NGHIÊN CỨU CHÍNH TRỊ “LUẬN CỔ SUY KIM”: JOHN LOCKE (Bài 1)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

John Locke sinh vào thế kỷ thứ 17 là một bác sĩ, triết gia và chính trị gia người Anh. Ông đóng góp to lớn đối với chủ nghĩa tự do cả về hai bản thể con người và thể chế. Con người phải dùng lý trí, kinh nghiệm để suy ra chân lý, không bị áp đặt. Về thể chế, đề cao “khế ước xã hội” để bênh vực cho chức năng chính đáng là chính quyền phục vụ con người. Những tư tưởng lớn của John Locke trong phong trào Khai Sáng đã làm nền tảng cho bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, và bản Hiến Pháp “Tam Quyền Phân Lập” đầu tiên của nước Mỹ năm 1789 đều có nội dung in đậm dấu ấn tư tưởng như John Locke rằng:  “Một chính phủ chỉ chính danh nếu được sự chấp thuận của người dân với mục đích bảo vệ quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân trong xã hội. Nếu những điều kiện này không được đáp ứng, người dân có quyền đề kháng để thay đổi chính quyền ấy” . 

Chúng tôi sẽ đăng một loạt bài nói về John Locke của nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê để tìm hiểu sâu rộng về những tư tưởng vượt thời gian của triết gia Locke, nhà tư tưởng chính trị vĩ đại để một gia tài quý báu cho nhân loại: Tự Do Dân chủ

Lý Thuyết Chính Trị Hiện Đại
John Locke (1632-1704)

(Bài 1: John Locke quan niệm chủ nghĩa tự do)

Thân Thế và Sự Nghiệp

John Locke (1632-1704)

John Locke ra đời năm 1632 trong một gia đình sinh hoạt nền nếp ở miền tây nước Anh.  Thân phụ của Locke là một đại úy trong quân đội Nghị viện trong cuộc nội chiến vào thập niên 1640.  John theo học tại một trong những trường tốt nhất (Westmimunster School, ở London) và sau đấy tại một trong những đại học nổi tiếng Oxford (Christ Church), nơi ông cư ngụ, trước tiên là một sinh viên, sau đấy là một sinh viên hậu đại học và giáo viên, từ tuổi 20 đến tuổi 34.  Tại Oxford, ông chú trọng đến triết học và y học, ông dạy triết và tốt nghiệp y khoa.  Tiếp đến, ông quan tâm đến hoạt động trong lĩnh vực khoa học y tế và chuyển sang giới khoa học cũng như chính trị hàng đầu; xu hướng khoa học của ông được thừa nhận thể hiện qua sự kiện ông được chọn lựa vào Hiệp Hội Hoàng Gia đầy tiếng tăm năm 1668.

Khi rời Oxford, Locke trước tiên đã tạo được mối liên hệ chính trị và cá nhân lâu dài với Earl of Shaftesbury, và mối liên hệ này đã đưa ông đến trung tâm sinh hoạt chính trị thời bấy giờ.  Khởi đầu như một y sĩ cá nhân, ngay sau đó Locke trở thành một người tin cẩn và nhà nghiên cứu chính trị của Shaftesbury.  Shaftesbury là lãnh tụ của một nhóm có ảnh hưởng đang cố gắng buộc Charles II ép anh ông, Catholic James, không được thừa kế ngôi vua, và dường như chuẩn bị sẵn sàng để kháng cự vũ trang nếu phương tiện quốc hội không đạt được.  Họ không thi hành được; Shaftesbury bị cầm tù một thời gian; nhưng âm mưu vẫn được tiến hành, với Locke đang rối mù vì âm mưu ấy, tham dự những buổi hội họp bí ẩn dù có hay không có Shaftesbury.  Có một lý do mạnh mẽ để tin rằng trong lúc tất cả sự kiện này đang tiến triển, từ 1679 đến 1683, các khả năng tinh thần của Locke được phơi bày thành phiên bản để cung cấp một minh xác lý thuyết cho việc đối kháng đến quyền tối cao; rằng Locke chắc chắn đã làm công việc viết lách như thế, và rằng công việc ấy đã gần như hoàn thành bản thảo của Hai Luận Thuyết “Two Treatises,” mà chỉ cần một vài thay đổi và bổ túc để biến các luận thuyết ấy vào năm 1689 thành một cuộc bảo vệ Cách Mạng Whig.

Vào năm 1683, vì vấn đề an toàn cá nhân, Locke chạy trốn sang Hà Lan, nơi đây ông trú ngụ cho đến khi Cuộc Cách Mạng do ông đã thực hiện vào tháng hai năm 1689 tạo an toàn để trở về nước Anh.  Từ đây cho đến khi ông mất vào năm 1704, ông đã sống một cuộc sống ít quan trọng, ngoại trừ sức khỏe ốm yếu tăng dần, và tiện nghi hơn, nhưng vẫn là người rất hoạt động.  Một phần công việc của Locke trên mặt trận tinh thần: tác phẩm đã xuất bản về triết học và về Thiên Chúa Giáo và khoan dung đã làm dấy lên nhiều thảo luận và làm cho Locke phải bận rộn công bố làm rõ và bảo vệ vị thế của bản thân (dù Hai Luận Thuyết mà ông không bao giờ công nhận là của mình.)

Locke cũng có thể nghỉ ngơi với sự nổi tiếng là một triết gia, nhưng quan tâm của ông đến công việc quốc gia, và đặc biệt là trong các chính sách kinh tế của chính phủ, quá bắt buộc đến nổi lôi kéo ông phục vụ, từ 1696 đến 1700, như là một trong những ủy viên của Hội Đồng Quản Trị Thương Mại, cơ quan chính phủ vốn tư vấn về các chính sách kinh tế, trong đó ông nhanh chóng trở thành nhân vật nổi bật. Trong hội đồng này, ông lại được chọn vào công việc ông đã thực hiện trong 1673-1675 với chức vụ Bí thư một cơ chế tương tự trước kia, Hội Đồng Thương Mại và Trồng Trọt, trước khi lưu vong.  Quan tâm của Locke trong vấn đề này không có gì đáng ngạc nhiên khi người ta nhận ra rằng trong thập niên 1670 ông đã là một người hoàn toàn giàu có với những đầu tư đáng kể vào những công ty buôn bán tơ lụa như “Royal Africa Company” và “Bahama Adventurers.”

John Locke đã viết một số lượng lớn các chủ đề khác nhau như lý thuyết về kiến thức, tính hợp lý của Kitô giáo, trường hợp về khoan dung tôn giáo, lý thuyết về tiền tệ, và lý thuyết đạo đức và chính trị.  Nửa đầu thế kỷ 18, tiếng tăm của ông nổi bật với Tiểu Luận Về Hiểu Biết Con Người, “the Essay Concerning Human Understanding.”  Sau đó trong thế kỷ mười tám, Luận Thuyết Thứ Hai Về Chính Phủ “the Second Treatise of Government” đã thu hút mức độ như tiểu luận hoặc ngay cả vượt qua mức độ tiểu luận ở tầm cao, đặc biệt ở Mỹ, nơi mà học thuyết về chính phủ hạn chế và quyền cách mạng được đề cập đến một cách rộng rãi trong những năm dẫn đến cuộc cách mạng Mỹ.  Từ đó, Luận Thuyết Thứ Hai trở thành một luận thuyết cổ điển trong lịch sử lý thuyết chính trị.  Mới nhìn, điều này xem ra bất thường.  Luận Thuyết, như chúng ta sẽ thấy, được viết một cách chuyên nghiệp chỉ để biện minh cho cuộc cách mạng hiến pháp đặc biệt ở Anh vào cuối thế kỷ mười bảy và nó cũng tỏ ra hữu ích một lần nữa trong việc biện minh cho cuộc cách mạng thuộc địa đặc biệt vào cuối thế kỷ mười tám; nhưng không có một cuộc cách mạng nào trong các cuộc cách mạng ấy vào thế kỷ kế tiếp quá thử thách đến mức đã thể hiện nhu cầu về một cuộc bảo vệ đã lỗi thời như thế.  Chính nghĩa của Locke được khẳng định là một thắng lợi, cả ở Anh và Mỹ:  các chính sách được ổn định.  Thế tại sao tư tưởng của ông nay lại được đánh giá là cổ điển?

Một phần cho các câu trả lời là quốc gia hợp hiến tự do Tây Phương, mà các văn bản có  chủ đề của nó được truyền lại và Locke là người đầu tiên áp dụng, bây giờ đang ở dưới sự tấn công từ nhiều hướng mới – từ thế giới cọng sản và thế giới thứ ba, đến nổi mà quốc gia tự do bị dồn trở lại thế phòng thủ và vui mừng để tranh thủ sự hỗ trợ của nó bất kỳ trường hợp đụng độ khó khăn giản đơn nào cho thuận lợi của mình.  Không có gì có thể rõ ràng giản dị hơn hoàn cảnh của Locke, mặc dầu với một cái nhìn kỹ càng hơn, hoàn cảnh ấy trở thành mơ hồ.  Nhưng những mơ hồ lại đóng góp đến thành tựu như là một tư tưởng cổ điển về hai phương diện: Chúng tạo cho Luận Thuyết một chủ đề xuất sắc trên đó các sinh viên có thể phát triển khả năng phê phán, và chúng nêu trở lại những sai lầm lý thuyết có thể chấp nhận được cho công chúng vốn chấp nhận quốc gia và tự do hiện đại mà không phê phán.  Điều làm cho Luận Thuyết có thể có giá trị đặc biệt về cả hai khía cạnh là không những nó là một trường hợp cho quốc gia tự do nhưng còn cho các cơ chế tư hữu tự do nữa.  Lý lẽ về quốc gia hợp hiến giới hạn của Locke được thiết kế rộng rãi để hỗ trợ biện luận của ông về quyền tự nhiên cá nhân đến quyền sở hữu tư nhân không giới hạn.  Các nhà bảo vệ quốc gia tự do hiện đại xem quyền ấy như trọng tâm của quốc gia.  Và không một ai đưa ra một trường hợp biện luận thuyết phục hơn cho quyền ấy.  Ngày đó, Locke là một đối thủ có khả năng thắng thế hơn nhiều so với bất kỳ các người đương thời của ông và người kế nhiệm ông trong truyền thống tự do.  Vì thế, các nghiên cứu sinh về lý thuyết tự do được khuyến cáo nên lưu ý vị thế lý thuyết quyền tư hữu trong lý thuyết về chính phủ của Locke.

Mặc dầu một vài điều về vị thế của Locke trong dòng tư tưởng ở thời kỳ của ông và một vài điều về vai trò về đời sống chính trị và kinh tế của xứ sở ông đã được phơi bày, điều cần thiết là phải căn cứ trên những tác phẩm khác của ông như Luận Thuyết Thứ Nhất Về Chính Phủ “First Treatise of Government,” Thư Thứ Nhất Về Khoan Dung “First Letter On Toleration,” và Tiểu Luận về Pháp Luật Thiên Nhiên “Essays on the Law of Nature…” để thấu triệt những tư tưởng của ông.

I) Với Chủ Nghĩa Tự Do

Chủ nghĩa tự do “liberalism” là một lý thuyết chính trị được tìm thấy qua các biểu hiện cụ thể ở các bài viết của John Locke.  Lý thuyết chính trị này, như sẽ thấy, có nhiều ý nghĩa: trên thực tế, một số trong những ý tưởng đa dạng nhất và nhiều cá nhân đã tuyên bố nhãn hiệu tự do cho chính mình.  Tuy nhiên, có một cốt lõi phổ biến đại diện cho trung tâm của tất cả các khái niệm của chủ nghĩa tự do.  Vì lý thuyết này tượng trưng cho tự do: cá nhân tự do, cũng như tự do của cá nhân không bị hạn chế từ bên ngoài và tự do của người ấy làm những gì ông ta tin tưởng là đúng.  Trong ý nghĩa này, Hobbes rõ ràng là một người tự do “a liberal” và Aristotle và Machiavelli cũng thế.  Tuy nhiên, nếu một lý thuyết được gọi là “tự do” trong một ý nghĩa nào đó, lý thuyết ấy phải đặt cá nhân tự do tại trung tâm của lý thuyết và giữ nó ở vị thế ở đó.  Nhân vật của Hobbes thường phải nhường đường cho những tuyên bố của một nhà nước độc tài, và Arisrotle và Machiavelli quan tâm đến tự do của con người chỉ một phần lúc bấy giờ.  Chính Locke là người không những chỉ coi các ý tưởng của chủ nghĩa cá nhân và bình đẳng là quan trọng, nhưng cũng là người tạo nên khuôn mẫu lý thuyết chính phủ để đem lại ưu tiên cho cuộc sống tự do của công dân, vốn là những người được phục vụ bởi chính phủ.

Tự do thiết yếu trong Locke là một trong những tự do được phép: nó là một tự do khỏi lệ thuộc nhà nước.  Quốc gia và chính phủ là những cơ chế cưỡng chế, và, không có vấn đề bao nhiêu các cơ chế ấy có thể tuyên bố là đại diện, hành động của họ đều bị ràng buộc để ngăn chặn hành vi của các công dân riêng lẻ.  Luật pháp được hướng dẫn để làm điều này, tránh làm điều khác.  Và nếu chính phủ có hiệu quả, vi phạm luật pháp sẽ phải chịu hậu quả bằng sự trừng phạt – một hạn chế thậm chí còn lớn hơn tự do.

Nếu con người được tự do, nhiều đường lối phải được tìm ra để giới hạn quyền lực chính phủ, để hợp hiến hóa chính phủ sao cho các công dân có thể chắc chắn rằng các giới hạn phải được quan sát, và để thừa nhận tự do của con người phải ưu tiên trước các quyền lực chính phủ.  Locke biện luận tất cả các chủ đề này trong tiến trình lý thuyết của ông.  Một vài chủ đề đã được ghi nhận trước kia: Aristotle và Machiavelli đã nói về các chính phủ giới hạn bởi “nguyên tắc luật pháp.”  St. Thomas và Hobbes đã nói rằng Luật Tự Nhiên “Natural Law” phải chỉ đạo cho các nhà cai trị ra khỏi đường hướng độc tài.

Nhưng chính Locke là người đã phát biểu rằng người dân có thể làm một vài việc tích cực để bảo đảm chính phủ sẽ không áp bức họ.  Và chính Locke củng cố quan điểm này bằng khẳng định một lý thuyết về các quyền của con người – các quyền mà con người có, cả trong tình trạng tự nhiên và cả trong xã hội dân sự – chống lại chính phủ của họ.  Locke đã sử dụng quan niệm cá nhân chủ nghĩa về con người mà Hobbes đã viết ra rất nhiều chi tiết, và sau đó Locke tiến hành cung cấp cho nó một vị trí vững chắc trong tiến trình chính trị bởi mặc nhiên chấp nhận rằng chủ nghĩa cá nhân của con người phải luôn luôn được bảo vệ bởi sự thừa nhận chính trị của các quyền vốn có của mình.  Các quyền của con người, do đấy, được ưu tiên hơn các quyền lực quốc gia.  Để thực hành các quyền này, con người phải được giải thoát khỏi các hạn chế kinh tế, tôn giáo, và nhiều thứ nữa mà các quốc gia quá dễ dàng để ban hành.  Và nếu nó là một quy tắc mang yếu tố chính trị mà quyền lực phải đối đầu với quyền lực, lúc bấy giờ cố gắng của Locke để biểu thị các quyền của con người thế nào có thể được bảo lãnh để nhà nước sẽ đưa ra đường lối cho yêu cầu của mình.

II) Đa Dạng Của Chủ Nghĩa Tự Do

Chủ nghĩa tự do “liberalism,” một thuật ngữ phổ biến trong tự vựng chính trị, chỉ quan điểm của một cá nhân, của một quốc gia, và của các liên hệ giữa các thực thể này. Nhưng ngoài các nguyên lý cơ bản đã được phát họa, có một ít thỏa thuận về nội dung của ý tưởng này.  Vì thế, tốt hơn là chúng ta chỉ phát họa những khái niệm chính của chủ nghĩa tự do để mỗi một người hay một sinh viên ngành chính trị tự chọn cho mình một định nghĩa riêng.

(1) Chủ Nghĩa Tự Do “Cải Cách” “reformist” liberalism.  Đây là quan niệm về chủ nghĩa tự do của quần chúng và của đảng phái, một chủ nghĩa luôn đứng đối đầu với chủ nghĩa bảo thủ.  Người tự do cải cách được chuẩn bị để hành động nhanh chóng, trong lúc người bảo thủ muốn tiến hành một cách chậm chạp và thận trọng.  Người tự do muốn thử nghiệm với lập pháp và tiến trình chính trị, trong lúc người bảo thủ muốn đem lại cho các cơ chế đã thiết lập mọi cơ hội để chứng tỏ rằng họ có thể thực hiện công việc.  Người cải cách nghĩ về hiện tại như một màn mở đầu cho tương lai, người bảo thủ nhìn hiện tại như là sản phẩm của quá khứ.

Điều rõ ràng là loại chủ nghĩa tự do này trình bày một tâm trạng chứ không phải là một chính sách chặt chẽ, một cảm giác tiến độ chứ không phải là một hướng chính trị cụ thể.  Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, thật cũng rõ ràng rằng chủ nghĩa tự do thật sự nổi bật cho một quan điểm ý thức hệ khá cụ thể.  Những người tự do hiện đại quan tâm rất nhiều về các vấn đề kinh tế và xã hội – khi họ nhận thấy và định nghĩa chúng – và họ nhìn đến chính phủ như một cơ chế hàng đầu cho giải pháp của những vấn đề này.  Họ được thuyết phục rằng những cá nhân riêng rẽ hoặc không thể hoặc sẽ không thể đương đầu những vấn đề này, và vì thế quốc gia phải can thiệp nếu các vấn đề cùng xảy ra.  Y tế, nhà cửa, giáo dục – tất cả vấn đề này và có lẽ nhiều hơn phải là chủ thể của hành động tập thể ([1]).  Điều này có ý nghĩa, dĩ nhiên, rằng quốc gia sẽ rất cần phát triển trong tầm cỡ: thuế khóa phải được tăng lên để tài trợ cho các chức năng chính phủ mới, nhiều cán bộ và công chức phải được thuê mướn để quản lý các dịch vụ mới, luật lệ và quy định phải được soạn thảo và thi hành để chính phủ sẽ có thể đạt được các mục tiêu mới đã tự đặt ra.

Chủ nghĩa tự do cải cách có thể được gọi là tự do như thế nào nếu nó yêu cầu gia tăng quyền lực quốc gia hơn là giới hạn trên quyền lực ấy?  Câu châm ngôn cổ điển để trả lời cho vấn nạn này là “một miếng thịt của một người là một chất độc của một người khác.”  Có một sự mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tự do cải cách và quan niệm thị trường tự do của chủ nghĩa tự do mà vấn đề sẽ được xem xét trong thời gian ngắn.  Người cải cách nói rằng chính phủ có thể thực sự là một cơ quan tự do.  Cơ quan này có thể tái phân phối tài sản, cung cấp dịch vụ công cọng, và bảo vệ người yếu khỏi sự xâm phạm của người mạnh.  Bằng đường lối này, quyền lực của quốc gia thường cung cấp điều kiện để hoàn thành cuộc sống tốt đẹp cho khối đa số rộng lớn công dân.  Tóm lại, chính phủ lớn “big government” bảo đảm cho người yếu đuối một tự do mà trước đó người ấy đã không biết: tự do khỏi nghèo đói, khỏi bệnh tật, khỏi dốt nát, khỏi sợ hãi.

Nhưng nhà nước đang dùng quyền lực của mình để thi hành những bảo đảm này; nhà nước không tin tưởng trên hành động tự nguyện hay cá nhân.  Điều này có nghĩa rằng trong tiến trình ban lợi ích công cọng cho đa số, một thiểu số trong xã hội có khuynh hướng cảm thấy một sự ràng buộc của quyền lực nhà nước.  Những ai giàu có quá mức trung bình sẽ là những chủ thể có thuế nặng hơn, những ai làm chủ một cơ sở thương mại sẽ là chủ thể phải tuân hành các quy định, những ai thích làm mà không có hỗ trợ chính phủ có thể vẫn bị bắt buộc phải chấp nhận nó, hoặc ít nhất là bắt buộc tuân thủ các quy tắc đi kèm với chương trình hỗ trợ.  Nhà nước, vẫn theo tranh luận, có thể cưỡng bức một ít, nhưng cho tự do thì nhiều.  Và nếu nhà nước không thực hiện các trách nhiệm này, ngay đó, đa số có thể bị cưỡng bức bởi các trung tâm quyền lực khác hơn là nhà nước.  Nhưng có thể big government cũng không áp bức vài trong số nhỏ người ý chừng đã tạo nên khối đa số hưởng lợi không?  Khả thể ấy xảy ra, các nhà cải cách thú nhận, nhưng ít hơn sự áp bức mà con người nhỏ bé có thể đau khổ là không có nhà nước chuẩn bị để bảo vệ.  Đối thoại này giữa người tự do và người bảo thủ là một đối thoại quen thuộc.  Và nó xoay quanh một quan niệm quan trọng về tự do của con người trong thời đại chúng ta.

(2) Chủ Nghĩa Tự Do “Thị Trường-Tự Do” “Free-Market” Liberalism.  Thật không có gì để ngạc nhiên rằng thương hiệu của chủ nghĩa tự do này thường được coi là một phần của học thuyết bảo thủ “conservative” đương đại.  Vì chủ nghĩa tự do của thị trường tự do có một lịch sử trải dài trở lại đến ít nhất thời kỳ của Adam Smith.  Nó bắt nguồn từ một lý thuyết cấp tiến: nó kêu gọi giải phóng cho các người làm thương mại khỏi những luật lệ hạn chế mà chính phủ áp đặt lên phạm vi hoạt động kinh tế.  Các hạn chế này, căn cứ trên các ý tưởng thương mại và cả phong kiến, ngăn cản những lợi ích công nghệ và thương mãi đang lên không cho phát triển trong các đường hướng mới.  Đi kèm với phản đối này, một trường phái tư tưởng xuất hiện, phát kiến rằng cả cá nhân và xã hội như một tổng thể chỉ có thể biểu hiện sức mạnh tốt đẹp nhất nếu nhà nước không can thiệp vào các hoạt động kinh tế.  Trong lúc các doanh nhân, được cho phép mở rộng mà không có sự can thiệp chính thức, có thể là những người hưởng lợi trực tiếp, toàn bộ đất nước cũng có thể được phúc lợi từ những đầu tư và sản xuất đang chớm nở.

Chủ nghĩa tự do thị trường-tư do, rõ ràng, đã trở nên một ý thức hệ của một bộ phận của cộng đồng, mà một quốc gia yếu kém có thể đạt được.  Thật vậy, do một phần của lý thuyết này, nhà nước trở thành một công cụ cưỡng chế bị ràng buộc gây ra những thương tổn bất cứ khi nào nó tiến hành sử dụng sức mạnh của mình.  Tuy nhiên, khái niệm thị trường tự do chắc chắn đã gán cho công quyền một vài nhiệm vụ quan trọng.  Đó là công quyền phải cung cấp tòa án để các hợp đồng được tôn trọng và các mâu thuẩn được giải quyết, phải cung cấp lực lượng cảnh sát để tài sản được gìn giữ an toàn, và phải duy trì lực lượng võ trang để đầu tư nước ngoài được bảo vệ.  Tuy nhiên, chủ nghĩa tự do thị trường-tự do không được coi như lý thuyết kinh tế hoàn toàn, mặc dù đó là thành phần đơn giản rộng rãi nhất của lý thuyết ấy.  Nếu con người được tự do để sở hữu và để khuếch trương công việc của họ khi thấy thích hợp, họ cũng cần các tự do chính trị để chắc chắn có một cảm tình của chính phủ đến những mục đích này.  Từ đấy, trong cố gắng để bảo đảm một thị trường tự do, người ta cũng tranh cải rằng tự do phát biểu và tự do hội họp là những bảo đảm cần thiết.  Điều ấy là, một nền kinh tế tự do cần một chính phủ tự do để duy trì nó.  Các tòa án vốn được lập nên để hợp pháp hóa các khế ước cũng phải hiện hữu để bảo vệ các tự do chính trị.  Lý thuyết thị trường-tự do, tiếp đó, là biểu hiện của một bộ phận mới và đang lên của xã hội:  một bộ phận kêu gọi mở rộng quyền đầu phiếu và tự do báo chí như là những phương tiện để hoàn thành tự do kinh tế.  Thật là quan trọng để lưu ý sự nối kết một cái nhìn kinh tế và chính trị, và để quan sát rằng sự nối kết ấy là sản phẩm của tầng lớp kinh doanh.  Tầng lớp ấy hình thành khối cử tri thống nhất chuẩn bị để tranh đấu cho tự do trong mặt đối lập với chính phủ.  Trong các xã hội mà không có tầng lớp kinh doanh quan tâm đến việc áp dụng một môi trường thị trường-tư do, phải tự hỏi có cử tri nào khác hiện diện để đối đầu với đất nước dưới danh nghĩa tự do.

Mặc dù lịch sử cổ kính của chủ nghĩa tự do của thị trường tự do, đừng nên nghĩ rằng nó là một lý thuyết lỗi thời.  Trái lại, nó có những tiếng nói mạnh mẽ trong thời đại chúng ta.  Điều thú vị là khái niệm nhà nước giới hạn bây giờ quay lưng lại với những người muốn nêu lên rằng dinh thự được gọi là nhà nước phúc lợi.  Một lần nữa, một cấu trúc chính phủ rộng lớn được gọi là cưỡng chế và phá hoại các quyền tự do cơ bản.  Vì thế, chủ nghĩa tự do cải cách và chủ nghĩa tự do thị trường-tự do mâu thuẫn với nhau: chủ nghĩa trước gọi chủ nghĩa sau “bảo thủ” và chủ nghĩa sau trả lời họ là những đại diện “thật” của ý tưởng tự do.  Tranh cải về các từ ngữ không quan trọng.  Điều quan trọng là thực tế rằng chủ nghĩa tự do thị trường-tự do vẫn là một ý thức hệ của các doanh nhân mặc dầu họ không còn là “người đang lên” tuyên bố vào các ghế quyền lực nữa.  Cho nên, ý tưởng thị trường-tự do không còn là cấp tiến nữa; hơn thế, nó chỉ là một sự bảo vệ nguyên trạng “status quo” không hơn không kém.  Và mặc dầu chính phủ can thiệp vẫn duy trì như vậy, tính chất của các cơ chế thương mãi đã thay đổi vô cùng rộng lớn từ thời kỳ của Adam Smith.  Nếu ganh đua là một đặc trưng giữa những người tự do thị trường-tự do, ngày nay, đặc trưng ấy thường là ganh đua giữa một trong số ít các công ty.  Nếu chính phủ yếu là một nguyên lý của ý thức hệ, khi đó chính phủ có thể mạnh đủ để ban thuế suất, hợp đồng, và đặc ân độc quyền cho những người được ưu đãi.  Những gì đã xảy ra là thuật sử dụng ngôn ngữ về thị trường tự do đã duy trì vững vàng trong khi các điều kiện kinh tế đã thay đổi.  Ngoài ra, trong lúc các doanh nhân hiện đại không nghĩ mình là người tự do “liberals,” ý tưởng thị trường tự do mà họ tán thành là một phần di sản của người tự do.

Chủ nghĩa tự do thị trường-tự do “free-market liberalism,” lúc bấy giờ, là một thí dụ về phần chủ yếu của một tư tưởng mà lý thuyết và ý thức hệ không thể bị tách biệt.  Nó cũng là một thí dụ về sự phát triển các ý tưởng theo các biến cố:  thật vậy, nó chứng minh thực tế rằng hùng biện chính trị có một thói quen gây xáo động trạng thái yên tỉnh trong khi mặt đất bên dưới thì di chuyển ([2])

(3) Chủ Nghĩa Tự Do “Không Tưởng” “Utopian” liberalism.  Chủ nghĩa tự do là một cái gì khác hơn một cương lĩnh chính trị hay ý thức hệ kinh tế.  Nó cũng là một lý thuyết về bản chất con người, và lý thuyết này có đường lối để truyền cho con người tất cả suy nghĩ về chính trị và kinh tế.  Theo quan điểm của người tự do, con người, một cách giản dị, là một sinh vật có thể toàn hảo.  Con người thừa hưởng lý trí và tháo vát, và với ý chí để tự thăng tiến.  Chủ nghĩa tự do không tưởng vượt quá một nghi ngờ lạc quan nhất của các lý thuyết chính trị; nó bác bỏ thẳng thừng học thuyết tội lỗi ban đầu được lắp đặt bởi các nhà thần học.  Con người không xấu, mà vốn tốt.  Nếu thành quả chính trị của con người không được lên đến ngang hàng danh giá, điều này là vì bản chất tử tế của nó đã bị hư hỏng bởi các cơ chế bất công.  Con người không dốt nát, nên có thể tiếp thu một sự hiểu biết về vũ trụ và các hoạt động của vũ trụ.  Nếu khoa học nhân văn vào thời gian hiện tại lưu lại nhiều điều không giải thích, điều này là vì tâm trí của con người đã bị cản trở bởi mê tín dị đoan và ý thức hệ.  Và con người thì có thể hoàn thiện: họ có thể đạt đến tiềm năng tốt nhất bởi đức tính của lý trí và lương thiện của họ.  Xã hội của người tự do không tưởng gồm có những cá nhân bừng sáng có tự do để theo đuổi tư lợi riêng của mình và tuy vậy họ kềm hãm ép buộc nhau trong tiến trình theo đuổi.  Chủ nghĩa tự do này khác với Chủ Nghĩa Không Tưởng của Plato trong đó nó áp dụng cho tất cả mọi người và không giản dị cho tầng lớp cai trị; đối với người tự do Không Tưởng, mọi người đều tốt, mọi người đều có lý trí; mọi người đều hoàn thiện.  Đây là một lý thuyết về bản tính con người, không phải là một phân tích của một tầng lớp cụ thể nào.  Ngoài ra, trong lúc Không Tưởng của Plato là một bức chân dung có mắt máy ảnh của một xã hội hoàn hảo tại một thời gian xa xôi, các khái niệm tự do của xã hội là một khái niệm năng động.  Lịch sử luôn chuyển động:  chuyển dịch về trước và cao lên của những cá nhân đã khai sáng.  Lịch sử là một câu chuyện không bao giờ dứt về sự chinh phục dốt nát của lý trí, về chiến thắng của cái thiện trước cái ác.  Cuối cùng, trong khi Plato đã phát triển một “chủ nghĩa cộng sản,” trong đó các công dân muốn đặt lệ thuộc phúc lợi của họ đến những mục tiêu lớn hơn của xã hội, chủ nghĩa tự do không tưởng là một cá nhân trong định hướng.  Con người tự do đứng ở trung tâm của lý thuyết này: quốc gia và xã hội là những hiệp hội ông áp dụng cho tiện lợi nhưng không cho những mục đích cao hơn của ông.

Quan điểm Không tưởng về bản chất con người, như đã nói, rất hiển nhiên trong tất cả các chủ nghĩa tự do.  Người cải cách có tin tưởng rằng tất cả mọi người được khai sáng đủ để sử dụng cơ chế của chính phủ cho lợi ích của mình và chịu đựng, tuy nhiên, việc phải sử dụng các cơ chế ấy như những cơ quan cưỡng bức.  Những người tự do thị trường-tư do nhận định rằng nếu con người thoát khỏi được những hạn chế trên hoạt động của họ, họ sẽ theo đuổi tư lợi của họ theo một hướng bừng sáng và vì thế làm cho xã hội giàu có như một tổng thể.  Các giả định Không tưởng tìm thấy biểu hiện nguồn gốc của họ trong các lý thuyết của Hobbes và Locke.  Chúng được chuyển bởi Bentham, Tocqueville, và Mill như là tư tưởng tự do có tầm cở mới.  Chúng cũng được phát triển bởi Rousseau và Marx trong những đường hướng vồn thường xuyên đáng lo ngại cho những người lo lắng quan điểm tự do có dễ bị lạm dụng hay không.

Những lời chỉ trích nguyên thủy của cái nhìn Không tưởng “Utopian view” về bản chất con người đã được tìm thấy qua các tác phẩm của các nhà thần học chính trị.  Machiavelli cố gắng chỉ ra rằng cái nhìn ấy giản dị là không phù hợp với các sự kiện của cuộc sống.  Tuy nhiên, câu trả lời lớn nằm với Edmund Burke, vì lý thuyết bảo thủ của ông đã làm dấy lên những câu hỏi nghiêm trọng về thái độ của người tự do về các khả năng của con người ([3]) Một điều cần phải nói rõ là con người không bình đẳng, không hợp lý, không tốt.  Nhưng nó cũng quan trọng để chỉ rõ điều gì xảy đến về phương diện chính trị khi một xã hội hoạt động trên các giả định rằng con người có thể phát triển được.  Để ra khỏi quan điểm Không tưởng, một sự tôn vinh con người trung bình – vốn ràng buộc để có các kết quả cho các giá trị nhất định là truyền thống trong xã hội – phát triển.  Đây là một việc, tóm lại, để nói về con người như người tự do Không tưởng đã làm: Nó hoàn toàn là một sự việc khác để hành động như thể rằng nói là một nền tảng âm vang cho các hành động chính trị.  Cả Burke và Tocqueville sẽ khai triển các ý tưởng này.  Rousseau và Mill sẽ trả lời họ.  Thật là sai lầm khi buộc tội người tự do Không tưởng là ngây thơ chính trị:  họ biết rằng tiến bộ nhân loại chuyển động phù hợp và bắt đầu, rằng chiến tranh và bạo ngược không ít hiện diện trong thời đại chúng ta hơn trong quá khứ, rằng con người tiếp tục ích kỷ và thiếu dẫn dắt của lý trí mặc dầu tất cả cố gắng để giáo dục họ theo các hướng đối nghịch.  Vấn đề không phải chúng ta đã khám phá ra bản chất Không tưởng của con người – đó không phải là trường hợp – nhưng, đây là mục đích mong muốn và có thể cố gắng để đạt tới.   Tâm trạng người tự do là lạc quan: Trau dồi, tiến bộ, hoàn hảo – những điều này ở trong tầm đạt đến của mọi người và xã hội, và chúng sẽ được hoàn thành tốt đẹp nhất bằng các phương tiện chính trị.

(4) Chủ Nghĩa Tự Do “Dân Chủ” “Democratic” Liberalism.  Nếu chủ nghĩa tự do cải cách và thị trường-tự do có khuynh hướng đi vào đặc tính của ý thức hệ, và nếu chủ nghĩa tự do Không tưởng nghiêng về nhấn mạnh triết lý để loại trừ các xem xét khoa học, thì chủ nghĩa tự do dân chủ ít nhất cũng cố gắng tạo ra một lý thuyết chính trị trong ý nghĩa một sách giáo khoa.  Trọng tâm của chủ nghĩa tự do dân chủ làm cân bằng hai giá trị:  chế độ dân chủ và tự do cá nhân.  Hay, nói cách khác, một xã hội phải được điều hành bởi các nguyên tắc kép của của nguyên tắc đa số, về mặt này, và quyền thiểu số, về mặt khác.  Có nhiều chứng cứ luận về tư tưởng tự do dân chủ rất lâu trước Locke như đã tìm thấy trong Aristotle, Machiavelli, và Hobbes.  Aristotle và Machiavelli cho rằng công chúng có khuynh hướng để biểu lộ ý nghĩa chung về các vấn đề chính trị hơn là thiểu số độc quyền.  Trong khi không ai đòi hỏi đến nguyên tắc đa số không giới hạn, họ nhận thức được vai trò xây dựng mà các công dân trung bình phải đóng.  Vào thời ấy, Aristotle và Machiavelli quan tâm về tự do của những cá nhân mà sở thích của họ phải đi ngược lại tình cảm thắng thế trong xã hội.  Vì lý do này, biện pháp bảo vệ phải được nâng lên nhằm đảm bảo quyền tự do cho các cá nhân bất chấp các lề thói ham mê của những người nắm giữ quyền lực chính trị.  Cả hai, Aristotle và Machiavelli, nói về “nguyên tắc luật pháp” như là đứng trên lệnh lạc của bất kỳ người cai trị đặc biệt nào.  Trong lúc họ không xây dựng trên các hình thức hiến pháp hay cơ chế vốn bảo đảm “nguyên tắc luật pháp,” điều rõ ràng các quyền tự do phải được bảo đảm bởi các tiến trình mà không thể bị bác bỏ “overridden” bởi những người cai trị đương thời.  Hầu hết lý thuyết của người tự do kết luận bằng cách đặt một giá trị cao trên tự do cá nhân hơn là trên chính phủ dân chủ.  Trong lúc Locke không để cạnh nhau hai giá trị này theo cách rõ ràng, cả hai Tocqueville và Mill làm cho sự căng thẳng giữa các giá trị ấy trở thành trọng tâm của các lý thuyết. Locke tán thành cả hai nguyên tắc đa số và các quyền cá nhân, và điều quan trọng cần ghi nhận rằng tất cả ông và Tocqueville và Mill cảm thấy nghĩa vụ phải tán thành dân chủ, mặc dù mối quan tâm chính của họ là thiết lập xã hội tự do.

Lý do cho sự tấn thối lưỡng nan mà những người tự do dân chủ tự đặt lên mình thật không quá khó khăn để tìm ra.  Họ muốn một xã hội tự do trong đó mọi người sẽ biết tự do.  Nhưng quan niệm tự do của người trung bình thường khác lạ với quan niệm của vài cá nhân vốn muốn sống bằng nhiều cách mà không được xã hội chấp nhận.  Vì thế, khối đa số, để bảo đảm cho tự do riêng của mình, có thể đưa ra quyết định chà đạp lên tự do của rất nhiều khối thiểu số.  Đây là, dĩ nhiên, vấn đề của chế độ độc tài của đa số mà Plato đã nêu lên và không bao giờ chấm dứt được thảo luận.  Có vài người tự do, vì lý do này, đã từ chối bất cứ bàn thảo nào về nguyên tắc đa số: họ coi tự do cá nhân quá quan trọng đến nổi mà dân chủ thể hiện một nguy hiểm quá lớn cho nó phải chịu đựng.  Tuy nhiên, hầu hết những người tự do là những người dân chủ, và đây là vì họ không muốn tạo ra những khác biệt tính chất về ưu thế tự do của một người như là đối kháng với tự do của người khác.  Nếu khối đa số, gồm những người trung bình, định nghĩa tự do của nó trong một cách thô lỗ và sẵn sàng, ai là người đòi hỏi họ từ bỏ tự do của họ để mà khối thiểu số được cho là ưu thế có thể theo đuổi những sở thích tinh tường hơn.  Chủ nghĩa tự do biểu thị cho tự do của tất cả mọi người, chứ không giản dị cho tự do của một thiểu số giàu có hay có trí thức.  Không may thay, hầu hết con người chỉ cảm thấy an toàn trong tự do của họ nếu các định nghĩa tự do khác bị dập tắt: thật khó khăn cho một phần của xã hội để được tranh luận nếu bộ phận ấy biết rằng thái độ và hoạt động đối chọi đến các sở thích riêng của họ hiện diện trong một phần khác của cộng đồng.  Nguyên tắc đa số, tự do cho một khối lớn người trung bình, là một thành phần hợp pháp của chủ nghĩa tự do vì tự do phải được ban cho ngay cả người trung bình.  Tuy nhiên, các tự do của các khối thiểu số và các cá nhân riêng lẻ không thể vì lý do này phải bị đẩy ra bên đường.  Có nhiều cách cố gắng khác nhau để hòa hợp các tự do đa số và thiểu số.  Nếu Locke đưa ra vài tiến trình trong phương cách đề nghị, những người khác sẽ tiến hành hơn nữa về một giải pháp của vấn đề lâu dài này.

Có những đặc biệt nổi bật chung trong các quan niệm khác nhau về tự do mà phải được minh bạch ngay bây giờ.  Hai tính năng cần nêu ra là, thứ nhất, cuộc sống tự do là ưu tiên theo đuổi chính trị và, thứ hai, nhiệm vụ của quốc gia là tránh cưỡng chế và khuyến khích điều kiện cho cuộc sống tự do.  Tương phản giữa chủ nghĩa tự do thị trường-tự do và chủ nghĩa tự do cải cách đã vạch rõ thời gian và tình huống có thể thay đổi như thế nào quan điểm của con người về nội dung thực chất của tự do.  Các nguyên tắc về chủ nghĩa tự do dân chủ và Không tưởng chứng minh rằng ở đấy hiện hữu một vài giả định chính trị và tâm lý cố định hoàn hảo đến những điều mà tất cả những người tự do thêm vào.  Một vài lý thuyết gia tự do thông qua không đảo ngược bất kỳ một phương pháp tiếp cận đơn độc nào của các phương pháp tiếp cận.  Có thể nói rằng thật khó khăn trong thời gian này, thí dụ, để tìm thấy bất cứ ai để tổ chức triển vọng không tưởng theo một cách không đủ phẩm chất.  Hơn thế nữa, tất cả những người tự do, bằng cách này hay cách khác, là một tập hợp của người cải cách, dân chủ, Không tưởng, và những người ủng hộ thị trường tự-do.  Nếu tỉ lệ những thành phần thay đổi, các công thức cơ bản vẫn luôn luôn giống nhau.

Còn tiếp 

Huỳnh Khuê

Chú thích:

(1)  Biện luận hiện thời hay nhất của chủ nghĩa tự do của người cải cách “reformist liberalism” là John Kenneth, The Affluent Society (Boston: Houghton Miffin, 1958).

(2) Có một số biện luận lại chủ nghĩa tự do thị trường-tự do “free-market liberalism” trong những năm hiện thời, nhưng công trình cuối cùng vẫn là Freedrich A. Hayed, The Road to Serfdom (Chicago University of Chicago Press, 1945).  Để có biện luận về các phương cách chính phủ làm việc để chống lại thị trường tự do bằng cách khuyến khích độc quyền, xin xem Walter Adams and Horace M. Gray, Monopoly in America: The Government as Promoter (New York: Macmillian, 1955).  Và, để có một phân tích sắc sảo về việc sử dụng thuật hùng biện về chủ nghĩa tự do thị trường-tự do trong một thời đại kinh tế tập trung, xin đọc Thurman W. Arnold, The Folklore of Capitalism (New Haven: Yale University Press, 1937).

(3) Vài người tự do, dĩ nhiên, thừa nhận khuynh hướng Không Tưởng.  Vì thế, các nhà văn bảo thủ thực hiện việc thừa nhận này cho họ.  Bốn giả định tự do, theo Russell Kirk, là “(1) Sự hoàn hảo của con người và tiến bộ vô hạn của xã hội…Họ phủ nhận rằng nhân tính có một khuynh hướng tự nhiên về bạo động và tội lỗi. (2) Khinh miệt đối với truyền thống.  Lý trí, động lực, và quyết định luận vật chất được tham chiếu nhiều như những hướng dẫn cho an sinh xã hội, tin tưởng hơn trí tuệ của tổ tiên… (3) San bằng chính trị.  Trật tự và đặc ân bị buộc tội; dân chủ hoàn toàn, trực tiếp càng tốt, là một ý tưởng cấp tiến tuyên nhận… (4) San bằng kinh tế.  Quyền xưa cũ về tư hữu, nhất là tư hữu về đất đai, bị nghi ngờ…Xin đọc The Conservative Mind (Chicago: Regnery, 1953), p. 9.