PHẠM DUY TRONG 70 NĂM TÌNH CA VIỆT NAM (Hoài Nam/VongNgayXanh)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

“Hôm nay, có những người thích Rong Ca, có những người mê Bầy Chim Bỏ Xứ, có những người ngất ngây với Hoàng Cầm Ca, có những tín đồ của Thiền Ca. Có những người yêu Phạm Duy của new age, của nhạc giao hưởng, của mini opera và của thánh ca hơn Phạm Duy của Tình ca, Phạm Duy của dân ca, Phạm Duy của Kháng ᴄhιến ca, Phạm Duy của thơ phổ nhạc. Và ngược lại, có những người, với họ, chỉ có Phạm Duy của Tình ca mới là Phạm Duy. Chỉ có Phạm Duy Kháng ᴄhιến Ca. Chỉ có Phạm Duy thơ phổ nhạc. Chỉ có Phạm Duy, chỉ có Phạm Duỵ… Nhưng đó, bạn thích Phạm Duy nào, tùy bạn. Cũng vậy thôi Viên kim cương có một ngàn mặt. Khác biệt với tấm gương chỉ có một mặt. Cho nên phải chọn lựa, phải bàn cãi, phải bất đồng, phải suối ngàn đầu, sông trăm nhánh chảy về vĩnh viễn một đại dương.” — Nguyên Sa 

Nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác kể từ thời kỳ tiền ᴄhιến thập niên 1940, với những ca khúc đầu tiên của sự nghiệp là Cô Hái Mơ, Cây Đàn Bỏ Quên, Khối Tình Trương Chi…

Đó là thời kỳ mà ông có cơ hội đặc biệt để đi dọc theo chiều dài đất nước khi tham gia vào gánh hát Đức Huy, đi hát rong khắp mọi miền, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, nhiều lối sống văn hóa, là dịp hiếm có để nhạc sĩ Phạm Duy học hỏi, thu thập được rất nhiều chất liệu âm nhạc làm giàu tri thức và làm vốn liếng để sau này có thể trở thành nhạc sĩ thành công nhất của Việt Nam.

Cuối thập niên 1940, thời điểm tham gia khán ᴄhιến, ông đã viết nhiều bài cổ vũ tinh thần yêu nước và hăng say lao động, tiêu biểu là Nương Chiều, Nhớ Người Ra Đi, Nhớ Người Thương Binh, Gánh Lúa, Quê Nghèo, Bà Mẹ Gio Linh…

Sau khi rời bỏ kháng ᴄhιến để về thành vì bất đồng quan điểm về sáng tác nghệ thuật, từ đầu thập niên 1950 nhạc sĩ Phạm Duy bắt đầu sáng tác mạnh mẽ, đặc biệt là khi vào đến Sài Gòn năm 1952, tiêu biểu nhất của thời kỳ này là Tình Ca, Tình Hoài Hương, Bà Mẹ Quê, Em Bé Quê, Vợ Chồng Quê, Thuyền Viễn Xứ, Ngày Trở Về, Người Về… Có thể thấy thời kỳ này chủ đề tình yêu chưa xuất hiện nhiều trong nhạc Phạm Duy, và vẫn chủ yếu là những ca ngợi con người, ca ngợi quê hương.

Đây cũng là thời gian mà nhạc sĩ Phạm Duy sang Pháp du học, nghiên cứu sâu hơn về âm nhạc thé giới, ông sang Paris trong hơn 3 năm (1952-1955). Sau khi trở về nước, dòng nhạc của Phạm Duy có phần khác biệt hơn, ngoài việc tiếp tục sáng tác những bài nhạc mượn chất liệu dân gian, ông sáng tác thêm dòng nhạc về tình yêu đôi lứa, về thân phận con người, với nhạc điệu hiện đại hơn, mang nhiều cung bậc cảm xúc hơn: Nước Mắt Rơi, Đường Chiều Lá Rụng, Một Bàn Tay… 

Phạm Duy trong 70 Năm Tình Ca Việt Nam – Giai đoạn1950-1960
Hoài Nam SBS
*
*     *

Phạm Duy trong 70 Năm Tình Ca Việt Nam – Giai đoạn 1960-1975-P1
Hoài Nam SBS
*
*     *

Phạm Duy trong 70 Năm Tình Ca Việt Nam – Giai đoạn 1960-1975-P2
Hoài Nam SBS
*
*     *

Phạm Duy trong 70 Năm Tình Ca Việt Nam – Giai đoạn 1960-1975-P3
Hoài Nam SBS
*
*     *

Phạm Duy trong 70 Năm Tình Ca Việt Nam – Giai đoạn 1960-1975-P4
Hoài Nam SBS
*
*     *

Phạm Duy trong 70 Năm Tình Ca Việt Nam – Giai đoạn sau 1975  

Hoài Nam SBS
Phần 76 của chương trình 70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam, nói về các nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, Phạm Duy, Song Ngọc, Anh Bằng, Đăng Khánh, giai đoạn sau 1975.

*
*     *

Những ca khúc nhạc sĩ Phạm Duy sáng tác trong thập niên 1940-1950 do chính ông tuyển chọn
*
*     *

Những bài hát nhạc sĩ Phạm Duy viết trong thập niên 1950-1960  

VNX (2/2/2023)
https://phailentieng.blogspot.com/2023/02/pham-duy-trong-70-nam-tinh-ca-viet-nam.html?fbclid=IwAR3a108UevVvEAp0LG3VlSW6pQRdx0KcuQJOf_YGiznpdL0myi3rvwgIpBA