Tôi tiến, hãy theo tôi; tôi lùi, hãy bắn tôi; tôi chết, hãy trả thù cho tôi.
(câu này đúng ra phải là “Tôi chết, hãy nối chí tôi !”)
Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người bình thường, tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.
Ngô Đình Diệm
Đó là những lời tâm huyết, mà cũng là những lời trối trăn đầy máu và lệ của một chiến sĩ quốc gia : Tổng Thống Ngô Đình Diệm, còn để lại cho những thế hệ đời sau, trước khi người từ giã đồng bào đi về phía Cõi Vĩnh Hằng.
Mỗi năm đến ngày 1.11 cái chết của người vẫn như một vết thương còn mưng mủ, lại vỡ toác ra trong trái tim ứa máu của mỗi chúng ta nỗi ngậm ngùi tiếc thương. Hình ảnh Tổng Thống Diệm mặt đẫm đầy máu, vì bị bắn từ phía sau ót, hai tay bị trói quặt về phía sau, nằm co người trong lòng chiếc thiết vận xa M113 oan nghiệt, vẫn luôn là một cơn ác mộng chập chờn hiện về trong cõi ký ức của những người còn nhớ đến ông, tri ân ông như là một anh hùng dân tộc, mà đã dẹp tan loạn sứ quân Miền Nam sau lần chia cắt đất nước tháng 7.1954, trần ai khổ ải giành lại độc lập cho đồng bào ông từ tay thực dân Pháp. Chỉ với hai bàn tay trắng cùng một tấm lòng son sắt, ông đã tống khứ được đạo quân viễn chinh 150,000 quân Pháp vĩnh viễn ra khỏi Việt Nam.
Trên hết tất cả, là một con người phi thường đứng mũi chịu sào ngăn chống hai mặt trận lớn : sự kiêu ngạo ngu xuẩn của bạn đồng minh và sự hung hãn khát máu của giặc Cộng Sản. Tổng Thống Diệm có gì trong tay để đối đầu với hai chiến trường nặng độ đó ? Ngay cả lực lượng bảo vệ trong những năm đầu làm tổng thống của ông cũng không có, đến nỗi tổng thống Phi Luật Tân Magsaysay phải gửi chuyên viên quân sự sang giúp thành lập và huấn luyện Tiểu Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống hỗ trợ cho người bạn cô đơn của mình. Một căn phòng làm việc nhỏ với một chiếc bàn gỗ cũ, vài cái ghế nghèo nàn để tiếp khách, một chiếc phản không nệm cùng một chiếc mùng nhỏ trong một căn phòng ngủ không có máy lạnh, chỉ có một chiếc quạt trần. Còn gì nữa cho những giờ phút thư thả sau một ngày làm việc căng thẳng. Trời ơi, chỉ có một gói thuốc lá đen hiệu Bastos rẻ tiền trong chiếc túi áo vải đã sờn. Ăn uống thì kham khổ như một nhà tu, buổi sáng chỉ là một tô hủ tiếu hay mì, buổi ăn chiều chỉ gồm có một dĩa cá kho và một tô canh rau hay đậu. Thế còn những giấc ngủ hằng đêm đã được người thu xếp như thế nào ? Người đi ngủ, thường thường lúc 1 giờ khuya và thức dậy lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau,nghĩa là chỉ có 4 tiếng đồng hồ chợp mắt, mà chưa hẳn ông đã được ngủ ngon trong bối cảnh một quốc gia hãy còn quá nhiều công việc bề bộn, mà cái nào cũng hết sức cấp bách. Kết quả của sự hy sinh và đức tính khiêm cung cần kiệm ấy ? Hàng ngàn trường học, nhà thương trên khắp nẻo đường đất nước được xây dựng,hàng ngàn đền miếu, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất hân hoan vươn mình lên phía trời xanh, hàng triệu mẫu ruộng phơi phới màu xanh của lúa, hàng triệu đồng bào di cư từ Miền Bắc có công ăn việc làm và đang tiến đến lằn ranh của sự giàu có thịnh vượng. Người đã xây dựng những quân trường tối tân nhất Đông Nam Á để đào tạo nhân tài lãnh đạo và bảo vệ nước Nam, nền kỹ nghệ được mở mang với những ống khói của hàng hàng lớp lớp nhà máy cuồn cuộn những khối mây đen tỏa rộng lên không gian, vực dậy sức sống của một đất nước nghèo nàn sau cơn chiến tranh. Còn nhiều nữa những kỳ công của một con người khiêm tốn tự nhận mình là bình thường không thể kể ra hết, để đem nước Việt Nam Cộng Hòa ngẩng cao đầu trên trường thế giới, trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất Đông Nam Á thập niên 1950 – 1960. Tất cả những công lao to lớn ấy đã rất hiếm khi được một nhà viết sử thế giới phương Tây và Hoa Kỳ nào liệt kê ra để vinh danh TổngThống Diệm. Trái lại, những kẻ gọi là những nhà viết sử vô tư và khách quan đó, đã tỉ mỉ dùng kính khuếch đại rọi vào từng ngóc ngách khiếm khuyết của một chính quyền non trẻ thiếu thốn nhân lực, kinh nghiệm và cực nghèo nàn, hả hê một cách độc ác trưng lên từng trang sách những : “sự thật” về một chính thể “độc tài”, một chính quyền “tham nhũng”, một bộ máy “thối nát”, để che dấu và biện minh cho sự bất lực, hèn nhát, ngu dốt, đểu cáng, sát nhân và cuối cùng là sự tháo chạy của một cường quốc kiêu ngạo.
Tất cả những sự thất bại trên đất nước Việt Nam đều được tàn nhẫn trút lên đầu quân và dân Việt Nam Cộng Hòa, biểu lộ cái hèn của một gã người lớn ăn trộm bị bắt quả tang nhưng cãi chầy cãi cối đổ tội cho một đứa trẻ đói khát đang đứng ngơ ngác bên đường. Đó là cung cách viết sử của thế giới phương Tây và Hoa Kỳ, ngoại trừ một vài tiếng vang vọng lương tâm của những tácphẩm và con người còn biết tôn trọng lẽ phải cùng sự thật, nhưng hãy còn quá ít. Đối với bạn thì độc ác như thế, còn đối với thù thì sao ? Để biện minh cho sự thất bại của mình, những nhà viết sử Pháp và Mỹ đã phải cực lực nâng đối thủ lên hàng siêu đẳng và huyền thoại. Rằng tướng A, tướng B đó chúng nó quá giỏi,rằng ông già râu đó là một trong 100 khuôn mặt lớn của thế giới, chúng tôi thua là phải, cái thua của chúng tôi là vô cùng … xứng đáng ! Nhưng họ không hề bao giờ viết lại cho hậu thế cùng biết rằng, gã râu xồm ấy, cũng những tướng A, tướng B đó của kẻ thù, đã từng nhiều lần là bại tướng nhục nhã dưới tay những tướng C, tướng D của một đất nước có tên là Việt Nam Cộng Hòa và một quân đội có tên là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cuốn sử đầy thành kiến và thiên lệch đó vẽ ra hình ảnh một ông vua ngồi ngất ngưởng trên ngai vàng, thỏa mãn với sự tung hô cúc cung tận tụy của bọn nịnh thần vô lại, phẩy tay một cái là bắt nhốt người này, bỏ tù người kia. Nhưng trong thực tế, Tổng Thống Diệm là một con người siêng năng, ông thường ít ngồi trong văn phòng làm việc, mà rất thường xuyên đi thăm hỏi dân tình trên khắp nẻo đường đất nước. Rất hiếm một cuốn sách nào kể lại sự việc người thanh niên tên Hà Văn Trí đã dùng súng ám sát Tổng Thống Ngô ĐìnhDiệm, khi ông lên kinh lý Ban Mê Thuột trong nâm 1961. Thật may mắn, viên đạn chỉ bắn bị thương một vị bộ trưởng tháp tùng. Với cái tội tầy trời đó, anh Trí chỉ phải ngồi tù có 2 năm rồi được phóng thích. Chúng ta thách các nhà viết sử Mỹ nào tìm được một sự kiện tương tự với một bản án khá hơn ở bất cứ quốc gia nào. Hay ít cuốn sách nào tiết lộ việc Tổng Thống Diệm dùng ngân quỹ nghèo nàn của quốc gia, hoan hỉ giúp xây dựng nên những ngôi chùa bề thế, uy nghi Xá Lợi,Vĩnh Nghiêm, Ấn Quang, Viện Hóa Đạo,thánh thất Cao Đài, v.v.. từ năm 1956 trở đi.
Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 3.1.1901 ở làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông là người con thứ ba trong một gia đình qúy tộc nề nếp, nhiều đời làm quan trong triều đình nhà Nguyễn, và trong giòng họ theo đạo Công giáo từ đầu thế kỷ thứ 17. Ông có hai người anh là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Thục, các em trai là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện và hai em gái. Không ít người mang họ Ngô đã là những thánh tử đạo trong những cuộc bách hại người theo đạo Kitô của triều đình nhà Nguyễn, nhất là dưới thời vua Minh Mạng. Theo tài liệu của các sử gia Mỹ, ông James S. Olson và Randy Roberts trong quyển Where The Domino Fell, thì giòng họ Ngô là hậu duệ của Ngô Quyền, người anh hùng Nước Nam đã kiêu dũng giành lại được nền độc lập cho dân tộc Việt Nam năm 939 từ xâm lược Bắc phương. Có phải chăng giòng máu anh hùng ấy sau một ngàn năm chảy luân lưu trong nhiều thế hệ, định mệnh đã chọn cậu bé Ngô Đình Diệm tiếp nối con đường dựng nước và giữ nước của cha ông, là giành lại độc lập từ xâm lược Bắc phương và Tây phương. Một công việc cao cả nhưng nặng oằn như núi Thái Sơn chất chồng trên vai, đòi hỏi con người ấy phải là một con người kiệt xuất có ý chí bằng thép và trái tim yêu nước nồng nàn. Thân phụ của ông Ngô Đình Diệm là cụ Ngô Đình Khả, làm quan triều vua Thành Thái (1889 – 1907). Trong những năm 1880, cụ Khả được gia đình gởi sang Mã Lai Á học làm linh mục. Nhưng ở quê nhà đã xảy ra một cuộc náo loạn bách hại người Công giáo của những người theo đạo giáo khác, gia đình cụ Khả gần như bị tuyệt diệt. Được tin chẳng lành cụ Khả bỏ học trở về Việt Nam, để chỉ ngậm ngùi đau xót trước cái chết bi thảm của ông bà, cha mẹ, anh chị em,chú bác cùng thân nhân.
Là một thanh niên có học thức, nói tiếng Pháp lưu loát,nên chẳng mấy chốc mà cụ Khả đã rất thành công trong chốn quan trường, dần dầnđược thăng lên đến chức Phụ Chính Đại Thần trong triều đình Huế. Người vợ lớn cụKhả mất sớm, bà cụ Khả là người vợ sau sinh cho ông chín người con, trong đó cóbảy trai. Cụ Khả đã khẳng khái phản đối thực dân Pháp bắt vua Thành Thái đi đàyở đảo Reunion, sau sự thất bại của cuộc binh biến Thành Mang Cá Huế năm 1885,và đã cởi áo từ quan. Để ngợi ca hành động trung quân ấy, trong dân gian truyềntụng câu vè : Đày Vua Không Khả, Đào Mả Không Bài. Thượng Thư Bộ Lại, ông NguyễnHữu Bài, bạn đồng liêu thân thiết với cụ Khả và gia đình nhà Ngô cũng đã đi vào lịch sử với hành động phản kháng thực dân Pháp hỗn láo muốn xúc phạm đến lăng tẫm nhà Nguyễn. Lớn lên trong một gia đình thuần thành, ngoan đạo dựa trên nền tảng đức tin tuyệt đối cùng hạnh bác ái vị tha, được cụ thân sinh hun đúc cho một nền học vấn dựa trên những nguyên tắc sĩ khí của Khổng giáo, Tam Cương, Ngũ Thường, Trung Quân và Ái Quốc, cậu bé Ngô Đình Diệm đã sớm tỏ ra là một nhân vật lạ thường so với những đứa trẻ cùng hạng tuổi. Trong lúc bọn trẻ tụ tập chơi đùa ngoài đường phố, thì cậu bé Diệm chỉ mải mê với sách vở, bởi cậu muốn khám phá thế giới kỳ diệu của văn chương, triết học và tôn giáo. Tuy sinh trưởng trong một gia đình quyền quý, nhưng người trai trẻ Ngô Đình Diệm luôn yêu mến giới cần lao chân lấm tay bùn. Có nhiều dịp gần gũi với lớp người này,trong đầu cậu bé đã hình thành một khái niệm về nỗi khổ của giới cần lao và cái nhục của những người mất nước : Làm sao nâng đỡ họ, tạo cho họ một đời sống xứng đáng, tự do hơn. Đó là cái nền tảng thúc đẩy cậu bé Diệm trở thành một con ngườidấn thân làm cách mạng tranh đấu giành độc lập cho xứ sở, kiến tạo một xã hội thịnh vượng cho dân tộc của cậu. Đến tuổi đi học, cậu Diệm được cụ Khả cho vào Trường Quốc Học Huế.
Trong thời gian này, cậu học trò nhỏ ấy có dịp quen biết với một ngươi học trò lớn hơn cậu đến mười tuổi, là cậu Nguyễn Sinh Cung, sau này đã đổi tên thành Hồ Chí Minh. Định mệnh đã khiến xui hai đối thủ chính trị gặp gỡ sớm, người này biết rõ cá tính người kia và cùng kính trọng lẫn nhau, dẫu quan niệm và phương cách đấu tranh khác biệt. Là một con người ngổ ngáo, quỉ quyệt và hung tợn,Hồ đã từng giết anh Cả của ông Diệm là Ngô Đình Khôi, sát hại Huỳnh Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, nhiều chí sĩ khác như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, điềm chỉ cụ Phan Bội Châu cho Pháp bắt. Nhưng khi ông Diệm bị quân Việt Minh bắt giao nộp cho Hồ trong năm 1946, thì Hồ đã không dám sát hại ông, chỉ giam lỏng. Thật may mắn, ông Diệm đã tìm cách trốn thoát được. Hồ Chí Minh không làm gì được ông Diệm,vì hắn vừa mới ký xong Hiệp Định Sơ Bộ ngày 6.3.1946, trong đó có điều khoản bảovệ người quốc gia do phía Pháp đưa ra. Chẳng những thế mà vài thập niên sau, nhận thấy mình thua kém xa người bạn trường cũ về đạo đức, tác phong, cuộc sống thánh thiện không chút tì vết, Hồ đã viết sách “Vừa Đi Đường Vừa Kể Chuyện” ca ngợi nâng bi lấy bản thân với bút hiệu Trần Dân Tiên, cho bọn văn nô đàn em thổi phồng Hồ lên ngang tầm với ông Diệm về mọi mặt. Ông Diệm sống cuộc đời độc thân, thì Hồ cũng xê li ba te (celibataire, không có vợ) hách xì xằng như ai.Ông Diệm hút thuốc Bastos, thì Hồ cũng ti toe hút thuốc thơm đầu lọc, có lẽ hút thuốc lá đen khét quá chịu không thấu. Cụ Diệm sống trong một căn phòng nhỏ đơn sơ, thì Hồ cũng cho thợ mộc cất cho Hồ một căn nhà toàn gỗ quý chở từ miền rừng thượng du về, chứ không chịu ở trong dinh Toàn Quyền cũ. Năm 15 tuổi cậu Diệm có ý định theo ngành linh mục,nhưng ông anh là Ngô Đình Thục đã khuyên ngăn cậu, rằng cậu không thích hợp với công việc này, ông nhìn thấy trước một cái gì đó lớn lao cao cả hơn ngoài trần thế đang chờ đợi cậu em. Con người thích hợp với việc đạo, chăn dắt con chiên chính là ông Thục, chứ không ai khác trong gia đình. Cậu Diệm nghe lời anh,nhưng thề hiến dâng linh hồn cho Chúa Trời, bằng cách nguyện sống đời độc thân vĩnh viễn.
Năm 16 tuổi cậu Diệm tốt nghiệp Cao Đẳng Tiểu Học (tương đương bằngTrung Hoc Đệ Nhất Cấp) và trúng tuyển vào Trường Hậu Bổ Quốc Gia Huế (tương tự Cao Đẳng Quốc Gia Hành Chánh sau này). Khi nghe tin chàng thanh niên Ngô ĐìnhDiệm đang học trong trường nhà nước, Hồ ở Pháp xốn xang sốt ruột quá, bèn gởi đơn xin triều đình Pháp cho Hồ vào trường Thuộc Địa Pháp, nhưng không được chấp thuận. Người Pháp đã bỏ lỡ một cơ hội đào tạo một loại hàng thần mẫn cán như Hoàng Cao Khải, Trương Quang Ngọc, Huỳnh Công Tấn, lẽ ra đã có thể tránh được trận Điện Biên Phủ năm 1954, nếu Hồ đã nghiễm nhiên trở thành công bộc cúc cung phục vụ quyền lợi mẫu quốc Pháp. Nhưng với chàng thanh niên trẻ Ngô Đình Diệm thì không, Người không đời nào chịu lòn cúi thực dân Pháp, dù cho chúng có đem danh lợi và quyền lực làm mồi nhử. Sau khi ra trường, chỉ mới hai mươi tuổi, chàng đã được bổ làm Tri Huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thăng Tri Phủ năm 1932, rồi Tuần Vũ Bình Thuận. Người Pháp bắt đầu chú ý đến cái tên Ngô Đình Diệm, khi trong năm1929, ông đã phá tan được một âm mưu khởi loạn của Cộng Sản. Năm 1933, chỉ mới có 32 tuổi, ông Diệm đã được vua Bảo Đại (1925 – 1945) tín nhiệm cất nhắc lên làm Thượng Thư Bộ Lại, một chức vụ tương đương Thủ Tướng sau này, kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Thanh Tra, đặc cách toàn quyền thanh trừng bọn tham quan ô lại nhũngnhiễu dân chúng. Với mối liên hệ này, hai mươi năm sau, trong cương vị Quốc Trưởng,ông Bảo Đại vẫn tín nhiệm ông Diệm trong chức vụ Thủ Tướng của một nước Việt Nam độc lập sau Hiệp Định Geneva (tiếng Pháp là Genève) ký hiệu lực ngày 20.7.1954. Đến đây, với chức Thượng Thư Bộ Lại, nếu ở vị trí những con người khác thì đã lên đến tột đỉnh công danh rồi, nhưng cái bả vinh hoa phù phiếm ấy không làm cho người xao nhãng một chút nào cái nhục vong quốc. Người lấy chức vụ của mình làm phương tiện cho công cuộc cách mạng. Với dân, vị thượng thư trẻ luôn luôn đi sát họ, tìm hiểu để cảm thông nguyện vọng và nỗi cơ khổ của từng lớp người để tìm biện pháp che chở và đem lại quyền lợi cho họ. Bởi thế, người dân Bình Thuận đã dựng bia kỷ niệm để tri ân công đức vị Tuần Vũ họ Ngô, như đã tôn thờ các vị thần hay những anh hùng cứu quốc khác. Với thực dân Pháp, trườc chính sách ngu dân của chúng, vị thượng thư trẻ tích cực đề nghị nhiều cải tổ như tổ chức Viện Dân Biểu, để người hiền tài trong quần chúng có thể tham gia vào chính quyền, lập hiến pháp để mở đường giải thoát đất nước, yêu cầu nhà nước Pháp giảm sưu thuế. Dĩ nhiên những đề nghị táo bạo ấy đều bị người Pháp gạt bỏ. Nhận thấy người Pháp không thực tâm trao trả độc lập cho người Việt Nam trong khi vua Bảo Đại cô đơn và bất lực không xoay chuyển được tình thế, ông Diệm cởi áo từ quan, như là một hình thức phản đối và cảnh cáo người Pháp biết rằng, một nhà nho nặng lòng với quốc gia như ông, không bao giờ có thể chịu nhục vào lòn ra cúi người Pháp. Ra đi không có nghĩa là bỏ cuộc, mà có một ngày ông sẽ trở lại trong tư thế đối đầu trực tiếp với người Pháp. Nuôi chí phục quốc đánh đuổi người Pháp, trở về Huế, ngườichí sĩ trẻ tuổi ấy sống một cuộc đời thanh bạch. Ông luôn tìm mọi cơ hội tiếp xúc với những nhà chí sĩ yêu nước khác như cụ Huỳnh Thúc Kháng, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, cụ Phan Bội Châu … để trao đổi chính kiến và cùng tìm một con đường ngắn nhất giải phóng đất nước. Nhận thấy ông Diệm là một con người cách mạng nguy hiểm,là kẻ thù lợi hại, người Pháp từ năm 1944 đã có những kế hoạch bắt giữ ông.Toàn quyền Decoux lệnh cho mật thám vây bắt ông Diệm, cuộc săn đuổi ráo riết diễn ra trên những vùng đất từ Thanh Hóa, Nghệ An kéo dài vào đến Quảng Nam, Quảng Ngãi. Có điều trớ trêu là, ông Diệm không rơi vào tay quân Pháp mà lại sa vào nhà tù của Việt Minh tháng 2.1946. Ông được đưa đến gặp Hồ Chí Minh, lúc này đã là chủ tịch kháng chiến. Hồ ngọt mật khuyến dụ nhà chí sĩ tham gia chính quyền và nhận chức Bộ Trưởng Nội Vụ, đồng thời chìa bản văn Hiệp Định Sơ Bộ dự định ký với triều đình Pháp để hợp thức hóa cho quân Pháp trở lại Đông Dương. Dĩ nhiên ông Diệm đủ tài ba và thông minh để không lọt vào cái bẫy của Hồ. Hồ ch ỉmuốn lợi dụng uy tín của ông Diệm để cùng chia sẻ trách nhiệm trước lịch sử sau này, về cái tội rước Pháp trở lại Việt Nam.
Mối thù giết người anh Cả vẫn còn canh cánh bên lòng, ông Diệm đã từng thề rằng trong cuộc đời mình, ông không bao giờ tha thứ và hợp tác với hai kẻ thù : Cộng Sản và thực dân Pháp. Năm1945, Việt Minh đã chôn sống quan tuần phủ Quảng Ngãi Ngô Đình Khôi và người con trai của ông, vì cái “tội” tuyên bố chống Cộng đến kỳ cùng. Chiến tranh Việt – Pháp lan rộng, trong toan tính lợi dụng lực lượng người quốc gia làm vây cánh đánh Việt Minh, Cao Ủy Pháp D’Argenlieu một mặt hứa … cuội với vua Bảo Đại sẽ trao trả độc lập cho Việt Nam, một mặt tìm cách tiếp xúc với ông Ngô Đình Diệm, khẩn khoản mời ông nhận lập chính phủ,nhưng Người đã thẳng thắn bác bỏ, vì nhận ra sự giả dối và đểu cáng của Pháp.Người ta đã đếm ra được rằng, từ 1946 đến 1954, người Pháp đã hứa và trao trả độc lập giả vờ cho người Việt Nam không dưới, trời đất, hai chục lần. Mùa thu năm1949, nhà chí sĩ họ Ngô quyết định ra đi thật xa, xuất dương đến những vùng đất khác của thế giới để quan sát sinh hoạt chính trị ở những nơi đó, đồng thời tìm mọi cơ hội tỏ bày nguyện vọng tự do và độc lập thật sự của dân tộc Việt Nam.Ông đã lần lượt đặt chân đến những nước Phi Luật Tân, Nhật, Hoa Kỳ, Canada, Bỉ,Thụy Sĩ,… Nhà chí sĩ đã ngụ cư ở Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 3 năm tại tu việnMarykholl, Lakewood, tiểu bang New Jersey. Trong thời gian khói lửa ngút trời ở Việt Nam, người Mỹ đã giúp người Pháp đánh Việt Minh, song song với việc tìm kiếmmột người quốc gia chân chính, chống Cộng, có khả năng lãnh đạo và đem đến sự ổn định cho nước Việt Nam độc lập. Ông Diệm thường được nhớ đến như là một chí sĩ, một tổng thống xuất sắc, một nhà nho đầy hào khí, nhưng có một khía cạnh văn chương độc đáo của ông mà hiếm người còn nhớ. Thời đó, nhiều nhà nho Việt Nam làm cách mạngchống Pháp như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đều có để lại cho đời sau những bài thơ biểu lộ ý chí đấu tranh phục quốc, chí sĩ Ngô Đình Diệm cũng có lúc cảm khái sáng tác một bài thơ dạng khẩu khí như sau trong thời gian bước chân ông ghi dấu trên những nẻo đường thế giới :
NỖI LÒNG
Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến : thuyền không lái cũng không !
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông !
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách thuở nào trong ?
Ngô Đình Diệm, 1953
Bài thơ biểu lộ tâm trạng của một người anh hùng đang bôn ba tìm con đường giải phóng dân tộc, chí cả là gươm, thao lược là đàn, con sông rộng ngăn cách là cuộc đấu tranh gian khổ. Trong lúc đất nước ngửa nghiêng, mà người anh hùng ấy vẫn còn bị chôn vùi trong bóng tối, như loài ngựa Ký chỉ được sử dụng để kéo xe muối, thay vì sải vó tung hoành bốn phương, như loài chim Hồng Hộc có đôi cánh cứng mạnh có thể bay vút lên cõi trời cao bao la, nhưng vẫn ngậm ngùi xếp cánh. Chẳng mấy chốc mà tư cách đạo đức của một con chiên ngoan đạo, tác phong đĩnh đạc của một nhà nho Á Đông, ý chí kiên quyết của một nhà cách mạng và khí tượng dị thường của một con người kiệt liệt, đã được những nhân vật có thế lực nhất thời ấy ở nước Mỹ chú ý như các Thượng Nghị Sĩ John F.Kennedy, Mike Mansfield, Lyndon Johnson, Hubert Humphrey, giáo sư chính trị học Wesley Fishel, Hồng Y Richard Spellman, chủ tịch tối cao pháp viện William Douglas. Những cái tên này rồi đây sẽ là một cái hạt nhân thúc đẩy việc ủng hộ chí sĩ Ngô Đình Diệm về nước lèo lái Việt Nam và đồng bào ông. Đến như Charles De Gaulle, con người từng bôn ba xứ ngưới tìm cách phục quốc như ông Diệm, dù ở tư thế đối đầu chính kiến với ông, cũng đã thành thật ca ngợi ông Diệm là một Winston Churchill của Á Đông.
Người Mỹ nhận thấy đã đến lúc họ nên có một vai trò tích cực tại vùng Đông Nam Á để thay thế một nước Pháp đã tàn lụi dần trong cuộc chiến tranh Đông Dương và ở những thuộc địa Trung Đông, Phi châu, nên họ chẳng còn thiết tha đến việc giúp người Pháp đạt được chiến thắng ở Điện Biện Phủ. Người Pháp phải ra đi để nhường sân khấu chính trị lại cho người Mỹ. Không nhận được viện trợ đầy đủ của Hoa Kỳ, quân Pháp đành cam chiến bại tại chiến trường này,đánh dấu chấm hết một thế kỷ đô hộ Việt Nam, bằng Hiệp Định Đình Chiến Geneva có hiệu lực từ ngày 20.7.1954, trong đó quy định những điều khoản quan trọng:
1./ Nước Việt Nam tạm thời phân đôi ở vĩ tuyến thứ 17, lấysông Bến Hải làm ranh giới.
2./ Trong năm 1956 sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do giữa hai miền dưới sự giám sát của quốc tế. 3./ Trong vòng 300 ngày, dân chúng và quân đội hai miềnBắc – Nam được tự do chọn lựa vùng đất sinh sống.
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh Cộng Sản và Pháp đang đi dần đến giai đoạn quyết định, vua Bảo Đại được sự hứa hẹn của người Pháp về một nền độc lập thật sự cho Việt Nam, với điều kiện vẫn phải ở trong Khối Liên Hiệp Pháp, đã nghĩ đến việc mời một người bạn cũ có đầy đủ mọi tiêu chuẩn của một nhà lãnh đạo tài ba ra lập chính phủ, là ông Ngô Đình Diệm. Người Pháp không mặn mà với ý tưởng ấy, nhưng buộc phải nhượng bộ vua Bảo Đại, vì người Mỹ đã tỏ rõ ý định ủng hộ ông Diệm. Trong thời điểm hỗn mang u ám đó, dân chúng cũng khôngcòn tin tưởng vào một nhân vật nào nữa, khi mà nhiều chính phủ thân Pháp, thân Nhật đều ngã đổ nhanh chóng, từ học giả Trần Trọng Kim đến Nguyễn Văn Xuân. Với lòng yêu nước và trái tim quả cảm, chí sĩ Ngô Đình Diệm bằng lòng đứng ra lèo lái con thuyền quốc gia. Giờ đây con ngựa Ký đã có thể cất vó, con chim Hồng đã có thể tung cánh làm chuyện lấp biển vá trời.
Ngày 7.7.1954, sau khi từ nước Mỹ trở về Việt Nam, với chức vụ Thủ Tướng do vua Bảo Đại bổ nhiệm, ông Diệm chính thức trình diện trước quốc dân đồng bào bản thân ông và thành phần nội các gồm15 vị bộ trưởng. Công việc đầu tiên của người thủ tướng trẻ là lệnh cho NgoạiTrưởng Trần Văn Đỗ không đặt viết ký bất kỳ văn kiện nào trong nghị hội Geneva,để không bị ràng buộc bất cứ điều gì với Cộng Sản và Pháp. Tuy nhiên sau khi Hiệp Định đã được ký rồi, thì chính phủ Ngô Đình Diệm, dưới sức ép của Hoa Kỳ, đã công nhận một số điều khoản, như cho phép bộ đội Việt Minh ở Miền Nam được tập kết ra Bắc và nhận vào Nam vô giới hạn đồng bào Miền Bắc muốn sinh sống tại miền tự do. Kết quả, có 800 ngàn người dân Miền Bắc đã được tàu biển và máy bay của Pháp, Mỹ vận chuyển vào Nam cùng với 300 ngàn binh sĩ và gia đình thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Chỉ mới nhận nhiệm sở có vỏn vẹn 13 ngày, Thủ Tướng Diệm cùng các cộng sự của ông đã xăn tay áo bắt tay ngay vào việc tổ chức tiếp đónvà định cư đồng bào Miền Bắc, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Đến đây thì người Pháp và người Mỹ mới có thể nhận thức được tài năng của ông Diệm và anh em của ông.Cùng với 15 cộng sự viên, ngân khố trống rỗng, nhân lực thiếu thốn trầm trọng,quân đội thất tán, lòng người còn ngơ ngác hoang mang, không hiểu bằng cách nào mà Thủ Tướng Diệm có thể tổ chức được một guồng máy khổng lồ và hữu hiệu đón nhận trong vòng 10 tháng một khối lượng người đông đảo tới một triệu. Chính quyền đã phân phối thuốc men thực phẩm, phân định khu vực cư trú tạm thời hoặc vĩnh viễn cho đồng bào di cư, cùng vô số những công tác không tên khác. Bộ Tổng Tham Mưu điều động 300 ngàn binh sĩ trấn đóng khắp các quân khu bảo vệ làng thôn, song song với việc gấp rút tiếp thu những vùng Việt Minh đã rút đi về Bắc, v.v.. Nào phải chỉ có những công việc đón nhận và định cư ấy đâu, với đồng bào Miền Nam,chính phủ ông Diệm soạn thảo những kế hoạch phục hồi, tái thiết, phát triển kỹnghệ, chấn hưng nông nghiệp, khuyến khích và tài trợ đồng bào Miền Trung vào Nam khẩn hoang lập ấp, đẩy mạnh công tác cưỡng bách giáo dục cấp tiểu học và trung học trong hạng tuổi từ 6 đến 14, xây dựng thêm đại học tại Sài gòn và Huế,hỗ trợ đại học Chính Trị Kinh Doanh tại Đà Lạt. Xuất thân từ Trường Hành Chánh,Thủ Tướng Diệm luôn mang mển trong lòng hoài bão gầy dựng một thế hệ viên chức tài năng, mẫn cán và liêm khiết như ông, nên ông đã đích thân thúc đẩy việc thành lập Trường Quốc Gia Hành Chánh để cung cấp cán bộ lãnh đạo đến tận cấp quận.Đất nước vẫn còn đang trong hiểm họa của một cuộc chiến tranh chống Cộng tiềmtàng, ông Diệm đã nghĩ đến việc gởi các sinh viên Quốc Gia Hành Chánh theo họcnhững khóa quân sự tại các quân trường lớn, để họ trở thành những hào kiệt văn võ song toàn. Văn ôn thì cũng phải có võ luyện. Để có một quân đội mạnh và nhiều cấp chỉ huy giỏi giữ gìn bờ cõi, trấn thủ biên cương, bình định tặc khấu,tiểu trừ thổ phỉ,
Sau khi đã được quốc dân bầu làm tổng thống ngày 23.10.1956,ông Diệm đã lên Đà Lạt đặt viên đá xây dựng Trường Võ Bị Quốc Gia, với kỳ vọng đào tạo cho đất nước những cấp chỉ huy và lãnh đạo trẻ đầy tài năng, mà có thể cùng quân đội đương đầu với một cuộc xâm lấn từ phương Bắc. Ông Diệm cũng chú trọng đến việc phát triển Trường Bộ Binh Thủ Đức, Trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế,các Trường Hải Quân, Không Quân, để trong một thời gian ngắn, cái xương sống vững chắc của toàn quân đội Việt Nam Cộng Hòa đuợc hình thành. Từ tận đáy lòng, TổngThống Diệm luôn tri ân những người lính đã hy sinh trên chiến trường, hay còn đang anh dũng chiến đấu dưới Lá Cờ Vàng Đại Nghĩa, ông đã cho thành lập TrườngThiếu Sinh Quân Vũng Tàu nuôi nấng và giáo dục con em binh sĩ quốc gia được thành người hữu dụng cho xã hội và cán bộ tài năng cho quân đội. Hoa Kỳ không có ngân khoản viện trợ cho Trường Thiếu Sinh Quân, chính phủ đã trích từ ngân khoản quân đội tài trợ cho hoạt động của trường. Đi xa hơn nữa, luôn luôn khoắc khoải ưu tư số phận của những con côi và góa phụ của tử sĩ , Tổng Thống Diệm suy nghĩ tìm cách nâng đỡ tinh thần và vật chất cho họ, bằng cách cho xây cất hầu hết trên toàn quốc những Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, con em chiến sĩ trận vong đượcvào học miễn phí, các học sinh xuất sắc được cấp học bổng du học ngoại quốc. Với nhân lực bổ sung từ Miền Bắc gần một triệu người và với dân số 14 triiệu, trong đó 90% sống bằng nông nghiệp, chính phủ Ngô Đình Diệm đã có chương trình cấp phát ruộng đất cho nông dân, nên trong vòng vài năm sản lượng lúa đã lên đến nhiều chục triệu tấn. Sau một thập niên chiến tranh từ1945 – 1955, nước Việt Nam Cộng Hòa dưới thời chính phủ ông Diệm đã có thể bắt đầu xuất cảng nhiều triệu tấn gạo để lấy ngoại tệ. Công cuộc phát triển kỹ nghệ,thương mại cũng được phát triển mạnh mẽ, những mặt hàng nội hóa đã dần dần có thể cung ứng đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Người Việt Nam không có tư tưởng chuộng hàng ngoại quốc, vì phẩm chất hàng nội địa rất cao. Từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, chỉ trong vài năm ngắn ngủi, Tổng Thống Diệm đã đưa Việt Nam lên hàng cường quốc Đông Nam Á, trước sự ngạc nhiên cùng cực của người Mỹ và sự kính nể của các nước Á châu, nhất là những lân bang như Lào, Miên, Thái, Phi .
Nước Phi có giải thưởng Tổng Thống Magsaysay dành trao tặng cho những vị nguyênthủ quốc gia tài năng của châu Á, năm 1960 đã tặng giải này cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng Hòa, bởi những thành tích sáng chói mà ông cùng chính phủ của ông đã tạo được. Tổng Thống Diệm đã làm một nghĩa cử cao đẹp, khi ông hiến tặng số tiền thưởng 15 ngàn mỹ kim cho ngân quỹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma cứu giúp người Tây Tạng vượt biên sang cư ngụ tại Ấn Độ. Người ta vẫn thường nhầm lẫn cho rằng Tổng Thống Diệm bênh vực và giành nhiều ưu tiên cho Công giáo Việt Nam, nhưng trong thực tế thì người đã từng mạnh mẽ bác bỏ nhiều yêu sách quá đáng từ giới này, một số linh mục đã rất buồn phiền thất vọng. Tổng Thống Mỹ Eisenhower vốn không mấy tin tưởng và mặn mà với Tổng Thống Diệm, nhưng trước những thành quả hiển nhiên đó, ông đã phải cân nhắc lại cách suy nghĩ của mình. Chỉ với không quá 400 triệu mỹ kim viện trợ kinh tế hàng năm, một con số khiêm tốn nếu so với hàng tỉ mỹ kim của chương trình Marshall tái thiết Đức và Nhật, hai nước này phải cần đến 20 năm để vươn lên, thì thành quả công việc của chính phủ Ngô Đình Diệm trong chín năm (1954 –1963) phải nói là kỳ diệu, nhưng rất ít được các sử gia Tây phương chú ý. Vừa phải đương đầu với cuộc xâm lăng của đại khối Cộng Sản quốc tế do Nga, Hoa dẫn đầu với đạo quân tiền phong là binh đội Bắc Việt, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vừa phải cố gắng phát triển nền kinh tế đất nước. Trong lúc Việt Nam Cộng Hòa nỗ lực ngăn chống đạo âm binh Cộng Sản, thì những nước láng giềng như Thái, MãLai, Phi, Nam Dương, Đại Hàn, Nhật Bản được thảnh thơi nhàn nhã tập trung tài nguyên, vật lực kiến tạo đất nước trở thành những con rồng, con hổ Á châu. Đặc biệt, Nhật Bản là nước được hưởng lợi rất nhiều và phất lên như diều gặp gió từ cuộc chiến tranh Việt Nam hai mươi năm, nhưng là nước nhận người Việt tị nạn ít nhất. Hành động hiếp đáp, giết chóc, hãm hiếp, xua đuổi của quân đội và viên chức các nước Thái, Mã, Phi, Nam Dương nhắm vào người Việt tị nạn là hành động bội bạc với dân tộc nước ân nhân của họ. Chính dân tộc những nước ấy phải tri ân dân tộc Việt Nam đã đổ máu xương làm bức tường thành ngăn chống làn sóng Cộng Sản. Ngày nay, trong thập niên đầu của thế kỷ thứ 21, không còn bức tường thép Việt Nam Cộng Hòa nữa, các nước Đông Nam Á đã xun xoe, bợ đỡ Cộng Sản Việt Nam để mong chúng cho được yên thân. Các chính quyền Mã Lai, NamDương khiếp sợ Việt Cộng, đã cho đập bỏ những bia tưởng niệm thuyền nhân trên những đảo xưa. Nhưng thí dụ rõ nét nhất là việc tư pháp Thái Lan trong tháng 9.2006 vừa qua, bất chấp đạo lý và công lý, đã chịu khuất nhục, khom lưng tuân lệnh Cộng Sản Hà Nội cho dẫn độ anh hùng Lý Tống về Việt Nam thụ án. Không còn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trước sức ép kinh khủng của Trung Cộng, cái gọi là Quân Đội Nhân Dân của Hà Nội đã run sợ mất mật, chịu cúi đầu quy phục làm bọn hàng thần lơ láo cho kẻ thù Bắc phương. Mao Trạch Đông, Chủ Tịch Trung Cộng bấy giờ có lần tìm cách liên lạc với Việt Nam Cộng Hòa đề nghị hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ, nhưng Tổng Thống Diệm đã thẳng thắn từ chối. Có ít nhất ba nhân vật quan trọng Hoa Kỳ đóng góp vào sự hưng thịnh của nước Việt Nam Cộng Hòa non trẻ trong những năm đầu thập niên1950. Thứ nhất, Trung Tướng O’ Daniel, Tư Lệnh Phái Bộ Quân Viện Hoa Kỳ tại Việt Nam MAAG (Military Assisistance Advisory Group) đặc trách giúp đỡ xây dựng QuânĐội Việt Nam Cộng Hòa hùng mạnh. Những người kế nhiệm Tướng O’Daniel theo thứ tự là Harkins, Westmoreland, Abrams và Weyand. Thứ hai, Trung Tướng Lawton Collins, phái viên đặc biệt của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đặc trách quan sát và thẩm định tình hình Việt Nam. Thứ ba, Đại Tá Không Quân Edward Lansdale, chỉ huy trưởng phân bộ CIA (Central Intelligence Agency) tại Việt Nam, cùng với một cộng sự viên rất đắc lực là Trung Tá Lucien Conein, một chuyên viên CIA chuyên trách tổ chức những lực lượng bí mật nhảy toán phá hoại Miền Bắc, viễn thám sang Lào. Về sau, Conein đã là nhân vật tiếp nhận kế hoạch đảo chánh Tổng Thống Diệm của nhóm sĩ quan VNCH, nên còn có thêm biệt danh “Chuyên viên đảo chánh”. Trong số những yếu nhân này, thì Lansdale tỏ ra là con người nhiệt tình và có rất nhiều thiện cảm vơi ông Diệm hơn cả. Giữa hai người đã hình thành một tình bạn rất sâu sắc, mà ông Lansdale đã có nhiều dịp thể hiện, bằng cách giúp ông Diệm vượt qua được nhiều cơn sóng gió.
Trung Tướng Collins từng có mối quan hệ thân thiết với tướng Paul Ely, Cao Ủy Pháp tại Việt Nam, trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Ely dĩ nhiên không thích ông Diệm, vì ông Diệm đang tìm cách tống khứ 150 ngàn quân Pháp ra khỏi Miền Nam sau Hiệp Định Geneve 1954, trong khi Pháp muốn nấn ná ở càng lâu càng tốt, nên đã lời ra tiếng vào nói xấu ông Diệm để lung lạc niềm tin của Collins. Collins là một con người hách dịch, cao ngạo. Ông ta tưởng rằng hào quang chiến thắng của Mỹ ở trong thế chiến có thể đè bẹp và khuất phục được vị tổng thống của một tiểu quốc, nhưng trong rất nhiều lần, Tổng Thống Diệm đều rất cứng rắn bảo vệ chủ quyền và sự tự quyết của quốc gia. Mọi việc thảo luận giữa Collins và ông Diệm đều diễn ra trong một bầu không khí bình đẳng tối đa có thể được.
Với Tổng Thống Diệm, một con người Uy Vũ Bất Năng Khuất, anh đến đây giúp tôi với tư cách là bạn, chứ không phải là ông chủ. Một nhân viên cao cấp dưới quyền Collins đã phản ảnh chính xác thái độ ngạo mạn của Collins, ông ta trả lời ông Trần Trung Dung, Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng VNCH (chức vụ bộ trưởng do Tổng Thống Diệm kiêm nhiệm), khi ông Dung đề nghị hãy để cho VNCH tự do tổ chức quân đội theo mô thức Việt Nam : “Người nào trả tiền, thì người đó quyết định”.Lansdale là một cái đệm đứng giữa dung hòa mọi khuynh hướng. Chính ông đã xác định với Tổng Thống Eisenhower, rằng Tổng Thống Diệm là con người của đại cuộc, của thời thế, ngoài ông Diệm ra, không còn có ai có khả năng lãnh đạo Việt Nam.Eisenhower đã tin và mời Tổng Thống Diệm sang thăm Hoa Kỳ với tư cách quốc khách. Tổng Thống Eisenhower đã đích thân ra tận chân cầu thang phi cơ niềm nở bắt tay Tổng Thống Ngô Đình Diệm, cùng duyệt hàng rào danh dự. Tổng Thống Diệm được Quốc Hội Mỹ mời đến thuyết trình về tình hình Việt Nam. Tổng Thống Diệm đã phát biểu :”Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ có những sự khác biệt sâu sắc về chủng tộc,tập quán, khái niệm chính trị, tầm nhìn và triết lý. Tôi hy vọng rằng chúng tacó thể bắt được nhịp cầu giữa hai nền văn hóa Đông phương và Tây phương”. Để đạt đến được đỉnh cao vinh quang ấy trong đời, TổngThống Diệm không phải là đã không trải qua những nỗi cay đắng của cô đơn và nhữngbiến cố cực nguy hiểm đến tính mạng, thanh danh và sự nghiệp chính trị của ông trongnhững năm đầu tiên trở về nước, chỉ với hai bàn tay trắng cùng một tấm lòng, giữamột trùng vây các thế lực sứ quân và thù địch. Trong thời điểm mập mờ của năm1954, tình hình chính trị tại Miền Nam rất rối rắm, vì chính phủ của Quốc TrưởngBảo Đại không có thực lực, chỉ dựa vào Pháp, nhưng bản thân người Pháp sau chiến bại Điện Biên Phủ và phong trào đòi độc lập ở các nước Phi châu như Algeria,Maroc, đã gây ra rất nhiều nan đề làm người Pháp lúng túng. Quân Pháp cũng không còn đầy đủ sức mạnh để kiểm soát hay khống chế nhiều thế lực nổi lên ở Miền Nam, một hình ảnh tương tự như nạn sứ quân thời cuối thế kỷ thứ 10 khi, Ngô Vương Quyền đã tạ thế
. Ông Diệm về nước trong bối cảnh hỗn mang đó, ông tiếp thu dinh Thủ Tướng, được đặt tên là Dinh Gia Long, tọa lạc trên đường Gia Long,chỉ với vỏn vẹn 12 người lính bảo vệ, và chỉ có thế. Lansdale đã từng nhiều lần tự do đi vào phòng làm việc của Thủ Tướng Diệm mà chẳng có ai ngăn cản hay xét hỏi gì cả. Khi ông Diệm đã được quốc dân bầu làm tổng thống và chính thức làmviệc trong Dinh Gia Long năm 1955, Lansdale bỏ công qua Phi nhờ Tổng Thống Magsaysay gởi chuyên viên quân sự là Đại Tá Arellano sang Sài Gòn giúp thành lập một tiểu đoàn phòng vệ phủ tổng thống. Tiểu đoàn này sau được nâng lên thành Liên Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, với những binh sĩ ưu tú được tuyển chọn từ những đơn vị xuất sắc của quân đội. Thành Cộng Hòa là một tòa nhà nhiều tầng khá kiên cố nằm gần Dinh Gia Long, đã được dùng làm nơi trú ngụ của sĩ quan và binh sĩ Liên Đoàn, nên mỗi lần có đảo chánh, thì quân đảo chánh phải khống chế hay triệt hạ cho được Thành Cộng Hòa. Những vị thủ tướng tiền nhiệm, chỉ hữu danh nhưng vô thực,ít quyền lực và không có quân đội yểm trợ, ông Diệm kiên quyết không dẫm lên vết xe đổ của họ. Nhưng bắt đầu từ cái gì và dựa vào lực lượng nào. Thật may mắn cho Thủ Tướng Diệm, hầu hết các chiến sĩ thuộc Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thời Bảo Đại di cư từ Bắc vào như Nhảy Dù, Bộ Binh, Commandos, đã tỏ lòng trung thành với tân Thủ Tướng, trong đó có nhiều chiến sĩ người thượng du như Mường,Thái, đặc biệt là Nùng. Dựa trên nền tảng đó, Thủ Tướng Diệm quyết định thanh toán các thế lực sứ quân để gom giang sơn dân tộc về một mối.
Đối thủ của ông là những ai. Câu trả lời sẽ làm người đời sau sửng sốt. Rất nhiều, gần đạt con số 12 sứ quân thời Ngài Đinh Bộ Lĩnh.
Thứ nhất : Thế lực mạnh nhất trong phe quốc gia đối đầu với Thủ Tướng Diệm lại chính là Quốc Trưởng Bảo Đại. Ông Bảo Đại là một người có lòng với tương lai của đất nước, nhưng khốn nỗi từ thuở nhỏ ông đã bị người Pháp nhồi nhét cho một nền giáo dục vong bản, nếp sống xa hoa, thượng lưu vương giả, nên ít nhiều gì thì tư tưởng của ông đã chịu rất nhiều ảnh hưởng của Pháp.
Bảo Đại sinh năm 1913 với tên Nguyễn Vĩnh Thụy, từ lúc biết nói biết hiểu thì người Pháp đã cho vú nuôi Pháp chăm sóc và thầy dạy người Pháp giáo dục theo kiểu Pháp. Năm ông 8 tuổi, Pháp đem ông sang Paris để vị hoàng tử trẻ ấy không còn cơ hội tiếp túc với nền văn hóa truyền thống Việt Nam và ý chí phục quốc nữa,rút kinh nghiệm từ vị vua trẻ 16 tuổi Duy Tân trước đó. Hoàng đế Khải Định, cha ông, mất năm 1925, nhưng mãi đến năm 1932 Vĩnh Thụy mới được Pháp đưa về lên ngôi, lấy đế hiệu là Bảo Đại, để bảo đảm rằng vị tân vương thục sự là một người thân Pháp toàn tâm toàn ý. Trong thời gian ở Pháp, Vĩnh Thụy được người Pháp cấp cho lương bổng hàng năm rất hậu lên đến hàng triệu đồng Đông Dương, cho tương xứng với cuộc sống xa hoa của một đế vương, dụng ý muốn làm hư hỏng vị vua trẻ. Tuy mang nhiều tai tiếng ăn chơi, đàn đúm trong nhữngnhà chứa, hộp đêm sang trọng, nhưng tiếng gọi tha thiết của cố hương vẫn tiềm tàng trong tận đáy tim, vua Bảo Đại đã cố gắng trong khả năng rất hạn chế của mình, làm được nhiều việc có ý nghĩa. Chính phủ của Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân dưới quyền Quốc Trưởng Bảo Đại trong năm 1946 đã chọn được bài quốc ca Tiếng Gọi Công Dân và lá quốc kỳ Vàng Ba Sọc Đỏ làm biểu tượng thiêng liêng của nước Việt Nam độc lập. Hai biểu tượng thiêng liêng này vẫn còn tồn tại mãi đến ngày nay trong lòng người dân Việt. Quốc Trưởng Bảo Đại chọn ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng,nhưng vẫn e dè tài năng và quyền lực của ông Diệm sẽ lấn át ông. Nhưng khốn nỗi,Bảo Đại dành quá nhiều thời gian ngụ cư ở Pháp nhiều hơn là về Việt Nam.
Chọn ông Diệm, Quốc Trưởng Bảo Đại đã đặt hai điều kiện tiên quyết : Giành lại độc lập cho nước nhà và kiến thiết Việt Nam hùng mạnh. Nếu ông Diệm không làm được hai việc đó thì hãy trả chính quyền lại cho ông. Thủ Tướng Diệm đã long trọng thề với Quốc Trưởng, ông sẽ làm được. Chuyện này đã do chính ông Bảo Đại kể lại trong cuốn hồi ký Dragon d’Annam (Con Rồng Nước Nam). Ông Diệm càng đạt được nhiều thành quả tốt đẹp thì Bảo Đại càng cảm thấy mình kém thế, vì vậy ông đã ủng hộ Trung Tướng Nguyễn Duy Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia và nhóm Bình Xuyên, nhiều lần tìm cách lật đổ ông Diệm. Bởi ông Bảo Đại không còn giúp ích được gì cho nước nhà, nhân có một chỉ dụ của ông ngày 19.4.1956 từ bên Cannes lệnh cho Thủ Tướng Diệm phải sang trình diện, với ý định sẽ bãi chức ThủTướng của ông. Một cuộc Trưng Cầu Dân Ý đã được tổ chức trong ngày 23.10.1956 do Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng gồm nhiều nhân sĩ của các đảng phái và giáo phái ủng hộ Thủ Tướng Diệm đề xuất. Bản thân Thủ Tướng cũng không lường được sự tiến triển bất ngờ của tình thế, ông đã vô cùng sửng sốt khi buổi chiều ngay 20.4.1956, sau 7 tiếng đồng hồ thảo luận căng thẳng, Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đã mời ông Diệm đến thông báo quyết định truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại.Là một sĩ phu nặng lòng trung quân và ái quốc, một con người từng nghiềm ngẫm nghĩa lý Tứ Thư, Ngũ Kinh, với những tấm gương trung liệt trong đó, Thủ Tướng Diệm chưa bao giờ dám có ý nghĩ phạm thượng với vua Bảo Đại. Nhưng hội đồng biết rõ rằng, nếu Thủ Tướng đi sang Pháp trình diện ông Bảo Đại, thì chuyến đi đó lành ít dữ nhiều và có thể vĩnh viễn biệt xứ. Hơn 5 triệu người dân đi bầu. Kết quả, có đến 98,2% số phiếu ủng hộ ông Diệm trong cương vị Tổng Thống và đồng ý cho Quốc Trưởng Bảo Đại giải nhiệm. Phía Hoa Kỳ không được hài lòng lắm với tỉ lệ quá cao như thế, nó có vẻ không thực, hy vọng khoảng 70% là lý tưởng nhất.Ngày 26.10.1955, ông Diệm tuyên thệ nhậm chức tổng thống, tuyên bố thành lập nướcViệt Nam Cộng Hòa, cải danh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thành Quân Đội Việt NamCộng Hòa, đồng thời thông báo trước quốc dân sẽ tổ chức bầu cử quốc hội vào đầu năm 1956. Người dân thời ấy và các thế hệ sau nợ Tổng Thống Diệm danh xưng đầy hãnh diện : Được làm công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa.
Những người lính chiến đấu dưới Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nợ vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao danh xưng lắm kiêu dũng : Người Lính Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 26.10.1956, Quốc Hội đầu tiên của Việt Nam thông qua Bản Hiến Pháp, Tổng Thống Ngô Đình Diệm long trọng ban hành với lời xác tín: Sau Hiến Pháp còn có tôi ! Ngụ ý người kiên quyết bảo vệ Hiến Pháp và luật pháp quốc gia. Nền dân chủ sơ khởi của nước cộng hòa non trẻ bắt đầu từ đấy. Thứ hai : Trung Tướng Nguyễn Duy Hinh, nguyên là TrungTá Không Quân trong quân đội Pháp, cưới vợ Pháp và nhập tịch Pháp, cha ông là cựuThủ Tướng Nguyễn Văn Tâm rất thân Pháp. Quốc Trưởng Bảo Đại đã cất nhắc TrungTá Hinh lên Thiếu Tướng, giữ chức vụ tư lệnh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, với dụngý củng cố vị thế của ông. Một thời gian sau, ông Hinh được thăng Trung Tướng.Trong thời điểm chân ướt chân ráo mới về đến quê hương, ông Diệm buộc phải chấp nhận ông Hinh. Người Mỹ càng hậu thuẫn ông Diệm bao nhiêu, thì người Pháp càngchơi trò ném đá dấu tay phá thối Thủ Tướng Diệm, bằng cách xúi dục Trung Tướng Hinh làm phản. Ông Hinh nhiều lần cho xe thiết giáp và bộ binh đến bao vây dinhThủ Tướng để thị uy, nhưng ông Diệm có Tướng Collins và Đại Tá Lansdale bảo vệ.Khi quân đội trung thành với ông Diệm đem quân đến bao vây trả đũa, thì Bộ Tư Lệnh Pháp chậm trễ việc cung cấp tiếp liệu, xăng nhớt di chuyển, thậm chí thiết lập nhiều nút chận gây khó khăn cho quân đội. Có lần Lansdale đã mời nhiều sĩ quan thân ông Hinh sang Manila, thủ đô Phi Luật Tân du hí, để tách họ ra khỏi ông Hinh. Đồng thời, chính phủ Hoa Kỳ trong tháng 10.1954 gửi công hàm báo cho ngườiPháp biết, Hoa Kỳ sẽ viện trợ trực tiếp cho Việt Nam không qua trung gian Pháp nữa. Người Pháp yếu thế dần, không còn hung hăng hỗ trợ ông Hinh tạo phản nữa. Tháng 11.1954, dưới sức ép của người Mỹ lên người Pháp,Quốc Trưởng Bảo Đại ra chỉ dụ bãi chức Trung Tướng Hinh, ông Diệm bổ nhiệm ThiếuTướng Lê Văn Tỵ thay thế, sau này ông được thăng lên đến Đại Tướng.
———————————–
Tướng Hinh ngậm ngùi lên phi cơ về Pháp. Thiếu Tướng Tỵ bắt tay ngay vào việc nhận bàn giao quyền chỉ huy hoàn toàn quân đội Việt Nam từ người Pháp, hiệu lực từ ngày11.2.1955. Quân Đội Quốc gia Việt Nam rẽ sang một giai đoạn mới và được cảidanh thành Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 26.10.1955. Thứ ba : Là lực lượng quân đội Pháp còn khoảng 150 ngànngười cứ chùng chình mãi không chịu hồi hương. Thủ Tướng Diệm căm giận lắm, đólà cái mối quốc nhục mà ông thề sẽ rửa trước anh linh của tiền nhân tiên liệt.Thực dân Pháp muốn có một chính phủ thân Pháp để duy trì thế lực Pháp ở ViệtNam. Pháp có nhiều nguồn lợi ở Việt Nam như các đồn điền trà, cà phê, cao su.Nhiều chủ đồn điền vẫn được chính quyền Việt Nam hai thời cộng hòa ưu đãi,không động chạm gì đến công cuộc làm ăn của họ, nhưng những người này thậm thụtđóng thuế, cung cấp tin tức cho quân Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng, dung chứachúng trong những khu rừng cao su bạt ngàn, làm một mũi dao lúc nào cũng sẵnsàng thọc sâu vào tận trái tim nước Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng với sự thất bại củaBảo Đại, Tướng Hinh, Bảy Viễn, sư quy phục của các giáo phái trước sự kiên quyếtcủa Thủ Tướng Diệm, lại thêm ngân khoản tài trợ của Hoa Kỳ đã cắt đứt, ngườiPháp thấy không còn hy vọng gì, những người lính Pháp cuối cùng đã lục tục xuốngtàu về nước ngày 28.4.1956, đánh dấu chấm hết một thế kỷ thống trị của ngườiPháp. Tổng Thống Ngô Đình Diệm, sau mấy năm đấu trí đấu lược với thực dân Pháp,đã thực sự tống xuất được bọn chúng ra khỏi nước Việt Nam. Giờ đây, nước ViệtNam Cộng Hòa đã được hoàn toàn độc lập, uy thế của chính phủ ông Diệm lừng lẫytrên trường quốc tế, hầu hết các quốc gia không Cộng Sản, kể cả các nước Ả Rậpđều chính thức công nhận Việt Nam Cộng Hòa và thiết lập quan hệ ngoại giao.Charles De Gaulle, Tổng Thống Pháp rất cay cú, nhưng buộc phải thực lòng ngợica Tổng Thống Diệm là “Winston Churchill của Á châu”, ngụ ý con người kiệt xuấtđã giành được độc lập cho đất nước. Thứ tư : Là lực lượng Bình Xuyên của Tướng Lê Văn Viễn.Được sự đỡ đầu và trả lương ngầm của Pháp, lực lượng Bình Xuyên chiêu mộ được đến25 ngàn thủ hạ, trong đó có 1,500 tay súng. Bình Xuyên là một tổ chức tội ác,thổ phỉ, một cái gì đó gần giống như Mafia của Ý, vì nó kinh doanh ngành cờ bạcvà nhà chứa, ngang ngược không coi luật pháp quốc gia ra gì hết. Từ khởi đầu,thì lực lượng Bình Xuyên do một người anh chị tên Ba Dương lãnh đạo, đã kết hợpvới các lực lượng Hòa Hảo và Cao Đài kháng chiến chống cả Pháp và Việt Minh. BaDương bị Tướng Nguyễn Bình của Cộng Sản giết chết, quyền chỉ huy rơi vào tay LêVăn Viễn. Người Pháp khuyến dụ Bảy Viễn đem lực lượng quy thuận, đổi lại Phápban cấp cho Bảy Viễn bổng lộc và quyền lợi rất hậu. Năm 1952, Bảo Đại phong cho Lê Văn Viễn, tự Bảy Viễn, cấpbậc Thiếu Tướng để làm vây cánh và có ý định sẽ đưa Bảy Viễn lên làm Thủ Tướngsau này. Nhà nước Pháp cũng ân thưởng Viễn huân chương cao quý Bắc Đẩu Bội Tinh.Tai sao ? Bảy Viễn và Bình Xuyên làm chủ nhiều cơ sở tài chánh lớn như các sòngbài Đại Thế Giới dành cho lớp thượng lưu giàu có Pháp và Việt, như cỡ công tử BạcLiêu và công tử Mỹ Tho chẳng hạn, sòng bài Kim Chung dành cho giới thấp hơn vàgiai cấp bình dân lao động. Có vô số người đã bán vợ con làm nô tì đĩ điếm, mấtnhà cửa, sạt nghiệp, tự tử hay hóa điên vì hai sòng bài tội lỗi này. Chưa hết,nằm gần bên các sòng bài là các khu nhà chứa đủ mọi hạng, từ de luxe hạng sangđến hạng hèn, nổi tiếng nhất là nhà chứa Bình Khang ở Vườn Lài. Công an và binhlính Bình Xuyên kiểm soát những trục lộ huyết mạch Sài Gòn – Vũng Tàu, Sài Gòn– Rừng Sát, thu thuế các lò mổ thịt. Nguồn tài chính lớn nhất của Bảy Viễn làviệc buôn bán thuốc phiện lậu chở từ vùng Tam Giác Vàng qua Lào, rồi vào ViệtNam, Bảy Viễn thầu hết. Bảy Viễn cung ứng cho ông Bảo Đại hàng tháng 500 ngàn đồngvà bộ máy thống trị Pháp một số tiền lớn mỗi ngày lên đến 100 ngàn đồng, nhưngbù lại hắn cho người Hoa Macau đấu thầu và trả cho hắn mỗi ngày 400 ngàn đồngtiền Đông Dương. Dẫu sao thì cũng có it nhiều “huyền thoại” về Bảy Viễn. Có lẽmuốn hù dọa thiên hạ, bên cạnh những nhà điều chế tinh chất ma túy, Bảy Viễn cấtnhiều chuồng nuôi cá sấu đến 12 con. Bên ngoài phòng ngủ của hắn có một con beogấm dữ dằn được cột bằng một sợi dây xích dài. Trên ban công biệt thự, nhữngcon trăn gió bò lển nghển thấy mà … ghê. Chưa hết, có một con cọp mua từ xứSiberia bên Nga hầm hừ nằm trong một cái chuồng sắt, mà khi cần thì từ bêntrong người ta có thể bấm nút điện cho cửa chuồng kéo lên, ô hô, thế là con cọpphóng ra ngoài, kẻ lạ đột nhập toan tính ám sát Bảy Viễn hả, tha hồ mà chạy vắtgiò lên … ót nhé. Người ta đồn rằng có người trông thấy quần áo và xương ngườitrong lồng cọp nữa, thế có ghê không chứ. Một con người đạo đức bài phong kiến đả thực dân như ThủTướng Diệm đâu có thể chấp nhận một cái ung nhọt xấu xa tồn tại giữa lòng thủđô. Biết chắc Hoa Kỳ đã cắt ngân khoản, Pháp không có tiền trả lương cho quânBình Xuyên, Thủ Tướng Diệm quyết định đánh tiêu diệt bọn mafia thổ phỉ. Nhưngtrước hết, ông cần thêm lực lượng của các giáo phái, càng nhiều càng tốt. CácTướng Trình Minh Thế, Nguyễn Thành Phương của Cao Đài, Trần Văn Soái của Hòa Hảođã xin quy phục chính quyền và đem về nhiều ngàn quân. Thiếu Tướng Thế đượcvinh thăng Trung Tướng, ông là con người tuổi trẻ tài cao, năng nổ, nhiệt thànhtrong chiến dịch tiêu diệt Bình Xuyên. Với sự hỗ trợ ngầm của quân Pháp, Bảy Viễnnhiều lần ngổ ngáo đem thiết giáp và quân sĩ bao vây dinh Thủ Tướng. Nhưng mộttên vô lại như hắn đâu có phải là đối thủ của một con người kiệt hiệt như NgôĐình Diệm. Hai tiểu đoàn Dù của Thiếu Tá Liên Đoàn Trưởng Đỗ Cao Trí đã vâyđánh tan nát bản doanh của bọn thổ phỉ mafia nằm trên đường Trần Hưng Đạo. Quânthổ phỉ Bình Xuyên chỉ giỏi húng hiếp dân lành, nhưng lại vô cùng hèn nhát trướccác chiến sĩ quốc gia, chúng đã quăng súng bỏ chạy tán loạn. Bảy Viễn cùng LạiVăn Sang, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát, tay chân thân tín nhất của hắn nhanh chân lủitrốn vào Rừng Sát phía Tây Bắc Sài Gòn, rồi từ đó được tàu Pháp ủi vào đưa về mẫuquốc. Đại Tá Dương Văn Minh, tự Minh Cồ (Big Minh), người hùngtrong chiến dịch càn quét Rừng Sát, đã tìm thấy một thùng phuy giấy bạc ĐôngDương của Bình Xuyên. Minh được vời về Sài Gòn cho vinh thăng Thiếu Tướng, đảmnhiệm chức vụ Tổng Trấn Sài Gòn, dẫn đầu đoàn quân trong buổi duyệt binh chiếnthắng rất hùng tráng tại thủ đô. Minh dấu nhẹm chuyện chiếc thùng phuy, nhưngtin phong phanh đến tai chính phủ ông Diệm, nhưng Tổng Thống Diệm cho xếp hồsơ. Thiếu Tướng Minh lần lượt được chính phủ tín nhiệm trong những chức vụ chỉhuy cao nhất trong quân đội, như được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Các chiến dịch HoàngĐiệu 1954, chiến dịch Nguyễn Huệ 1955, chiến dịch Thoại Ngọc Hầu 1956, Tư LệnhLiên Khu Thủ Đô năm 1957, Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Hành Quân 1961. Đầu năm 1963, TổngThống Diệm vinh thăng Trung Tướng và bổ nhiệm Tướng Minh chức vụ Cố Vấn Quân SựPhủ Tổng Thống, một công việc ngồi chơi xơi nước. Tướng Minh để tâm thù hận ôngDiệm từ đấy. Mối thù càng sâu đậm hơn, khi ông Diệm bổ nhiệm bốn vị Tư LệnhQuân Khu, Minh chẳng nắm được vùng nào cả. Các Tư Lệnh Quân Khu thời ông Diệmtrong năm 1962 – 1963 như sau : Quân Khu I : Thiếu Tường Đỗ Cao Trí Quân Khu II : Trung Tướng Nguyễn Khánh Quân Khu III : Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, kiêm Tổng TrấnSài Gòn – Gia Định Quân Khu IV : Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao Ngay cả cái Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu cũng lọtvào tay Thiếu Tướng Trần Văn Đôn, Minh chả được xơ múi gì. Được sự chấp thuậnngầm của Thái Thú Henry Cabot Lodge và Hoa Thịnh Đốn, Minh lệnh riêng cho ĐạiÚy Nguyễn Văn Nhung giết chết Tổng Thống Diệm và bào đệ là ông Nhu trong lòngchiếc thiết vận xa M 113 trong ngày 2.11.1963. Là đảng viên Đại Việt, Nhung còncó mối thù riêng với Tổng Thống Diệm, vì ông Diệm đã cho quân đội tấn công hủydiệt chiến khu Ba Lòng ở Miền Trung của lực lượng Đại Việt. Nhưng đó là chuyệnđau lòng sau này. Nếu ông Diệm bổ nhiệm Tướng Trí làm Tư Lệnh Quân Khu III, rấtcó thể Tướng Trí vẫn giữ lòng trung thành, vì Đại Tá Cao Văn Viên cùng binh chủngNhảy Dù như ông nhất định không phản, quân đảo chánh sẽ thất bại. Nhưng đó là sốtrời, định mệnh oan nghiệt đã dành sẵn chén đắng cho người. Những năm đầu thậpniên 1960, khi chiến sự bùng nổ giữa quân Mặt Trận Giải Phóng và Quân Đội VNCH,Minh thậm thụt tiếp xúc mấy lần với Tướng Việt Cộng Dương Văn Nhựt, là em traicủa ông ta, An Ninh Quân Đội VNCH biết hết, nhưng Tổng Thống Diệm không muốnlàm lớn chuyện, ông cho xếp hồ sơ lại, vì Tướng Minh chưa có dấu hiệu phản loạn.Đó là sai lầm lớn nhất trong đời của Tổng Thống Diệm, mà ông sẽ phải trả giá đắtbằng chính mạng sống của mình. Cuối tháng 4.1955, tàn quân Bình Xuyên rút về cố thủ bênkia cầu Tân Thuận trong Chợ Lớn. Trung Tướng Thế quả cảm tiến lên phía chân cầuđiều động binh sĩ, nhưng một viên đạn bắn lén oan nghiệt đã giết chết ông. Mộttên xạ thủ núp dưới chân cầu cách Tướng Thế khoảng mười mét bắn một viên đạntrúng màng tang phải trổ ra mắt trái. Tương Thế ngã ra chết tức khắc. Chiềungày hôm sau, khi tình hình chiến sự tạm lắng dịu, Thủ Tướng Diệm cùng ông Nhuđến viếng xác Trung Tướng Thế. Thủ Tướng Diệm đã ôm thây người hào kiệt trẻkhóc lớn. Nỗi đau mất một cánh tay, một cột trụ chống đỡ trong thời buổi loạnbinh, ông Diệm ngã ra ngất xỉu. Đến ngày 3.5.1955 thì quân Bình Xuyên hoàn toàntan rã, một số đầu hàng, một số chạy thụt mạng sang Miên trốn, phần khác ẩntránh trong các lực lượng giáo phái. Ngay lập tức, Thủ Tướng Diệm cho đóng cửanhững nơi chốn tội ác, trả lại cuộc sống trong sáng và an lành cho người dân thủđô. Dưới chín năm cầm quyền của ông, Tổng Thống Diệm không cho phép một hình thứcsa đọa trụy lạc nào được tồn tại. Sau chiến công này, tài năng lãnh đạo của Thủ Tướng Diệmđã được xác định. Người Mỹ và thế giới đồng công nhận rằng ông Diệm chính lànhà lãnh đạo duy nhất không ai có thể sánh nổi tại Việt Nam. Viện trợ Hoa Kỳ bắtđầu hào phóng đổ vào, dần lên đến 500 triệu mỹ kim mỗi năm. Dân chúng Việt Namdần dần quen thuộc với những loại hàng hóa và thực phẩm mang nhãn hiệu hai bàntay siết chặt, tượng trưng cho mối quan hệ thân tình giữa người Mỹ và người ViệtNam. Thứ năm : Là lực lượng các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài.Đây là hai lực lượng lớn tương đương với Bình Xuyên và đã gây nhiều khó khăncho chính quyền quốc gia. Từ khởi thủy, các lực lượng giáo phái chủ trương chốngCộng và kháng chiến chống Pháp, nhưng sau Hiệp Định Geneva 1954, Việt Cộng rútvề Bắc, quân Pháp hồi hương, các giáo phái trong một tình trạng lúng túng, vì mụctiêu tranh đấu đã coi như tạm hoàn thành, tương lai đất nước vẫn mờ mịt. Vấn đềtế nhị và khó giải quyết là, chẳng lẽ sau bao nhiêu năm gian khổ chiến đấu, giờđây lại buông súng quy hàng một con người xa lạ là Thủ Tướng Ngô Đình Diệm từHoa Kỳ về, và một quân đội xa lạ là Quân Đội Quốc Gia đa số từ Miền Bắc di chuyểnxuống. Sự yếu ớt của các chính phủ Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Xuân, Bửu Lộc trướcđây đã là một tiền đề để các giáo phái nghĩ rằng chính phủ ông Diệm cũng ngã sụmsớm, họ sẽ nhân thời cơ nắm được một vai trò nào đó. Thủ Tướng Diệm kêu gọiquân đội giáo phái giải giới sáp nhập vào quân đội quốc gia, các thành phần chỉhuy được cải chuyển sang thành sĩ quan của một quân đội thống nhứt. Nhiều nhómvũ trang dưới quyền của một số tướng lãnh ý thức được sự biến chuyển của tìnhthế, sự cần thiết hợp nhất quân đội để tiếp tục ngăn chống làn sóng Cộng Sản,và công nhận thiên mệnh đã chọn chí sĩ Ngô Đình Diệm làm người lãnh đạo, chứkhông phải bất cứ ai khác trong số tướng lãnh giáo phái, nên đã kéo nhau về xinquy thuận. Những tướng Nguyễn Thành Phương, Trình Minh Thế của Cao Đài, TrầnVăn Soái của Hòa Hảo đều được chính quyền quốc gia trọng dụng và thăng thưởng.Các tướng Lâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ của Hòa Hảo chùng chình nửa muốn nửakhông, chờ xem những đề nghị quyền lợi do Đại Tá CIA Lansdale đứng giữa móc nối. Phật giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Phú Sổ sáng lập, tín đồcung kính gọi Ngài là Đức Huỳnh Giáo Chủ. Ngài sinh năm 1919 tại làng Hòa Hảo,thuộc tỉnh Châu Đốc. Thuở nhỏ Ngài là một cậu bé ốm yếu và thường bệnh hoạn.Nhưng trong cái thân thể gầy gò ấy tiềm tàng một sức mạnh siêu nhiên về tâmlinh, Ngài luôn trầm tư suy nghĩ về những bí ẩn của đời sống, chiêm nghiệm chânlý. Năm 1939, lúc chỉ mới 20 tuổi, Ngài đã ngộ được lẽ huyền vi của Phật giáo,rồi Ngài bắt đầu cuộc đời đạo hạnh từ đấy. Đức Huỳnh Giáo Chủ nghĩ rằng, Ngàiphải đi sâu vào đời sống mọi người chung quanh, ra tay cứu độ cho những người bệnhtật, thì mới có thể thuyết phục và thu hút được nhiều tín đồ. Vừa trị bịnh cứuđời, Ngài vừa giảng thuyết Phật pháp. Người dân Miền Tây thuở thập niên 1940đâu đã nhiều người được học hành chu đáo, nên Đức Huỳnh đã đơn giản hóa kinh Phậtvà phổ kinh vào thơ bằng những từ ngữ dễ hiểu, để cho bất cứ tín đồ nào cũng cóthể cảm nhận được điều huyền diệu của Phật pháp. Trong lúc đất nước chìm đắm giữacơn biển lửa chiến tranh, Ngài kết hợp Phật pháp với chủ nghĩa quốc gia, mỗitín đồ vừa là một Phật tử, nhưng cũng là một công dân có trách nhiệm chiến đấulúc tổ quốc nguy biến. Ngài khuyên tín đồ nên tụng niệm bốn lần mỗi ngày, tánthán hồng danh chư Phật, tán thán công đức những anh hùng dân tộc như Hai BàTrưng, Lý Bôn, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi, để hun đúc tinh thần yêu nước. Vì Ngàichủ trương chống thực dân Pháp xâm lược, người Pháp vu khống Đức Huỳnh giáo chủlà một người điên, nên năm 1940 chúng bắt giam Ngài trong một nhà thương tâm thần.Nhưng ở đây, Đức Huỳnh đã thuyết pháp và thu nhận làm tín đồ hầu hết những bácsĩ, y tá và nhân viên. Khi quân Nhật đảo chánh Pháp ngày 9.3.1945, người Nhậtđưa ra chiêu bài “Đại Đông Á” đoàn kết những dân tộc da vàng, ủng hộ những lựclượng võ trang yêu nước Việt Nam. Lực lượng quân sự của Phật Giáo Hòa Hảo lúcđó đã kết nạp được đến 15 ngàn chiến sĩ quốc gia. Năm 1946, Đức Huỳnh thành lậpĐảng Dân Xã, thế lực ngày càng bành trướng dần khắp hết Miền Tây. Một trong nhữngcấp chỉ huy của lực lượng võ trang Hòa Hảo là Tướng Lê Quang Vinh. Ông là mộtngười chống Pháp rất quyết liệt. Để khẳng định quyết tâm, năm 1947, Tướng Vinhđã chặt đứt một lóng tay trỏ, từ đó dân chúng còn gọi ông là Tướng Ba Cụt. Mộtcấp chỉ huy khác là Trần Văn Soái, tính nóng như Trương Phi, được binh sĩ kínhtrọng gọi là Năm Lửa. Nhận thấy Đức Huỳnh Giáo Chủ đã trở thành một đối thủchính trị và quân sự đáng sợ tại Miền Tây, Hồ Chí Minh lệnh cho đàn em dàn dựngmột cuộc hợp thương giữa Việt Minh và Hòa Hảo tại một địa điểm hẻo lánh là KinhĐốc Vàng trong ngày 19.4.1946, mời Đức Huỳnh đến rồi giết chết. Tuy Đức HuỳnhGiáo Chủ đã qua đời, nhưng Việt Minh không thể tiêu diệt nổi lực lượng võ trangHòa Hảo, con số tín đồ trong những năm đầu thập niên 1950 đã lên đến hơn 1 triệurưỡi người. Sau khi được quốc dân tín nhiệm bầu làm Tổng Thống trongcuộc bỏ phiếu ngày 23.10.1955, chí sĩ Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước ViệtNam Cộng Hòa. Bình Xuyên đã bị tiêu diệt hồi tháng 5.1955, giờ đây Tổng ThốngDiệm bắt đầu thanh toán lực lượng Hòa Hảo. Những tướng lãnh chịu quy phục nhưTrần Văn Soái, Tổng Thống Diệm trọng dụng và tưởng thưởng vật chất xứng đáng (Sửliệu của người Mỹ viết rằng CIA đã giúp Tổng Thống Diệm 12 triệu mỹ kim trong việcnày) Những tướng lãnh bất phục, ông lệnh cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tấncông không khoan nhượng. Những trận đánh đẫm máu đã diễn ra, để cuối cùng TướngLê Quang Vinh Ba Cụt bị quân của Đại Tá Dương Văn Minh bắt sống trong tháng4.1956. Tướng Ba Cụt để tóc dài đến tận vai, ông thề rằng khi nào đất nước thốngnhất thì ông mới cắt tóc. Tháng 7.1956 Tướng Lê Quang Vinh bị xử chém tại CầnThơ. Lực lượng võ trang Hòa Hảo của Tướng Ba Cụt tan rã từ đấy, các binh sĩphân tán và ẩn tránh vào những vùng thôn quê xa thành thị chờ thời cơ trỗi dậy. Đạo Cao Đài được Ngài Ngô Văn Chiêu sáng lập từ năm 1878tại Chợ Lớn, tiết lộ rằng Ngài đã được gặp gỡ đấng toàn năng tối cao là ThượngĐế qua hiện tượng cơ bút. Biểu tượng thiêng liêng của Cao Đài giáo là hình Một Mắt,có nghĩa là sự thấu suốt mọi lẽ huyền vi của vũ trụ và thế giới tâm linh. ĐứcNgô Văn Chiêu đưa vào nhiều hình tượng để tán thán và thờ phượng. Ngoài Đức PhậtThích Ca, còn có Đức Chúa Jesus, Lão Tử, Khổng Tử, thấp hơn có Jeanne d’Arc (nữanh thư Pháp), Victor Hugo (văn hào Pháp), Charlie Chaplin, Laurel va Hardy (đềulà các tài tử điện ảnh Hoa Kỳ), cùng nhiều nhân vật lịch sử, tôn giáo và vănhóa khác nữa, đều được thờ phượng như những bậc thánh. Với một đạo pháp chủtrương hòa đồng như thế, rất dễ được quần chúng tin tưởng và chấp nhận, nên chỉtrong một thời gian ngắn, đạo Cao Đài đã phát triển toàn khắp Lục Tỉnh và bànhtrướng ra đến Miền Trung. Tòa Thánh Trung Tâm đặt tại Tây Ninh, sinh hoạt nội bộcủa hàng giáo phẩm và giáo dân chặt chẽ, gần giống hình thức bán tự trị (semiautonomous state), một lãnh thổ trong một quốc gia. Sự kiện này đã làm thực dânPháp rất lo lắng, khi con số chiến sĩ trong lực lượng võ trang Cao Đài đã lên đến25 ngàn người. Năm 1932, Đức Ngô Văn Chiêu qua đời, Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắclên chấp chưởng công việc. Đầu những năm 1950, tín đồ Cao Đài đã lên đến gần 2triệu người. Song song với cuộc bình định lực lượng võ trang Hòa Hảo,Tổng Thống Diệm bắt đầu chiến dịch chinh phạt lực lượng võ trang Cao Đài. Với sựgiúp sức của CIA Mỹ, qua trung gian của Đại Tá Lansdale, Thiếu Tướng Trình MinhThế, Thiếu Tướng Nguyễn thành Phương chịu quy thuận với những thăng thưởng cấpbậc và vật chất rất hậu từ phía chính phủ (sử liệu Mỹ tiết lộ CIA đã giúp 1 triệumỹ kim). Cuối năm 1955, Quân Đội VNCH tấn công vào chiến khu Tây Ninh. Trước ýchí sắt đá của Tổng Thống Diệm, rằng ông không bao giờ chấp nhận nạn sứ quântrong một quốc gia có một chính phủ dân cử hợp pháp, thêm tin tức bất lợi và đẫmmáu từ phía mặt trận Hòa Hảo dồn dập bay về, Hộ Pháp Phạm Công Tắc buộc phảiđào thoát sang Cao Miên trong tháng 2.1956. Phần lớn binh sĩ Cao Đài buông súngxin quy hàng, số còn lại tản mác về Miền Tây. Như vậy là đã xong những thế lực sứ quân lớn, các lực lượngvõ trang giáo phái đã lụi tàn, nhưng giáo dân Hòa Hảo và Cao Đài vẫn được tự dotín ngưỡng và hành đạo của mình. Chẳng những thế mà chính quyền ông Diệm còngiúp đỡ trùng tu, xây dựng chùa, đền, tòa thánh. Sự kiện này chứng minh rằng, bảnthân Tổng Thống Diệm, Người không bao giờ chủ trương kỳ thị tôn giáo. Ngoài tưcách là một tín đồ Thiên Chúa giáo, ông còn là một nhà nho Khổng giáo, một kẻsĩ chân chính luôn tôn trọng đạo lý và lẽ công bằng. Quan niệm rằng tín đồ bấtcứ đạo giáo nào chỉ nên trau giồi phần đạo đức và tâm linh, Tổng Thống Diệmluôn tích cực hỗ trợ cho công việc thiêng liêng đó. Nhưng không thể lợi dụngtôn giáo để bạo động và hùng cứ. Quân đội phải được hợp nhất thành một sức mạnhđể bảo vệ đất nước. Ông cũng áp dụng quan niệm đó với lực lượng Phật giáo,nhưng đấy lại là một câu chuyện khác đầy rối rắm mang rất nhiều màu sắc chínhtrị, có sự nhúng tay của Mỹ và Cộng Sản để đánh đổ Người.