ĐOÀN KẾT MỸ-PHÁP TRONG CUỘC CHIẾN UKRAINE & ẤN ĐỘ-THÁI BÌNH DƯƠNG

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron  (phả) tại bữa tiệc tối ở Washington DC vào ngày 1/12  (Ảnh: Reuters)

Ngày 1-12, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ra tuyên bố chung sau cuộc hội đàm nhân chuyến thăm chính thức của ông Macron đến Mỹ. Trong đó, hai bên thống nhất tiếp tục ủng hộ Ukraine.
Có một điểm đáng chú ý là hai nhà lãnh đạo cùng đề cập đến khả năng đàm phán với Nga “kèm theo điều kiện”, trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine đã tác động đáng kể lên tình hình kinh tế và chính trị thế giới.
Joe Biden: “Có một cách để cuộc chiến này kết thúc một cách hợp lý, đó là ông Putin rút quân khỏi Ukraine”.
Dmitry Peskov (Phát Ngôn Viện Bộ Ngoại Giao Nga): “Chiến dịch quân sự đặc biệt sẽ vẫn tiếp tục”.

Khó có đột phá

Có một khác biệt rất nhỏ nhưng quan trọng trong cách tiếp cận của châu Âu và Mỹ ở câu chuyện Ukraine.

Trong chuyến thăm Mỹ, Tổng thống Macron dù nhấn mạnh không bao giờ kêu gọi Ukraine nhượng bộ, nhưng nếu Kiev “đặt ra những điều kiện cho một thỏa thuận hòa bình”, ông sẵn sàng trao đổi với Tổng thống Nga Putin. Trên chương trình “Good Morning America” của Đài ABC phát ngày 1-12, ông Macron cũng tiết lộ sẽ nói chuyện với ông Putin vài ngày tới.

Ngược lại, ông Biden cho biết không có kế hoạch đối thoại với ông Putin dù để ngỏ khả năng này, Biden nói “Để tôi lựa lời thật kỹ. Tôi sẽ nói chuyện với ông Putin, nhưng với điều kiện ông ấy có mong muốn tìm kiếm một hướng kết thúc cuộc chiến này. Ông ta vẫn chưa làm được điều đó”.
Tổng thống Mỹ nói thêm rằng sẽ chỉ đối thoại với ông Putin khi có tham khảo ý kiến từ các đồng minh NATO và sẽ không làm gì gây tổn hại đến lợi ích của Ukraine. “Tôi sẽ không làm điều đó một mình”, ông nhấn mạnh. Theo ông Joe Biden, cơ hội để có một cuộc trao đổi giữa ông và ông Putin chỉ xuất hiện nếu ông Putin… rút quân Nga khỏi Ukraine.

Nói cách khác, trong khi ông Macron đã để quả bóng bên phần sân Ukraine, ông Biden lại đặt ông Putin làm điều kiện tiên quyết với một yêu cầu bị xem là rất khó trở thành hiện thực.
Trong một thông điệp liên quan vào hôm 2/12, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin sẵn sàng đàm phán về một giải pháp khả thi cho cuộc xung đột Ukraine và tin vào giải pháp ngoại giao.
Tuy nhiên, theo nhận xét của Reuters, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov dù tỏ ra ôn hòa khi được hỏi về “điều kiện” của ông Biden nêu trên nhưng vẫn khẳng định Tổng thống Putin sẽ không rút quân. Peskov nói: “Tổng thống Nga đã, đang và sẽ cởi mở với các cuộc đàm phán nhằm đảm bảo lợi ích của chúng tôi”.

Cam kết ủng hộ Ukraine lâu dài

Giữa nhiều áp lực từ cuộc chiến này, Tổng thống Biden và Tổng thống Macron đã thể hiện thiện chí hợp tác và đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraine lâu dài.

Lên án “cuộc chiến phi pháp” của Nga tại Ukraine, hai nhà lãnh đạo Mỹ và Pháp tái nhấn mạnh sự hỗ trợ dành cho khả năng bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, bao gồm cam kết hỗ trợ lâu dài về chính trị, an ninh, viện trợ nhân đạo và kinh tế cho Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung ngày 01/12, ông Biden nói: “Tôi cho rằng đây là điều rất quan trọng, cái mà Emmanuel (Macron) đã nói: Chúng ta phải ủng hộ người dân Ukraine. Thật khó tưởng tượng tới trường hợp (Tổng thống Nga) Vladimir Putin chiến thắng Ukraine”. Trong khi đó, ông Macron còn khẳng định việc có được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Ukraine vào lúc này là điều rất quan trọng không chỉ với người Ukraine mà còn với người châu Âu. “Đó là lý do chúng tôi thực sự cảm ơn nước Mỹ vì sự đoàn kết, cho sự ổn định của thế giới ngày nay”, ông Macron chia sẻ.

Các quan chức Mỹ cũng được cho đã thúc giục Ukraine “bày tỏ thiện chí” đối thoại với Nga, nhưng lưu ý rằng họ không thúc ép Ukraine phải ngồi vào bàn đàm phán trong tình huống bất lợi, việc đàm phán hay không phải do chính người Ukraine quyết định.

Cũng như các nước châu Âu khác, Pháp mong sớm chấm dứt chiến tranh tại Ukraine bởi cuộc chiến này đang khiến chính trị châu Âu hỗn loạn khi vấn đề giá năng lượng, các khoản viện trợ, kinh tế khó khăn đã gây sức ép lên xã hội và các đảng cầm quyền.

Trong cuộc hội đàm tại Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo Pháp – Mỹ cũng cam kết sẽ hợp tác để giải quyết những khó khăn kinh tế mà cuộc xung đột này gây ra.

Hướng về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Trong tuyên bố chung sau cuộc hội đàm ở phòng Bầu Dục tại Washington DC, Tổng thống Biden và Tổng thống Macron khẳng định Mỹ và Pháp sẽ tăng cường quan hệ đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy thịnh vượng, an ninh và các giá trị chung, trên nền tảng một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, quản trị minh bạch, thực tế, kinh tế công bằng, tôn trọng luật pháp quốc tế bao gồm tự do hàng hải.

Mỹ và Pháp sẽ tăng cường phối hợp trên thực tế về an ninh hàng hải ở khu vực, trong đó Mỹ sẽ tăng cường hỗ trợ và đóng góp vật chất cho những hoạt động trên không, trên biển do Pháp và các quốc gia châu Âu khác tiến hành tại khu vực này.

Theo  Reuters