TỪ KINH NGHIỆM CUỘC CƯỠNG CHIẾM MIỀN NAM VN CỦA CSBV THÁNG 4-1975, GÓP Ý KIẾN VỀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠI NGA XÂM LƯỢC CỦA UKRAINE NĂM 2022

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail
TS Nguyễn Bá Long
Tổng Ðại Diện kiêm Phát Ngôn Viên Hiến Chương 200

 

Nhiều tác giả đã nói về cuộc cưỡng chiếm Miền Nam VN tháng 4-1975 nhân Mùa Quốc Hận thứ 47 (tháng 4/1975 – 4/2022); cũng như có nhiều tác giả đang viết về cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine, bắt đầu từ 24-2-2022, và nay – đầu tháng 4, 2022, vẫn đang tiếp tục. Tác giả bài viết này theo một khảo hướng là xét các nét đặc thù của cuộc cưỡng chiếm Miền Nam VN năm 1975 để có thể rút ra một ít kinh nghiệm đóng góp cho cuộc chiến vệ quốc của người dân Ukraine hiện nay; mà người dân Miền Nam VN hồi năm 1975, do thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm, và do CSBV cũng như phản chiến ở Mỹ và trên thế giới tuyên truyền, đã không đứng lên được để tự bảo vệ quê hương, và kết cục, đã phải chịu hậu quả là cuộc cưỡng chiếm của CSBV đối với Miền Nam, đưa đến sự nhuộm đỏ cả nước sau cái gọi là “Chiến Dịch HCM” tháng 4-1975. Thành ra kinh nghiệm này của VN là rất đáng qúy cho Ukraine khi mà Ukraine cũng đang bị cuộc chiến tranh xâm lược của Nga (cũng là một thành phần của Liên Xô cùng với Ukraine trước đây), mà nếu thành công, Nga cũng sẽ tìm mọi cách, trước hoặc sau, hội nhập Ukraine vaò với Nga, giống như Miền Nam VN đã bị đối với CSBV.
Ðể so sánh hai trường hợp, những cái giống nhau và những cái khác nhau, chúng ta thử phân tích cuộc cưỡng chiếm Miền Nam VN của CSBV (1975) và cuộc xâm lược Ukraine của Nga (2022), trướïc khi đưa ra các đề nghị dựa vào trường hợp VN để giúp Ukraine khỏi sa vào vòng tay độc ác và nham hiểm của Nga để rồi mất nước.

A. CUỘC CƯỠNG CHIẾM MIỀN NAM VN CỦA CSBV THÁNG 4-1975

Ðể rút kinh nghiệm cho trường hợp Ukraine; chúng ta nên xét xem sau khi Bắc Việt đã ký Hiệp Ðịnh Geneve 1954 (ngày 20/7/1954) chia đôi VN theo vĩ tuyến 17, thì CSBV đã làm gì cho âm mưu và kế hoạch thôn tính Miền Nam VN năm 1975.
Hiệp Ðịnh Geneve 1954 có một mục quy định về “Lực lượng vũ trang tập kết và dân chúng di cư” thì ngoài hơn 1 triệu dân chúng miền Bắc tự nguyện di cư vào miền Nam, các lực lượng chính trị thân Pháp và lực lượng Quốc Gia Việt Nam (thuộc Liên Hiệp Pháp) đều theo quân đội Liên Hiệp Pháp tập kết vào Nam; trong khi, Quân Ðội Nhân Dân VN (của CSBV) và các lực lượng chính trị theo VC, theo quy định, phải tập kết về Miền Bắc. Thực sự thì như thế nào? Trong khi các lực lượng thân Pháp hay Quốc Gia VN đều tập kết về Miền Nam thì các nhân sự và lực lượng của VC một số đáng kể đã được lệnh chôn dấu vũ khí và tìm cách ở lại Miền Nam VN để sau này hoạt động trở lại cho VC. Quân đội Pháp sau khi tập kết về Miền Nam VN thì đã dần dần rút khỏi Miền Nam VN và trao quyền kiểm soát hành chánh lãnh thổ Nam vĩ tuyến 17 cho Quốc Gia VN, sau này là VNCH.
Vào năm 1960, một bước tiến quan trọng về chính trị của VC tại Miền Nam VN là việc thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (ngày 20/12/1960) và “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam VN” để tiến hành các âm mưu của CSBV tại Miền Nam VN, trong đó có cuộc Tổng Công Kích Mậu Thân 1968 làm chết hàng trăm nghìn người, cả quân sự và dân sự, và tiếp theo sau đó nữa là cuộc Tổng Công Kích Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 với việc chiếm Cổ Thành Quảng Trị, nhưng rồi sau đó quân đội VNCH chiếm lại.
Tất cả những nỗ lực của CSBV và tay sai là Chính Phủ Lâm Thời CHMNVN đều nhằm đạt được lợi thế tại bàn đàm phán ở Paris với một hiệp định rađời ngày 27-1-1973 gọi là “Hiệp Ðịnh Chấm Dứt Chiến Tranh, tái lập Hòa Bình ở Việt Nam” (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Viet Nam) gọi tắt là Hiệp Ðịnh Paris Về Việt Nam (The Paris Peace Accords), dọn đường cho việc cưỡng chiếm Miền Nam VN bằng Chiến Dịch HCM vào Mùøa Xuân 1975 do quân đội CSBV tiến hành.

Việc dẫn đến sự sụp đổ của Miền Nam VN nó khởi mạnh từ lúc kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh bắt đầu được áp dụng và thất bại. Việt Nam Hóa Chiến Tranh là gì? Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia:
“Việt Nam hóa chiến tranh (tiếng Anh: Vietnamization) hay Ðông Dương hóa chiến tranh là chiến lược của Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Richard Nixon trong Chiến tranh Việt Nam, được áp dụng từ ngày 8/6/1969 trên toàn Ðông Dương nhằm từng bước chuyển trách nhiệm chiến đấu cho chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa để Mỹ rút dần quân về nước; nhưng vẫn giữ được miền Nam Việt Nam, và cả bán đảo Ðông Dương trong tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ”.
Thật sự, trong thời kỳ Việt Nam Hóa Chiến Tranh, Mỹ và VNCH đã cố gắng mở các chiến dịch để nhằm vô hiệu hoá và triệt tiêu Quân Giải Phóng cũng như lực lượng CSBV, như là Chiến Dịch Lam Sơn 719 đánh vào khu vực Ðường 9 – Nam Lào nhằm cắt đứt Tuyến Ðường Mòn HCM; rồi các Chiến Dịch hiệp đồng “Toàn Thắng 1-1971 đánh vào Ðông Bắc Campuchia, cũng như Chiến Dịch “Quang Trung 4” đánh vào Vùng Ba Biên Giới tại Kontum; nhưng vì lộ tin tình báo ngay từ đầu, CSBV biết được nên đã dồn Quân Lực VNCH và quân Mỹ vào thế trận mà VC đãï định, đưa đến kết quả như ghi nhận của Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_h%C3%B3a_chi%E1%BA%BFn_tranh):
“Kết quả, quân lực Việt Nam Cộng hòa bị sa vào thế trận mà Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam bố trí sẵn và bị thiệt hại nặng…Việc các đơn vị tinh nhuệ nhất của quân đội Việt Nam Cộng hòa thất bại ở Nam Lào đã báo hiệu sự thất bại trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội này để thay thế cho quân viễn chinh Mỹ”.

“Các cuộc hành quân “Toàn thắng 1-1971” và cuộc hành quân Quang Trung 4 trên địa bàn Tây Nguyên bắt đầu từ ngày 27 tháng 2 năm 1971cũng bị tổn thất.

“Như vậy, trên cả ba hướng mở các cuộc hành quân lớn là đông bắc Campuchia, Ðường 9 – Nam Lào và Vùng 3 biên giới đều bị thất bại. Kế hoạch cắt Ðường mòn Hồ Chí Minh, yếu tố then chốt trong chiến lược Việt Nam hóa, đã thất bại”…

Chúng ta thấy một yếu tố lớn nhất trong sự thất bại của Mỹ và VNCH đó là lộ tin tình báo và các cuộc hành quân, từ đó Mỹ và VNCH bị dồn vào thế trận do CSBV định sẵn.

Sau khi đã có Hiệp Ðịnh Paris về VN thì một yếu tố lớn là VC và Quân Giải Phóng liên tục vi phạm Hiệp Ðịnh Paris và đến tháng 3-1975, chúng mở Chiến Dịch HCM do Tướng VC Văn Tiến Dũng chỉ huy cưỡng chiếm Miền Nam với kết quả là xe tăng VC tiến chiếm Dinh Ðộc Lập sáng 30-4-1975, trong nỗi đau buồn của tất cả quân dân VNCH. Người Mỹ thì đã rút đi từ khi kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh bắt đầu, cho tới đầu năm 1975 thì chính phủ và quốc hội Mỹ không còn viện trợ gì cho VNCH. Một phái đoàn của chính phủ VNCH sang Mỹ cầu cứu xin viện trợ khẩn cấp trong giai đoạn cuối cùng thì lại đặt vào tay một tên Nằm Vùng CS là Dân Biểu Ðinh Văn Ðệ của Hạ Nghị Viện VNCH (Xin đọc bài: “Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có” của Trúc Giang MN, 19-10-2014:
http://baotoquoc.com/2014/10/18/truc-giang-mn-viet-cong-nam-vung-thoi-nao-cung-co/ )

Tóm lại cái chết của VNCH là gì? VC Nằm Vùng toàn diện trong tất cả các cơ cấu, và tham nhũng, bất lực trong giới lãnh đạo. Dân thì bị VC tuyên truyền và cả phản chiến Mỹ và thế giới nữa. Người dân không nhận được tin tức chính xác và cả tin vào phản chiến và VC, trí thức thì mơ hồ và thiếu tinh thần dũng cảm đứng lên. Cả trí thức và người dân đều không đứng lên thì làm sao chống lại các chiến dịch của VC và Mật Trận Giải Phóng Miền Nam, đều đang được TC và Liên Xô viện trợ hết mình. Sự sụp đổ là không thể nào tránh khỏi.

B. TÌNH HÌNH CỦA UKRAINE TỪ NĂM 2004 ÐẾN NĂM 2022

Muốn chống giữ đất nước hiệu quả thì ý thức và sự đứng lên của người dân cùng các thành phần ưu tú của dân tộc là quyết định. Bây giờ chúng ta xét tới trường hợp Nga xâm lược Ukraine từ 24/2/2022. Nga thì như thế nào và Ukraine thì như thế nào so với trường hợp VC và VNCH năm 1975?.
Ukraine bây giờ so với VNCH hồi năm 1975 thì Ukraine có kinh nghiệm và hiểu biết về Cộng Sản hơn VNCH hồi năm 1975 nhiều, vì Ukraine từng là một phần của Liên Bang Xô-Viết nên đã có kinh nghiệm sống chung và hiểu rất rành về CS. Nga muốn dùng các thủ thuật của Liên Xô cũ để qua mặt và bắp ép Ukraine là không có dễ dàng, vì các thủ thuật này Ukraine nắm hết, nhưng bây giờ Ukraine thiên về khuynh hướng dân chủ nên không muốn dùng các thủ thuật của CS, cũng không có mộng đế quốc, mà chỉ muốn dân chủ tự do cho người dân. Ukraine từ 2004 đã có biến chuyển về chống lại ứng viên thân Nga; và trong cuộc bầu cử ngày 31/10/2004, cả ứng viên thân Tây Phương Yushchenko và ứng viên thân Nga Yanukovych đều đạt được khoảng 2 phần 5 số phiếu. Trong cuộc bầu runoff tháng kế tiếp, Yanukovych được tuyên bố thắng cử, mặc dù những người ủng hộ Yushchenko gọi đó là gian lận và tiến hành biểu tình đại chúng lớn lao, mà người ta gọi là Cách Mạng Cam. Những người phản kháng mặc đồ màu cam, màu của chiến dịch vận động của Yushchenko, và đổ ra đường, khiến cho Ukraine phải chịu gần 2 tuần biến động biểu tình. Những người ủng hộ Yanukovych ở miền Ðông, đe dọa sẽ ly khai khỏi Ukraine nếu kết quả bầu cử (gian lận) bị hủy bỏ. Tuy nhiên, vào ngày 3/12/2004, Tối Cao Pháp Viện Ukraine phán quyết cuộc bầu cử không hiệu lực và ra lệnh một cuộc bầu cử runoff vào ngày 26/12. Yushchenko cuối cùng đánh bại Yanukovych với việc chiếm được khoảng 52% số phiếu. Mặc dù Yanukovych thách thức kết quả, Yushchenko đã mừng chiến thắng trong đại lễ đăng quang tân tổng thống ngày 23/1/2005.

Tưởng nên nói về nhiệm kỳ tổng thống của Yanukovych, vì nó là bản lề của một nước Ukraine chuyển từ ảnh hưởng của Nga sang thân với Tây Phương.

Sau Cách Mạng Cam từ 2005 trở đi, phe cách mạng do non trẻ, thiếu kinh nghiệm, cũng như tranh chấp quyền lực, đã liên tục đưa đất nước Ukraine vào bất ổn chính trị không ngừng. Tài liệu sau đây lấy từ: https://www.britannica.com/place/Ukraine/The-crisis-in-Crimea-and-eastern-Ukraine; cho thấy rõ tình hình đó. Trường hợp của Ukraine sau Cách Mạng Cam cũng tương tự như trường hợp Miền Nam VN sau cuộc Cách Mạng lật đổ và giết hại Tổng Thống Ngô Ðình Diệm hồi tháng 11/1963. Sau 1963 là Miền Nam VN bị bất ổn chính trị triền miên (Ukraine cũng vậy, sau Cách Mạng Cam từ 2005 trở đi là đất nước Ukraine liên miên bất ổn), do tranh chấp quyền bính giữa các tướng lãnh QLVNCH và sự dính líu với các lực lượng khác, đặc biệt tôn giáo.

Kỳ bầu cử tổng thống ngày 17/1/2010 đã đánh dấu sự sụp đổ không phương cứu vãn của những người lãnh đạo Cách Mạng Cam, với Tổng Thống Yushchenko chỉ còn nhận được 5% số phiếu. Trong khi đó, 2 ứng cử viên Yanukovych và Tymoshenko nhận được 35% và 25% số phiếu tương ứng. Vì không ứng cử viên nào đạt đa số phiếu nên cuộc bầu cử runoff đã được tổ chức ngày 7/2/2010. Trong cuộc bầu cử này, Yanukovych đoạt được 48.95% số phiếu, còn Tymoshenko 45.47%. Nhưng Tymoshenko tuyên bố là bầu cử gian lận, và bà đã cùng những người ủng hộ tẩy chay Lễ Ðăng Quang Tổng Thống của Yanukovych hôm 25/2. Tuần lễ sau đó chính phủ của Tymoshenko bị đổ bởi phiếu tín nhiệm và Mykola Azarov của Ðảng Các Vùng (Party of Regions) được đưa lên làm thủ tướng.
Sau bầu cử tháng 10-2012, vào tháng 12/2012, Thủ Tướng Azarov thành lập một chính phủ với sự hậu thuẩn của người Cộng Sản và các Ðại Biểu Ðộc Lập; trong một hành động đuợc xem như ứng phó với quan hệ của EU, Yanukovych ân xá cho Lutsenko và ra lệnh trả tự do cho ông ta vào tháng 4/2013.
Hướng quan hệ thân hữu với EU của Ukraine bất chợt bị đóng lại vào tháng 11/2013 khi một thỏa ước hội nhập với EU của Ukraine đã lên kế hoạch bị cắt bỏ chỉ ít ngày trước khi đáng lẽ nó đã được ký. Thỏa ước này sẽ đem lại sự hội nhập gần gũi hơn về chính trị và kinh tế giữa Ukraine và EU, nhưng Yanukovych đã chìu lòn trước áp lực kinh hồn của Moscow và thỏa ước không được ký.

Biểu tình trên đường phố bộc phát ở Kyiv và Lutsenko cùng Klitschko hiện lên như là những lãnh tụ của các cuộc biểu dương lớn nhất kể từ thời Cách Mạng Cam. Cảnh sát chống bạo động giải tán đám đông tại Quảng Trường Ðộc Lập của Kyiv, và các cuộc biểu tình phản kháng tiếp tục vào tháng 12. Những người biểu dương chiếm Tòa Thị Chính Kyiv và đòi hỏi Yanukovych từ chức. Nga nhúng tay vào chơi trò mua chuộc bằng đề xuất hạ giá gas Thiên Nhiên (để sưởi) và mua 15 tỉ bond của Ukraine để vực nền kinh tế Ukraine đang suy sụp.

Nhưng các cuộc biểu tình đã đưa đến bạo loạn vào tháng 1-2014. Ynukovych ký một loạt các luật lệ giới hạn các quyền biểu tình, và hàng trăm ngàn người đã đổ xuống đường ở Kyiv để phản kháng. Ðụng độ đổ máu giữa cảnh sát và người biểu tình tiếp tục với vài chục người mỗi bên bị thương. Vào ngày 22/1, hai người biểu tình bị giết trong cuộc xô xát với cảnh sát, và các cuộc biểu tình ngay sau đó đã lan tới Miền Ðông, vùng theo truyền thống là ủng hộ Yanukovych và có quan hệ thân Nga.
Các người biểu tình chiếm Bộ Tư Pháp ở Kyiv và quốc hội hối hả đưa ra các biện pháp đối phó với biểu tình. Các cuộc thảo luận giữa Yanukovych và các lãnh tụ đối lập tiếp tục. Azarov đề xuất ý kiến từ chức Thủ Tướng.
Vào tháng 2, hàng trăm người biểu tình phản kháng được thả ra khỏi nhà tù theo một thỏa hiệp ân xá mà sẽ giúp giải tán những người biểu tình khỏi các building chính phủ bị chiếm. Tuy nhiên, sự giảm căng thẳng chỉ là tạm thời, khi các nghị sĩ đối lập tập hợp lại trong cố gắng giới hạn quyền lực của Tổng Thống, và trận chiến trên đường phố lần này chuyển sang bước chết chóc. Hơn 20 người bị giết và hàng trăm người bị thương khi lực lượng chính phủ cố gắng giải tán Quảng Trường Ðộc Lập vào ngày 18/2.
25,000 người biểu tình vẫn chiếm đóng Quảng Trường Ðộc Lập và họ cắm trại và đốt lửa trong cố gắng chận đứng một cuộc tấn công khác của chính phủ. Những người biểu tình ở các thành phố Miền Tây của Ukraine như Lviv và Ivano-Frankivsk chiếm các building chính phủ. Các viên chức EU đe dọa chế tài Ukraine trừ khi nhà cầm quyền Yanukovych lấy các biện pháp để làm xuống thang bạo lực.. Ðề nghị xuống thang và giảm căng thẳng không được thực hiện và bạo lực bùng nổ ngày 20/2 tại Kyiv, gia tăng một cách dữ dội với cảnh sát và lực lượng an ninh chính phủ bắn vào đám đông biểu tình. Một số đáng kể bị chết và hằng trăm bị thương. Các nhà lãnh đạo EU xúc tiến chế tài Ukraine. Sự quản lý của chính phủ trung uơng tiếp tục suy đồi ở Miền Tây Ukraine, khi mà các lực lượng chống đối chiếm các trụ sở cảnh sát và văn phòng chính phủ ở Lutsk, Ughhorod và Terngil.
Tuần lễ tắm máu nhất của Ukraine kết thúc vào ngày 21/2 với thỏa ước do EU trung gian giữa Yanukovych và các lãnh đạo đối lập kêu gọi các cuộc bầu cử sớm và thành lập chính phủ đoàn kết lâm thời. Quốc Hội chấp thuận biện pháp ân xá toàn bộ cho những người biểu tình, sa thải Bộ Trưởng Nội Vụ Vitaliy Zakharchenko do vai trò của ông ta ra lệnh đàn áp ở Quảng Trường Ðộc Lập, và nhiều biện pháp khác nữa có liên hệ đến Tymoshenko và những khuôn mặt đấu tranh khác.
Yanukovych, do nền tảng quyền lực của ông ta bị sụp đổ, đã đào thoát khỏi thủ đô, trước khi một cuộc bỏ phiếu đàn hặc sẽ truất phế ông ta khỏi quyền tổng thống. Vào ngày 24/2, chính phủ lâm thời kết tội Yanukovych với tội giết người hàng lọat trong cái chết của vô số người biểu tình tại Quảng Trường Ðộc Lập. Chính phủ cũng ban hành lệnh bắt giữ Yanukovych.
Chính phủ Lâm Thời đưa lãnh tụ Mặt Trận Tổ Quốc Arseniy Yatsenycak làm Thủ Tướng và lên chương trình cho cuộc bầu cử Tổng Thống Ukraine vào tháng 5/2014.
Cuộc bầu cử 25/5/2014 đã đưa tỉ phú Petro Poroshenko lên ghế Tổng Thống với chiến thắng lịch sử trên 50% số phiếu bầu ngay vòng đầu, bỏ xa người thứ nhì là Tymoshenko chỉ chiếm 21.3% số phiếu.
Từ sau 2014, chính trị Ukraine vẫn còn có biến động nhưng khuynh hướng tự do dân chủ và thân Tây Phương đã nổi lên thắng thế, và Zalensky – nghệ sĩ hài và tốt nghiệp trường luật – đã thắng cuộc bầu cử dân chủ năm 2019 với số phiếu chưa từng có là trên 73%. Ông hiện đang lãnh đạo cuộc chiến đấu của Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga đạt kết quả không ai ngờ, và tên tuổi của ông đã vang danh trên khắp thế giới.

Năm 2014 được xem là một năm bản lề đánh dấu khuynh hướng thân Tây phương được xác lập mạnh mẽ sau biến động ở Quảng Trường Ðộc Lập và Yanukovych phải đào thoát khỏi Ukraine.

C. KINH NGHIỆM CUỘC CHIẾN CHỐNG CS TẠI MIỀN NAM VN GIÚP ÍCH CHO UKRAINE NHƯ THẾ NÀO?

Có một số bài học lớn từ cuộc chiến chống CS của VNCH mà Ukraine cần học cho công cuộc chống lại Nga xâm lược của mình, mà chắc chắn sẽ đem lại lợi ích lớn cho Ukraine trong hiện tình cũng như trong tương lai, khi Nga vẫn hiện hữu như một thế lực lớn lao và thô bạo, có nhiều âm mưu bóp chết quốc gia Ukraine để thoả mãn mộng đế quốc của mình. Ðặc biệt là khi Putin vẫn còn nắm quyền.

I. MẶT TRẬN “TÌNH BÁO VÀ NẰM VÙNG” UKRAINE  PHẢI NẮM CHO VỮNG VÀ KHÔNG ÐỂ BỊ NGA THẮNG THẾ TRÊN MẶT TRẬN NÀY

CSBV sở dĩ cưỡng chiếm được Miền Nam VN một phần quan trọng là nhờ ở MẶT TRẬN TÌNH BÁO và NẰM VÙNG. Nhờ ở mặt trận này, VC đã sớm biết được các cuộc hành quân do Quân Lực VNCH hoặc Mỹ tung ra; đặt biệt cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 đánh vào Ðường 9 Nam Lào nhằm cắt đứt Ðường Mòn HCM, yếu tố sống chết của cuộc chiến tranh do VC mở ra ở Miền Nam VN mà phần lớn tiếp tế, di chuyển người và vũ khí, binh sĩ từ Bắc vào Nam đều thông qua con đường này. Nếu cắt đứt được Ðường Mòn HCM thì lực lượng CSBV ở Miền Nam VN không thể sinh tồn và phát triển được. Phần di chuyển từ Bắc vào Nam lớn hơn rất nhiều so với phần Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng VN có thể tự phát triển và nuôi dưỡng ở Miền Nam. Nếu Ðường Mòn HCM bị cắt đứt thì VC không thể tiếp liệu cho Miền Nam và Chiến Dịch HCM nhằm cưỡng chiếm Miền Nam VN vào Mùa Xuân 1975 không thể nào thực hiện được. Quân chính quy và vũ khí đa số là người Miền Bắc và đưa vào Nam từ Miền Bắc qua Ðường Mòn HCM. Mỹ và VNCH đã rất chính xác khi tung ra cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 đánh vào Nam Lào. Nhưng tử điểm của Mỹ và VNCH là ở chổ TÌNH BÁO và NẰM VÙNG CSVN DÀY ÐẶT Ở TẤT CẢ CÁC BAN NGÀNH, kể cả Bộ TTM và Phủ Tổng Thống. Do đó, VC và Mặt Trận GPMN đã sớm nằm được các cuộc hành quân lớn nhỏ do Mỹ và VNCH lên kế hoạch. Tác giả Trúc Giang MN viết về 2 tên “Nằm Vùng” tiêu biểu trong Quân Ðội VNCH, những kẻ cung cấp tin tình báo của VNCH và Mỹ cho VC: hai tên này là Thiếu Tá Thái Quang Chức (biệt danh VC Killer) và  Trung Úy Trần Trung Phương [“Biệt Ðội Quân Báo Ðiện Tử Sư đoàn. Là nhân viên Ðặc vụ Sở Phản Gián Bộ Nội Vụ (Cộng Sản)]. Dĩ nhiên trong QLVNCH còn những tên Nằm Vùng ở vị thế cao cấp hơn nữa, như Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, trong Bộ TTM QLVNCH. Nhưng ta thử trích dẫn hai tên Nằm Vùng cấp tá và cấp úy để xem tại sao QLVNCH cứ bị lộ tin về các cuộc hành quân, trước khi cuộc hành quân mở ra. Trúc Giang MN viết:
Về VC Killer Thái Quang Chức:
“Năm 1957, thanh niên Thái Quang Chức lội qua sông Bến Hải vượt tuyến vào Nam. Tốt nghiệp trường Bộ Binh Thủ Ðức, về làm việc tại Bộ Tư Lịnh Hải Quân Vùng 4, Sông Ngòi, Mỷ Tho.

Năm 1970, mang lon thiếu tá, nổi tiếng là “VC Killer”, vì sau cuộc hành quân, xác VC được kéo chạy trên sông để biểu dương ý chí chống Cộng.

Trong những ngày sau cùng của tháng 4 năm 1975, tướng Thái Quang Hoàng cho người em xuống Mỹ Tho gọi Chức về để cùng gia đình di tản, đương sự quyết định ở lại để góp phần xây dựng quê hương.

Trình diện học tập cải tạo, Chức được đưa đến trại Hoàng Liên Sơn.

Hai năm sau, năm 1977, một người mặc thường phục đến bộ chỉ huy đoàn 776, đưa thiếu tá “VC Killer” ra khỏi trại, về làm nhiệm vụ mới.”.

Về Trung Úy Trần Trung Phương, Trúc Giang viết:
“…“Trung úy Trần Trung Phương, gốc Ðại Ðội 33, tiểu đoàn 3 Dù, đơn vị cuối cùng là “Biệt Ðội Quân Báo Ðiện Tử Sư đoàn. Là nhân viên Ðặc vụ Sở Phản Gián Bộ Nội Vụ (Cộng Sản).


“Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, Hạ Lào, những bãi đáp đổ quân, những vị trí tấn công, toạ độ dội bom B-52 của SÐ Dù, đã bị quân báo VC giải mã từ cơ quan đầu mối, tối cao, là Biệt Ðội Ðiện Tử và Phòng Hành Quân SД.


Ngay cả một Hạ Sĩ Quan Nằm Vùng cũng là tối nguy hiểm. Trúc Giang viết:

“Ngoài những tên VC nằm vùng mà ông Phan Nhật Nam nêu trên, còn có 1 tên vô cùng lợi hại, đó là một thượng sĩ.

“Giữa tháng 4, 1975, Bộ Chính Trị nêu vấn đề, nếu chúng ta đánh lớn, liệu Mỹ có nhảy vào cứu nguy hay không?

“Giải đáp câu hỏi nầy là công lao của đồng chí Nguyễn Văn Minh, là thượng sĩ giữ hồ sơ tuyệt mật của Cao Văn Viên. Lúc đó, thư của TT/HK gởi cho Thiệu: “Cuộc chiến tranh VN coi như đã chấm dứt đối với Mỹ, chi viện 700 triệu đô la, còn mọi việc khác thì tùy theo quý ngài định liệu”. Bản sao bức thư được gởi cho Cao Văn Viên. Ðồng chí Nguyễn Văn Minh lập tức chép lại, gởi ra bộ chỉ huy miền. Nhờ tài liệu nầy mà BCT nắm được điểm yếu của địch, nên nêu phương châm tấn công “Thần tốc – Táo bạo – Chắc thắng”.

Nếu Mặt Trận Tình Báo và Nằm Vùng là đặc trưng của cuộc chiến giữa QLVNCH và CSBV; và sở dĩ CSBV và Mặt Trận GPMN nắm phần thắng trên chiến trường và nhất là trong Chiến Dịch HCM Mùa Xuân 1975, là nhờ các ổ Nằm Vùng và gián điệp cài cắm khắp các cơ cấu ban ngành của VNCH, nhất là Bộ TTM và Phủ Tổng Thống. Danh sách VC Nằm Vùng trong nhiều ban ngành của VNCH được trích dẫn trong bài viết “Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có” của Trúc Giang MN (xin xem TÀI LIỆU THAM KHẢO bên dưới bài của TS NBL. Xin miễn lập lại ở đây vì quá dài).

Tình báo và Nằm Vùng là nét lớn của Chiến Tranh VN, nhờ đó mà VC thắng. Nhưng trường hợp của Ukraine thì như thế nào?

Trước tiên, cần nhắc lại một điều là Ukraine là một phần của Liên Xô cũ, trong đó Nga là chủ chốt. Do đó Nga nắm rất nhiều phần về nội tình của Ukraine, và có liên hệ với nhiều nhân sự trong xã hội cũng như nền hành chánh và các cơ cấu khác của Ukraine, trước khi cuộc chiến tranh được Nga mở ra bắt đầu ngày 24-2-2022. Có lẽ rằng Nga đã áp dụng một chiến lược khác dựa vào ưu thế binh lực, hỏa lực, và phương tiện vũ khí cũng như cơ giới và khí tài điện tử của mình. Nga cho rằng có thể “dẹp” Ukraine nội trong 4 ngày với cuộc chiến tranh thần tốc của mình, mà Putin gọi là “Chiến Dịch Hành Quân Ðặc Biệt” (Special Military Operation). Nhưng Putin không ngờ Ukraine chiến đấu dũng mãnh, quân dân hết lòng, và cả Tổng Thống cũng mặc chiến y chiến đấu cùng với quân dân Ukraine; cho nên, trước yếu tố “Ý TRỜI” và “LÒNG NGƯỜI” của Ukraine lần này; Putin và quân Nga thay vì chiến thắng, đã vấp ngã. Và cho đến lúc tác giả viết bài này, cuộc chiến đã vượt quá 6 tuần, mà Putin chưa chiếm được một thành phố quan trọng nào của Ukraine, và quân Putin ở Kyiv cũng phải rút ra xa. Quân tại Chernobyl thì phải rút về Belarus, trả nhà máy diện hạt nhân lại cho Ukraine, vì quân Nga bị nhiễm phóng xạ chưa biết sống chết thế nào. Nga không dám diên trì ở khu vực này. Tóm lại Nga thất thế trên khắp các lãnh vực; trong khi đó, Mỹ, NATO cũng như Liên Âu (EU) đã và đang tới tấp viện trợ cho Ukraine. Cả ba Thủ Tướng Ba Lan, Czech, và Slovenia đều đã đến Kyiy ngày 15/3 và lưu lại mấy ngày sau đó để bàn với Tổng Thống Ukraine Zelinsky về các cách mà ba quốc gia này và Liên Âu tiếp trợ cho Ukraine, kể cả một sự tiến đến một nội dung kết hợp mới giữa các quốc gia này (và các quốc gia khác nữa) để sát cánh cùng Ukraine trong việc chống lại xâm lược. Mykhailo Podolak, cố vấn của TT Zelensky, trong một bài viết nhan đề “Làm thế nào để kết thúc chiến tranh” (xin xem Tài Liệu Tham Khảo bên dưới), đã có nói về việc hình thành một trận thế mới giữa Ukraine và các quốc gia thân cận (mà điển hình là 3 quốc gia có Thủ Tướng đến Kyiv hôm 25/3/2022). Như thế về các mặt phương tiện chiến tranh, trợ giúp của các quốc gia, thế trận quốc tế, và lòng người dân cũng như chính phủ Ukraine và TT Zalensky, thuận lợi đang ngã về phiá Ukraine.
Cuộc chiến này sẽ khó lòng mà Putin chiếm được Ukraine, chỉ là thương lượng chấm dứt chiến tranh và mở ra một nền hoà bình cho vùng này mà thôi. Hiện hai bên Ukraine và Nga đang họp ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, và theo tin tức thì có một số triển vọng.
Nhưng vấn đề là Nga nếu không chiếm được Ukraine, hoặc trên bàn hội nghị, Nga không tìm được những điều Putin muốn; thì có thể vẫn có ngưng bắn trong thời gian tới trước sức ép của toàn thế giới (TC cũng không dám chống lại sức ép này vì sợ bị ảnh hưởng chế tài của Mỹ); tương lai, Nga có thể thay đổi khảo hướng và chiến lược; thay vì chiến tranh thần tốc để chiếm Ukraine, Putin có thể dùng phương pháp của VC là “Tình báo và Nằm Vùng”, để một khi hệ thống cài cắm và mua chuộc của Nga bên phiá Ukraine đủ thuận lợi, Putin có thể chơi trò chính trị để loại Zalensky khỏi vai  trò Tổng Thống và đưa bộ sậu của mình (mà đã Nằm Vùng và hoạt động sẵn ở Ukraine) lên nắm quyền lãnh đạo chính trị ở Ukraine. Và bằng cách đó, Putin xem như chiếm Ukraine không cần tốn viên đạn.
Chắc chắn Zalensky và các cố vấn của ông cũng biết được con đường có thể đi của Putin trong tương lai, nên cần phải nằm vững Mặt Trận Tình Báo và Nằm Vùng của Nga tại Ukraine hơn nữa. Tin vừa lên sóng hôm qua (1-4) về việc TT Zelensky cách chức hai tướng lãnh Ukraine phản bội là một dấu hiệu tốt về việc Zalensky và chính phủ Ukraine lưu ý đúng mức về Mặt Trận Tình Báo và Nằm Vùng, chính là mặt trận khiến VNCH thất bại về tay CSBV và mất nước hồi tháng 4-1975.

Chính Ðài Loan hiện tại cũng đang phải đối phó với Mặt Trận Tình Báo và Nằm Vùng giăng ra bởi TC, để một ngày thuận lợi, TC sẽ đứng lên khuynh đảo và chiếm lấy Ðài Loan không tốn một viên đạn, nhất là qua các cuộc bầu cử dân chủ mà sẽ được tổ chức bởi TT Thái Anh Văn và Ðảng Dân Tiến. Chính phủ Ðài Loan hoàn toàn cảnh giác về Mặt Trận Tình Báo và Nằm Vùng – đặc biệt truyền thông báo chí do TC tài trợ, đang tìm mọi cách lũng đoạn Ðài Loan, để thời cơ đến sẽ chiếm lấy Ðài Loan, mà không cần mở cuộc tấn công quân sự xâm lăng Ðài Loan, vì sẽ bị Mỹ và Ðồng Minh phản ứng. Ðài Loan nguy hiểm hơn về Mặt Trận Tình Báo và Nằm Vùng do TC thao túng vì TC nhiều phương tiện và quyền lực, có thể mua các đài phát thanh/truyền hình của Ðài Loan và mua chuộc các chính trị gia Ðài Loan, cho nên Ðài Loan cần có nhiều cảnh giác và ứng phó về mặt trận này hơn nữa, rất nguy hiểm.

II. MẶT TRẬN TUYÊN TRUYỀN VÀ VĂN HÓA LÀ QUYẾT ÐỊNH ÐỂ NGƯỜI DÂN UKRAINE KHÔNG BỊ LUNG LẠC  VÌ TUYÊN TRUYỀN XẢO TRÁ VÀ LỪA BỊP CỦA NGA

Trên hệ thống truyền thông của Nga hiện tại không thiếu gì các bài viết hay tiếng nói tuyên truyền tốt đẹp cho cuộc xâm lược của Nga và nói xấu Zalensky cũng như chính phủ Ukraine. Từ lâu Nga đã theo một đường lối tuyên truyền xảo trá nói xấu chính phủ dân chủ của Ukraine, cũng như Mỹ, NATO và Liên Âu. Ngay cả Canada cũng là nạn nhân của các trò hack vào hệ thống mạng của chính phủ cũng như của tư nhân xuất phát từ Nga. Như thế hệ thống tuyên truyền và phá hoại an ninh mạng của Nga ảnh hưởng khắp thế giới. Nhưng trong giai đoạn này, Nga đặt trọng tâm vào Ukraine, Mỹ, NATO, và EU. Bởi vậy Ukraine phải tăng cường Mặt Trận Tuyên Truyền và Ðiện Toán chống lại ảnh hưởng của Nga nhằm khuynh đảo Ukraine, và nhất là để dân Ukraine không còn tin tưởng ở chính phủ dân chủ, như từng xảy ra sau cuộc Cách Mạng Cam, từ 2005 trở đi, đưa các chính trị gia thân Nga lên nắm lại chính quyền, mà đã thành công trong giai đoạn từ tháng 10/2010 đến 2014, với Yanukovych nắm chức Tổng Thống; và các chính trị gia dân chủ chỉ trở lại nắm quyền sau biến loạn ở Quảng Trường Ðộc Lập đưa đến cuộc bầu cử tháng 5-2014 giúp đưa Petro Poroshenko – một người dân chủ – lên ghế Tổng Thống. Từ đó, Yanukovych hết còn đất đứng ở Ukraine, cho tới năm 2019 thì cuộc bầu cử dân chủ đã đưa Zalensky lên ghế Tổng Thống với số phiếu trên 73%. Thế trận chính trị dân chủ đã được xác lập vững vàng tại Ukraine.

Ðối với Ukraine cũng như đối với Ðài Loan hiện tại, Mặt Trận Tuyên Truyền và Văn Hoá là hết sức quyết định, bởi vì cả Nga lẫn TC đều sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền đầu tư vào mặt trận này, nhằm hy vọng có thể khuynh đảo xã hội Ukraine cũng như Ðài Loan, đưa đến một cuộc lật đổ chính phủ dân chủ tại hai nơi này bằng lá phiếu, và đưa các chính trị gia thân Cộng hoặc thân Putin lên nắm quyền tại hai quốc gia này. Việc chiếm được chính quyền không bằng tiếng súng giúp Putin và Tập Cận Bình tránh được cuộc đối đầu bằng quân sự đối với Tây Phương, mà hậu quả có thể là tàn khốc cho Nga và TC cũng như cá nhân Putin và Tập Cận Bình.

III. TIẾP TỤC PHÁT HUY MẶT TRẬN KINH TẾ – TÀI CHÁNH ÐỂ QUỐC GIA VỮNG MẠNH ÐỦ SỨC ÐƯƠNG ÐẦU VỚI MỌI KẾ HOACH XÂM LƯỢC CỦA NGA

Ukraine hiện được Tây Phương và nhiều nước ủng hộ và viện trợ về kinh tế – tài chánh nhằm chống lại cuộc xâm lược của Putin. Nhưng một khi cuộc chiến chấm dứt bằng sự rút quân của Nga hoặc kết quả trên bàn hòa đàm; thì viện trợ của Tây Phương và các nước có thể giảm đi nhiều hoặc chấm dứt hẳn đối với Ukraine. Ukraine phải lo về Mặt Trận Kinh Tế – Tài Chánh sau khi chiến tranh chấm dứt; nhằm gia tăng quan hệ ki nh tế – tài chánh với EU, kể cả những nước xa hơn như Thổ Nhĩ Kỳ, Úc v.v. Hiện tại Ukraine chiếm được rất nhiều cảm tình của thế giới nên người ta sẵn lòng viện trợ hoặc giúp đỡ; nhưng khi chiến tranh chấm dứt, quan hệ kinh tế dựa vào mối lợi của các bên giao thương, không còn dựa vào thiện cảm như khi Ukraine bị Nga xâm lược.
Ukraine phải chuẩn bị cho một thế trận phát triển kinh tế dựa vào thế mạnh của Ukraine về tài nguyên và kỹ nghệ cũng như sự kết nối của Ukraine với các quốc gia thân hữu mà hiện đang được Ukraine xây dựng, với sự góp tay của 3 Thủ Tướng mới đến Kyiv hôm 15/3 và đang có dự định cùng Ukraine xây dựng một sự kết nối dựa vào an ninh, kinh tế, cũng như giá trị dân chủ. Ukraine và các nước thân hữu có thể thành công trong kế hoạch này.
Thế nào là tương lai của Ukraine và Nga trong mặt trận kinh tế – tài chánh? Nga hiện đang bị Mỹ, NATO, Ukraine và Liên Âu chế tài nặng nề về ki nh tế – tài chánh, kể cả việc loại Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, và nhiều nước ngưng mua dầu của Nga, đặc biệt là Mỹ. Kinh tế Nga sau chiến tranh với Ukraine sẽ thất điên bát đão vì các định chế thanh toán và các kỹ nghệ như dầu hỏa, khí đốt v.v. đều bị tác nghẽn hoặc suy sụp quan trọng. Tùy theo kết quả hòa đàm và thái độ của Nga, Ukraine có thể chọn một chiến lược kinh tế có lợi nhất cho mình trong tương quan với Nga, và các nước khác như Mỹ, TC, EU, Nhật Bản v.v. Ukraine có thể đòi hỏi trên bàn đàm phán các sự bảo đảm nào đó cho an ninh, kinh tế – tài chánh, và ngay cả vấn đề khí đốt, trong tương quan với Nga, Hoa Kỳ, và các bên bảo đảm. Hy vọng rằng Ukraine có thể nhận được phần lợi khi Mỹ, NATO, EU và thế giới hậu thuẩn và yểm trợ cho Ukraine tại bàn hội nghị khiến Nga không thể bóp chẹt Ukraine được.

IV. LẬP MỘT LIÊN MINH VỚI NHỮNG NƯỚC BẠN THIẾT THÂN VÀ DŨNG CẢM SẴN SÀNG ÐÓNG GÓP VÀ THAM GIA VỚI UKRAINE TRONG CÔNG CUỘC NGĂN NGỪA VÀ CHỐNG XÂM LƯỢC TRONG TƯƠNG LAI DÙ TỪ NGA HAY BẮT CỨ NƯỚC NÀO.

Mykhailo Podolak – Cố Vấn của TT Zalensky – viết về vấn đề này trong bài: “Làm thế nào để kết thúc chiến tranh” của ông:

“Ðể bảo vệ mình khỏi những tình huống như vậy (gây ra chiến tranh – LTS), chúng tôi muốn xây dựng và đưa vào hiệp định hòa bình một kế hoạch rút quân cụ thể của Nga. Kế hoạch đó phải được minh xác dưới góc độ pháp lý. Các quốc gia khác sẽ đảm bảo việc tuân thủ thỏa thuận và an ninh của Ukraine trong tương lai. Ðây sẽ là một tài liệu trình bày chi tiết các quy trình hành động trong trường hợp Nga gây hấn.

Ðây là một công thức cải tiến được phát minh bởi Tổng thống Vladimir Zelensky. Nó có thể biến thành một đề xuất nhằm tạo ra một hệ thống quyền lực hoàn toàn mới ở châu Âu.

Ukraine đã sẵn sàng từ bỏ mong muốn gia nhập NATO, nhưng lại muốn tạo ra một liên minh của riêng mình?

Ðây là vấn đề khác. Ðiều quan trọng đối với chúng tôi không phải là cái danh, mà là những đồng minh thực sự sẵn sàng chiến đấu bên cạnh chúng tôi. Cuộc xâm lăng Ukraine đã cho thấy toàn bộ cấu trúc về an ninh của châu Âu cần phải được xem xét lại.

Chúng ta đều biết, Putin chỉ có thể bị ngăn chặn bằng vũ lực. Nhưng NATO ngày nay không có khả năng này. Theo chúng tôi, nó là một tổ chức mà hoạt động chủ yếu là họp thượng đỉnh, tại đó, các tướng lĩnh khoác lên mình khuôn mặt với vẻ đe doạ.

Sự thật là như thế. Liên minh quân sự lớn nhất trong lịch sử nhân loại không mấy gây ấn tượng với Ðiện Kremlin. Tất cả những luận điệu về việc NATO đến gần biên giới Nga chỉ là một chiêu trò, tuyên truyền cho người Nga ở trong nước, để biện minh cho cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và các nước khác.

Ðó là lý do tại sao chúng tôi muốn kết thúc cuộc chiến này bằng cách xây dựng một liên minh mới đủ mạnh để ngăn chặn Nga, nếu nước này muốn tấn công ai đó.

Liên minh này sẽ như thế nào?

Lần này sẽ không phải là một văn bản như giác thư Budapest, mà là một thỏa thuận cụ thể tuân thủ tất cả các quy tắc của luật pháp quốc tế. Nó sẽ mô tả từng bước, cơ chế sẽ hoạt động như thế nào, trong trường hợp có một cuộc tấn công khác nhằm vào Ukraine. Chúng tôi muốn được đảm bảo rằng, sẽ không bị bỏ lại một mình trên chiến trường một lần nữa. Các quốc gia đóng vai trò bảo lãnh, bao gồm cả Nga, sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ cụ thể.

Trong tương lai, tài liệu này có thể được mở rộng và dựa vào đó, một liên minh hoàn toàn mới sẽ được tạo ra, đảm bảo an ninh trên toàn châu Âu”. (xin xem thêm bài của Mykhailo Podolak trong Tài Liệu Tham Khảo bên dưới)

V. ÐẶT NẶNG VẤN ÐỀ AN TOÀN HẠT NHÂN VÀ CÁC NHÀ MÁY ÐIỆN HẠT NHÂN, DI SẢN CHO UKRAINE TỪ THỜI LIÊN XÔ. ÐỪNG ÐỂ SỰ CỐ HẠT NHÂN XẢY RA CÓ THỂ LÀM HỦY HOẠI MỌI NỖ LỰC PHÁT TRIỂN VÀ THĂNG TIẾN CỦA UKRAINE, LÀM MỒI CHO SỰ XÂM LƯỢC SAU NÀY CỦA NGA

Vỉ Ukraine là một thành phần của Liên Xô cũ nên rất nhiều các kỹ nghệ, hoạt động, cũng như định chế thời Liên Xô còn được duy trì ở Ukraine, trong đó có nhà máy điện hạt nhân Chernobyl với lò số 4 bị nổnăm 1986. TS Mai Thanh Truyết ghi nhận lại về thảm trạng này như sau:
“ Trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 năm 1986, một tai nạn bi thảm nhất thế giới đã xảy ra ở nhà máy điện dân sự hạch nhân Chernobyl ở Liên Sô cũ hay Ukraine hiện tại. Nhà máy điện hạch nhân nầy ở về phía Bắc cách thành phố Kiev 80 dặm. Nhà máy có 4 lò phản ứng.

Ðúng 1 giờ 23 phút sáng, các phản ứng phát nhiệt dây chuyền hoàn toàn không còn kiểm soát được và kết quả là nhiều tiếng nổ lớn cùng những cột lửa thoát ra từ cửa của lò hạch nhân số 4.

Có 30 nạn nhân bị chết ngay tức khắc. Hàng ngàn nhân viện cấp cứu tự nguyện cũng bị chết tiếp theo sau đó. Sau nầy con số đã được chính quyền kiểm chứng lại và ước tính từ 7.000 đến 10.000 người bị chết. Chất phóng xạ tỏa ra, bao phủ một vùng trên 20 dặm đường kính và 135.000 người dân phải di chuyển ngay sau đó. Mức phóng xạ đã được ước tính tương đương với 200 quả bom nguyên tử đổ xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki vào thời đệ nhị thế chiến. Phóng xạ không những ảnh hưởng ở vùng xảy ra tai nạn mà còn lan rộng sang Belarus, Nga Sô, Ba Lan, Thụy Ðiển, Ðức Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác nữa” (TS Mai Thanh Tuyết: “Một bài học về thảm nạn Chernobyl”, Khai Thác Thị Trường 126, tháng 4-5-6/2022. Xin theo dõi bài viết của TS Mai Thanh Truyết trong số báo kỳ này).
Vấn đề đối với Ukraine là không thể nào tránh khỏi phải đối phó với các di sản để lại cho Ukraine từ thời Liên Xô, vấn đề là phải tìm cách thế nào cho an toàn nhất. Việc lính Nga đóng tại Chernobyl vừa phải rút lui về Belarus và trao nhà máy điện hạt nhân lại cho Ukraine chứng tỏ có vấn đề nghiêm trọng về an toàn hạt nhân đối với nhà máy điện từng bị nổ này. Muốn giải quyết vấn đề này, Ukraine phải tập trung nguồn lực và kêu gọi quốc tế – nhất là Mỹ – tiếp tay giải quyết việc này, chứ không để sự bảo trì và ứng phó xấu đi, Âu Châu và thế giới có thể nhận tiếp một thảm nạn, mà kết quả là do chiến tranh xâm lược của Nga gây ra. Một cuộc họp quốc tế có thể do Ukraine triệu tập để giải quyết vấn đề này, và các hệ quả của nó có thể đặt trên bàn hòa đàm để các bên thuơng lượng tìm biện pháp và phương tiện cũng như tài chánh giúp Ukraine khắc phục hậu quả lần này, mà cần có sự hội chẩn quốc tế để định rõ mức độ nghiêm trọng của nó cũng như tài nguyên, kỹ thuật và tài chánh cần có để giúp Ukraine giải quyết vấn đề.

VI. RẤT NHIỀU NGƯỜI DÂN TRÊN THẾ GIỚI NGƯỜI TA MUỐN ÐỨNG LÊN ÐỂ GIÚP HOẶC TIẾP SỨC VỚI UKRAINE CHỐNG XÂM LƯỢC DÙ NGƯỜI TA KHÔNG CÓ MỐI LIÊN HỆ GÌ VỚI UKRAINE CẢ (GIÚP HOÀN TOÀN VÔ VỊ LỢI, CHẲÚNG HẠN NHƯ CHÍNH TÁC GIẢ BÀI NÀY). UKRAINE CẦN LƯU Ý PHÁT HUY LỰC LƯỢNG NÀY TRONG MẶT TRẬN CHỐNG LẠI NGA & PUTIN

Rất lạ là cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã gây xúc động toàn thế giới, và người dân ở nhiều nước đã tự nguyện đứng lên tiếp tay hoặc giúp đỡ cho Ukraine mà không đòi hỏi một sự đền đáp nào. Ít có trường hợp lịch sử thế giới mà có trường hợp một quốc gia bị xâm lược đã được sự tự nguyện tiếp tay của nhân dân các nước đến như vậy. Một thí dụ làm mọi người rúng động là Campuchia – một nước trong vòng tay TC – đã ký vào văn bản lên án Nga xâm lược Ukraine của LHQ vào ngày 2/3/2022; trong khi đó có những nước lớn hơn, được nhiều nước kính trọng, như Ấn Ðộ, TQ v.v. đã bỏ phiếu trắng. Ðiều này cho thấy gì? Lương tri nhân loại có thể là một yếu tố làm nhiều người phải suy nghĩ hai ba lần trước lợi ích của chính họ. Một khi mà những nước như Campuchia (trước nay luôn theo TC) đã dám tự mình quyết định ủng hộ Ukraine và lên án Nga trước Ðại Hội Ðồng LHQ, thì chúng ta thấy Ukraine được thế giới đứng về phiá mình nhiều lắm!
Ðiều này có thể là do Putin quá tai ác và nguy hiểm, các nước nhận định ủng hộ Putin có thể đem lại tai họa cho thế giới, và ngay cả chính mình; nên họ đồng lòng ủng hộ Ukraine, vì Putin dại diện cho phiá ÁC, mà không một nước nào muốn mang tiếng, đặc biệt các nước có nền văn hóa Phật Giáo, như Campuchia.
Có thể rằng có nước đứng trên quan điểm quyền lợi của nước mình, có nhiều giao thương và lệ thuộc Nga về sản phẩm thiết yếu hoặc công nghệ, vũ khí v.v., như Ấn Ðộ, VN v.v., nhưng cũng có những nước có liên hệ với Nga nhiều, đặc biệt về khí đốt, như các nước Ðông Âu; nhưng vẫn ủng hộ Ukraine. Bởi vậy, lương tri có thắng thế quyền lợi kinh tế và giao thương hay không, cũng còn tùy quốc gia. Trường hợp của Ukraine là rất đặc biệt đã thu phục được sự hậu thuẩn của rất nhiều quốc gia bằng yếu tố “lương tri”, một điều khác với thông thường là quốc gia đáp ứng với quyết định chính trị dựa trên quyền lợi của mình. Ðây là một trường hợp đặc biệt mà lương tri thắng thế, do tự thân Ukraine là đáng được bảo vệ, mà còn do chính Putin là quá đáng, được xem là đại diện cho phiá ÁC, nên đã bị thế giới chối bỏ.
Ukraine đạt được kết quả lớn lao này, ngoài các nước, còn do sự cảm ứng tính người trong mỗi một con người, hướng về THIỆN và muốn bảo vệ Ukraine được bình an, không phải một số lẻ, mà hầu như mọi người trên toàn thế giới. Bao nhiêu nhà văn, nhà báo, bình luận gia hoặc cây viết nổi tiếng đã viết bài bênh vực Ukraine, ủng hộ Zealensky và lên án Putin; bao nhiêu nhà chính trị, tướng lãnh đã ủng hộ cho Ukraine; bao nhiêu cựu quân nhân và người trẻ các nước đã xung vào Quân Ðoàn Quốc Tế Ủng Hộ Ukraine và tới chiến đấu bên cạnh quân lực Ukraine. Dĩ nhiên là vẫn có những trường hợp không đúng do vận dụng hoặc lợi dụng cho cá nhân; nhưng đại đa số các trường hợp tình nguyện chiến đấu cho Ukraine là nhiệt tình và thật lòng. Xưa nay có mấy ai mà dấn thân chiến đấu cho một đất nước khác, không phải của mình. Ðây là một nghiã cử hiếm có trong lịch sử, mà người ta thường thấy lính đánh thuê là phổ biến vì được trả tiền để tòng quân chiến đấu ở một nước khác; chứ mấy khi có trường hợp tự nguyện chiến đấu, với bất trắc và chết chóc rất cao, mà không thu lợi về tiền bạc cho cá nhân và gia đình.
Trong nghiã cử này, vì đa số là từ lương tri, chúng ta khuyến khích chính phủ Ukraine họp Quốc Hội để ra một nghị quyết tri ơn những người dấn thân sang phục vụ cho Ukraine mà không đòi hỏi quyền lợi nào. Nghị quyết này sẽ giúp cho phong trào hỗ trợ Ukraine tăng lên và đem lại các kết quả còn lớn lao hơn nữa cho đất nước Ukraine, mà đây là lần đầu tiên, cộng đồng nhân loại đã góp tay chống lại một cuộc xâm lược và coi việc tiếp tay cho đất nước bị xâm lược là một nghiã vụ thiêng liêng của mình mà không đòi hỏi phải đền đáp bất cứ thứ gì.

Chúng ta mong đất nước và dân chúng Ukraine đạt được điều mà một dân tộc hiền hòa xứng đáng được hưởng: an bình và hạnh phúc, cùng đóng góp cho an ninh và sự phát triển của thế giới, không bị các thế lực ác – như là Putin – xâm phạm.
Có ba điểm nữa cũng cần tập trung đẩy mạnh tiến bộ, mà có lẽ là thế yếu hiện tại của Ukraine, nhằm đáp ứng một quân lực và xã hội hiện đại, không để Nga đè bẹp, đó là:
    * Tăng cường và hoàn thiện đến mức độ cao chiến tranh mạng và điện tử, để không bị Nga hạ gục về mặt trận này. Phải để các nước như là Mỹ, Anh, NATO giúp cho về chiến tranh mạng để tiến đến một tầm mức mới về chiến tranh điện tử (đặc biệt những người như Elon Musk với hệ thống Starlink và Delta đã và đang giúp bảo vệ Ukraine về hệ thống internet). Nếu Ukraine không lo tăng cường mạnh về mặt trận này, tương lai Nga có thể dồn sức về mặt trận này đánh Ukraine thì Ukraine khó đỡ.
    * Học hỏi, thực tập và trao đổi cho quen thuộc với các loại vũ khí tối tân của Mỹ, Anh, NATO, Thụy Ðiển v.v. Bây giờ Ukraine đang yêu cầu Mỹ và các nước Ðông Âu cũ viện trợ cho Ukraine những khí tài và phương tiện chiến tranh cũ của Liên Xô thời Liên Minh Warsaw như Mig 29, S-300, thiết giáp Liên Xô cũ v.v.; lấy cớ là các lực lượng Ukraine quen với việc sử dụng phương tiện cũ của Nga. Ðó chỉ là rất tạm thời thôi, và sẽ không thể đối địch với Nga khi họ tung vũ khí và phương tiện chiến tranh mới, hiện đại của họ ra chiến trường. Dùng máu xương và lòng ái quốc của quân dân Ukraine để đắp dổi cho sự yếu kém về vũ khí và trang bị không phải là kế lâu dài được. Cho nên Ukraine trong khi tạm dùng đồ cũ Liên Xô của các nước Ðông Âu cho, và dùng xương máu để bù đắp, thì phải nhanh tay huấn luyện cùng trang bị các phương tiện mới để cân bằng với vũ khí và phương tiện của Nga trên chiến trường. Phải đặt các mục tiêu huấn luyện ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn (3 tháng, 6 tháng và nhiều năm) để có thể kịp đáp ứng nhu cầu chiến trường và kế hoạch tương lai. Trong khi sử dụng phương tiện cũ, cùng đồng thời sử dụng khí tài và vũ khí mới huy động và kêu cứu được. Cố gắng vận động các nước viện trợ vũ khí mới và phương tiện mới.
    * Vận động hành lang mạnh mẽ hơn nữa đối với các nước cần yếu cho Ukraine, không chỉ bằng lực lượng “lobby” hoạt động chuyên nghiệp để kiếm tiền; mà còn bằng vô số những nhà hoạt động, chính trị gia, văn thi sĩ, nhà doanh thương, tướng tá, nhà hoạt động cộng đồng, kể cả những người có liên hệ đến Giải Nobel (những người đã trúng Giải, những người được đề cử v.v.); để họ góp tay vận động các nước cho Ukraine, mà Ukraine không tốn nhiều chi phí. Cách này sẽ giúp Ukraine đạt được kết quả vận động quốc tế với phí tổn tối thiểu. Tác giả nhận thấy có những người nổi tiếng ngay tại Canada (là nơi tác giả sinh sống) hết lòng hết dạ giúp cho Ukraine mà không đòi hỏi một điều kiện nào hết. Ngay chính cả tác giả cũng vậy, cũng hết lòng giúp cho Ukraine bằng các phương tiện có thể của mình, đặc biệt là hai tờ báo Viet Marketing & Business Report (Khai Thác Thị Trường) và Viet Opposing Centres Forum (Ðối Lực). Ngay trong số báo kỳ này (KTTT 126) đã thấy 3 tác giả có tiếng viết bài ủng hộ Ukraine, đó là:  Dmytro Pavel (người Ukraine), Hon. David Kilgour (từng được đề cử Giải Nobel Hòa Bình năm 2010, nguyên Quốc Vụ Khanh của Canada), và Tiến Sĩ Nguyễn Bá Long (Chủ Nhiệm Khai Thác Thị Trường & Ðối Lực).
Rất nhiều vấn đề vẫn cần phải được làm tốt hơn nữa bởi chính Ukraine, nhưng các vấn đề trên đây là căn bản.

Cầu nguyện Ơn Trên phù hộ cho Dân Tộc và Ðất Nước đáng thương này!

Hải Ngoại ngày 2 tháng 4 năm 2022.

Tiến Sĩ Nguyễn Bá Long

Học Giả Chuyên Về Lý Thuyết Cách Mạng
Tổng Ðại Diện kiêm Phát Ngôn Viên Hiến Chương 2000
Chủ Nhiệm Diễn Ðàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN