TỐI CAO PHÁP VIỆN HOA KỲ: ĐẢNG CỘNG HÒA ĐỦ PHIẾU BỔ NHIỆM GHẾ KHUYẾT THẨM PHÁN

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Bà Amy Barrett – Thẩm Phán Tòa Phúc Thẩm Liên Bang số 7, có khả năng rất cao được đề bạt thay thẩm phán TCPV Ginsburg  vừa qua đời tuần trước

Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện mà ngày Thứ bảy 26/09/2020 TT Trump sẽ tiến cử bổ nhiệm, rất nhiều phần trăm là bà Amy Barrett, một tín đồ Roman Catholic, chống tệ trạng phá thai và là người cương quyết bảo vệ sự sống (pro-life).
Bà Barrett không xa lạ gì với chính khách Hoa Kỷ, năm nay 48 tuổi, bà hiện là Chánh Án Tòa Phúc Thẩm Liên Bang số 7. Nước Mỹ có tất cả 13 Tòa Phúc Thẩm Liên Bang, Tòa Phúc Thẩm Liên Bang số 7 (đặc trách các tiểu bang Illinois, Indiana, Wisconsin). 
Tiến sĩ luật Amy Barrett tốt nghiệp ưu hạng Cử Nhân Văn Chương tại Đại Học tư Rhodes Colleges, Tiểu bang Tennessee năm 1994, tốt nghiệp ưu hạng Tiến Sĩ Luật tại Đại Học tư Notre Dame Law School, Tiểu bang Indiana năm 1997.  Giáo sư tại đại học Notre Dame Law School, chánh án Tòa Phúc Thẩm Liên Bang 7.  Cách đây vài năm Thượng nghị sĩ Chuck Grassley đã tuyên bố “Nữ Giáo sư Amy Barrett là một học giả pháp lý xuất sắc, bà nhận được sự tôn trọng của các đồng nghiệp và sinh viên trong lãnh vực pháp luật về chánh trị. Bà Barrett còn là một tín đồ  Công giáo tận tụy, nồng nhiệt chứng tỏ vai trò của đức tin trong cuộc sống”.

Có bị trục trặc tại Thượng Viện Hoa kỳ vì lý do chính trị không?

Đảng Cộng Hòa đã có con số cần thiết để bảo đảm ứng cử viên Tòa Án Tối Cao Pháp Viện của Tổng thống Donald Trump đề bạt sẽ có cuộc bỏ phiếu phê chuẩn tại Thượng Viện. Thượng nghị sĩ (TNS) Mitt Romney của tiểu bang Utah đã đồng ý. Như vậy có 51 TNS ủng hộ cần thiết trong việc xúc tiến bỏ phiếu cho ứng viên do TT Trump đề cử để thay thế bà chánh án Tối Cao Pháp Viện Ruth Ginsburg vừa qua đời tuần trước.

 

Về phía Đảng Dân Chủ cho rằng không nên xác nhận trong một năm bầu cử. Hành động này bảo đảm một trận chiến chính trị gay gắt sẽ diễn ra trước cuộc bỏ phiếu tháng 3/11. Còn Tổng Thống Trump nói ông sẽ công bố tên người được đề cử vào Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ vào thứ Bảy ngày 26/09/2020 vào lúc 17:00 giờ Washington DC, và tuyên bố  chọn một phụ nữ.

Thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện được Tổng thống Mỹ đề cử, nhưng phải được Thượng Viện phê chuẩn thông qua quá bán:

TNS Romney thuộc đảng Cộng Hòa, người xung đột gay gắt với TT Trump, được coi là thành viên đảng Cộng Hòa có thể đào tẩu. Nhưng đồng ý bỏ phiếu cho ứng cử viên Tối Cao Pháp Viện trước 3/11.

Nữ thẩm phán Ruth Ginsburg, một người cấp tiến vừa mới qua đời tuần trước, TT Trump có cơ hội củng cố khuynh hướng khuynh hữu của Tối Cao Pháp Viện gồm 9 thành viên bằng cách thay thế bà bằng một người bảo thủ.

Lãnh đạo phe đa số Thượng Viện Mitch McConnell đã tuyên bố sẽ tổ chức cuộc bỏ phiếu xác nhận trước cuộc bầu cử ngày 3/11, nhưng một dấu hỏi đã được đặt ra suốt cả tuần nay về việc liệu có đủ TNS Cộng Hòa ủng hộ ông hay không. Mặc dù Đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện Hoa kỳ hiện chiếm đa số với 53 ghế, nhưng hai bà TNS Sĩ đảng Cộng Hòa là Susan Collins của tiểu bang Maine và Lisa Murkowski của tiểu bang Alaska nói rằng họ hoài nghi việc xác nhận một thẩm phán nhiệm kỳ trọn đời trong năm bầu cử. Và  họ có thể bỏ phiếu “không”. Như vậy còn 51 và nếu TNS Romney (trước đây chống TT kịch liệt) cũng bỏ “không” nữa thì ngang ngữa 50/50.

Hôm thứ Ba, bà Collins nói với báo chí rằng Thượng Viện phải tuân theo “cùng một bộ quy tắc” như đã sử dụng năm 2016 để chặn ứng cử viên hàng đầu của Tổng thống Barack Obama. Và nữ TNS Murkowski cũng đi theo hướng của TNS Collins.

TNS Romney (Cộng Hòa), một người chỉ trích Trump công khai, mà tổng thống Trump gọi là “thượng nghị sĩ tồi tệ nhất của chúng ta” vào đầu tháng này, được xem là người có thể đào tẩu. Romney là một trong số ít đảng viên Cộng Hòa ở Washington sẵn sàng chỉ trích ông Trump trước công chúng, và đã bỏ phiếu kết tội Trump đầu năm nay trong phiên tòa luận tội do đảng dân chủ khai triển.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố đưa ra hôm thứ Ba, TNS Romney nói rằng ông đồng ý với phiên điều trần cho người được đề cử của ông Trump, với lý do “tiền lệ lịch sử”. Ông Romney nói: “Quyết định của tôi về việc đề cử thẩm phán Tối Cao Pháp Viện không phải là kết quả của một thử nghiệm chủ quan về ‘sự công bằng’, giống như vẻ đẹp, trong mắt của người nhìn,” ông nói tiếp:

“Nó dựa trên sự công bằng bất biến của việc tuân theo luật pháp, trong trường hợp này là Hiến Pháp và tiền lệ. Tiền lệ lịch sử của các đề cử trong năm bầu cử là Thượng Viện thường không xác nhận đề cử của bên đối lập nhưng xác nhận một ứng cử viên của chính đảng mình.”

Theo BBC và Wikipedia