3/1975, Cộng quân đã tràn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định. Tại Qui Nhơn, sư đoàn 3 CS Bắc Việt đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Theo tài liệu của Đại tướng Cao Văn Viên, lực lượng Sư đoàn 22 Bộ binh với Trung đoàn
41 và Trung đoàn 42 đã nổ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải quân ở ngoài biển, nên địch quân bị đánh bật ra khỏi ra khỏi khu ven bờ biển, vùng kiểm soát của lực lượng VNCH được mở một khoảng rộng dài chừng 4 dặm về phía Nam, để tạo an ninh cho tàu Hải quân cập bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 Bộ binh triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định.
* Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh tự sát tại bờ biển Qui Nhơn
-Trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn, vị Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã không chịu đi, từ chối cuộc di tản và sau đó ông đã tự sát bằng súng Colt 45.
* Một Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân tỉnh Bình Sát tự sát ngay trước quận đường Phù Cát
-Cũng lúc diễn ra trận chiến tại Qui Nhơn, tại Căn cứ Không quân Phù Cát, sau 2 ngày đến cố thủ và tổ chức, Trung đoàn 47/Sư đoàn 22 Bộ binh đã bị CQ tấn công cường tập. Trong đêm, Trung đoàn này rút về Qui Nhơn thì bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát, bị thiệt hại gần 50% lực lượng. Cộng quân đã chiếm quận lỵ này vào buổi chiều. Thi hài của vị Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân ( các tài liệu không ghi rõ tên) vẫn còn nằm nguyên trước Văn phòng Quận Phù Cát. Thay vì đầu hàng địch quân, vị tiểu đoàn trưởng này quyết định tự sát.
http://thoichinhchien
TRẬN CHIẾN CUỐI CÙNG TẠI QUY NHƠN

Ngày 31/3/1975 Sáng sớm tình hình tại Khánh Dương vô cùng nguy ngập,LĐT/LĐ3ND báo cáo cho Tướng Phú : tuyến phòng thủ TĐ5ND bị cộng quân cắt đứt thành nhiều mảnh, nếu không có quân tăng viện LĐ3ND sẽ bị địch quân tràn ngập.

Tướng Phú gọi về Bộ Tổng Tham Mưu khẩn cầu gởi quân tăng viện gấp cho Khánh Dương. Xin tăng cường 2 TĐ/BĐQ trấn đóng tại đèo Cả và cho LĐ3TQLC vào vùng trách nhiệm tại Khánh Dương ngay ngày hôm nay.

Trong khi đó cộng quân đã tràn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định.Tại Qui Nhơn, SĐ3CSBV đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Lực lượng Sư đoàn 22 Bộ binh với Trung đoàn 41 và Trung đoàn 42 đã nổ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải quân ở ngoài biển, nên địch quân bị đánh bật ra khỏi khu ven bờ biển, vùng kiểm soát của lực lượng VNCH được mở một khoảng rộng dài chừng 4 dặm về phía Nam, để tạo an ninh cho tàu Hải quân cập bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 Bộ binh triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định. 

http://nhaydu.com/index_83hg_files/left_files/TranKhanhDuongQuanKhu2_files/image008.jpgLĐ3ND trấn ngự từ đèo Phượng Hoàng đến Khánh Dương

Trung Đoàn Trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh tự sát tại bờ biển Qui Nhơn; Trung Đoàn Trưởng 41 cùng 2/3 cấp SQ chỉ huy được ghi nhận là tử trận hoặc mất tích :Trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn, vị Trung Đoàn Trưởng Trung đoàn 42 Bộ binh là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã không chịu đi, từ chối cuộc di tản và sau đó ông đã tự sát bằng súng Colt 45. SĐ22BB tổn thất khoảng 70% quân số.

Một Tiểu Đoàn Trưởng Địa Phương Quân tỉnh Bình Định tự sát ngay trước quận đường Phù Cát. Cùng lúc diễn ra trận chiến tại Qui Nhơn Tại Căn cứ Không quân Phù Cát, sau 2 ngày đêm tổ chức cố thủ, Trung đoàn 47/Sư đoàn 22 Bộ binh đã bị CQ tấn công cường tập. Trong đêm, Trung đoàn này rút về Qui Nhơn thì bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát, bị thiệt hại gần 50% lực lượng, Trung Đoàn Trưởng là Đại Tá Lê Cầu đã bị CQ bắt sống. Cộng quân đã chiếm quận lỵ này vào buổi chiều. Thi hài của vị Tiểu đoàn trưởng Địa phương quân (các tài liệu không ghi rõ tên) vẫn còn nằm nguyên trước Văn phòng Quận Phù Cát. Thay vì đầu hàng địch quân, vị tiểu đoàn trưởng này quyết định tự sát.

Sáng ngày 1/4/1975, nhiều vị trí phòng thủ của các đơn vị Quân Lực VNCH tại Khánh Hòa bị tấn công. Tại Khánh Dương, Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Văn Phát chỉ huy đã kịch chiến với 4 trung đoàn CSBV (thuộc hai sư đoàn khác nhau). Lực lượng của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù gồm có một tiểu đoàn Pháo Binh và 3 Tiểu Đoàn bộ-chiến Dù đã giao tranh quyết liệt với các đơn vị thuộc Sư Ðoàn F-10 và SÐ 320 Bắc Việt. Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù đã chống trả dữ dội bất chấp đạn pháo binh của Cộng quân bắn khá chính xác. Nhiều vị trí mất rồi được chiếm lại, rồi lại bị mất, nhiều lần như vậy nhưng các Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 3 Dù vẫn cố giữ vững vị trí chiến đấu.

Trung Đoàn 25/SĐ10CSBV đồng loạt tấn công vào vị trí cuả TĐ6ND do Trung Tá Nguyển Hủu Thành làm TĐT, Thiếu Tá Trần Tấn Hoà làm TĐP. Tuyến phòng thủ cuả TĐ6ND bị tràn ngập sau đó. Trung Tá Thành, Đ/Úy Triết,cùng một số quân nhân ND bị bắt tại trận.

TĐ5ND do Trung Tá Bùi Quyền  TĐT và Thiếu Tá Vỏ Trong Em làm TĐP bị Trung Đoàn 28 CSBV vây hảm và tràn ngập. Thiếu Tá Vỏ Trọng Em đã hướng dẩn được khoảng 200 chiến sỉ lui vào rừng, vượt núi xuyên rừng về Nam, 5 ngày sau toán quân nầy mới được trực thăng giải cứu bốc về Phan Rang., một số quân ND khác tháp tùng Thiết Đoàn M113 về được Dục Mỷ.

Trong tình hình sôi động và trước áp lực nặng của Cộng quân, vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 1 tháng 4/1975, Trung Tá Phát trình với Thiếu Tướng Phú là nếu không có tăng viện, không được cấp phát thêm đạn dược và hỏa tiễn TOW chống chiến xa thì tuyến Khánh Dương sẽ bị Cộng quân tràn ngập. Tướng Phú yêu cầu Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù cố gắng để chờ quân của Sư Ðoàn 22 Bộ Binh từ Qui Nhơn rút vào cùng với một Trung Đoàn của Sư Ðoàn 23 Bộ Binh được tái chỉnh trang.

Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đã bị địch quân bao vây rất ngặt, đã hạ được 4 chiến xa địch nhưng phòng tuyến đã bị lùi xa lại phía sau. Tướng Lê Quang Lưởng gọi Tướng Phú yêu cầu gởi quân tăng viện cho LĐ3ND. Ông cũng cố gắng liên lạc với các nơi khác tìm cách  trợ giúp thêm quân cho LĐ3ND.

Trong ngày nầy Trung Tá Phát gọi xin thêm viện quân khẩn cấp lần thứ năm và được Thiếu Tướng Phú trả lời không còn quân để tăng viện và ra lịnh cho LĐ3ND di chuyển về phía Nam.

Lúc 15.30 giờ, Tướng Phú ra lệnh cho 2 phi tuần khu trục đến yểm trợ mặt trận Khánh Dương để giải tỏa bớt áp lực của địch lên cánh quân Nhảy Dù. Đây là những trái bom cuối cùng được xử dụng trên chiến trường Quân Khu 2.

Đến 4 giờ 10 chiều ngày 1 tháng 4/1975, khi đang bay trên không phận Khánh Dương thì Tướng Phú chỉ liên lạc được với một sĩ quan của Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù. Tướng Phú được báo vắn tắt là Cộng quân đã tràn ngập nhiều vị trí của các đơn vị Nhảy Dù, tuyến phòng thủ đã bị cắt nhỏ. Sau đó cuộc điện đàm đã bị gián đoạn..

Trong khi đó Trung Đoàn 66 CSBV quyết tâm diệt gọn TĐ2ND do Thiếu Tá Trần Công Hạnh làm TĐT và Thiếu Tá Nguyển Văn Phương làm TĐP. TĐ3PBND do Thiếu Tá Nguyển Văn Triệu làm TĐT và ĐĐ3TS do Đại Úy Nguyển Viết Hoạch làm ĐĐT. Các đơn vị nầy đang trấn giữ dọc theo chân đèo Phượng Hoàng thì bị địch quân tấn công tràn ngập. TĐ3PBND được linh phá huỷ một số đại bác 105 ly cơ hửu.

Sau những đợt tấn công biển người liên tục và ác liệt cuả địch, tuyến phòng thủ bị chia cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ, lại không được tiếp tế lương thực và đạn dược. LĐT/LĐ3ND phải triệt thoái đơn vị về bải biển dưới chân hòn Son và men theo đường bộ về Phan Rang lập phòng tuyến mới.

Tính đến sáng ngày 1 tháng 4/1975, khu vực trách nhiệm của Quân Khu 2 chỉ còn lại một phần tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, (quân khu 2 có 12 tỉnh). Về quân số, ngoài Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù đang bảo vệ phòng tuyến Khánh Dương, chỉ còn một trung đoàn Bộ Binh và 2 tiểu đoàn Biệt Ðộng Quân. Tuy nhiên, 2 liên đoàn Địa Phương Quân của hai tiểu khu Ninh Thuận và Bình Thuận cùng một số đại đội biệt lập vẫn còn khả năng tham chiến.

Buổi tối cùng ngày, Trung tá Lê Văn Phát, Lử Đoàn Trưởng Lử Đoàn 3 Dù cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn và một phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, trên đường rút từ Khánh Dương ra QL1 không còn liên lạc được với BTL QĐ2 nên liên lạc thẳng về Sài Gòn bằng hệ thống GRC106 và được lịnh liên lạc với Tướng Sang để vào phòng thủ Phi Trường Phan Rang. Đến ngày 4/4/1975 LĐ2ND được không vận từ Sài Gòn đến Phan Rang thay thế LĐ3ND và ngày hôm sau LĐ3ND được  phi cơ bốc về Saigon bổ sung quân số và sẳn sàng ứng chiến cho Biệt Khu Thủ Đô..

Tài liệu tham khảo :

–     Chiến tranh Việt Nam toàn tập của Nguyễn Đức Phương, Làng Văn xuất bản tại Canada 2001.

–     Những Ngày Cuối Của VNCH , của Cao Văn Viên Bản dịch Việt Ngữ của Nguyễn Kỳ Phong, nhà xuất bản Vietnambliography 2003.

–     Những sự thật chiến tranh VN 1954 – 1975 của Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn – Đại Tá Lê Bá Khiếu – Tiến Sỉ Nguyễn Văn

–     Cuộc triệt thoái cao nguyên 1975 của Phạm Huấn, tác giả xuất bản năm 1987 và giữ bản quyền.

–     Và phỏng vấn các chiến hữu Nhay Dù.

Đại Úy Võ Trung Tín

Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202

Đại Úy Nguyễn Hữu Viên

Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933

https://phailentieng.blogspot.com/2023/03/tran-chien-cuoi-cung-tai-qui-nhon.html?fbclid=IwAR2X1HeDEHyaizRCXDHn7dzRjPZBsIBtHxm7rL8lQnhPf2X6wYRuVSJa8HU