Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 , tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đều trở thành đối tượng “có nợ máu” của chế độ toàn trị dã man cộng sán khát máu trả thù thâm độc đày ải giết chết trong các trại tù. Một chính sách do cộng sản Việt Nam du nhập từ Trung cộng và được tôi luyện từ miền Tây Bá Lợi Á của thiên đường mù Nga Sô viết.
Tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo như sau:
* – Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ.
– Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam.
– Đại tá có 600, bị tù 366.
– Trung tá có 2.500, bị tù 1.700.
– Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500.
– Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000. Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như thành viên đảng phái và các cấp chính quyền.
Đây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm.
Ghi chú: Tất cả danh từ “cải tạo” thực sự chỉ là trò lừa bịp. Tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị giam cầm sau năm 1975 đều là tù chính trị không bản án.
NHỮNG NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN
Không kể thành phần bị bắt trước 1975, nhưng, không được trao trả tù binh sau năm 1973, thời gian bị tù “cải tạo” sau năm 1975 kéo dài từ 1 năm đến 17 năm – từ 1975 đến 1992.
Năm 1988 gần như là năm cuối cùng, hầu hết tù của chánh thể Việt Nam Cộng Hòa được trả tự do. Suốt 4 năm sau cùng, tù chánh bị nhốt ở trại giam Z30D chỉ còn lại 120 tù bị tại Z30D gọi là Trại Thủ Đức – Rừng lá – Hàm Tân. Trong số này có 9 vị tướng lãnh. Đại tá Phạm Duy Khang khóa 6 Võ bị, làm thư ký Trại còn nhớ tên từng người. 4 Thiếu tướng: Lê Minh Đảo, Đỗ kế Giai, Trần Bá Di, Nguyễn Ngọc Sang, và 5 Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân,(để tránh nhầm lẫn: Tư Lệnh SĐ 9 BB trước 30.4.1975 là Chuẩn Tướng Huỳnh Văn Lạc, sanh năm 1927 tại Phú Yên, 1 sao, bị tù cộng sản 13 năm – Thiếu Tướng Hoàng Văn Lạc, cũng sinh năm 1927, tại Nam Định, 2 sao – đơn vị cuối cùng Tư Lệnh Phó Lãnh Thổ Quân Khu I, sang Mỹ năm 1975, định cư ở Houston – Texas) Mạch Văn Trường, Trần Quang Khôi, Phạm Duy Tất (thiếu tên một vị Chuẩn Tướng).
Cấp Đại tá có 22 người, 20 thiếu tá và các thành viên cảnh sát, đảng phái.
Thiếu tướng Đỗ Kế Giai tả lại quang cảnh khi tất cả mọi người được thả hết chỉ còn mấy người và mấy ông Tướng. Trại Hàm Tân hoàn toàn vắng lặng. Cộng sản cho xe chở 5 ông tướng về chuyến cuối cùng. Vì đường đi thuận tiện, xe về Saigon đến nhà các vị Tướng khác hết 1 vòng, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai là người về sau cùng. Ông bước xuống xe, tâm trạng thực băn khoăn khó tả. Tù vừa tròn 17 năm. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên tướng Giai là người sau cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử.
Hỏi chuyện ngục tù, ông Giai nhắc lại câu danh ngôn của người xưa: “Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng“ (Tướng quân thua trận, không thể nói mạnh).
Lại hỏi rằng, suốt thời kỳ 17 năm có thấy cộng sản hay thế giới tự do vào quay phim hay chụp hình để bây giờ có thể đi tìm dấu tích của những năm dài “cải tạo”; vị chỉ huy trưởng binh chủng Biệt Động Quân cho biết, dường như chẳng thấy gì.