“VAI TRÒ TÔN GIÁO TRƯỚC HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC”

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

 Dgm Vincent NgVanLong

Nội dung bài tham luận chính thức của Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne, Úc châu trong buổi sinh hoạt với HĐ Liên Tôn Việt Nam trước sự hiện diện của 700 đồng hương ờ Little Sàigòn, miền nam tiểu bang California, Hoa Kỳ tối Thứ Năm 28-4-2016 về chủ đề:

“VAI TRÒ TÔN GIÁO TRƯỚC HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC”

 

Kính thưa quý vị đại diện các tôn giáo, các tổ chức và qúy đồng bào,

Hôm nay, tôi rất hân hạnh được đến Thủ Đô của người Việt tỵ nạn trên thế giới, một nơi tuy không phải là quê cha đất tổ của chúng ta, nhưng nó mang đầy sắc thái của một tổ ấm của đàn chim Việt đang tản mác khắp bốn phương trời. Với cái tên Sài Gòn nhỏ, với những lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay ngạo nghễ, với những sinh hoạt văn hóa truyền thống và lịch sử trong một môi trường dân chủ, tự do, pháp quyền, đây không chỉ là nơi “đất lành chim đậu” hay là một điểm son của một siêu cường Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

 

Trong hoàn cảnh quê hương chúng ta bị thể chế cộng sản độc tài đảng trị vô tôn giáo làm băng hoại về mọi mặt, đây cũng là nơi bảo trì và phát triển văn hóa, lịch sử và truyền thống tinh túy của cha ông chúng ta. Nơi đây chúng ta không đóng khung, không quên nguồn gốc, không an phận trong tâm trạng tha phương cầu thực mà thực hiện trách nhiệm thiêng liêng với đồng bào quốc nội và với tiền đồ dân tộc. Nơi đây, chúng ta –những người tỵ nạn cộng sản, những con dân nước Việt còn trăn trở về hiện tình đất nước– cùng nhau thực hiện giấc mơ chưa thành của những người đã hy sinh cho tổ quốc.

 

Giấc mơ đó là gì thưa quý vị và đồng bào? Đó là ngày khải hoàn của công lý, của sự thật, của nhân bản, của những giá trị Chân-Thiện-Mỹ trên quê hương. Đó là ngày chiến thắng của ánh sáng trên tối tăm, sự lành trên sự dữ, chí nhân trên cường bạo và đại nghĩa trên hung tàn. Đó là ngày cánh chung của chế độ Cộng Sản và ngày quang phục của một Việt Nam thực sự độc lập, dân chủ và vững mạnh trước những thử thách mới. Bao lâu còn bị cai trị bởi chế độ cộng sản, quê hương chúng ta sẽ mãi mãi còn bị băng hoại và bế tắc toàn diện.

 

Tôn giáo và chính trị:

Tôn giáo và chính trị là hai thực thể mà nhiều người cho là không được trộn lẫn hay phải tách rời. Có nhiều người Công Giáo rất quảng đại cho các dự án bác ái tình thương ở Việt nam, giúp xây nhà thờ, nhà xứ, trung tâm hành hương v.v… Nhưng họ lại rất dị ứng với các vấn đề nhân quyền và công lý. Họ có thể cho 5, 7 ngàn đôla cho giáo xứ này dòng tu nọ ở Việt Nam. Còn mua một cái vé số $10 hay $5 để ủng hộ cho tù nhân lương tâm thi ho đắn đo ngại ngùng. Ho cho rằng đó là làm chính trị. Thế thì Chúa Giêsu có làm chính trị hay không khi Ngài thực thi sứ mạng cứu thế: “Thần trí Chúa ngự trên tôi. Ngài xức dầu tấn phong cho tôi. Ngài sai tôi đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, giải thoát cho kẻ bị giam cầm, mở mắt cho người mù, đem tự do cho kẻ bị áp bức.” (Luca 4:18)

Như thế, không ai, kể cả những người tu hành như tôi, có thể dửng dưng với những vấn nạn xã hội do sự lãnh đạo hay thể chế chính trị gây ra. Chúng ta không thể sống đạo, tức là tìm những điều hay lẽ phải, mà lại không quan tâm tới sự dữ và sự bất công đang tràn lan trên quê hương. Chúng ta không thể yêu Thiên Chúa mà lại không để ý tới tiếng kêu than của dân oan. Trước khi làm người Công Giáo, trước khi làm giám mục, tôi là người Việt Nam; tôi chịu ơn những anh hùng hào kiệt đã hy sinh cho tiền đồ dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Tôi chịu ơn những chíên sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã bảo vệ tự do cho tôi. Tôi chịu ơn những thuyền nhân đã không may mắn như tôi, nhưng cũng chính vì những cái chết thương tâm của họ mà thế giới tự do đã đón nhận những người tỵ nạn cộng sản còn sống sót như tôi. Tôi không thể không trăn trở với hiện tình đất nước; tôi không thể nhắm mắt làm ngơ với hệ thống chính trị li thi là chế độ cộng sản đang làm cho đất nước băng hoại hoàn toàn.  Trên huy hiệu giám mục của tôi có lá cờ VNCH trải ngang như làn sóng trên nền xanh là đại dương.  Tôi không thể bỏ quên qúa khứ và căn tính tỵ nạn của mình. Tôi không ngần ngại khẳng định lập trường của mình là: không bao giờ tách lìa lý tưởng một Việt Nam phi cộng sản và một Việt Nam nhân bản ra khỏi sứ mạng giám mục của tôi.

Năm 1982 khi về quê hương mình còn đang sống dưới chế độ cộng sản, ĐGH Gioan Phaolô II đã mạnh dạn công bố trong Thánh Lễ đại trào:Anh chị em thân mến. Dù đời sống của người Ba Lan khó khăn thế nào, chúng ta cũng đừng nản lòng tranh đấu cho công lý và sự thật, cho tự do và nhân phẩm của con người.” Điều này đã cho chúng ta thấy rằng, tranh đấu cho công lý và sự thật, cho tự do và nhân phẩm không phải là việc làm của những kẻ muốn chính trị hóa tôn giáo mà là bn phn ‘nhp th hóa’ Tin Mng và‘Kitô hóa’ môi trường của chúng ta. Nếu chúng ta chỉ giữ đạo trong nhà thờ hay chùa chiền, nếu chúng ta chỉ đóng khung tôn giáo trong những vấn đề siêu nhiên mà hoàn toàn vô cảm với những vui mừng và hy vọng, những sợ hãi và lo âu của đồng loại, thì phải chăng tôn giáo chỉ là thứ thuốc phiện ru ngủ chúng ta như lời Karl Marx? Đây cũng là chiêu bài của cng sn. H mun tôn giáo ch là th thuc phin ru ng dân chúng. H mun biến tôn giáo tr thành mt công ccủa chế độ và phục vụ sự độc quyền chính trị của họ.

Công lý xã hội dưới ánh sáng Phúc Âm:

Phúc Âm và đời sống không thể tách lìa nhau; tôn giáo và chính trị không thể không liên hệ với nhau. Vai trò ngôn scủa Giáo hi đòi buc người tín hữu mi bc và mi hoàn cnh phi tranh đấu cho mt xã hi phn nh Vương Quc của Thiên Chúa.

Thực thế, truyền thống công lý xã hội trong Kinh Thánh là bằng chứng hùng hồn về sự nhập thể của các giá trị siêu nhiên vào đời sống tự nhiên của con người. Ơn cu độ không ch có nghĩa là mt s gii thoát của linh hn và đời sng vĩnh hng trên Thiên Quc mà là s gii thoát con người toàn din. Ngay trên cõi đời này và ngay trong xã hi này, con người được mi gi để sng cuc sng sung mãn vi Thiên Chúa và tha nhân. Do đó, sng đức tin và sng thánh thin không ch có mt chiu dc, tc là th phượng kính mến Chúa. Sng đức tin và sng thánh thin không th tách lìa khi tiến trình công lý hóa xã hi và phong phú hóa đời sng con người.

Tiên tri Isaiah đã định nghĩa cho chúng ta thế nào là giữ đạo, đó là“phá v xing xích của bn ác nhân, ct đi gánh nng của k lm than, gii thoát cho k bị áp bc và phá tan mi gông xing”(Isaiah 58:6). Đức Kitô đi đến đâu cũng quan tâm đến người cùng khốn trong xã hội. Ngài đứng về bên những người nghèo hèn, bị áp bức, bắt bớ, thiệt thòi và bất công. Ngài lên án những người dùng quyền lực, địa vị và ảnh hưởng của mình để làm tổn thương, triệt hạ người khác và khuynh đảo xã hội.

Quan hệ giữa Công Giáo và cộng sản qua những giai đoạn lịch sử:

Một số quý vị lớn tuổi ở đây chắc đã từng trải qua thời kỳ Việt Minh vào những năm sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ở Bắc Việt, Đức Giám Mục Lê Hữu Từ, đã có thời lập ra khu Bùi Chu/Phát Diệm tự trị với cả những đội vũ trang Tự vệ Công giáo, chống lại chính quyền Việt Minh do ông Hồ Chí Minh lãnh đạo. Đối với ngài cũng như rất nhiều giám mục miền Bắc trong thời kỳ đó đã không ngần ngại dấn thân cho quê hương và có thể nói vượt qua cái ranh giới thông thường của đạo và đời, tôn giáo và chính trị. Hôm nay, tôi không có ý hoài niệm về một quá khứ mà nhiều người trong thế hệ cha anh rất tự hào về giáo hội Việt Nam; tôi càng không có ý cổ võ một con đường chống đối bạo động dù đối với chế độ vong bản phi nhân. Tuy nhiên, khi lấy cuộc sống sung mãn làm mục đích, chúng ta không thể mặc nhiên để sự ác hoành hành khống chế xã hội. Cho dù sự ác này thể hiện nơi cá nhân hay đoàn thể. Tôi cho rằng sự ác lớn nhất đang hoành hành trên đất nước chúng ta hôm nay chính là tà quyền và hệ thống chính trị đưa con người vào chỗ bế tắc. Tôi cho rằng chỉ có một Việt Nam hết nô lệ bởi ý thức hệ cộng sản, hết trói buộc bởi cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh, hết bị xiềng xích bởi định hướng xã hội chủ nghĩa thì mới có thể vươn mình đứng dậy.

Tôi mở ngoặc ở đây để nói về những lời phát biểu được coi là rất đột phá của một số đại biểu tại quốc hội cộng sản Việt Nam. Họ dám mạnh dạn lên tiếng về tình trạng không an toàn về pháp lý, các quyền tự do dân chủ không bảo đảm đầy đủ và lo sợ đất nước bị lệ thuộc. Thế nhưng, cả những đại biểu phản tỉnh này vẫn còn trong cái vòng luẩn quẩn của chủ nghĩa xã hội. Họ chưa có can đảm để nói lên cái cội rễ của sự bế tắc toàn diện, thậm chí còn thần thánh hóa ông Hồ Chí Minh. Bao lâu còn bị nô lệ bởi ý thức hệ cộng sản, bấy lâu đất nước sẽ không có lối thoát. Chỉ khi không còn cái quái thai do Hồ Chí Minh sinh ra và đảng cộng sản tiếp tục nuôi dưỡng thì dân tộc ta mới ra khỏi cơn ác mộng.

Trong cuốn “Chứng từ của một giám mục” mà nhóm “Diễn Đàn Giáo Dân” đã xuất bản năm 2009, người đọc có cảm tưởng tìm được một đóa hoa sen tinh khiết lừng lững vươn lên giữa bùn lầy nhơ bẩn. Sống qua những biến cố hãi hùng nhất khi Việt Minh cướp chính quyền, thanh trừng nội bộ, cải cách ruộng đất, chủ trương bạo động cách mạng, di cư 54, xâm lăng miền nam v..v.. Gíam Mục Lê Đắc Trọng luôn có cái nhìn sâu sắc để nhận biết hư thật trong cái chế độ gỉa dối tuyên truyền. Quan trọng hơn nữa, ngài luôn giữ vững lập trường không thỏa hiệp và không nhượng bộ trước những âm mưu khống chế và lợi dụng tôn giáo của cộng sản. Thái độ dứt khóat của ngài về cái tổ chức gọi là “Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo” tiền thân của Ủy Ban Liên lạc Công Giáo ở miền Bắc trước năm 54 là một điều tiêu biểu.

Những năm gần đây, tiếp theo chính sách gọi là đổi mới của đảng CSVN, một phong trào tô điểm cho chế độ với những nới lỏng về kinh tế, tôn giáo, du lịch v.v.. được tuyên truyền rầm rộ. Thực tế là như thế nào? Đó chỉ là một sự đổi mới giả tạo, một kiểu sơn phết bên ngoài trong khi cả hệ thống chính trị như căn nhà đã mục nát từ bên trong cái nền tảng của nó.

Theo chính sách đổi mới nửa vời này, các tôn giáo cũng đã được hưởng một số tự do kiểu “xin cho” của chế độ. Vì thế, gần đây chùa chiền, nhà thờ, dòng tu, trung tâm hành hương v.v.. cứ như trăm hoa đua nở trên khắp nước. Thậm chí có những nơi người dân sống thật cơ cực nhưng nơi thờ phượng thì vẫn sang trọng. Nếu là một du khách từ Úc hay Mỹ thăm Việt Nam, họ sẽ ngạc nhiên khi thấy các nhà thờ hay chùa chiền xây lên với mức kỉ lục. Những khu Công Giáo di cư như ở Hố Nai Gia Kiệm, người ta có cảm tưởng là có một phong trào xây và tu bổ nhà thờ. Lại nữa, họ sẽ thấy các sinh hoạt tôn giáo như rước sách, lễ hội, hành hương v.v.. thật đông đúc năng động. Có nhiều đấng bậc còn chế diễu những ai chỉ trích chế độ và cho là chúng ta phải cám ơn cộng sản vì họ đã làm ơn cho giáo hội (!)

Tôi không có ý chỉ trích việc xây cất sửa sang nơi thờ phượng. Tôi cũng không phê bình việc tổ chức các lễ hội hay rước sách trọng thể. Nhưng nếu chúng ta chỉ đo lường sự năng động của Giáo Hội qua những sinh hoạt thuần tuý tôn giáo thì tôi e rằng đó là một sự thẩm định phiếm diện. Truyền thống đức tin Công Giáo luôn gắn liền với công bình xã hội, nhân phẩm con người, lợi ích chung và các giá trị căn bản. Nếu chúng ta có nhiều nhà thờ, nhiều người đi lễ, nhiều linh mục tu sĩ, nhiều lễ hội v.v.. mà chưa làm muối men cho tiến trình công lý hoá cho xã hội, chưa dấn thân trong việc phục hồi nhân phẩm con người, lợi ích chung và các gía trị căn bản thì tôi cho rằng chúng ta chưa thực hiện đầy đủ vai trò làm lương tri của xã hội.

Tôn giáo là lương tri của xã h̉ội hay là công cụ của chế độ?

Lịch sử Việt Nam qua nhiều thời đại đã minh chứng được sự dấn thân của người tín hữu thuộc mọi thành phần giáo hội vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Thế nhưng trong xã hội toàn trị, s ru ng lương tri của giáo hi đã tr thành mt hin tượng ph biến nm trong chính sách công c hóa tôn giáo của tà quyn cộng sản. Các cm t nhưtôn giáo và dân tộc’‘tt đời đẹp đạo’‘giáo dân tt công dân tt’‘kính Chúa yêu nước và‘đồng hành cùng dân tộcđã tr thành nhng viên thuc an thần để ru ng lương tri và vô hiu hóa vai trò ngôn scủa giáo hội. Nhiều lần tại các Đại Lễ, các cán bộ trung ương hiện diện đã ban huấn từ cho cả các giám mục Việt Nam hiện diện về việc mà ông ta gọi là“đồng hành cùng dân tộc”. Bằng chiêu bài đồng hóa đảng với dân tộc họ biến lòng yêu nước thành yêu đảng và chống đảng là chống lại dân tộc! Điều đáng buồn là liều thuốc an thần này đang ru ngủ và làm tê liệt lương tri của nhiều người Việt Nam, kể cả người tín hữu. Đồng hành cùng dân tộc không thể là đồng hành cùng chế độ, nhất là khi chế độ đó đang đưa dân tộc vào chỗ diệt vong.

Quý vị thân mến,

Tôi nghĩ rằng nếu tôn giáo mà mất vai trò ngôn sứ thì nó bị thuần hóa và trở thành công cụ của chế độ. Lúc đó, chúng ta không còn là tiếng kêu trong hoang địa như ông Gioan Tẩy Giả nữa mà sẽ là tiếng phèng la kêu inh ỏi (1Cor 13:1). Thánh Phaolô nói là nếu tôi làm được nhiều điều cao trọng mà không có đức ái thì tôi chỉ là chiếc thùng rỗng kêu to. Điều này có thể áp dụng vào việc chúng ta chu toàn sứ mạng Phúc Âm. Nếu Giáo Hội chưa dấn thân trong việc phục hồi nhân phẩm con người, lợi ích chung và các gía trị căn bản, nhất là trong một xã hội không tôn trọng nhân quyền như tại Việt Nam, thì có phải chúng ta chỉ là tiếng phèng kêu inh ỏi hay không?

Gần đây tại Việt Nam, có phong trào xây cất các trung tâm hành hương và các trung tâm sinh hoạt của các địa phận và dòng tu. Riêng tại Xuân Lộc, giáo phận đã mua được hàng trăm mẫu đất và một chương trình kiến thiết đồ sộ đang được tiến hành. Được biết giáo phận lớn nhất nước này có hy vọng Trung Tâm Núi Cúi sẽ là nơi tiếp đón ĐGH Phanxicô một khi ngài được đảng CSVN cho phép đến. Tôi chắc chắn rằng nếu đặt chân tới Việt Nam, ĐGH sẽ được tiếp đón một cách vô cùng long trong. Thế giới bên ngoài sẽ nhìn thấy một hình ảnh một giáo hội công giáo hơn cả nhiều nước bên tây phương về con số giáo dân, linh mục, tu sĩ và về những biểu hiện đức tin bề ngoài. Đó sẽ là một hình ảnh để chế độ cộng sản có thể tuyên truyền về chính sách tự do tôn giáo của họ. Thế nhưng nếu chúng ta đo lường vai trò giáo hội theo tiêu chuẩn phúc âm, tức là ảnh hưởng của giáo hội như men dậy bột, như đèn sáng trong đêm tối, như tiếng nói sự thật giữa sự giả dối thì tự hỏi sứ mạng đó đang được chu toàn như thế nào? Nếu chúng ta có đội ngũ tu sĩ, tăng ni đông đảo, có nhà thờ to, chùa đẹp, trung tâm hành hương hoành tráng vv… nhưng với cái giá là bị vô hiệu hóa vai trò làm lương tri xã hội, làm người đồng hành với người sầu khổ, bênh vực dân oan, quan tâm tới kẻ chịu bất công, đóng góp vào tiến trình công lý hoá xã hội v..v..  thì có phải chúng ta là thứ muối không còn mặn nữa chăng? (Luca 14:34)

Tôi cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội vị cha chung luôn quan tâm đến những người bị bỏ rơi, nhất là những nạn nhân của bất công. Trong tông huấn mang tựa đề “Niềm vui của Tin Mừng”,  ĐGH Phanxicô nói rằng tôi muốn một Giáo Hội bị thương tích, đau đớn và lấm bùn vì đã dám dấn thân xuống đường thay vì một Giáo Hội ẩn mình sau một lớp bình phong của kinh kệ, lễ nghi và lề luật (mà xa lìa những tâm hồn đổ nát!).

Tôi nghĩ rằng đây là một lời hiệu triệu và một thách thức cho Giáo Hội Việt Nam để chúng ta đừng ẩn mình sau tấm bình phong an toàn mà quên đi sứ mạng đồng hành với những người bị ức hiếp trong tiến trình đòi hỏi công lý, sự thật và các giá trị nhân bản.

Cách day 30 năm, ĐHY James Sin ở Phi-luật-Tân đã dẫn hơn 1 triệu giáo dân xuống đường trong cuộc cách mạng hoa mân côi. Sở dĩ gọi là “cuộc cách mạng hoa mân côi” vi những người biểu tình chỉ cầm trong tay cỗ tràng hạt. Họ đọc kinh ca hát và đồng thời kêu gọi tổng thống Fidel Marcos từ chức vì sự bế tắc hính trị trong nước. Ong Fidel Marcos đã bị lật đổ vì sức mạnh quần chúng (people power). Nhưng xét cho cùng, sự sai trái của ông Marcos không thể so sánh với những tội ác tày trới của CSVN.

Một chút nữa đây, chúng ta sẽ cùng xem một vài hình ảnh trong một slide show nói lên tội ác tày trời của CS. Từ cải cách rưộng đất đên di cư 54, từ Tết Mậu Thân cho đến Mủa Hè Đỏ Lửa 72, từ biến cô 30.4.75 cho đến cuộc vượt biển vô tiền khoáng hậu sau này. Những năm gần đây, một cuộc dàn xếp trao đổi mờ ám giữa đảng CSVN và quan thày Trung cộng đã diễn ra. Hậu quả là đảng CSVN được bảo vệ quyền lực và bổng lộc để đổi lại sự bán đứng chủ quyền cho TC và khống chế toàn diện đất nước ta trên các lĩnh vực kinh tế, môi trường, quân sự, quốc phòng. Biến cố ô nhiễm tai Vũng Áng gây tổn thất sinh thái và ảnh hưởng độc hại cho hàng triệu người tại các tỉnh ven biển miền Trung hiện nay là tiêu biểu cho sự trao đổi mờ ám này. Đây có phải là biến cố  “tức nước vỡ bờ” và cơ hội để người dân VN vượt qua sự sợ hãi hay không? Cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh đã viết một bài thơ với nội dung thật ai oàn:

Đất nước mình ngộ quá phải không anh?
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

 

Đất nước mình lạ quá phải không anh?
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

 

Đất nước mình buồn quá phải không anh?
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

 

Đất nước mình thương quá phải không anh?
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh?
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

 

Giáo Hội Phi Luật Tân đã nhập cuộc khi chính phủ độc tài Marcos ban hành thiết quân luật và triệt hạ các đối thủ chính trị. Liệu Giáo Hội VN có thể đứng ngoài lề khi đất nước đang đứng trước bờ vực thẳm của sự diệt vong không? Muốn cứu nước, muốn phục hưng đất nước, chúng ta không thể làm ngơ trước sự tha hóa, chúng ta không thể không cắt bỏ cái bướu ung thư là chế độ CS. Tôi dám khẳng định là chúng ta không thể yêu nước mà không chống cộng và diệt cộng vì cộng sản là biểu tượng của sự ác, ý thức hệ CS chính là căn nguyên và cội rễ của mọi bế tắc, mọi băng hoại mà người dân ta đang phải gánh chịu.

 

Kính thưa qúy khách và đồng bào,

Lịch sử sẽ đào thải những gì không còn thích hợp. Dù có ngoan cố cưỡng lại, không thế lực nào có thể ngăn cản sức mạnh của lịch sử, cũng như không chính thể nào có thể làm ngược lòng dân mà tồn taị. Chúng ta hãy can đảm dấn thân cho tương lai của chúng ta và con cháu chúng ta. Chúng ta hãy góp một bàn tay khai thông những bế tắc hầu cùng với toàn thể dân tộc mở ra một kỷ nguyên mới cho quê hương Việt Nam. Hãy vượt qua sự sợ hãi. Hay liên kết thành sức mạnh để phá tan xiềng xích của sự bạo tàn, dối trá và gian ác là chế độ cộng sản. Hãy cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử để nó được chảy và làm tươi mát phì nhiêu cho đất Việt thân yêu. Xin Thiên Chúa chúc lành và kiện toàn cho mọi hy sinh và nỗ lực của chúng ta, người con dân của tổ quốc trong và ngoài nước đang khát khao và tranh đấu cho công lý. Hãy vững tin tiến về bình minh mới, ngày mùa gặt mới của quê hương, vì “người đi gieo trong đau thương sẽ về giữa vui cười”.

 28-4-2016

Vincent Nguyễn Văn Long

Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Công giáo Melbourne, Úc châu