THƠ TRONG NHẠC LAM PHƯƠNG. (Thi Ca)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 1 person, hair, suit and text that says 'Tình khúe LAM PHƯƠNG 1937 2020'

Nhạc sĩ Lam Phương viết nhạc bằng hết sự lãng mạn của một đời người. Lãng đãng nhiều loại tình cảm mà chỉ có ở một người đa sầu đa cảm mới có thể thương hoa khóc gió, thương vay khóc mướn và cứ thấy chuyện người khác lại tưởng như là chuyện của mình.
Lãng mạn có nghĩa là không sống thực, ý nghĩa của những nhà thơ nhà văn nhập tâm hồn vào chốn thăng hoa miên viễn. Vì thế, càng lãng mạn, thi nhân càng có nhiều cảm xúc mà có thể một cánh hoa trôi cũng làm họ trôi…..
Lam Phương viết nhạc và lời cho những ca khúc của Ông, hát nhạc Lam Phương là tìm thấy mình trong đó, bởi ai cũng có một thứ tình yêu luôn được Lam Phương viết bằng những ngôn từ rất gần với tâm trạng thất tình lục dục.
Bài ca nào cũng sẽ có những từ cô đơn, một mình, lẻ bước. Nhạc tình Lam Phương có thể nói là kho tàng đồ sộ về tình yêu mà thơ tình của Xuân Diệu không thể nào ngang tầm được. Lời Ông viết đi với nhạc sáng tác tự nhiên kết thành khúc thiên thai, chớ không như thơ tình Xuân Diệu bệnh hoạn tiêu điều thô tục.
Nhạc tình Lam Phương là nhạc của chia ly và chỉ một thoáng hạnh phúc rồi lại bay mất. Cố van xin nài nỉ với Trời cũng chỉ thấy cô đơn và thất bại. Ông viết cho mình, nhưng chắc chắn rằng Ông cũng đã viết cho người, cho một hoàn cảnh, cho quê hương….
Viết cho quê hương, nhạc của Ông có vui rộn vang lừng hơn, quê hương bao giờ cũng làm thi ca đầy sức sống…Nắng Đẹp Miền Nam là một tiêu biểu. Viết cho cuộc chiến, tình caảm được nâng cao hơn giữa một người nguyện đợi chờ và thủy chung với một người lính oai hùng trong nhạc phẫm Tình anh lính chiến, Đò chiều… có anh trai phong sương, có em thấy anh…em thấy mà thương
Trong nhạc tình, có 3 bài hát rất lạ, âm điệu tây phương là bài Cho em quên tuổi ngọc, Hạnh phúc mang theo và bài Tình vẫn chưa yên. Trích một đoạn trong bài hát Hạnh phúc mang theo
Từng đêm dài ai hay
Lời mặn nồng bên tai
Giờ tìm đâu thấy anh trên thế gian này
Ước mơ thầm xa xưa
Tàn dần theo khói mờ
Nỗi lòng chua cay
Âm thầm xé nát tim em…
Nhạc phẩm Đêm buồn viết chung với nhạc sĩ Nguyễn văn Đông cũng rất khác lạ, tình cảm bao la trao cho người người…
” Người về đâu tối nay ? Bên bếp hồng nào ai có hay
Người về đâu tối nay ? Trăng úa màu thời gian chóng phai
Ôi! Xuân tươi mau qua, như ánh trăng tà, bóng mây cuối trời
Thương ai chốn xa xôi, kết muôn hoa lòng, gợi ý tang bồng
Trời làm mưa tối nay, gieo mối sầu triền miên nhớ ai
Trời còn mưa tối nay, sông nước buồn chìm trong mắt ai ?
Ôi, non sông bao la, duyên thắm quê nhà, biết bao ý tình
Ai đi dưới mưa đêm, gió tung qua mành, gợi ý tao phùng “
Nhưng gây lạ nhất là bài Duyên kiếp, mới nghe vào đầu thấy nó sến và rất ủy mị ” Anh ơi nếu mộng không thành thì sao “. Hình như mình không bao giờ nghe hết bài hát này bao giờ, nhưng khi nhạc sĩ Lam Phương qua đời mình đã nghe cho hết trọn bài lần đầu tiên…và mình cũng tiến bộ hơn khi nghĩ về tình yêu của hai người dang dở…”
Em ơi nếu mộng không thành thì sao
Non cao đất rộng biết đâu mà tìm
Đường đời mịt mờ vạn nẻo về đâu
Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắt cầu
Và ca khúc ngoan hiền nhất, thủ thỉ bằng lòng lắng đọng khi đã qua bao sóng gió tình đời là bài hát ” Lạy trời con được bình yên “
” Lạy trời con được bình yên
Ngày vui đó đã qua mất rồi
Ôi mấy đêm nay
Tôi cố quên người
Lại càng yêu hơn “.
Cạn lời vì tình yêu của Ông dành cho ai đó
Đích thực Lam Phương viết nhạc cho người nhờ tính cách lãng mạn của Ông, Ông viết Em đi rồi cho Họa Mi, viết Cho em quên tuổi ngọc tặng Bạch Yến, viết cho Kiếp nghèo yêu người mà người chẳng yêu ta….
Ông viết cho Ông trong những ngày già nua bệnh hoạn, ta sẽ thấy lời nhạc luôn là nhìn quanh một mình khi thức giấc, là cô đơn suy tư hoang vắng…
Ký ức về một Việt Nam chia cách vẫn còn đây trong giấc mơ ngày
” Anh và em xây một nhịp cầu, để mai đây…Quân Nam về Thăng Long…Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng “
Lam Phương lại viết giùm cho triệu triệu tấm lòng người Việt.
Con viết những gì trong hạn hẹp hiểu biết của con về Ông, con rất thích nhạc và lời trong các sáng tác của Ông. Ít ra bây giờ con cũng đã hiểu cái cãm giác “… nếu mộng không thành thì sao “
Kính Ông nên con viết….
Thi Ca
21/01/21