CHIẾN LƯỢC AN NINH CỦA MỸ: ĐỂ TIẾN XA MỸ KHÔNG CHỌN KẺ LỮ HÀNH CÔ ĐƠN

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương (hình: Internet)

Mỹ vừa công bố chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, tập trung vào việc xây dựng năng lực tập thể ứng phó với những “thách thức” bao gồm sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Cộng, đại dịch virus Vũ Hán, và biến đổi khí hậu.

Các chính sách nêu ra trong 19 trang tài liệu này có tính liên tục với các chiến lược của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump. Mỹ nhấn mạnh sẽ theo đuổi mục tiêu một Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở “thông qua các đồng minh mạnh mẽ và cùng nhau củng cố”.

Mục tiêu của Mỹ là Trung Cộng

Hãng thông tấn AP tóm lược nội dung chiến lược này là Mỹ sẽ “không đi một mình trong đối phó tầm ảnh hưởng và tham vọng ngày càng tăng của Trung Cộng”. 

Nhấn mạnh “hành động ép buộc và gây hấn của Trung Cộng trải rộng trên toàn cầu, nhưng nghiêm trọng nhất là ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”, tài liệu liệt kê một loạt dẫn chứng như chiến dịch gây sức ép kinh tế với Úc, xung đột với Ấn Độ ở biên giới hay “bắt nạt các nước láng giềng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông”.

Trong cuộc họp báo qua điện thoại ngày 12/02/2022 (một nag2y sau công bố Chiền Lược Anh Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm giải thích rõ hơn, các giới chức cao cấp Mỹ tiếp tục nhắc lại quan điểm không buộc các nước trong khu vực chọn Mỹ hay Trung Cộng. 

“Đây không phải chiến lược Trung Cộng của chúng tôi”, một quan chức nhấn mạnh, song khẳng định tài liệu đã xác định rõ Trung Cộng “là một trong những thách thức mà khu vực phải đối diện, nhất là sự trỗi dậy của Trung Cộng, hành vi quyết đoán và hung hăng hơn càng ngày càng nhiều của Trung Cộng”.

Trong tài liệu, Mỹ xác định mục tiêu trong khu vực “không phải là thay đổi Trung Cộng mà là định hình môi trường chiến lược” xung quanh Bắc Kinh, xây dựng “cân bằng ảnh hưởng” theo hướng có lợi cho Mỹ cùng các đồng minh và đối tác (partner). 

Việc hai cường quốc so kè nhau là điều khó tránh khỏi trong tình hình này, song người Mỹ cam kết sẽ “quản lý sự cạnh tranh với Trung Cộng một cách có trách nhiệm”.

“Răn đe tích hợp” sẽ tạo thành “nền tảng” trong kế hoạch an ninh của Mỹ cho khu vực và “thúc đẩy các sáng kiến củng cố khả năng ngăn chặn, chống lại sự cưỡng ép từ Trung Cộng” bao gồm các nỗ lực nhằm thay đổi biên giới lãnh thổ hoặc phá hoại quyền của các quốc gia có chủ quyền trên biển.

Ta2in liệu đã nêu rõ: “Những nỗ lực tập thể của chúng tôi trong thập niên tới sẽ xác định liệu Trung Cộng có thay đổi các quy tắc và chuẩn mực theo hướng mang lại lợi ích cho Ấn Độ – Thái Bình Dương và thế giới không”.

Vai trò của Ấn Độ

Theo đánh giá của chính quyền ông Biden và cũng là một phần trong nội dung của Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Ấn Độ-Thái Bình Dương, thì Ấn Độ nổi lên như một nhân tố quan trọng hàng đầu tại khu vực, . 

Tài liệu khẳng định Mỹ “tiếp tục hỗ trợ sự trỗi dậy của Ấn Độ và vai trò dẫn dắt khu vực của New Delhi”, khẳng định Ấn Độ là “partner cùng chí hướng” và “động lực” trong bộ tứ QUAD gồm Mỹ, Nhật, Ấn, Úc. 

Việc đưa New Delhi thành lá cờ đầu trong chiến lược của Mỹ, cho thấy Washington đang thúc đẩy tiềm lực của cả 3 nước còn lại trong QUAD thay vì chỉ một mình gánh vác. Nhật Bản đã tăng cường hiện diện và phối hợp nhịp nhàng với Mỹ từ thời các chính quyền tiền nhiệm. Úc vừa thiết lập cơ chế an ninh AUKUS với Mỹ – điều sẽ mở đường cho tàu ngầm hạt nhân tới khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Với New Delhi, Washington đã xác định đây là nhân tố vừa thúc đẩy sức mạnh cứng vừa tăng sức mạnh mềm. Việc nhóm QUAD hỗ trợ Ấn Độ sản xuất vắc xin virus Vũ Hán (COVID-19) hỗ trợ các nước trên thế giới nhằm mục tiêu tăng cường ảnh hưởng, mời gọi các nước khác khác đang lo ngại QUAD là một tập hợp chống Trung Cộng chứ không làm gì khác.

Mặc dù tình hình rất căng thẳng ở Ukraine, việc ban hành bản chiến lược diễn ra cùng lúc với Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và họp với các Bộ Trưởng Ngoại Giao trong bô tứ QUAD ở Úc chứng tỏ sự quan trọng của nó.

Để chứng minh sự quan trọng về những lời tuyên bố của Washington đang thể hiện tại Ấn Độ – Thái Bình Dương. Sau cuộc họp của nhóm QUAD tại Úc, Bộ Trưởng Ngoại Giao Antony Blinken lên đường đến thăm Fiji, là một đảo quốc gồm 322 đảo nho3c kết hợp lại, nằm tận cực nam Thái Bình Dương, và  hội họp với giới chức các nước khác tại Hawaii.

Chuyến đi kéo dài một tuần tới những vùng xa xôi hẻo lánh của châu Á và Thái Bình Dương là thực hiện quyết tâm của Mỹ trong việc thực hiện chiến lược chứng minh Ấn Độ – Thái Bình Dương  là trọng tâm quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hiện nay.