UYÊN THAO – GIẤY BÚT LẦM THAN CỦA MỘT THỜI BÁO CHÍ MIỀN NAM (Nguyễn Văn Lục)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Chữ Nghĩa thay cho súng đạn (Uyên Thao)

Nguyễn Văn Lục

*Nhà văn Uyên Thao, tên thật là Vũ Quốc Châu, sinh năm 1933 tại Hà Nội. Lần đầu viết văn vào năm 1952. Vào Sài Gòn năm 1953, ông cộng tác với nhiều báo cũng như những tập san văn học nghệ thuật.

Cuộc đời của ông gặp nhiêu gian nan, lận đận. Ông trải qua 4 lần trong các nhà tù phía Quốc Gia từ năm 1957 đến 1974.

Và nhà tù cộng sản từ tháng 5-1975 cho đến năm 1986.

Các tác phẩm của Uyên Thao bao gồm nhiều thể loại như hai cuốn tiểu thuyết: Những Con Cọp Cháy Móng, TrôngTtrận. Một cuốn dã sử Trong Ánh Lửa Thù tại Hoa Kỳ và tập thơ viết trong tù Không Tên. Ông cũng còn viết phê bình Văn học với: Thơ Việt Hiện Đại 1900-1960 và cuốn: Các Nhà Văn Nữ Việt Nam 1900-1970 tại Sài Gòn.

Cuối cùng, ông cũng là người sáng lập và điều hành nhật báo Sóng Thần từ năm 1970-1974.

Ngay khi đặt chân lên đất Mỹ cuối năm 1999, ông đã nghĩ đến việc thành lập Tủ Sách Tiếng Quê Hương và nhận được sự cộng tác của rất nhiều bạn bè ngay từ khi ông khởi xướng. Tác phẩm đầu tiên là: Thân phận Ma Trơi của Nguyễn Thụy Long. Theo nhà Văn Uyên Thao:

‘’Tuy nhiên, đối với những tác phẩm từ trong nước gửi ra, mình phải lượng được người viết sẽ phải chịu những gì. Có những người trả lời dứt khoát thôi. Cái gì cũng được, cứ việc làm đi. Tức là họ cần phải gióng lên tiếng nói của họ trước dư luận còn hậu quả như thế nào họ sẵn sàng chịu. Nhưng cũng có những trường hợp phải nói ngay là mình phải dè dặt và cuối cùng chúng tôi phải từ chối. Chẳng hạn có một tác giả gửi sách cho bọn tôi. Tuần lễ sau, tôi nhận được một lá thư của vợ tác giả. Người vợ đó với tôi rằng;: Chú mà in thì gia đình cháu sẽ nguy hiểm lắm. Trong trường hợp đó, tôi nghĩ rằng chuyện đó phải xét lại thì người viết sách nói cháu chấp nhận ly dị vợ để in cho cháu không thể nào nhìn thấy đất nước mình bây giờ mà cháu ngậm miệng được. Nếu vợ cháu sợ thì cháu sẽ ly dị. Ngay trường hợp đó, tôi cũng thấy là tôi không dám in. Tôi nói phải thu xếp chuyện gia đình.”.

Ông nói tiếp:

‘’ Tất cả nỗ lực của tôi là làm sao giới thiệu những tác phẩm của những người viết mà không có dịp để đưa tiếng nói ra trước công chúng. Nỗ lực lớn nhất của tôi chỉ là cái đó thôi. Chớ ở tuổi 80 rồi thì không thể làm được việc gì khác.”

Phần người viết bài này, có duyên văn học được dịp gặp nhà văn Uyên Thao và ông đã cho phép đàm đạo với ông trong vài ngày gặp gỡ, xin ghi lại ở đây những chia xẻ tư liệu hiếm có này.

Tản mạn 18 giờ với nhà báo Uyên Thao,

tác giả “Giấy bút lâm than”

 18 giờ mạn đàm với anh Uyên Thao được cắt quãng bằng những khoảng không gian ở San Diego, ở quận Cam và cả ở Hoa Thịnh Đốn. Và có thể tại một quán phở, tại nhà những người bạn như nhà anh Phạm Bá Cát, hoặc ngay cả trên xa lộ, hoặc ở chính ngôi nhà hiện anh đang ở tại Hoa Thịnh Đốn. Có khi chỉ có hai người, có khi có bạn bè khác để nói đủ thứ chuyện.

Chuyện lớn, chuyện nhỏ, chuyện con người, chuyện báo chí, chuyện chính trị, chuyện chế độ, chuyện tôn giáo, chuyện tranh đấu và dĩ nhiên có cả những chuyện vui, chuyện buồn, chuyện liên quan đến một cá nhân, v.v… Mỗi câu chuyện mà anh Uyên Thao kể lại, nó mang một ý nghĩa, một góc nhìn và chúng ta có thể rút ra được một điều gì là tùy theo mỗi người.

Cuộc đời của anh cũng như một cuốn film nhiều tập với nhiều tình tiết và giai thoại kỳ ngộ.

“Có gì đâu”

Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động. Có thể nói anh là loại người thay vì lụy một người mà trên vạn người thì anh chọn vế thứ hai, đứng về phía vạn người để nói tiếng Không với một người.

Nhiều người bảo anh gàn có thể vì thế.

Nhiều quyết định trong mỗi giai đoạn đời sống của anh làm tôi ngỡ ngàng. Nhưng đối với riêng anh, anh chỉ coi đó là những chọn lựa bình thường. Anh thường đi đến kết luận là “có gì đâu”.

Có gì đâu là cách trả lời của anh Uyên Thao mỗi khi bị cật vấn về mỗi một quyết định của anh.

Nhưng với người đối diện đang đàm đạo với anh thì sự chọn lựa ấy quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của anh.

Cách chọn lựa ấy xem ra cho thấy hình như anh có vẻ coi nhẹ mọi chuyện ở đời này. Nó là một thứ triết lý của riêng anh, thứ triết lý vừa như người ở trong cuộc, vừa như thể đứng ra bên lề, không thiết thân.

Nó giản lược vào câu nói: “có gì đâu”!

Và có thể nói chính sự chọn lựa của anh trong một số tình huống làm nên cá tính, nét đẹp con người của Uyên Thao. Uyên Thao là như thế! Sống đẹp với những chọn lựa của mình.

Kinh nghiệm ít người có được anh vừa ở trong nhà tù Quốc Gia về một câu chuyện “vớ vẩn” và khổ nhục nhưng vẫn can trường trong nhà tù cộng sản.

Một người từng ở hai chế độ nhà tù sẽ hiểu bản chất của cả hai chế độ ấy và định lằn ranh giới đâu là địa ngục, đâu là trần gian.

Anh đi tù chỉ vì ngòi bút của anh – điều mà anh gọi là ‘’giấy bút lầm than” 

Đối với chế độ miền Nam trước 1975, thái độ cầm bút của các nhà văn, nhà báo là một thái độ dấn thân, nhập cuộc.

Sau 1975, người cầm bút chỉ cần là người viết như một người tử tế đã đủ là một vinh dự cá nhân rồi.

Mặc dầu biết tiếng anh khá lâu. Nhưng phải đợi một cơ duyên là có một tập tài liệu về báo Sóng Thần được anh đồng ý cho nhà Nam Sơn trước đây in lại. Tập tài liệu này nói về Phong trào Nhân dân chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh, rồi Ngày ký giả đi ăn mày và ngày Báo chí thọ nạn, đặc biệt là vụ Sóng Thần ra tòa. Tập tài liệu quý báu với đầy đủ một số hình ảnh, tên tuổi do chính anh và những người trong nhóm tờ báo Sóng Thần ghi lại như sau: Uyên Thao – Lê Văn Thiệp (tức Lê Thiệp) soạn thảo với sự cộng tác của Giáo sư Đặng Thị Tám, nhà văn Trùng Dương, ký giả Trần Phong Vũ soạn thảo trước 1975.

Khi Nam Sơn in lại xong từ ấn bản chính, tôi gửi đến anh như một món quà quý giá. Chắc là anh phải thích lắm vì tìm lại được đứa con tinh thần của mình.

Nhưng vẫn chưa có cơ hội được gặp anh.

Từ đó, mối liên lạc cứ thế mà thêm chặt chẽ. Lần đầu tiên được gặp anh cách đây 6 năm trong buổi họp mặt của nhóm anh em Đàn Chim Việt tổ chức.

Anh là khách mời đặc biệt của DCVOnline.net từ Washington sang cùng với Bùi Tín, Vũ Thư Hiên từ Pháp và một số anh em trẻ từ Mỹ, từ Đông Âu sang.

Anh xuất hiện trong các buổi họp mặt khá mờ nhạt, ít nói, ít phát biểu bên cạnh những khuôn mặt trổi bật như các anh Bùi Tín, Vũ Thư Hiên.

Quả thực, anh không phải là mẫu người của đám đông, của những xuất hiện công khai.

Bản tính vốn giản dị, ăn mặc đến xuềnh xoàng không tươm tất. Dáng người lại gầy gò, ốm yếu, xanh xao. Anh đến các buổi họp mặt của Đàn Chim Việt để nghe, để quan sát nhiều hơn để nói.

Cho đến khi anh về lại thủ đô Hoa Thạnh Đốn, tôi cũng ít có dịp để nói chuyện riêng với anh.

Có lẽ cái xa hoa duy nhất của Uyên Thao là ngồi với bạn bè đấu láo, phì phèo hút thuốc lá ba số 555. Vì thế khi sang Mỹ ở nhà anh Phạm Bá Cát thì thấy trên bàn khách anh Cát đã biết ý mua vài ba thuốc lá ba số 555 để dành cho anh.

Đãi khách hôm ấy, chủ nhà cho uống trà tầu và ăn vài cái bánh rán. Vậy mà nhớ lại không khí tọa đàm hôm ấy nổ ran từ việc này sang việc khác.

Hôm ấy chủ yếu là gặp lại bạn bè, nhưng chính là đì tìm lại chính mỗi người qua những câu chuyện quá khứ đã một thời làm nên họ.

Đường Cổ Ngư – Hà Nội

 Hành Trình thời tuổi trẻ của Uyên Thao

Theo như lời Uyên Thao kể lại thì anh học tại các trường Thăng Long Hà Nội nơi có một số lãnh đạo cộng sản giảng dạy như Võ Nguyên Giáp. Anh cũng theo học ở trường Văn Lang mà hiệu trưởng là giáo sư Ngô Duy Cầu. Một giáo sư toán dạy nổi tiếng ở miền Nam thập niên 1955-60. Các trường tư ở Hà Nội lúc bấy giờ vẫn còn giảng dạy theo chương trình Pháp.

Những nhắc nhở này gợi nhớ lại thời niên thiếu của mỗi người. Chẳng hạn như đạp xe đạp trên con đường Cổ Ngư – một thứ con đường tình như con đường Duy Tân Sài Gòn thuở nào.

Hà Nội còn có những toa xe điện tiêu biểu cho một thành phố thuộc địa cách đây hơn một thế kỷ.

Những kỷ niệm chung như thế giúp người ta gần nhau hơn.

Năm 1953, anh đỗ tú tài một xong thì quyết định thôi học. Tại sao lại bỏ học ngang xương như thế?

Bình thường, một học sinh đỗ tú tài hoặc sẽ chọn con đường tiếp tục học tú tài hai để rồi học tiếp lên đại học. Nếu không thì cũng sẽ đi sĩ quan theo con đường binh nghiệp như một số thanh niên thời bấy giờ.

Uyên Thao đã không chọn lựa hai con đường đó như mọi thanh niên khác đã làm.

Anh chọn lựa một con đường cho riêng anh, theo cách lý giải của riêng anh.

Anh đã bỏ học một cách thản nhiên, không nuối tiếc. Anh cũng không theo con đường binh nghiệp như nhiều người đã làm mà sau này họ trở thành những nhân vật có tên tuổi. Anh nhắc lại vài người cùng thời với anh như tướng Ngô Quang Trưởng. 

Nhưng anh cũng nhắc đến một trường hợp khác chẳng may mắn gì. Đó là trường hợp Trung úy Kiều Duy Vĩnh chỉ hơn Uyên Thao hai tuổi khi chọn lựa ở lại miền Bắc.

Sau 1954, thay vì di cư vào Nam như nhiều sĩ quan quân đội quốc gia khác. Kiều Duy Vĩnh vì lý do nào đó không biết đã ở lại Hà Nội và đã bị bắt tù lên trại Cổng Trời.

Chính ở nơi đây, bị đầy lên Cổng Trời – nơi sinh ra để chết, theo một lối nói của Tạ Duy Anh. Kiều Duy Vĩnh còn sống sót trở về viết lại.

 Theo anh Uyên Thao, Kiều Duy Vĩnh cả đời chỉ cần viết hai bài đủ nổi tiếng một thời về trại Cổng Trời. Bài thứ nhất mang tên “Cuộc tuyệt thực ở trại Cổng Trời” đăng tải trên tờ Thế Kỷ 21, số 98, tháng sáu 1997 và bài thứ hai: “Đức thánh Tử vì đạo thứ hai mà tôi được gặp”, số 10 Thế kỷ 21, tháng 8, 1997 lúc Phạm Phú Minh làm Chủ bút.

Theo lời tòa soạn, bản viết chỉ để tên tắt K. Vĩnh và viết bằng bút mực lem nhem, không dễ đọc.

Mặc dầu vậy, đây là hai bài viết “động trời”, đọc xong đến lạnh gáy về cái độ tàn bạo của chế độ cộng sản.

Trại Cổng Trời qua ngòi bút của Kiều Duy Vĩnh trở thành một bản án về sự tàn bạo tiêu biểu nhất của chế độ XHCN, nơi giam cầm những người tù như Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Chí Thiện, tu sĩ Lâm Đình Túy (người mà Kiều Duy Vĩnh gọi là Đức Thánh tử đạo).

Xin được trích dẫn một vài đoạn biết đâu may ra có thể “làm gương” cho những lãnh đạo tôn giáo nào còn vẫn tin tưởng ngây thơ vào cộng sản.(1)

Tôi đọc Kiều Duy Vĩnh và xúc động khôn cùng về những gì xảy ra trên trại tù Cổng Trời ngày xưa, gợi nhớ đến người Anh Cả của tôi cũng từng bị giam trên Cổng Trời. Tôi xót xa và hình dung ra những gì anh tôi từng phải chịu đựng đói khát và rét và gông cùm. Và những gì đang xảy ra cho TGM Ngô Quang Kiệt với cùng thứ ngôn ngữ mạ lỵ, bôi bẩn của cán bộ trên Cổng Trời.

Tôi phải tự dằn lòng để không dùng thứ ngôn ngữ “bất xứng” của cán bộ Cự và nghĩ tới các tu sĩ lãnh đạo cao cấp của Thiên Chúa giáo như Hồng Y Mẫn, Tổng Giám mục Thể và Tổng Giám mục Nhơn.

Mời mọi người đọc để ra một phút đễ suy nghĩ về những điều tên cán bộ Cự phát biểu. Cán bộ Cự tiêu biểu cho những tên lãnh đạo thành phố Hà Nội ngày hôm nay đối với TGM Ngô Quang Kiệt.

Phần anh Uyên Thao, sự chọn lựa của anh thật hiếm người đã làm.

Do ngay từ khi lúc 18 tuổi đầu, anh đã cầm bút viết cho tờ Cải Tạo. Tờ Cải Tạo là một tờ báo chuyên về văn học và chính trị, giới thiệu văn học cổ điển Pháp. Uyên Thao coi đây như giai đoạn vỡ lòng của nghiệp cầm bút. Nhưng cũng không thiếu say mê và hứng khởi mà sau này anh đành cay đắng viết bài “Giấy bút lầm than”.

Người viết lấy tựa đề này làm chủ đề cho bài viết này.

Anh cộng tác bằng cách dịch sách báo Pháp và viết bình luận về Văn Học Pháp. Anh coi công việc này chỉ là chuyển tải có tính cách trường ốc những gì đã đọc được của Pháp mà thôi.

Rồi do mối quan hệ quen biết với văn chương, anh quen biết một vài người đàn anh trong giới văn học chính trị như Trần văn Ân, Nguyễn Đức Quỳnh trên tờ Đời Mới.

Anh đã vào Nam, do ảnh hưởng của những người trên chăng và anh đã gia nhập quân đội Cao Đài của tướng Trình Minh Thế với cấp bậc như thiếu úy.

Một quyết định quan trọng như thế liên quan đến số phận đời người, số phận tuổi trẻ, anh bình thản cho là quyết định của một đứa con nít, “Có gì đâu”.

Anh giải thích về quyết định gia nhập quân đội Cao Đài chỉ vì một lẽ đơn giản là không muốn bị bắt đi lính cho Tây và cũng không muốn đi theo cộng sản.

Đã có bao nhiêu người tuổi trẻ chọn con đường của Uyên Thao? Tôi không chắc có được bao nhiêu người! Hiếm hoi có những người như Đinh Thạch Bích hay lớn tuổi hơn như Trần Văn Ân, Nhị Lang, v.v…

Anh trực thuộc Trung Đoàn 60 của Cao Đài ở miền Đông. Hỏi anh về giai đoạn làm sĩ quan trong quân đội Cao Đài. Anh rất kiệm lời như thể không có gì đáng nói cả. Anh kể lại một cách bình thản về đời sống quân ngũ mà từ việc ăn uống thiếu thốn, lương bổng kể như không có – tiền lương lính cùng lắm đủ để phì phèo thuốc lá, uống vài ly cà phê.

Xem ra anh chọn lựa Cao Đài một cách hầu như một xung động, như một bất đắc dĩ vì không có chọn lựa nào khác. Có vẻ như anh cũng không thiết thân gì lắm với công việc của môt người lính tác chiến ở thế lưỡng đầu thọ địch với Pháp, với Quốc Gia thời Bảo Đại và với cả Việt Minh.

Hỏi thêm các chi tiết về con người tướng Trình Minh Thế, về tổ chức quân đội, về tinh thần binh đội Cao Đài, về trang bị võ khí, về các trận đánh, về mối liên hệ giữa binh đội cao Đài của tướng Thế và Tòa thánh Tây Ninh, v.v… Anh thường kiệm lời, trả lời nhát gừng bằng đôi ba câu.

– Nói chung quân đội ấy có kỷ luật, có tổ chức, nhất là có cái tình, lương bổng thì có gì đâu.

– Về tướng Thế thì anh cho biết anh chỉ là một sĩ quan quèn, xa mặt trời, lâu lâu gặp tướng Thế có biết gì mà nói. Anh nhận xét là binh lính phải quý mến tướng Thế lắm nên mới quen gọi là anh Tư.

– Về các vấn đề khác thì anh tóm gọn: Chả có cái chó gì để nói. Như ông Văn Thành Cao chỉ là sĩ quan lo ẩm thực.

– Về ông Nhị Lang thì anh Uyên Thao có cơ hội gặp gỡ nhiều hơn vì đã có dịp ngồi nói chuyên với Nhị Lang. Anh nhận xét Nhị Lang là người ghét Tây. Nhị Lang cũng là người đàng hoàng, luôn nói sự thật, được tướng Trình Minh Thế tin dùng. Vì thế cuốn sách viết về Trình Minh Thế của ông Nhị Lang là đáng tin cẩn.(*)

– Có một người trẻ tuổi cỡ 20 tuổi cũng gia nhập Cao Đài thời đó là ông Đinh Thạch Bích (sau này là luật sư Đinh Thạch Bích cũng đứng tham gia biện hộ cho tờ Sóng Thần. Trong phần tiểu sử của luật sư Đinh Thạch Bích có đôi chỗ “cường điệu”. Đinh Thạch Bích sinh 14/8/1932 tại Ninh Bình, năm 1951 thì vào miền Nam. Anh Uyên Thao muốn cải chính một vài điều như Đinh Thạch Bích là người vấn kế cho Nhị Lang và tướng Thế đưa ra đề nghị truất phế Bảo Đại.

Anh nhận xét: Ở tuổi đó, độ 20 tuổi, Đinh Thạch Bích còn là loại “măng sữa” làm sao có đủ uy tín để đóng vai cố vấn.

Trong phần tiểu sử của luật sư Đinh Thạch Bích có ghi như sau: tham dự việc thành lập Chiến khu Quốc Gia kháng chiến với tướng Trình Minh Thế. Khi đó ông mới vừa 19 tuổi.

–Về cái chết của tướng Trình Minh Thế(*). Uyên Thao cho rằng không dễ để biết hết những âm mưu bên trong. Nhiều điều chỉ là những lời đồn. Nhưng mặc dầu không nói thẳng ra, Uyên Thao xem ra không ưa chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa và luôn ở thế tránh ra xa.

Bằng chứng là sau khi tướng Trình Minh Thế bị thảm sát thì có một số lớn binh sĩ Cao Đài gia nhập quân đội Quốc Gia. Một số nhỏ quay lại núi Bà Đen, hoặc trốn sang Cam Pu Chia và một số rất nhỏ chọn ở lại Sài Gòn.

Họ chọn sống lang bang ở Sài Gòn.

Uyên Thao lại một lần nữa chọn nằm trong số ít ỏi những người này! Phải chăng, anh là người luôn luôn đứng về thế đối lập với cái gì chính thức – một thái độ của một số người trí thức thiên tả? Và cũng như thế, sau này anh làm Chủ nhiệm tờ Sóng Thần, gây chống đối với chính quyền của TT Nguyễn Văn Thiệu về luật báo chí với vụ án lịch sử 31/10/1974, Ngày Công Lý và báo chí thọ nạn.

Uyên Thao lại ở trong số ấy. Tôi gọi đó là cách chọn lựa “rất Uyên Thao”. Chọn lựa của Uyên Thao. thường khác người theo cách suy nghĩ của anh. Nó gần như ngược dòng, không đi theo số đông bất kể những bất lợi xảy đến cho những chọn lựa này.

Anh nói: “Còn tôi, tôi chọn lựa tan hàng, rã đám, sống tự do.”

Sống tự do thật ra chỉ là chọn lựa sống lang bang ở Sài Gòn và anh đã tìm một chỗ trú ẩn trong các ngôi chùa như một chỗ “nương nhờ cửa Phật” đối với các vị sư cho anh tá túc. Nhưng đối với anh có thể là một thứ “tỵ nạn chính trị”, hay một thứ Chờ Thời tương đối an toàn.

Trong nhiều tình hình chính trị khác nhau, trong nhiều năm tháng, từ năm 1956 khi rời bỏ Cao Đài, anh thường tìm chỗ trú ẩn trong chùa. Trước 1963 để trốn tránh chế độ Đệ nhất Cộng Hòa, anh cũng vào ở trong chùa. Sau 1963 đi tù được thả về lại anh cũng vào chùa. Sau 1975, không nhà không cửa khi đi học tập về, nhà chùa một lần nữa lại là chỗ để anh nương tựa.

Anh luôn luôn sống nhờ vào tấm lòng nhân hậu của một số tăng sĩ Phật giáo.

Anh nói đùa: “Tôi ở dưới trướng các vị sư.”

Và điều căn bản là các vị sư đều quý mến con người Uyên Thao và tận tình giúp đỡ. Điều đó đối với tôi rất là tự nhiên và không lấy gì làm lạ. Ai đã gặp Uyên Thao, ai đã có cơ hội nói chuyện với anh ấy rồi thì dễ bị cái tình cảm quý mến anh ấy chi phối. Nơi anh toát ra một cái chất thiện, một sự trung thực trong một thứ ngôn ngữ ngắn gọn, hà tiện lời làm cho người đối diện tin tưởng.

Nó giống như một cô con gái nhà lành mà từ phong cách, lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ toát ra sự tinh tuyền, không tỳ vết.

Sự trung thực và tấm lòng qua thân xác hiển lộ mà không cần một lời biện bạch.

Sự trung thực nơi Uyên Thao như thể là bản tính con người của anh.

Uyên Thao lộ ra một nhân cách làm cho người tiếp xúc với anh tin những điều anh nói. Mà không cần anh phải dài dòng thuyết phục.

Thời gian “nằm chùa đợi thời”, anh đánh cờ tướng với các vị sư. Anh tự hào là anh đánh cờ tướng từ Sài Gòn ra Huế, xuống Cà Mâu “không có đối thủ”. Đánh là chấp xe, chấp pháo đối thủ tùy trường hợp. Những vị sư mà anh quý mến nhất là sư Đức Tuệ (sư thúc của TT. Thích Tâm Châu) rồi các vị sư khác như Đức Nhuận, Thích Thiện Hoa và Thích Tâm Châu.

Đã có lần thày Tâm Châu nhận xét về cách đánh cờ của Uyên Thao và nói đùa: “May là chú không ở trong quân đội, vì nếu thế chú trở thành tên sát thủ.”

Nói đánh cờ chỉ là một thời gian chờ thời. Phần lớn thời giờ còn lại anh đọc sách, học hỏi thêm.

Những bài viết của anh sau này, dù chỉ là một lời giới thiệu một cuốn sách cho thấy anh trích dẫn khá nhiều các tác giả ngoại quốc. Kiến thức của anh cho thấy đọc nhiều, rộng rãi, quảng bá. Cộng thêm lối hành văn khá chải chuốt, mượt mà, có lửa, dụng ý thâm thúy, có nhiều khi phải tìm đọc ý nghĩa giữa hai hàng chữ với chiều sâu của suy tưởng.

Văn viết của anh vì thế khác hẳn với lối nói chuyện đơn chất, đơn điệu của anh.

Nhìn lại mối liên hệ của anh với các vị sư trong chùa cho thấy có điều đặc biệt. Tình thày trò, tình của một người chân tu với kẻ ngoài đời, lang bạt kỳ hồ có duyên gặp gỡ, hiểu nhau trong chiều hướng chia xẻ có lúc sẽ sinh hoa kết trái.

Mối giao duyên đó gợi nhớ cho tôi câu chuyện “Đôi Bạn Chân Tình” của nhà văn Đức Hermann Hesse do Vũ Đình Lưu dịch. Nó miêu tả một kẻ chân tu và gã lang bạt ngoài đời đến một lúc nào đó – với hai con đường đi khác nhau – một khổ hạnh trong sự chiêm nghiệm và một phóng lãng giang hồ vào một lúc nào đó hiểu được chân lý ở đời, hiểu thế nào là đau khổ là hạnh phúc.

Và nhất là họ hiểu nhau. Họ trở thành Đôi bạn mặc dầu hành trình đi vào đời mỗi người một nẻo đi khác nhau.

Anh kể chuyện khi ở chùa, nhà sư Đức Tuệ ra lệnh cho nhà bếp mua thịt cá cho các chú ăn uống như ngoài đời, vì chúng nó có đi tu đâu. Nhưng khi được tin đệ tử ruột của nhà sư về thăm – sư Tuệ Hải – ông vội nói nhà bếp đừng mua thịt cá gì hết, bởi vì “thằng” Hải nó lên, nó rất nghiêm khắc biết được, nó sẽ la lối.

Thật là đẹp. Chúng tôi cùng cười về thái độ của thầy Đức Tuệ.

Cũng chính vì thế sau 1963 khi vừa ở tù ra, Uyên Thao lại ghé tạm trú nhà chùa. Hòa thượng Độ Lượng đã vét quỹ công quả trong thùng được 1.200.000 đồng đưa cả cho Uyên Thao muốn làm gì thì làm.

Nhà sư Đức Nhuận góp ý là nên để anh Uyên Thao viết lại cuộc đấu tranh của Phật giáo. Anh Uyên Thao đã nhận lời và thế là cuốn sách được ra đời với lời đề tựa của TT. Thích Tâm Châu. Cuốn sách được in xong nhờ số tiền 1.200.000 của các thày cho, sau đó sách được giao cho các Phật tử mang đi bán. Phần Uyên Thao kể như công việc của anh đã hoàn tất và không còn biết điều gì xảy ra tiếp theo nữa.

 Rất mong là có ai đó còn giữ được cuốn sách này thì quý hóa biết bao nhiêu như một tài liệu lịch sử!

Và cuốn sách đó cần được in lại.

Cũng vậy mong là cuốn sách của anh viết về một số nhà văn nữ trước 1975 chóng được in lại như lời hứa đứng ra in lại của nhà văn nữ Nguyễn Thị Thanh Bình.

Cũng rất là “Uyên Thao”, anh là người trách nhiệm nhà xuất bản Tiếng Quê Hương nay đã xuất bản gần tới con số 100 đầu sách của các tác giả khác.

Nhưng sách của Uyên Thao thì để người khác lo!

Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang

 Nhà văn Uyên Thao nhận xét về hai vị sư tiêu biểu nhất của miền Nam:

Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang

Nhân tiện nói về mối liên giữa các vị sư và nhà văn Uyên Thao, anh có dịp đưa ra một số nhận xét vắn tắt khá trung thực về hai vị sư lãnh đạo thời 1963 như sau:

Ông Trí Quang là người có nhiều tham vọng, tham vọng ấy đã đẩy ông đi rất xa. Người ta có cảm tưởng ông chỉ nghĩ đến bản thân mình biết lợi dụng công việc, hoàn cảnh cho riêng mình.

Uyên Thao nhắc lại chỉ một sự việc nhỏ sau đây thôi làm anh thất vọng. Và chỉ một sự việc nhỏ nhoi này làm anh mất tất cả sự kính trọng đáng nhẽ phải có đối với nhà sư này. Anh cũng nhìn nhận có nhiều người tôn sùng ông Trí Quang như trường hợp, “thằng” Lý Đại Nguyên. Lý Đại Nguyên coi ông Trí Quang như một thần tượng, một bậc thầy không cần bàn cãi nữa. Nhưng đó là dựa trên những mối liên hệ tình cảm giữa hai bên.

Anh Uyên Thao kể lại trước 1963, đang ở đài phát thanh ở ngoài Huế về thì bị bắt không có lý do gì cả. Vì thế anh không có cơ hội theo dõi những biến động trước 1963 cũng như phong trào tranh đấu của Phật giáo.

Tôi hỏi tại sao anh bị chính quyền bắt? Anh trả lời dấm dẳng:

“Tuyền những chuyện vớ vẩn. Giam vài tháng trong đó có cả Trần Quang Thuận, Vũ Tài Lục, Lý Đại Nguyên, Hư Chu (hoạt động cho cộng sản), v.v… thì đảo chánh. Sau đó, Thủy quân lục chiến vào khám, dùng súng bắn vỡ ổ khóa cửa nhà tù để thả tất cả.”

Anh được phóng thích. Khi mới ở tù ra, sau 1963, anh có dịp đến chùa Xá Lợi. Lần đầu tiên, anh được nhìn thấy ông Trí Quang xuất hiện. Nhìn thấy ông Trí Quang đứng trên khán đài mà ở dưới có hàng ngàn Phật tử đang đứng nghe, trong đó có Uyên Thao. Anh nhìn thấy ông Trí Quang chắp tay sau đít, mặt lạnh như tiền, mắt thì ngước lên nhìn trời như không thèm để ý gì đến đám đông đang đứng ở phía dưới chờ đợi để được nghe ông nói.

Anh nhận thấy con người đó không ích lợi gì cho đại cuộc.

“Tôi thấy con người đó không được,” Uyên Thao chỉ nói tóm tắt như thế. Đó là những nhận xét trực cảm nhậy bén bắt được do cảm nghiệm mà không cắt nghĩa được.

Anh nói thêm, “Hình ảnh ấy cứ ám ảnh tôi mãi. Con người ấy không thể làm nên chuyện lớn tốt đẹp được.”

Sau này, để lên án nhóm Phật giáo Ấn Quang, anh Uyên Thao đã viết bài: Con ngựa gỗ Ấn Quang (Trích lại câu chuyện Con ngựa gỗ thành Troie – Le cheval de Troie – đưa đến tai họa mất thành Troie). Bài viết này phải chăng bắt đầu từ cái cái cảm nhận của anh lúc lần đầu tiên gặp ông Trí Quang.

Về nhà sư Tâm Châu: Ông thày Tâm Châu, theo Uyên Thao trái lại có thể gần gũi hơn, “người hơn” thực tế hơn, biết điều hơn, hiểu thấu công việc mà không có tham vọng nên không cực đoan. Đó là mẫu người lãnh đạo tốt, mặc dầu về bản thân có những giới hạn.

Chính vì hai người có những quan điểm nhìn, tính tình khác biệt và hành động khác nhau như thế nên đi đến chỗ bất đồng, những tranh chấp không tránh được đưa đến chia rẽ thành hai khối Giáo Hội sau này.

 Uyên Thao nhà báo đấu tranh

Cái nghiệp dĩ của anh Uyên Thao, chính là làm báo dấn thân. Đó là Giấy bút lầm than đã làm nên cuộc đời anh.

Từ tờ Cải Tạo khi ở miền Bắc, rồi tờ Mùa Lúa Mới (Đỗ Tấn làm tổng thư ký tòa soạn) đến các tờ Dân Chủ, báo Sống của Chu Tử đến Sóng Thần. Anh đã cộng tác và viết cho nhiều báo rồi làm đài phát thanh. Cũng chính vì thế, anh biết nhiều chuyện trong làng báo. Và điểm kết thúc nghiệp báo là khi anh làm chủ nhiệm tờ Sóng Thần vào đầu thập niên 1970.

Khi làm tờ Dân Chủ thì anh nhớ lại xảy ra câu chuyện “Ăn chè nhà Bè “của nhạc sĩ Phạm Duy. Anh kể là ngay sáng hôm sau, bà Thái Hằng đã đến tòa soạn yêu cầu: “Xin các anh đừng đăng chuyện gia đình của tôi.” Thật đúng là mẫu mực người phụ nữ VN. Tuy nhiên câu chuyện vẫn đổ bể lớn không bịt miệng được thiên hạ và cái scandale Phạm Duy trở thành giai thoại “ăn chè nhà Bè”.

Khi viết cho tờ Mùa Lúa Mới ở miền Trung có Võ Phiến cộng tác. Anh Uyên Thao cho biết lúc bấy giờ, Võ Phiến chưa nổi danh như khi ông cộng tác với tờ Bách Khoa sau này. Võ Phiến với “Chữ Tình” được kể là hay lắm. Văn Võ Phiến tỉ mỉ, chi ly từng chi tiết một, nhưng không rườm rà mà súc tích, đào sâu, hấp dẫn. Nó khác với lối viết của Mai Thảo bay bướm mà có phần hời hợt. Anh nói thêm, Mai Thảo có thể dễ dãi quá với mình nên viết trở thành nhạt, nội dung không có. Anh gọi Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan là thứ văn chương ưỡn ẹo còn nhà văn Túy Hồng ngược lại là ưỡn ẹo văn chương. Nhưng về lúc cuối đời, Mai Thảo viết xuất thần trong: “Ta thấy hình Ta những miếu đền”.

Khi kể về chuyện di cư của Kiều Chinh – Không biết bằng cách nào, câu chuyện đàm đạo giữa chúng tôi lại dẫn đến cuộc di cư từ miền Bắc vào miền Nam, trong đó có câu chuyện thật đặc biệt về Kiều Chinh. Phần tôi, chỉ tình cờ gặp nữ nghệ sĩ điện ảnh Kiều Chinh tại nhà một nhạc sĩ trong một bữa phở buổi trưa năm 2010.

Tôi còn nhớ khi viết về cuộc di cư, anh Nguyễn Duy Chính có gửi tặng cuốn: “50 năm Bắc Kỳ di cư, 1954-2004”, trong đó Kiều Chinh có viết về cuộc di cư của bà. (Bài này bà đã phát biểu trong dịp được trao giải thưởng Emmy Award tại Hàn Lâm viện khoa Học Truyền Hình Hoa Kỳ với nhan đề, “Kieu Chinh, a Journey Home, 1996”.

Câu chuyện của Kiều Chinh là một bi kịch và đầy bất ngờ của cuộc di cư 1954. Xin ghi lại lời của KC:

“Là con út trong ba chị em, tôi được Bố thương nhất. Suốt thời niên thiếu, tôi chỉ biết có Bố. Bố tôi, ông Nguyễn Cửu, một Viên chức tài chánh Quốc Gia, Hà Nội, ngay khi cuộc di cư bắt đầu vào tháng tám, 1954, đã quyết định vào Nam. Bố sửa soạn cho chính mình và mỗi đứa con một túi vải đeo vai, gồm giấy tờ, thuốc men khẩn cấp, lương thực khô… Đêm trước ngày ra đi, anh tôi bỏ nhà trốn ra khu theo phong trào thanh niên cứu quốc. Anh Lân là con trai duy nhất của Bố, năm đó mới 20 tuổi.

Sáng hôm sau, chỉ còn hai bố con ra phi trường Bạch Mai, Hà Nội. Hàng ngàn người già trẻ lớn bé nằm ngồi la liệt dưới nắng cháy, chờ đợi để được lên máy bay di cư vào Nam. Mãi tới cuối ngày mới tới lượt bố con tôi. Bố đẩy tôi lên máy bay rồi bất ngờ nói “Con vào Nam trước, Bố ở lại tìm anh Lân rồi sẽ vào sau”. Tôi la khóc cố nhào ra với Bố, nhưng bị đám đông xô lấn đẩy lui. Cửa máy bay xập xuống. Đó là lần cuối được nhìn thấy Bố”.

(Trích bài viết của Kiều Chinh, 50 năm di cư tị nạn, trang 81-82)

Kịch bản đau thương của Kiều Chinh không dừng lại ở đó. Sau này, có dịp sang Pháp dự đại hội điện ảnh thế giới, gặp lại chị Tĩnh, người chị ruột sống ở Pháp, Kiều Chinh mới được biết “Cả bố và anh tôi đều bị cầm tù ở miền Bắc nhiều năm không xét xử. Và sau 50 năm di cư: “Bố tôi đã chết, anh tôi đã chết. Nhiều người di cư thời 50 năm trước đã ra đi vĩnh viễn. Thế hệ tôi cũng sắp ra đi.

Xin thắp một nén nhang cho những người quá cố”. (Trích KC, Ibid)

Tuy nhiên, có thể bà Kiều Chinh đã không thể biết sự thực đời sống của anh và Bố như thế nào ở miền Bắc.

Ở đây, xin ghi lại trung thực đầy đủ những điều mà nhà báo Uyên Thao tiết lộ nhằm mục đích cho thấy thêm một lần nữa sự tàn bạo của chế độ cộng sản như thế nào.

Theo anh Uyên Thao kể lại thì “thằng” Quốc Văn có ra Bắc gặp Ngọc Giao và Ngọc Giao kể lại thì ông già Kiều Chinh sau ngày ra tù sống khốn khổ, vô nghề nghiệp, bị bỏ rơi đến phải đi ăn mày.

Đây là một câu chuyện thương tâm có thật vì ai nên nỗi! Bố Kiều Chinh và người anh ruột bị đầy đọa nhiều năm tù rồi sống lang bang như thế ở ngoài miền Bắc.

Trong khi Kiều Chinh ở miền Nam, coi như mồ côi cả cha lẫn mẹ lại có đủ các cơ hội trở thành một diễn viên điện ảnh xuất sắc nhất miền Nam thời bấy giờ và tôi tự hỏi phải chăng những vai điện ảnh Kiều Chinh đóng là cớ sự đưa đến tù đầy của anh và bố?

Anh Uyên Thao có yêu cầu Quốc Văn viết lại chuyện này cũng như số phận một số nhân vật như Trương Tửu ở miền Bắc, “nhưng nó cứ lần lữa 10 năm chưa viết gì cả”.

Những mối giao tình giữa Uyên Thao và chủ nhiệm Nguyễn Quang Lãm và tờ báo Xây Dựng

Anh Uyên Thao đã thích thú kể lại kinh nghiệm làm báo và trường hợp Lm Nguyễn Quang Lãm. Lm Lãm là một người du học từ Pháp về, bạn bè của những Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Đình Đầu, bác sĩ Nguyễn Văn Ái về VN sau 1954. Những ai học trường Nguyễn Bá Tòng, đường Bùi Thị Xuân đều biết Lm Lãm là hiệu trưởng đầu tiên của trường. Giám học là ông Nguyễn Đình Đầu.

Lm Nguyễn Quang Lãm

Lm Lãm tướng cao lớn, nhưng gầy, mặt rỗ hoa cà, trán nhô và miệng rộng quá khổ. Sau khi rời chức vụ Hiệu trưởng trường Nguyễn Bá Tòng, ông ra đứng chủ nhiệm và chủ bút tờ báo Xây Dựng. Ông viết bài dưới bút hiệu Thiên Hổ. Tờ Xây Dựng cũng là nơi mà nhà văn Duyên Anh bắt đầu sự nghiệp viết báo lấy bút hiệu Thương Sinh.

Theo anh Uyên Thao, anh không có mấy thiện cảm với Thương Sinh trong cung cách viết phóng sự.

Nó có phần “ma giáo” để làm tiền các nhân vật có tai tiếng. Nó lợi dụng ngòi bút. Sau này, khi làm chủ nhiệm báo Sóng Thần, anh đã đuổi mấy thằng ký giả hù người ta lấy tiền. Về những phóng viên làm tiền các ông Tỉnh trưởng cũng được ghi lại trong bài viết của Nguyễn Mộng Giác “Sống và viết tại Hải ngoại”, 1998, đăng lại trên Diễn Đàn Thế kỷ như sau:

“Trước khi vượt biên, tôi rất lơ mơ về nghề báo, cũng không thân thiết và xin thú thực, không mấy cảm tình với các ký giả. Có thể tôi không may mắn gặp được những ký giả chân chính và uyên bác. Tôi bị định kiến vì hồi còn dạy học ở Qui Nhơn, lâu lâu lại gặp những ký giả một tờ nhật báo nổi tiếng ở Sài Gòn ra thu tiền hụi mấy ông tỉnh trưởng quận trưởng, sau một bài báo thuộc loại điều tra phóng sự hứa hẹn nhiều khám phá động trời và sẽ đăng làm nhiều kỳ”.

Nhưng riêng với Lm Lãm, anh Uyên Thao quý mến cái tính xuề xòa và “tếu”, nhất là không chấp nhất, không thù vặt và có lòng của vị linh mục này nghĩ tới công việc chung. Ngồi đâu là Lm Lãm cũng có cái điếu cầy để hút thuốc lào với thái độ ngất ngưởng rất “nhà quê Bùi Chu”.

Anh nói mà không dấu được cảm động kể lại rằng khi thấy anh cứ hùng hục làm báo, suốt ngày ngồi ở tòa soạn. Lm Lãm trách nhẹ: “Thứ bảy, chủ nhật, mày phải dành thì giờ đưa vợ con đi chơi chứ. Không có xe, lấy xe của tao.”

Có lần Uyên Thao đùa hỏi cắc cớ, “cha không đi nhậu làm sao làm báo?” Ông Lãm cười khà khà, nhe hàm răng rộng hỏi ngược lại, “tao không đi nhậu nhẹt thì làm sao biết chúng mày tán gái ra sao để viết báo?”

Sau này, TT Nguyễn Văn Thiệu bắt đóng ký quỹ 20 triệu mới cho ra báo. Đối với các tờ như Thần Chung của ký giả Nam Đình thì nhằm nhò gì. Nhưng báo Xây Dựng của ông Lãm nghèo không đóng nổi đành đóng cửa.

Thế là Thiên Hổ, Trần Tấn Quốc, Ngọa Long về cộng tác với Sóng Thần.

Một giai thoại khác là tướng Nguyễn Cao Kỳ nhờ Lm Lãm giới thiệu một nhân vật Thiên Chúa giáo tham gia nội các. Lm Lãm giới thiệu một người quen biết từ hồi còn du học ở bên Tây, kỹ sư Võ Long Triều, người miền Nam, không dính dáng đến chế độ Đệ nhất Cộng hòa. Thế là Võ Long Triều bèn ôm gà chọi làm lễ ra mắt đứng chờ đợi để được diện kiến Nguyễn Cao Kỳ. Trong Hồi ký của ông, Võ Long Triều đã viết khác hẳn.

Lm Lãm còn kể những chuyện “vượt thẩm quyền giáo hội” khi biết được những đôi trai gái khác đạo muốn lấy nhau. Thay vì bắt học đạo, rửa tội, cha làm lễ đám cưới cho họ.

Uyên Thao nói: “Tôi chịu cái tính của Thiên Hổ.”

Ông nói: “Mày thấy không, những ông cha khác từ chối làm đám cưới. Phần tao, tao làm hết, vì chúng nó yêu nhau.”

Anh Uyên Thao nhắc nhớ lại kỷ niệm lần chót gặp Nguyễn Quang Lãm vào ngày 27, 28 tháng tư gì đó. Uyên Thao đến thăm ông Lãm, ông buồn rầu hỏi: “Mày không đi à?”

Sau đó, Uyên Thao thấy Lm Lãm ôm mặt khóc. Ông Lãm là người lúc nào cũng cười khà khà bất cứ trong tình cảnh nào.

Lần đầu tiên trong đời, Uyên Thao thấy một ông linh mục biết khóc. Khóc vì biết miền Nam sẽ không còn như trước nữa.

Câu chuyện tờ Chính Luận với bác sĩ Đặng Văn Sung-Thái Lân và câu chuyện bà Ba

Góp mặt trong buổi trà đàm này quy tụ nhiều người, trong đó có anh chủ nhà Phạm Bá Cát, cựu giám đốc đài phát thanh ở Sài gòn, anh Hồng Dương, cựu ký giả báo Chính Luận, anh Trần Phong Vũ, chủ nhiệm Nguyệt san Diễn đàn giáo dân, anh Uyên Thao, chủ trương tủ sách Tiếng Quê Hương và tôi.

Buổi trà đàm rất náo động, vui vẻ, nhảy từ vấn đề này sang vấn đề kia, nhưng đều tập trung vào chuyện làm báo ở Sài Gòn.

Trước hết, chúng tôi xoay quanh cái chết của ký giả Từ Chung, báo Chính Luận vào cuối năm 1965. Chính Luận vốn được coi là tờ báo của CIA tài trợ. Đấy là dư luận, đúng hay sai nay chỉ có mình ký giả Thái Lân, nguyên là Tổng Thư Ký Chính Luận biết được.

Ký giả Từ Chung, báo Chính Luận và Chu Tử, báo Sống là đích nhắm, là những người cộng sản muốn trừ khử. Trong hai người, chẳng may Từ Chung bị bắn chết. Chu Tử, chủ nhiệm báo Sống chỉ bị thương.

Cho đến nay, không có tài liệu điều tra nào về phía chính quyền Quốc Gia để tham khảo. Chỉ có tài liệu phía cộng sản được viết trong “Trui rèn trong lửa đỏ” thừa nhận vụ ám sát này cũng như vụ đặt bom nổ tòa soạn báo Chính Luận.

Theo sách “Trui rèn trong lửa đỏ”, trang 111, tháng 9-1969 khi Hồ Chí Minh qua đời, Chính Luận nhân dịp đó có viết bài “bôi xấu” Hồ Chí Minh. Thành đoàn Cộng sản cử hai tên Ba Gia và Ba Trung đến tòa soạn Chính Luận trên đường Lê Lai để một chiếc cặp da trên quầy báo trong đó có mìn gài sẵn. Tòa soạn của Chính Luận bị hư hại nặng.

Ký giả Hồng Dương báo Chính Luận chỉ nói về những sự việc liên quan xa gần đến đời tư của nhà báo Từ Chung. Nhưng không ai trong những người ngồi lại với nhau nói chuyện làm báo thời VNCH được biết hư thực về cái chết này như thế nào ..

Tôi có đặt một câu hỏi tại sao cộng sản không nhằm ám sát ông chủ nhiệm Đặng Văn Sung mà nhằm ký giả Từ Chung cũng như đặt mìn tòa soạn Chính Luận? Hỏi để hỏi thôi. Không có câu trả lời.

Từ đó câu chuyện xoay quanh bác sĩ Đặng Văn Sung. Nhất là phần cuối đời của ông liên quan đến việc ông quyết định theo đạo Thiên chúa.

Anh Phạm Bá Cát có dính dáng đến chuyện này vì anh là người giới thiệu Lm Vũ Đình Trác đến giúp dạy giáo lý cho ông Đặng Văn Sung.

 Nhưng theo anh Phạm Bá Cát cái lý do nào đưa đến quyệt định cuối đời của bác sĩ Đặng Văn Sung là do một người phụ nữ tầm thường. Người phụ nữ này có tên là bà Ba vốn là người giúp việc lâu đời của gia đình ông Đặng Văn Sung. Bà ít học, quê mùa đến độ mà theo anh Phạm Bá Cát kể lại mỗi khi gặp tôi bà xưng bằng Ngài và con, “Thưa ngài con…” Làm sao một người như thế, lại có thể có sức mạnh tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của ông Đặng Văn Sung?

Nghe câu chuyện này hay và có ý nghĩa, anh Uyên Thao đề nghị phải gặp bà Ba cho bằng được, ngoài phần thăm hỏi và giúp đỡ bà còn phải viết lại thành chuyện.

Đó là một câu chuyện lý thú. Mọi người đều hoan hỉ và hưởng ứng ý của anh Uyên Thao.

Anh Phạm Bá Cát đề nghị thêm cái người có thể biết mọi chuyện từ đầu tới cuối trong mấy chục năm không ai khác là ông Thái Lân, quản lý sau là Tổng Thư ký Chính Luận. (trong thời gian tranh đấu của báo Chính Luận, Nguyễn Thái Lân và Ngô Đình Vận và nhiều ký giả khác đã bị mời lên bộ Tư lệnh Cảnh sát để lấy lời khai về việc làm báo của họ).

Thế là như một đám thanh niên hăng say, cả đám ùn ùn quyết định phải đến ngay thăm ông Thái Lân và giao phó cho tôi trách nhiệm làm sao để thuyết phục ông Thái Lân. Chúng tôi vội vã đi trên hai xe hơi đến nhà ông Thái Lân.

(Ông Thái Lân, khi làm tờ Ngôn Luận – bộ mới – trong ba ngày liền viết bài kết án Uyên Thao là cộng sản nằm vùng. Dựa trên những bài báo của Uyên Thao viết về tình hình đất nước, trích riêng ra đoạn nọ đoạn kia để xuyên tạc, chụp mũ Uyên Thao. Nhưng sau đó có dịp hiểu nhau. Và mọi chuyện coi như bỏ qua. Sau này, ở hải ngoại biết Uyên Thao, ông Hồ Anh, chủ nhiệm báo Ngôn Luận mời anh Uyên Thao về làm báo Văn Nghệ Tiền Phong.)

Ông Thái Lân mặc dầu lớn tuổi, dáng còn khỏe mạnh đang làm vườn, tiếp đón bọn tôi một cách vui vẻ và cởi mở. Trong câu chuyện, mỗi người lần lượt yêu cầu ông phải nói hết mọi chuyện trong giai đoạn làm báo ở Sai Gòn và cho tôi được phỏng vấn ông.

Nói đủ thứ lý luận, nài ép cũng có, ông vẫn tìm cách tránh né không chịu mở miệng. Lý do duy nhất nêu ra là tôi già rồi, trí nhớ kém. Trong nay mai, có dịp gặp ông, tôi thử “thời vận” một lần nữa xem sao và tiếp tục hỏi anh Phạm Bá Cát xem về vụ bà Ba đi đến đâu rồi?

Giai đoạn làm báo Sóng Thần

Có lẽ đây là giai đoạn sôi động nhất trong cuộc đời làm báo của Uyên Thao và để lại trong anh niềm hãnh diện cũng có và nỗi đau cũng không thiếu.

Một người ra một tờ báo mà một đồng xu dính túi cũng không có. Chỉ có một tấm lòng, một lý tưởng tranh đấu chống tham nhũng bất công xã hội và sự hăng say.

Sóng Thần như tên gọi chẳng khác gì một cơn nước lũ muốn kéo đi tất cả những rác rưởi xã hội, cho một bộ mặt mới.

Miền Nam rơi vào tình thế mất còn với nhiều xáo trộn. Chính quyền TT Nguyễn Văn Thiệu xem ra bó tay trước áp lực của người Mỹ và tỏ ra thất thế, yếu kém về quân sự trong việc đương đầu với cộng sản.

Thật vậy, sau Hiệp Định Paris thì linh mục Cao văn Luận đi nước ngoài có ghé Roma và đã gặp hồng y Casaroli, Quốc Vụ Khanh tòa thánh. Hồng y Casaroli đã nhắn nhủ các giám mục VN qua Lm Luận là nên chuẩn bị giai đoạn để phải sống chung với cộng sản và chấp nhận cái thuận lợi hay không thuận lợi (oppotune, importune) khi phải đối đầu.

Điều đó chỉ ra rằng ở ngoại quốc người ta tiên đoán trước được những điều gì xảy cho miền Nam.

Phong trào Nhân Dân chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh ra đời trong hoàn cảnh đó: Chống tham nhũng để cứu nước và kiến tạo hòa bình bằng cách liên kết mọi thành phần Dân tộc sau cuộc phân hóa 1963.

Trong cáo trạng chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh đặc biệt có nêu ra một số vụ tham nhũng như: Vụ Còi hụ ở Long An, vụ gạo ở miền Trung, vụ buôn bán Bạch phiến (Thương số buôn bán Bạch phiến lên đến 88 triệu Mỹ kim, tương đương 57 tỷ bạc VN/một năm. Nếu tính 5 năm thì số tiền lên đến 285 tỉ bạc VN, chia đều cho 19 triệu dân miền Nam thì mỗi người được 13.000 đồng. Tài liệu cũng tố cáo trực tiếp TT Nguyễn Văn Thiệu và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cầm đầu những vụ này.

(Trích theo cuốn “The politics of Heroine in Southeast Asia” của Alfred W. Mc Coy, năm 1972)

Tiếp đến là các vụ đầu cơ phân bón, đặc biệt vụ án Đồng ở Đà Nẵng có liên quan đến một vị tướng hiện còn sống như sau:

“Vụ án Đồng ở Đà Nẵng, chỉ kết án con buôn, nhưng những ông Tướng, những ông Tá nào bán Đồng cho họ thì không bị xét xử và của ăn cắp không được thâu hồi cho công quỹ.

Tài liệu được trích dẫn là tờ báo Pacific Star and Stripes phát hành ngày 13.6.1973 phanh phui vụ Thủ tướng Trần Thiện Khiêm toa rập cùng một số Tướng lãnh và gian thương, xuất cảng lậu số đồng phế thải của Quân đội Mỹ trao lại cho Việt Nam Cộng Hòa, trị giá trên 17 triệu 300 ngàn Mỹ kim, mà Tổng thống cố tình ám nhẹm, không biết vì lý do gì?

(Trích tài liệu Vẽ Đường Cho Hươu Chạy, Nguyễn Văn Trung).

Riêng tờ Chính Luận trong số báo đề ngày thứ năm 04/7/1974, dưới hàng tít chạy 6 cột trang nhứt, Chính Luận có loan tin: “Một âm mưu xuất cảng lậu 15.000 tấn đồng phế thải trị giá lối 7.000 triệu bạc VN, tức 7 tỷ, bị Phủ Thủ tướng phát giác và một tham chánh văn phòng Phủ Thủ tướng, ông Huỳnh Huy Dương đã bị bắt để điều tra.”

Chỉ vì vụ này, ông Nguyễn Thái Lân bị gọi ra cảnh sát nhiều lần và nay bị Bộ Tư Lệnh Cảnh sát giải ra tòa.

Rất tiếc, ông Thái Lân đã không cho phỏng vấn để biết rõ vụ này như thế nào?

Trong cái tinh thần và bối cảnh chính trị như thế, tờ Sóng Thần có mặt và hỗ trợ Phong trào chống tham nhũng của linh mục Trần Hữu Thanh từ đầu.

Vì thế nay không lạ gì trong tập Tài liệu nhật báo Sóng Thần, các anh đã nêu cái tinh thần Hà Thúc Nhơn với lời ghi: Sóng Thần, đầu sóng ngọn gió có ghi: “Nhóm chủ trương Hà Thúc Nhơn chủ trương.”

Bác sĩ Hà Thúc Nhơn bị bắn chết ở Nha Trang do chống tham nhũng ở quân y viện Nha Trang trở thành biểu tượng của Sóng Thần.

(theo tôi khi đó đang dạy học ở Nhatrang, bác sĩ Hà Thúc Nhơn là một người mắc bệnh tâm thần ngổ ngáo, ai cũng sợ ông hết. Cái chết của ông  là do chính ông  bạo trợn gây ra..)

Theo anh Uyên Thao, trong buổi tạ từ của báo Sóng Thần ngày 30 tháng 10 cho biết: “Gia đình Sóng Thần gồm những người trẻ đã được khai sinh và nuôi dưỡng bằng tình thương yêu và thắm thiết của đồng bào anh em khắp nước.”

Cụ thể là những trí thức, dân biểu, giáo sư, quân nhân các cấp đã đóng “hụi chết” để Sóng Thần có thể ra đời và tồn tại được mấy năm. Tuổi thọ của Sóng Thần kéo dài không được bao lâu, nhưng dư âm còn đọng lại và tiếng tốt vẫn còn để lại trong lòng nhiều người.

Tôi có đọc một danh sách dài thườn thượt những người đã góp công của cho Sóng Thần ra đời vào 24/9/1971 khi Sóng Thần ra mắt tại Trung Tâm Văn Bút.

Tôi nghĩ bụng Uyên Thao phải là con người để bạn bè tin tưởng như thế nào.

Theo lời kể của anh Uyên Thao, xin tạm không nêu tên, có một ông tướng nổi tiếng tham nhũng đã gửi một số tiền không nhỏ là 2 triệu đồng qua ông Chu Tử. Anh Uyên Thao đã từ chối nhẹ nhàng không nhận và gửi trả lại số tiền đó.

Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó.

Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, nhất là trong giới quân nhân là đông nhất.

Cái uy tín ấy tóm tắt trong lời của Lm Lãm, một đồng nghiệp của Uyên Thao viết:

“Tôi nghĩ đến vai trò của Sóng Thần trong cuộc tranh đấu hôm nay, đến hành động của anh em Sóng Thần đốt báo rực đường phố, đốt sắc luật 007 làm rung chuyển Hội Trường Quốc Hội hôm nào.

Và mai đây vào sáng ngày 31-10 này, hai chữ Sóng Thần lại sẽ thực sự được khắc vào bia đá của lịch sử đấu tranh.”

(Trích Vẽ đường cho Hươu chạy, Ibid, NVT)

Ngày Ký giả đi ăn mày và Ngày báo chí thọ nạn

Nguyên nhân của vụ này là báo Sóng Thần đã đã đăng tải những tin tức, thông cáo của Phong Trào Nhân dân chống tham nhũng.

Như thể Sóng Thần là phát ngôn viên chính thức hay cái loa của phong trào này. Xin ghi lại một số tít chạy trên báo Sóng Thần như sau:

“30.000 giáo dân Biên Hòa nhập PTNDCTN bất hợp tác với chính quyền Tỉnh. 4 mối nguy của Làng báo. Tổng thư ký nhật báo Chính Luận bị bộ Tư Lệnh Cảnh sát bắt giải tòa. Sổ tay Ngô Đình Vận; Đau quá. Luật 007/72 đã vi phạm công lý ra sao? Giáo dân Nha trang-Cam Ranh đồng loạt tố tham nhũng. Nhiều linh mục tuyên bố sẵn sàng nhận cho còng tay dẫn vào tù. LLPG/HGDT công bố cương lãnh 17 điểm. Đưa 6 điểm cáo trạng số 1 ra thử lửa. LM Thanh tuyên bố sẵn sàng nhận: Đối thoại công khai với TT. Thiệu với điều kiện báo chí dự khán và được đăng tải đầy đủ mọi chi tiết”.

Những loạt bài báo như thế như thách thức sự kiên nhẫn chịu đựng của Tổng trưởng Thông tin và Chiêu Hồi Hoàng Đức Nhã, thách thức chính quyền.

Nhất là đăng bản cáo trạng với hàng tít chữ chạy như sau: Nguyên văn 6 điểm cáo trạng số 1.400 chữ làm rung chuyển cả nước. Khối DTXH chất vấn TT Nguyễn Văn Thiệu về 6 điểm cáo giác. Sóng Thần nổi lửa chống đàn áp Tự Do ngôn luận. Ký giả tẩy chay họp báo, kết án tịch thu báo. Ký giả Trần Tấn Quốc nhập cuộc với bài: Báo chí trong kềm kẹp của luật 19/69, SL 007.

(Trích tài liệu báo Sóng Thần trong Vẽ đường cho Hươu chạy)

Liên tiếp hàng loạt các bài viết trên Sóng Thần đặt chính quyền TT. Nguyễn Văn Thiệu vào thế bị tấn công và ghế bị cáo.

Để trả đũa, ngoài sắc lệnh bắt ký quỹ 20 triệu đồng cho mỗi tờ báo, nhiều báo phải đóng cửa như Xây Dựng, rồi Hòa Bình (có đóng tiền ký quỹ, nhưng báo bị tịch thu nhiều lần nên cuối cùng phải sập tiệm. Linh Mục Trần Du đã viết một thư gửi TT. Nguyễn Văn Thiệu ngày 31/5/1974 có câu viết:

“Có những tin tức rất “vô tư” như “Công Chúa Anh ngã ngựa”, một bản tin lấy tư thông tấn xã UPI hay một bản tin đăng lại của Việt Tấn xã như: “Phụ nữ Quốc tế nghĩ gì về Thanh niên Pháp”. Nhiều báo như Chính Luận, Bút Thép, Độc Lập, Sóng Thần cũng đăng bài đó, nhưng không bị tịch thu.

Chúng tôi bó buộc phải tự ý tạm đình bản từ ngày 31 tháng tám 1974 thỉnh cầu Chính phủ giải quyết vấn đề một cách nghiêm chỉnh vì chính quyền ra lệnh tịch thu báo.

(Trích tài liệu Ngày Công Lý và báo chí thọ nạn của báo Sóng Thần trong Vẽ Đường cho Hươu chạy. Ibid) .

Chưa bao giờ ở Sài gòn lại dấy lên ngọn lửa đấu tranh với nhiều thành phần tham dự, nhiều tổ chức tham dự, nhiều chức sắc tôn giáo một cách tự phát như vậy.

Thật chưa bao giờ. Nó như báo trước một biến cố kết thúc và hạ màn của một giai đoạn sắp tới. Nó đặt mọi người trong tâm thức một báo động đỏ. Nó đại diện cho đủ mọi khuôn mặt trong mọi giới.

Phía Phật giáo có Thượng Tọa Quảng Độ, Đức Nhuận, Giác Đức. Phía Thiên Chúa giáo có Linh mục Trần Hữu Thanh, Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Nghị, Phan Khắc Từ. Phía Quốc Hội có Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu, Tôn Ái Liêng, Tôn Thất Đính. Dân biểu Nguyễn Văn Ki, Nguyễn Trọng Nho, Lê Tấn Trang, Võ Long Triều, Nguyễn Công Hoan. Phía Văn hữu có LM Thanh Lãng, Nhật Tiến, Đỗ Phương Khanh, Nguyễn Thị Vinh. Các Nghị viên có Nguyễn Đình Trị, Nguyễn Tấn Khang, Đoàn Kỉnh, Dương Văn Long.

Phía luật sư có thể là đông nhất chỉ xin nêu một số vị như: luật sư Bùi Tường Chiểu, Hồ Tri Châu, Nguyễn Phước Đại, Đặng Thị Tám, Nguyễn Tường Bá, Nguyễn Văn Chức, Đàm Quang Lâm, Đinh Thạch Bích, thủ lãnh luật sư đoàn ở Huế Lý Văn Hiệp.

Trong ngày báo Sóng Thần ra tòa được gọi là ngày Công Lý thọ nạn – ngày 31-10-1974, có tất cả 205 đứng nhận biện hộ cho Sóng Thần.

Bị cáo đại diện cho Sóng Thần là bà Trùng Dương (Nguyễn Thị Thái từ phòng luật sư tiến sang phòng xử với một đoàn hộ tống đông đảo các luật sư).

Trên báo chí, nhiều tít lớn chạy suốt cột báo như:

31/10 Ngày dài vô tận. Tâm thư của Lm Thanh cho Sóng Thần: Đập các anh là đập cả cả chúng tôi. Hội chủ báo công bố quyết định số 3: Toàn thể báo chí VN đình bản, dốc toàn lực yểm trợ Sóng Thần ra tòa 31-10. 32 nhà văn, nhà thơ tên tuổi ký tên chung tuyên bố phản đối báo chí, truy tố Sóng Thần. 60 phút công lý bị kẽm gai bao phủ.

(Trích tài liệu Ibid )

Đặc biệt trong số luật sư nhận biện hộ cho Sóng Thần có luât sư Đặng Thị Tám. Bà sinh năm 1939, tại Hải Phòng, tiến sĩ luật khoa Paris, giáo sư đại học luật khoa Sài Gòn, gia nhập luật sư đoàn 1973.

Bà có mối kết giao thâm tình với nhà văn Uyên Thao. Trước 1975, học trò trong giới Hải quân đến mời bà di tản, bà đã từ chối vì đã chán cái cảnh sống ở Âu Châu thời còn đi du học. Bà đã quyết đinh ở lại như trường hợp Uyên Thao. Sau này chẳng hiểu bà có hối hận về quyết định này hay không? Cuộc sống của bà cũng gặp nhiều nỗi truân chuyên, bất hạnh. Phi công Nguyễn Văn Cử đi học tập cải tạo về sống với bà, nhưng khi sang Mỹ theo diện HO đã để bà ở lại.

Xin được viết lại đôi dòng sinh hoạt tòa báo Sóng Thần sau lần bị tịch thu báo để độc giả sống lại cái giai đoạn ấy.

17 giờ: Ủy Ban tiến đến nhà in Tân Minh, lực lượng an ninh đang vây quanh nhà in rất gắt. Tiếng còi lệnh, tiếng gọi máy, tiếng ra lệnh hô hoán chưởi bới nổi lên từ hàng ngũ cảnh sát. Nhiều cấp cảnh sát cấp Trung Tá, đại tá có mặt ngồi trên các xe chỉ huy. Đồng bào từ khu Vườn Chuối túa ra chặn xe. Có thêm 4 xe cam nhông cảnh sát thường phục được tăng cường, đổ quân vây quanh đám biểu tình.

Vừa thấy “viện binh” kéo đến, anh em Sóng Thần mở cửa nhà in đón tiếp, lực lượng an ninh ùa vào. Mấy sĩ quan cảnh sát cũng nhảy xô vào dành giựt báo với dân chúng.

Các vị linh mục, ni sư cản “ba người anh em” vây quanh linh mục Nguyễn Ngọc Lan khi cha ôm một chồng báo phát cho dân chúng. Một người ‚giật cùi chỏ” cha Lan té nhào xuống đất. Hai người khác nhào tới “sớt” chồng báo chạy ù về phía an ninh. Cha Lan phóng theo, đồng bào áp vào, bên kia lực lượng cảnh sát báo động. Người ta nghe những tiếng la lớn: đừng bắn, đừng bắn…

Các nhiếp ảnh viên, phóng viên truyền hình ngoại quốc vây quanh cha Nguyễn Ngọc Lan vì cha nắm được một nhân viên an ninh, một trong ba người đã hành hung cha. Đồng bào nhào tới, Linh mục Lan sợ “người anh em” bị đòn hội chợ nên thả ra cho người này chạy về phía lực lượng cảnh sát dàn hàng ngay tại cổng xe lửa góc đường Bùi Chu – Hồng Thập Tự.

Tòa soạn báo Sóng Thần sau những đợt tịch thu báo vẫn không sờn lòng. Một số dân biểu như Hồ Ngọc Nhuận, Nguyễn Hữu Chung, Nguyễn Văn Bình dựa vào quyền Bất khả xâm phạm đến cơ sở ấn loát Tân Minh chất hàng chồng báo lên xe riêng của mỗi người tình nguyện đi phát báo các khu phố để đồng bào có thể đọc được bản Cáo Trạng số 1 tố tham Nhũng của cha THT. Có cảnh xô xát và giằng co giữa dân biểu và cảnh sát. Cuối cùng cảnh sát lên cò súng, các ông dân biểu phải nhường một bước để cảnh sát tịch thu lại báo.

Uyên Thao, người được mệnh danh là “mặt sắt đen sĩ”, ngồi thừ người trên ghế khi nghĩ lại cái cảnh xô xát dành giựt báo chí ngày hôm qua. Báo Sóng Thần lại bị tịch thu mặc dầu có sự cổ võ của các dân biểu tu sĩ.

Anh cố làm vui, hâm nóng anh em bằng những lời khích lệ, nhưng chẳng ai có ý kiến. Cả đến Tấn Typo cũng lo lắng ra mặt. Trong tòa soạn không khí căng thẳng mỗi người một việc như Huy Tường, Vị Ý, Cũ Nghim, Trương Cam Vĩnh lui cui dán, kẻ can trên tấm Report. Hà Thế Ruyệt (Nghị Viên và cũng là người tổ chức buổi đốt 10 ngàn tờ Sóng Thần sau này để tờ báo không bị tịch thu) tới lúc 10 giờ và phấn khởi nói: “Anh em yên trí, chúng ta không cô đơn trong cuộcc dấn thân. Nhiều bạn Đồng nghiệp sẽ đăng chuyện Sóng Thần ngày hôm qua và sẽ cùng đăng bản Cáo trang số 1.”

Và công việc lại tiếp tục. Săn tin, chọn hình, đặt tít, sắp, dán, mise. Ông quản lý thì áy náy vì quảng cáo kẹt lắm rồi.

Bữa cơm trưa vẫn bà đưa cơm đó, vẫn dưa chua, vẫn canh cải, vẫn mấy món cũ mà mọi người như không nuốt nổi. Có cái gì nghẹn ngào, có cái gì vướng vào cổ, có cái gì trục trặc trong bàn ăn, trong khắp các xó xỉnh tòa soạn. Niềm tin của TTK Uyên Thao bơm vào không khí hình như không thấm được và không trấn an được ai ..

Buông đôi đũa xuống, anh ra lệnh: “Thiệp trực tòa soạn. Điển lo tiếp khách. Hùng Phong, Vĩnh Hải sang tăng cường với ông Vĩnh ở nhà in. Ông Lý Đại Nguyên cũng ở bên đó tiếp khách dùm. Còn lại ai lo việc nấy. Hãy tỏ ra là coi được, Sóng Thần không xệ. Đồng ý không?”

Tất nhiên Sóng Thần không xệ, nhưng cái niềm tin mong manh còn sót lại liệu có bị tan vỡ như bong bóng trời mưa không?

(Trích lại Ngày Công Lý và Báo chí thọ nạn. Tài liệu của Sóng Thần Ibid).

Cuối năm 1974 báo Sóng Thần đóng cửa.

Đỗ Ngọc Yến đang làm Sóng Thần xin sang giúp tờ Đại Dân Tộc của nhóm Võ Long Triều gặp Uyên Thao nói: “Các anh phải hồng hồng một chút xíu, anh chống Cộng thế này thì sao sống được.”

– Đỗ Ngọc Yến có thể làm cho CIA, mình sao biết được.

Tôi (anh Uyên Thao) vỗ vai nó nói: “tao chống Cộng đến sáng.”

– Sau khi Sóng Thần đóng cửa thì anh làm gì?

– Chẳng làm gì cả. Vì người ta nghĩ rằng chuyện Chống Cộng không cần thiết nữa.

Báo hại các Thầy Thiện Hải, Đức Nhuận đã đến lúc lại phải chở gạo và các thứ đến nhà Uyên Thao đều đều. Phần vợ anh lại ra tay đi giao hàng, buôn bán thêm để nuôi sống gia đình như bà Tú Xương mất.

Nhìn lại hình ảnh và tài liệu minh chứng thì đây là một biễu diễn dân chủ ngoạn mục tiêu biểu nhất của chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa và tất cả những ai đã từng tham gia cách này cách nọ, trực tiếp hay gián tiếp trong phong trào này đều có quyền hãnh diện. Những người như Linh mục Trần Hữu Thanh được gọi là “Cha già dân tộc”.

Nhìn lại những giai đoạn tranh đấu hào hùng này, đánh dấu một chặng đường làm báo với giấy bút lầm than. Anh Uyên Thao vẫn nghĩ rằng việc làm lúc bấy giờ là đúng là bắt buộc phải làm như vậy.

Có thể đây là điểm duy nhất tôi không hoàn toàn đồng ý với anh Uyên Thao xét theo bối cảnh chính trị lúc bấy giờ.

Ngày 31 tháng 10, 1974 – ngày báo chí thọ nạn – cho thấy chỉ còn đúng 6 tháng nữa làm toàn miền Nam bị rơi vào tay cộng sản.

Nếu có kẻ vẽ đường cho Hươu chạy thì Hươu cuối cùng sẽ rơi vào một cái bẫy sập. Ai là bẫy sập? Anh Uyên Thao nhìn nhận là biết nhiều bọn cán bộ cộng sản trà trộn trong hàng ngũ người Quốc Gia, nhưng để nguyên. Trường hợp Vũ Hạnh ai cũng biết. Trường hợp Nguyễn Nguyên cũng vậy. Và năm 1980 khi anh đi học tập về gặp một số nhân viên báo Sóng Thần là những cấp chỉ huy ở quận năm. Bọn chúng nói với Uyên Thao là xin vào làm Sóng Thần để phá Sóng Thần.

Sau ngày 30/10, vẫn còn có những buổi đêm canh thức, đốt nến, đốt đuốc cầu nguyện. Và chẳng bao lâu sau, tháng Ba, 1975, tin Ban Mê Thuột bị mất.

Tin này đã làm tắt tiếng tất cả những phong trào đấu tranh. Biến cố này làm cho các phong trào đấu tranh, đặc biệt PTNDCTN rơi vào tình cảnh không biết xử trí ra sao: Chẳng lẽ trong tình thế mất còn như thế này mà còn tiếp tục chống ông Thiệu?

Trong Lịch sử ngàn người viết, tâm sự của Nguyên Sa cho thấy cái phi lý của cuộc rút quân này trong một tình thế hoang mang cực độ.

Nguyễn văn Trung tóm tắt giai đoạn này một cách khá trung thực là giai đoạn:

Vẽ đường cho Hươu chạy. Vì đâu nên nỗi mất miền Nam. Vì đâu Nguyên Sa choáng váng khi mất Ban Mê Thuột!

Lúc Phước Long mất, một bữa ăn uống ở nhà đại tướng Dương Văn Minh. Anh Uyên Thao kể lại là ông Minh trò chuyện đã yêu cầu: các anh phải xét lại quan điểm chống Cộng, vì người ta đã tính bỏ Cao Nguyên rồi.

Nghe thế, anh Uyên Thao nghĩ rằng nếu bỏ Cao Nguyên thì kể như miền Nam bị mất luôn.

Thật sự nghĩ lại cũng khó quy trách cho ai. Vì lịch sử của một ngàn lời ca trong đó có những người ca lỗi nhịp.

Về Phong trào chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh có bàn tay của Mỹ không? Hai cựu dân biểu cánh tay mặt của Lm Thanh khẳng định với tôi qua điện thoại là không có chuyện đó. Có thì họ phải được biết.

Thế nhưng, những tài liệu chống TT Nguyễn Văn Thiệu ai là người cung cấp cho Lm Thanh? Chính Lm Thanh phân phát một tài liệu, ký tên Broqueto phúc trình phê phán mạnh mẽ ông Thiệu cho các linh mục khác, sau cùng chính ông nhìn nhận không có linh mục nào tên Broqueto cả.

Nhưng nếu tin vào một người bạn của Lm Thanh, một người bạn mà Lm Thanh đã viết như sau khi Lm Thanh bị bắt:

“Không biết anh có ái ngại gì vì tôi bị bắt sau khi được anh mời cơm tối ở nhà anh không. Tôi ra đường Hiền Vương thì thấy các xe xích lô khác giang ra, chỉ còn một chiếc tôi leo lên xe để về Nhà Dòng. Chiếc xe mới toanh tôi xin ông tài đạp nhanh nhanh lên, ông cứ tà tà. Lúc quẹo đường Đoàn Thị Điểm thì có công an chạy theo, chặn lại và lúc nhìn rõ mặt, bảo tôi đi theo về quận ba, rồi xe jeep đưa đến an ninh nội chính. Tôi nghĩ nhà nước không muốn đến bắt tại nhà Dòng sợ gây xôn xao nên bắt giữa đường vậy thôi vì sau đó nhiều cha khác cũng bị bắt như vậy.”

Trích thư riêng gửi cho người bạn vào ngày 18 tháng 10, 1979.

Lm Thanh bị bắt vào đầu năm 1977. Hồ sơ chống Tham Nhũng cũng được giao cho người bạn này giữ và Lm Thanh có cho biết người Mỹ đã đến tiếp xúc với ông và khuyên cha nên đứng ra làm chuyện này. Và ông đã làm.

Tôi có gặp Lm Thanh năm 2006, linh mục cũng say sưa nói về giai đoạn này. Nhưng chuyện có người Mỹ nhúng tay vào hay không, ông không nói. Có thể tôi không đủ mức tin cẩn để ông nói về vấn đề tế nhị ấy. Nếu tin vào điều tiết lộ của người bạn Lm Thanh thì phong trào chống Tham Nhũng của Lm Thanh chỉ là một dạng khác của vụ tranh đấu Phật giáo 1963.

Tranh đấu Phật giáo năm 1963 hay Tranh đấu chống tham nhũng 1974 chống TT Nguyễn Văn Thiệu đều có một kẻ đứng ra “vẽ đường cho Hươu chạy”? Người Mỹ phải chăng là kẻ vẽ đường cho Hươu chạy?

Nhận định về Ngày ký giả đi ăn mày, anh Uyên Thao cho rằng nó chẳng ra làm sao cả. Các ông chủ báo và Nghiệp đoàn ký giả đang ngồi hội họp với nhau để chọn danh xưng thì ký giả Lê Thiệp báo Sóng Thần đi qua. Lê Thiệp bảo “thì cứ gọi mẹ nó là Ngày ký giả đi ăn mày”. Nói xong anh bỏ đi một nước. Thế là thấy hay hay, mọi người đồng ý gọi là ngày ký giả đi ăn mày.

Ngày hôm sau dẫn đầu là Lm Thanh Lãng, Lm Nguyễn Quang Lãm, ông Hồ Hữu Tường, đội nón cầm gậy đi trên đường phố Sài Gòn. Và cũng theo anh Uyên Thao, câu chuyện Ngày ký giả đi ăn mày diễn ra chỉ trong khoảng một tiếng đồng hồ rồi chấm dứt! Nó chỉ có thế thôi.

Hai Nghiệp đoàn báo chí đã đi lạc hướng hết. Các ông ấy không nắm được và cũng không nghĩ ra được mục tiêu đấu tranh là gì. Cộng sản cũng lợi dụng trà trộn vào.

Ngày hôm nay, rất nhiều người tham dự vào Phong Trào Nhân Dân chống tham nhũng cũng như Ngày Ký giả đi ăn mày và Ngày Công Lý thọ nạn, chúng ta có cần viết lại điều đó để rút ra được bài học gì với tư cách người trong cuộc .

Lịch sử của ngàn lời ca. Nhưng lời ca nào của Trịnh Công Sơn, của Thích Nhất Hạnh, của Nguyễn Ngoc Lan, của Huỳnh Công Minh, của Phan Khắc Từ, của Lý Chánh Trung, của Hoàng Phủ Ngọc Tường – Nguyễn Đắc Xuân, của Hồ Ngọc Nhuận. Và lời ca nào là của chúng ta?

Và hôm nay là lời ca của ai?

Uyên Thao và những chọn lựa cuối cùng trước 1975

và hoàn cảnh của người tù trong gông cùm cộng sản

Biến cố 1975 đã làm thay đổi diện mạo miền Nam, dập tắt tất cả những cao trào tranh đấu dân chủ và công bằng xã hội xảy ra trước đó. Hầu hết mọi người bất kể từ phía nào đều quyết định ra đi nếu có điều kiện. Ván bài đã lật ngửa rồi còn có gì để chơi, dù là chơi tháu cáy.

Phần Uyên Thao, anh quyết định ở lại, dù có phương tiện di tản. Chu Tấn, một phi công lái máy bay từ Cần Thơ về rủ anh đi cùng. Anh không đi. Chu Tấn cũng quyết định không đi. Anh ân hận về việc này. Chu Tấn bị 10 năm tù cải tạo.

Một trường hợp khác liên quan đến luật sư Tám. Uyên Thao nói với luật sư Tám: Tôi không đi, quyết định ở lại. Luật sư Tám nói: Em cũng không đi. Bà vừa nói vừa khóc: Em đã quá mệt mỏi trong thời gian sống ở ngoại quốc rồi. Bà muốn về quê ở. Những ngày cuối cùng của VNCH, anh Uyên Thao đến ở nhà bà Nguyễn Thị Tám, nhà ngay trước dinh Độc Lập.

Tôi có hỏi lý do tại sao không đi? Anh trả lời rất Uyên Thao, chúng nó đi hết rồi thì còn ai ở lại. Tôi có nói với bọn Trần Phong Vũ và nghĩ lầm rằng ít nhất cũng còn 5, 6 tháng, nếu đi hết thì còn ai. Và cho dù Cộng sản có chiếm được miền Nam thì họ cũng trúng độc và bị tha hóa.

Sau đó tôi đã không đi trình diện.

Công an đến nhà nói, “chúng tôi có lệnh bắt ông.”

– Anh đi học tập với tư cách gì? Sĩ quan hay công chức cao cấp hay nhà báo?

–Tư cách gì hả, tư cách tôi là một thằng phản động.

Anh Uyên Thao kể tiếp, “Hai năm đầu bị biệt giam ở Tổng Nha Cảnh sát. Đến năm 1977 thì bị đưa ra Bắc tại K3.”

– Với vóc dáng và sức của anh, làm sao anh chịu đựng nổi những ngày tháng biệt giam.

– Vậy mà chịu đựng nổi đấy.

– Rồi sau đó, lý do nào anh được thả?

– Thả về thì biết được thả về. Nhưng cán bộ vẫn cảnh báo, “anh coi chừng, anh vẫn có thể bị bắt tù trở lại.”

– Ra tù thì anh làm gì?

– Ngày hai lần lên trình diện công an. Sáng một lần và chiều một lần về việc làm trong ngày. Y như đi xưng tội mấy ông cha vậy.

– Sau đó có trung tá Mục đi sang Mỹ nhường cho cái xe bán cà rem ở các công viên.

Cán bộ cấm không cho bán cà rem. Tôi hỏi họ: “Không cho bán cà rem thì tôi làm gì để sống?” Cán bộ: “Này, anh đừng giở cái giọng đó ra với bọn tôi nhé. Tôi tha bắn cho các anh là phúc rồi.”

– Sau đó, anh làm gì?

– Lúc đó đang ở chùa vì nó trục xuất không cho về nhà. Rồi đi theo một ông đại tá bới rác ở Hạnh Thông Tây, đi kiếm xương bò về bán cho các cơ xưởng chế thức ăn cho gia súc. Mỗi lần bán xong thì đủ tiền mua thuốc hay một khúc bánh mì.

Cứ như thế cho mãi đến năm 1988 mới được về nhà với vợ con và không còn phải mỗi ngày bá cáo nữa. Vợ phải đi bán bún riêu thì nay ở nhà phụ một tay, giúp các việc lặt vặt.

– Rồi sau này tại sao anh không nộp đơn được đi theo diện HO?

– Chẳng tại sao cả. Tôi không nộp đơn, vì thấy các ông HO hung hăng thích thú quá mức. Năm 1994 thì chương trình đoàn tụ chấm dứt, đóng cửa.

– Vậy làm thế nào anh lại có thể sang Mỹ vào năm 1999?

– Tất cả công việc này do bà Khúc Minh Thơ phối hợp với Bộ Ngoại giao Mỹ. Và họ đã đứng ra bảo lãnh cho tôi mặc dầu tôi không được quen biết với bà Khúc Minh Thơ. (Bà Khúc Minh Thơ là chủ tịch Hội Tù Nhân Chính trị và chương trình Humanitarian Operation).

Nghĩ lại số anh Uyên Thao lúc nào cũng có quới nhân phù trợ dù anh cứ đi ngược dòng!

Uyên Thao với tủ sách Tiếng Quê Hương

Sang Mỹ vào một thời điểm đã quá muộn, 1999, để có thể làm một điều gì cho bản thân cũng như cho Cộng Đồng. Về bản thân anh Uyên Thao vốn thân xác gầy còm ốm yếu cộng thêm những năm tù tội cộng sản làm anh đuối rồi.

Cùng lắm sống tuổi già ra quán cà phê, ngồi tán dóc với bạn bè hay chửi đổng.

Vậy mà bằng cách nào Uyên Thao đã làm nên chuyện!

Sang năm 1999, năm 2000, Tủ sách Tiếng Quê Hương ra đời. Tủ sách Tiếng Quê Hương đã ra đời, quy tụ nhiều tên tuổi chung quanh anh như Minh Võ, Trần Phong Vũ, Lê Thiệp, Đàm Quang Lâm, Hoàng Hải Thủy, Thái Thủy, Hà Thế Ruyệt, Hồng Dương, Hoàng Song Liêm, Phan Diên, Vũ Ánh, Trịnh Đình Thắng, Lã Huy Quý, Hoàng Ngọc Liên, Thanh Thương Hoàng, Trùng Dương, Phùng Thị Hạnh, Lê Phú Nhuận, Nguyễn Thiên Ân, Chu Tấn, Nguyễn Tuyên, Nguyễn Hữu Diên, Việt Dương, Trương Cam Vĩnh, Xuân Bích, Phạm Quốc Bảo, Phạm Trần, Đặng Đình Khiết, Dư Thị Diễm Buồn, Phó Hồng Hà, Mạc Ly Hương…

Tôi gợi nhớ đến giai đoạn của Sóng Thần mà một số tên tuổi thời đó còn sót lại. Anh Uyên Thao phải chăng là điểm quy tụ Oméga của những người có lòng với những lý tưởng chung. Tiếng Quê Hương là tiếng của mọi người, từ trong nước ra hải ngoại. Nguyễn Thụy Long, Văn Quang, Tạ Duy Anh, Bùi Ngọc Tấn, Tô Hải có mặt từ trong nước gửi ra.

Và dĩ nhiên vô số các tác giả ở hải ngoại. Nay Tiếng Quê Hương được kể là nhà xuất bản phát hành sách đều đặn nhất và có chọn lọc.

Tôi cũng có hân hạnh được Tiếng Quê Hương chọn và xuất bản cuốn “20 năm miền Nam”. Trong tâm sự, anh Uyên Thao bày tỏ một sự kiên nhẫn phi thường nói là anh rất vất vả vì cuốn sách của tôi với đống tài liệu ngổn ngang và đã rất vất vả, vì có bài anh để ra 10 lần để đọc và edited lại.

Xin ghi lại một lời cảm tạ.

Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ, lo in ấn, phát hành trên khắp nơi. Không có sự phối hợp nhịp nhàng và ăn ý ấy thì mọi chuyện đã không thành ..

Hai anh đều là người đã luống tuổi, ai sẽ là người tiếp nối công việc của các anh?

Đó là câu hỏi đặt ra cho Tiếng Quê Hương và cho tất cả các sinh hoạt khác của Cộng Đồng người việt Hải ngoại?

Nguyễn Văn Lục

Video phỏng vấn nhà văn Uyên Thao và nhà văn Trần Phong Vũ:

_______________

Chú thích của tác giả:

(1) Tôi xin nhắc lại: Tôi không theo đạo Thiên Chúa và điều ấy có thể đã làm cho tôi sống được đến hôm nay, năm 1994. Vì những người cộng sản căm những người theo đạo Thiên Chúa nhất nên tất cả mũi nhọn của nền chuyên chính đều chĩa vào họ. Thứ nhất là các đấng bậc trong Giáo Hội, rồi đến các tu sĩ nam lẫn nữ. Tôi đã gặp hai bà sơ bị bắt vào xà lim, rồi đến các chánh trương, trùm trưởng, cả đến hội trống, hội kèn cũng bị đi tù hàng loạt.

[…] Cho đến hôm nay 1994, tôi vẫn mong mỏi gặp lại vài người còn sót lại trong số 72 người đầu tiên lên Cổng Trời mà vẫn chưa gạp lại ai, ngoài một người cộng sản là anh Nguyễn Hữu Đang.

[…] Linh mục Hiếu lên trại Vinh Quang lần thứ hai thì được phó giám thị Cự công bố với toàn trại tù là ông cha đạo Hiếu này chính là một tên lưu manh chuyên nghiệp. Mọi người cứ há mồm, ngớ ra không hiểu.

Cự giải thích như sau:

“Hiếu là một tên vốn lười biếng, thích ăn ngon mà không thích lao động, một tên ăn bám xã hội, trông mẽ người anh ta thì thấy ngay là loại ăn trắng mặc trơn, ăn ngon mặc đẹp nên đi tu, làm nghề tôn giáo, lừa bịp các giáo dân để kiếm ăn. Thử hỏi, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta, những người yêu lao động có thể nào chấp nhận phần tử ăn bám đó. Trí thức như Hiếu, thì giá trị không bằng cục cứt (trích Mao Trạch Đông), mà trí thức gì cái anh ta: Học được mấy chữ “ la tanh tưởi” đến nhà thờ rao giảng, lẽ thường ra khấn khứa thì cứ theo như lối Việt Nam ta: gần bay là xa bay bổng mời các cụ về hưởng lộc cho con cháu. Nhưng y lại không khấn khứa như thế, y nói: “ca tê ri om, ca thế dran” ra cái điều cao siêu bí hiểm, nó có cái quái gì là bí hiểm đâu, nó là: cá trê rán, cá trê om nói trệch đi. Đấy y lừa bịp các giáo dân như vậy đấy. Chỉ để kiếm miếng ăn như mấy lão thầy cúng chập chững ấy mà.”