NỬA ĐÊM NGHE TIẾNG CHUÔNG CHÙA… BI-ĐÔNG (Nguyễn Bửu Thoại)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Thân kính tặng:

Những người đã cùng tác giả sống qua những giờ phút căng thẳng của ngày 01-11-1988, khi phái đoàn CSVN viếng (hụt) đảo tị nạn Pulau Bidong (Malaysia).

Con người, thời gian, và sự kiện có (thể) thật. Nhưng “thật, giả” khởi đầu và chấm dứt ở đoạn nào thì chỉ những “người trong cuộc” mới biết được mà thôi! NBT

Chiếc trực thăng của Không Lực Hoàng Gia Mã Lai phải lượn hai vòng quanh đảo mới đáp đúng vào vị trí, mặc dù trước đó ít phút, nhiều trái khói màu vàng liên tục được cho kích hỏa nhả khói để đánh dấu bãi đáp.

Hôm nay thời tiết gần như tuyệt hảo.

Sở dĩ viên phi công hơi “bối rối”, mặc dù hắn không lạ gì hòn đảo Pulau Bidong này, một nơi mà mỗi năm hắn cũng tới lui ít nhất là hai lần, là vì bãi đáp đã bất ngờ bị thay đổi giờ chót: thay vì đáp trên bãi đáp cũ ở khu F, thì lại phải đáp ở bãi đáp lạ, vừa mới được gấp rút sửa soạn vào sáng nay.

… Tối qua, một phiên họp đặc biệt giữa Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Nhiệm Mã Lai (Task Force) và Hội Đồng Đại Diện (HĐĐD) Cộng Đồng Tị Nạn Việt Nam tại đảo Pulau Bidong đã không mang lại kết quả mong muốn cho cả hai phía….

Phiên họp khai mạc lúc 7:00 giờ tối với sự tham dự của một phái đoàn cấp Nha từ Kuala Lumpur sang do một Thiếu Tướng ngành Tình Báo dẫn đầu. Cuộc họp bất ngờ và gấp rút được tổ chức là vì, sáng mai, một phái đoàn của chính phủ Cộng Sản Việt Nam sẽ đến viếng Đảo với mục đích giải thích chính sách đổi mới của Đảng CSVN, hầu kêu gọi đồng bào trong trại hãy làm đơn tình nguyện hồi hương, chính phủ VN sẽ dành mọi dễ dàng, khoan dung(!) cho người trở về. Phái đoàn được dẫn đầu bởi tên Thứ Trư ởng Ngoại Giao Nguyễn Duy Kinh.

Đây là phái đoàn đầu tiên của chính phủ CSVN đến đảo tị nạn Pulau Bidong, kể từ ngày hòn đảo này được dùng làm nơi tạm trú cho người tị nạn Đông Dương, sau khi Cộng Sản chiếm trọn ba nước Việt, Miên, Lào vào giữa thập niên ’70.

Sau hơn 10 năm “vật lộn” với làn sóng thuyền nhân, các quốc gia cưu mang người tị nạn đã thấm mệt. Họ bắt đầu ca bản tình thương mệt mỏi…. Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Phillipines, Indonesia và Hong Kong đã áp lực cộng đồng quốc tế tìm cách giải quyết làn sóng thuyền nhân liên tục đổ về nước họ mà chưa thấy có dấu hiệu nào sẽ chấm dứt.

Các quốc gia cho tạm trú và các quốc gia nhận định cư người tị nạn đã họp tại Genève và đi đến nhiều thỏa thuận, trong đó có thỏa thuận giải quyết vấn nạn từ cái gốc, tức là từ quốc gia có người bỏ nước ra đi. Cộng Sản Việt Nam ở cái thế bẽ bàng nhiều nỗi, nên phải muối mặt hứa với cộng đồng quốc tế là sẽ ngăn chặn người đi nhận lại người về. Phái đoàn CSVN lần này giống trống, thổi kèn, tiền hô, hậu ủng đến Pulau Bidong là để biểu diễn và thực thi lời h ứa đó với quốc tế.

* * *

Tướng Mohamed Ajab, viên tướng Tình Báo Mã Lai chủ trì phiên họp, nghĩ rằng diễn tiến buổi gặp gỡ giữa ông ta và đại diện cộng đồng tị nạn Việt Nam sẽ nhanh và đơn giản! Có gì đâu: …Các anh về trại, sắp xếp nhân sự để sáng ngày mai ra bãi đáp trực thăng tiếp phái đoàn của chính phủ các anh (?!), họp với phái đoàn tại phòng họp của Lực Lượng Đặc Nhiệm, sau đó, về “triển khai” lại đồng bào các anh để đồng bào, nếu ai muốn, lên gặp phái đoàn, “đăng ký” tình nguyện trở về…. Tướng Ajab ngh 7; thế. Nhưng….

Không ngờ Đại Diện Cộng Đồng tị nạn VN đã phản ứng một cách quyết liệt! Đại Đức Thích Như Đạt, Chủ Tịch Hội Đồng, sau khi tham khảo ý kiến các thành viên, đã dứt khoát minh xác lập trường:

– Thưa Thiếu Tướng, Cộng Đồng Việt Nam tại Pulau Bidong là một cộng đồng tị nạn Cộng Sản, vì không thể sống được đưới chế độ Cộng Sản (CS) nên chúng tôi đã bỏ nước ra đi. Chúng tôi không hề công nhận bạo quyền CS Hà Nội là một chính quyền chính thống, do dân bầu ra! Do đó, họ chẳng hề đại diện cho ai. Họ không đủ tư cách để viếng nơi cư trú của một cộng đồng là nạn nhân của họ, vì họ mà phải lìa bỏ mồ mả tổ tiên, thân bằng quyến thuộc. Chúng tôi không hoan nghênh sự có mặt của h̔ 5; nơi này. Do đó, việc đón tiếp họ là chuyện của nước chủ nhà (Mã Lai) quý vị đối với khách. Riêng chúng tôi, cộng đồng tị nạn Việt Nam, không có gì để bàn bạc, không có gì phải lắng nghe họ “lên lớp” chỉ bảo, dạy dỗ!

Lời tuyên bố của Đại Đức Như Đạt phản ảnh quan điểm đứt khoát của cộng đồng. Điều đó làm viên Tướng Mã Lai bẽ mặt. Hắn nhìn Đại Đức Như Đạt chằm chặp khá lâu, sau đó liếc qua năm gương mặt còn lại của Hội Đồng Đại Diện, như ngụ ý răn đe, hăm dọa. Hắn nói chậm rãi, nhưng rít chặt hai hàm răng:

– Chúng tôi cảm thông với nỗi khó chịu trong lòng các anh. Chính quyền CS đối với các anh là kẻ thù, nhưng đối với chúng tôi họ là một phái đoàn đại diện cho một quốc gia. Nghi thức ngoại giao đòi hỏi chúng tôi phải tiếp đón cho đúng nghi lễ. Hơn nữa, chính phủ chúng tôi đang kêu gọi sự hợp tác và thiện chí của phía Việt Nam, cho nên, chuyến viếng thăm này của họ rất được đặt nặng. Các anh, dù muốn dù không, cũng phải đi đón tiếp và nghe phái đoàn Việt Nam truyền đạt quan điểm của chính phủ họ.

Thầy Như Đạt vẫn cương quyết giữ vững lập trường. Lập trường này, các thành viên trong Hội Đồng đã thỏa thuận trước trong phiên họp chớp nhoáng tại Văn Phòng Hội Đồng Trại, trước khi lên Task Force dự họp.

Đại Đức Như Đạt nói chậm rải nhưng cương quyết:

– Thưa Thiếu Tướng, một lần nữa, chúng tôi lấy làm tiếc phải nói lời từ chối, không thể tham dự cuộc đón tiếp và gặp gỡ phái đoàn CS, vì chúng tôi không muốn bị đồng bào mình nguyền rủa!

Như bị gáo nước lạnh giội vào mặt, viên tướng Mã Lai không còn giữ được bình tĩnh, hắn đập mạnh tay xuống bàn làm ly nước nhảy tưng lên rơi xuống bàn bể tan tành! Miểng ly văng tung tué trên bàn, trên sàn nhà! Một miểng nhỏ ghim vào cổ tay hắn, máu tươm đỏ cả tập tài liệu. Vừa đau, vừa giận, hắn quát:

– Các anh thật là vô ơn! Chúng tôi đã cho các anh nhiều thứ tại hòn đảo nầy, nay chỉ nhờ các anh có một chuyện nhỏ, các anh đã thẳng thừng từ chối! Các anh có thấy vậy là quá quắt lắm không?

Nhìn những gương mặt đầy vẻ lạ lùng bỡ ngỡ pha chút khinh thị của đối tác, viên Thiếu Tướng biết mình… quá đáng. Hơn nữa, nhóm Đại Diện Cộng Đồng nầy không dễ hù dọa: họ đã trưởng thành trong cuộc chiến, đã tái sinh từ trong ngục tù cải tạo, bị đọa đày hằng chục năm. Sức chịu đựng của họ rất phi thường. Không khéo mình sẽ thất bại chua cay. Nghĩ thế, viên Tướng đấu dịu lại:

– Hơn mười năm nay, quốc gia chúng tôi đã cưu mang đồng bào các anh. Gần 300 ngàn người tị nạn đã trú ngụ tại hòn đảo này, và đã được đi định cư ở các nước phương Tây. Chúng tôi đã làm hết sức mình cho đồng bào các anh, vậy mà chỉ có một việc nhỏ các anh đã không giúp được chúng tôi. Các anh khư khư giữ lấy lập trường không thực tế, cố chấp của các anh, phó mặc công tác của người khác không hoàn thành.

Trước phản ứng hơi xấc láo của tên Thiếu Tướng, anh em trong HĐĐD rất bất bình, nhưng hiểu được tâm trạng rối bời của hắn. Hắn mang một sứ mạng, tưởng rằng không khó để chu toàn. Vậy mà…! “Thế này, sáng ngày mai báo cáo ra làm sao về Kuala Lumpur đây? Ông Mahatir Mohamed mà bị bẽ mặt với chính phủ Hà Nội, mình dám mang ba-lô lên rừng già đếm… kỳ đà và khỉ đột như chơi!” (Rừng nhiệt đới Mã Lai nổi tiếng nhiều kỳ đà và khỉ đột). Nghĩ tới đó, hắn lo thật sự. Hắn xoay chuyển sang đòn tâm lý:

– Các anh thật sự cho đó là một quyết định khôn ngoan? Có phải đó là sự trả ơn của các anh? Các anh đã đọc lịch sử của trại tị nạn này chưa? Trong hơn mười năm nay, chưa có một người Mã Lai nào giết người tị nạn VN, nhưng đã có người tị nạn giết chết hai ngư phủ Mã Lai (?). Điều đó có hợp với đạo lý không, nhất là có hợp với truyền thống văn hóa dân tộc các anh, một dân tộc mà theo chúng tôi hiểu, luôn luôn yêu công bằng, chuộng nhân nghĩa, và lúc nào cũng đặt nặng cách cư xử có trước, có sau theo nguyên lý ân đền , nghĩa trả. Dù sao thì chúng tôi cũng có “ơn” với đồng bào các anh. Vậy các anh “trả” gì cho chúng tôi?

Đại Đức Như Đạt nhìn anh em, anh em trong đoàn nhìn Đại Đức. Tất cả ngầm hiểu rằng: họ không thể làm ngơ được trước “đòn” tâm lý tình cảm này của viên Tướng Mã Lai. Đại Đức xin 30 phút họp riêng để lấy quyết định của tập thể.

Sau đó, trong một phòng nhỏ, Hội Đồng Đại Diện đã phân tích: Người Mã rất ít kinh nghiệm về chiến tranh, không có mấy hiểu biết về sự trí trá lọc lừa của CS…. Việc họ tiểu trừ được Lực Lượng Du Kích CS hoạt động trong nước họ, vào cuối thập niên ’40, sau Đệ Nhị Thế Chiến, phần lớn là do công lao và sách lược của một người Anh, Sir Robert Thompson, một chuyên gia nổi tiếng về chống du kích chiến. Do đó, họ không lường được mọi mưu mô quỷ quyệt của CS. Cho nên đòi hỏi họ cảm thông, hay đứng vN 73; chính nghĩa tị nạn của mình là điều không thực tế trong tình trạng nầy….

Sau sự bùng nổ của làn sóng thuyền nhân Việt Nam tràn ra biển Đông, giai đoạn đầu họ đã thô bạo đẩy thuyền bè tị nạn trở ra khơi, gây ra không biết bao nhiêu trường hợp tử vong. Có thể họ không đích thân trực tiếp giết người, như tên Thiếu Tướng kể lể, nhưng hành động đó đã gián tiếp nhận chìm hằng trăm, hằng ngàn thuyền bè xuống lòng đại dương, chôn vùi hàng ngàn, hàng vạn đồng bào ta vào lòng biển cả, hay làm mồi cho cá mập. Họ chỉ mở cửa trại tị nạn sau khi bị quốc tế lên án nặng nề, và nhất là, sau phiê n họp của cộng đồng thế giới tại Genève, cuối năm 1979; theo đó, các nước phương Tây đồng ý sẽ thu nhận tất cả người tị nạn tại các trại Đông Nam Á.

Về phần các quốc gia cho người tạm trú, phải tiếp nhận và không được xua đuổi, đẩy thuyền ra khơi. Vậy mà hôm nay, trong một nhu cầu bất ngờ cần thiết, họ lại nhắc đến sự thọ ân và đòi “trả”. Hôm nay và ở đây, đại diện cộng đồng không thể bịt tai, xoay lưng, ngoảnh mặt để mang tiếng chung là phường vô ân, bạc nghĩa. Phải xoay chuyển, phải trả… ân theo yêu cầu. Nhưng trả bằng cách nào để không làm thương tổn chính nghĩa của người tị nạn, không làm trò hề trước mặt tên chủ nhà l uôn kể lể và bọn khách xấc láo, đểu cáng, bạo tàn? Các thành viên Hội Đồng, cuối cùng chọn lựa được năm yếu tố làm tiêu chuẩn, như là điều kiện tiên quyết, để có thể gặp gỡ phái đoàn CS:

1.- Hội Đồng Đại Diện bằng lòng họp với phái đoàn CSVN với sự hiện diện của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (LHQ).

2.- Không treo cờ CS trong phòng họp.

3.- Bàn họp được đặt thành hình chữ U. Phái đoàn CS và HĐĐD Trại ngồi đối diện nhau, hai bên nhánh đứng của chữ U. Cao Ủy LHQ và đại điện chánh quyền Mã Lai ngồi trên nhánh ngang của chữ U.

4.- Được phân phối Kháng Thư gởi Thủ Tướng Mã Lai Mahatir Mohamed, Cao Ủy LHQ, và báo chí.

5.- Cuộc đối thoại giữa phái đoàn CSVN và HĐĐD Trại là cuộc đối thoại bình đẳng, trực tiếp, và bằng ngôn ngữ VN. Một thông dịch viên của Cao Ủy LHQ sẽ đảm trách phần thông dịch sang Anh ngữ cho phái đoàn Cao Ủy và đại diện chánh phủ Mã Lai.

Tên Thiếu Tướng mừng như chết đuối vớ được phao. Hắn chấp thuận toàn bộ năm điểm. Hắn chỉ xin “bổ sung” thêm vài qui định vào các điểm nêu trên cho… “được công bằng”:

– Về điểm 2: hắn yêu cầu cộng đồng tị nạn cũng không mang vào phòng họp cờ VNCH, không mặc áo T-shirt có in cờ.

– Về điểm 4: được phân phối Kháng Thư, nhưng chỉ sau khi hai bên đã vào phòng họp. (Báo chí không được mời tham dự.)

– Một người Mã Lai thông thạo tiếng Việt sẽ tham dự phiên họp (?)

Phía đại diện cộng đồng thấy không thể bài bác ba điểm thêm vào của viên tướng Mã nên đành thông qua. Nhưng bất ngờ, khi Công Bố Chung sắp được ký, hắn lại đưa thêm vào hai điều khoản:

– HĐĐD có mặt cùng Task Force đón phái đoàn CS tại bãi đáp trực thăng.

– HĐĐD bảo đảm an ninh lộ trình từ bãi đáp trực thăng trên khu F đến Bộ Chỉ Huy.

Hai điều khoản này gây bàn cãi và đưa đến bế tắc vì:

Một là:

HĐĐD không thể ra đón một phái đoàn mà họ xem như là chỉ đại diện cho một tập thể gây ra muôn ngàn tội ác với dân tộc và lịch sử.

Hai là:

Quãng đường mà phái đoàn CS đi qua, xuyên suốt chiều dài của trại và đầy bất trắc. Hội Đồng Trại không đủ nhân lực để dàn trải. Hơn nữa, tâm lý người tị nạn rất phức tạp, không thể lường trước được những phản ứng dữ dội bất ngờ, có thể có cả bạo lực, khi trong trại có rất nhiều gia đình vốn là nạn nhân thê thảm của bạo quyền CS: nạn nhân của Trại Cải Tạo, của vùng Kinh Tế Mới, của chiến dịch đánh Tư Sản Mại Bản, của Hải Tặc Bi& #7875;n Đông…. Tất cả đều từ Cộng Sản và do CS mà ra!

Đến 02 giờ sáng, viên Thiếu Tướng thấy không thể ép buộc được HĐĐD, ép mạnh tay sẽ bể nát. Hắn bằng lòng rút lại hai Điều Khoản thêm vào để phiên họp được chấm dứt với sự hợp tác “chừng mực” của HĐĐD.

Thế là sáng nay, một bãi đáp trực thăng dã chiến vừa được gấp rút hoàn tất tại bìa rừng, giáp với khu A, chỉ cách văn phòng Task Force Mã Lai một quãng ngắn. An ninh lộ trình và phòng họp do… Lực Lượng Cảnh Sát Chống Bạo Động từ Trengganu sang đảm trách.

* * *

Chiếc trực thăng từ từ hạ dần cao độ và chạm nhẹ mặt đất. Một lớp bụi hòa lẫn với lá cây, với những đụn khói màu vàng còn vương vấn tạo thành một bức màn dầy đặc, cuộn lấy chiếc trực thăng. Phải hơn năm phút sau, hình dáng chiếcmáy bay lên thẳng” mới dần dần lộ dạng, ló hình.

Viên Tướng Mã Lai nhanh nhẩu bước lại đứng cạnh càng trực thăng để chào đón. Cửa mở, lần lượt bảy người bước ra. Nhân dáng người Á châu tương tợ nhau, nên nhất thời không thể phân biệt được ai là Việt, ai là Mã. Sau đó, do sự tiếp xúc giới thiệu, người ta mới được biết có năm người Việt Nam trong phái đoàn CS và hai viên chức ngoại giao Mã Lai tháp tùng. Tên đi đầu dĩ nhiên là trưởng đoàn CS. Hắn khoảng gần 50, tương đối trẻ (so với đám lãnh tụ muôn năm ở Bắc Bộ Phủ). Hắn “sorry” vì thủ trưởng của hắn (ám chỉ tên thứ trưởng Nguyễn Duy Kinh) bận công tác ở Kuala Lumpur, nên là Phó đoàn, hắn phải đi thay.

Buổi đón tiếp diễn ra thật nhanh tại bãi đáp vì Task Force Mã không muốn có bất trắc. Họ trao đổi nhanh, và cũng kéo nhau về BCH nhanh….

3:00 giờ chiều, buổi tiếp xúc bắt đầu. Tên Thiếu Tướng giữ lời hứa: HĐĐD có 6 thành viên, ngồi đối mặt với 5 thành viên thuộc phái đoàn CS. Chúng cố giữ tư cách một phái đoàn ngoại giao nhưng vẻ mặt tên nào tên nấy cũng một… đống!

Viên Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Task Force đảo Pulau Bidong đọc lời chào mừng phái đoàn CS và giới thiệu đại diện Cao Ủy LHQ tại Mã Lai và HĐĐD tị nạn trên đảo. Hắn chúc chuyến thăm viếng của phái đoàn thành công (!)

Đại diện phái đoàn CS cảm ơn viên Đại Tá đã dành cho hắn buổi đón tiếp long trọng…. Hướng về phía đại diện Cao Ủy, hắn bày tỏ lòng ngưỡng mộ tổ chức quốc tế này đã dành cho đồng bào hắn(?!) sự chở che và trợ giúp nhân đạo cần thiết và kịp lúc! (Tội nghiệp thay cho những tên cán bộ CS được đào tạo trong khuôn thước ngôn ngữ Mác-Lê! Khi lọt ra ngoài môi trường sở trường quen thuộc và chưa kịp thích ứng với hoàn cảnh bất ngờ mới, bọn chúng dễ trở thành nạn nhân của ngôn ngữ, của chính những giáo đi̓ 3;u chúng đã được tôi rèn thuần thục!)

Cuối cùng, quay sang mục tiêu chính của chuyến đi, hắn lướt một cái nhìn thật nhanh về phía đại diện của cộng đồng và dừng lại khá lâu ở Đại Đức Như Đạt. Hắn biết đây là những đại diện có khả năng của người tị nạn. Những người đang ngồi trước mặt hắn chắc chắn là nạn nhân cay nghiệt của chế độ “ta”, họ dày dặn kinh nghiệm về CS. Bọn này không dể đối phó! Hắn “chựng” lại một chút và… mở đầu bằng câu: Chào các bạn! Xong hắn tự giới thiệu: >

– Tôi là Châu Thọ Nhân, tôi xin thay mặt cho đồng chí Thứ Trưởng Nguyễn Duy Kinh gởi lời chào và thăm hỏi đến các dồng bào ta trong trại. Đồng chí Thủ Trưởng muốn, qua các bạn, nhắn nhủ với đồng bào ta tại Pulau Bidong rằng: Chính phủ và nhân dân có cảm thông được phần nào tâm trạng của đồng bào khi bỏ nước ra đi. Chúng tôi biết các bạn đã sống và trưởng thành trong một miền đất nước, tuy cùng tổ quốc, nhưng khác xa nhau về nhận thức và sinh hoạt. Tôi cũng không dấu diếm, với các bạn, là toàn dân ta vẫn còn khó khăn sau hơn mười n&# 259;m Tổ quốc đã được thống nhất. Nhưng mọi chuyện giờ đây đã thay đổi! Mọi sinh hoạt trong nước đã bắt đầu khởi sắc từ sau Đại Hội VI. Mặc dù các bạn và đồng bào đã bỏ Tổ quốc ra đi, nhưng chánh phủ và nhân dân ta lúc nào cũng mở rộng vòng tay đón các bạn trở về. Chúng tôi lúc nào cũng “trước sau như một” là luôn luôn xem đồng bào ở các trại tạm trú tại Đông Nam Á, hay đã định cư ở khắp năm châu là “khúc ruột ngàn dặm”, một bộ phận không thể tách rời của dân tộc. Mong các bạn trung thực chuyển lời của chúng tôi đến đồng bào ta trong trại và hợp tác với chúng tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đồng bào đăng ký hồi hương càng nhiều càng tốt. Làm được như vậy, chúng ta đã tạo một dư luận tốt cho đồng bào quốc nội, nhằm ngăn chận những phần tử vẫn còn liều lĩnh với hiểm nguy bỏ nước ra đi (?!). Mong các anh tích cực hợp tác.

Với tư cách điềm đạm của một nhà tu, Đại Đức Như Đạt chậm rãi:

– Thưa ông Nhân, xin phép cho chúng tôi được gọi ông như vậy, Pulau Bidong tuy là một hòn đảo nhỏ, nhưng đây là vùng đất tự do vĩ đại mà chúng tôi vừa đặt chân đến. Nơi đây, cuộc sống chen chúc, chật hẹp, và thiếu thốn… nhưng về phương diện tư tưởng, mọi người tị nạn đều có quyền suy nghĩ, phán đoán, và quyết định một cách hoàn toàn tự do. Thông Điệp của chính phủ ông, chúng tôi sẽ chuyển đạt một cách trung thực đến cộng đồng chúng tôi. Chúng tôi không hề ngăn cản và, dĩ nhiên, cũng không khuyến khích đ& #7891;ng bào tị nạn tự nguyện “đăng ký” hồi hương. Chúng tôi nghĩ: đồng bào tôi đã có chọn lựa thích đáng và sáng suốt trước khi xuống thuyền ra bể.

Quét một cái nhìn sắc bén về hướng tên Trưởng Đoàn VC, Đại Đức Như Đạt tiếp:

– Thưa ông Nhân, vì ông nói “…các bạn và đồng bào đã bỏ tổ quốc ra đi…” nên xin cho phép tôi xác nhận một điều: chúng tôi không bao giờ bỏ tổ quốc. Tổ quốc luôn luôn ở trong tim người tị nạn VN, dù người đó sống ở chân trời góc bể nào. Trong một quốc gia thật sự tự do và nhân bản, người ta không đồng hóa Tổ quốc với nhà cầm quyền, vì Tổ quốc là thiên thu trường cửu, còn chính quyền chỉ là giai đoạn, giai đoạn rất ngắn trong lịch sử….

Đại Đức Như Đạt chấm dứt bài nói bằng câu: “Xin chào ông và quý phái đoàn.”

Những phát biểu sau đó giữa hai đối tác, cùng là người VN, chỉ xoay quanh việc thăm hỏi, xã giao, vì cả hai đều không muốn khiêu khích, gây tranh luận trước mặt Cao Ủy LHQ và quốc gia chủ nhà; một cuộc tranh cãi, nếu có, sẽ rất vô bổ và không đi đến đâu cả.

Được Đại Tá Chỉ Huy Trưởng Task Force mời dự tiệc, nhưng HĐĐD nhã nhặn cảm ơn và xin cáo lui vì Đại Đức Như Đạt thì… ăn chay, còn các thành viên khác xin được về trại sớm để kịp “triển khai” “thông điệp” đến đồng bào trong trại.

Khi bước ra khỏi phòng họp, HĐĐD sững sờ chứng kiến một quang cảnh chưa từng thấy xảy ra ở đảo: gần mười ngàn người tị nạn đã tràn ra ngoài đường, tràn xuống bãi biển với rừng cờ vàng ba sọc đỏ, với rừng biểu ngữ phản đối sự có mặt của phái đoàn CS tại đảo. Đây là cuộc biểu tình tự phát. Tuy có sự chuẩn bị trước từ phía Hội Đồng Trại và phòng Phát Triển Cộng Đồng, nhưng số người tham dự đã vượt quá mọi dự đoán. Mọi khả năng dự trù trước đã không 73;áp ứng được: cờ và biểu ngữ cung cấp không thấm vào đâu so với số người tham dự. Thì ra trong lúc HĐĐD bận họp, thì các thành viên còn lại của Hội Đồng Trại đã phối hợp với phòng phát triển Cộng Đồng, do Nhà Văn Nguyễn Bá Trạc phụ trách. Anh Trạc là người Mỹ gốc Việt, có hợp đồng một năm với Cao Ủy LHQ làm việc cho trại Pulau Bidong. Anh giữ nhiệm vụ Cố Vấn Phòng Phát Triển Cộng Đồng. Nhiệt tình và tích cực trợ giúp đồng bào tị nạn, trợ giúp Hội Đồng Trại, anh là nguồn cung cấp mọi tin tức về chuyến viếng thăm c ủa phái đoàn CS, cung cấp mọi phương tiện cờ và biểu ngữ cho cuộc biểu tình vĩ đại ngày 01-11-1988. Cuộc biểu tình với tất cả lòng phẩn uất, với khí thế hừng hực lửa của người tị nạn trên đảo đã khiến mọi sinh hoạt trên đảo bị trình trệ, mọi phiên họp tiếp theo bị hủy bỏ.

* * *

8:30 tối, một thông báo của Lực Lượng Task Force được đọc trên hệ thống phát thanh toàn đảo:

Văn phòng Lực Lượng Đặc Nhiệm Mã Lai tại Pulau Bidong xin mời ông Nguyễn Văn Thanh, tàu MB898, lên văn phòng Lực Lượng Đặc Nhiệm có chuyện cần gấp.”

Thông báo được lặp lại nhiều lần.

Anh Nguyễn Văn Thanh là một người tị nạn rất “nổi tiếng”, trên đảo rất nhiều người biết anh. Biết anh không phải vì anh là một người tài ba kiệt xuất, hoặc có công lao gì to tát, mà chính vì anh là một… Sĩ Quan Công An ngành Chấp Pháp của CS. Anh đến trại tị nạn này đã gần tròn một năm, trên một chiếc ghe của gia đình nhà vợ gồm cha mẹ vợ, và vợ chồng anh. Gia đình anh được xếp định cư theo diện đoàn tụ với thân nhân bên Úc Đại Lợi và đang chờ list.

Trong mấy tháng đầu tiên ở đảo, gia đình anh sống hòa đồng và bình thường với cộng đồng, không có dấu hiệu gì trục trặc cho đến một ngày….

Một cựu quân nhân Quân Lực VNCH đến đảo và bất ngờ nhận ra anh: Thanh đích thực là một Thiếu Úy Công An. Trước đây, Thanh đã từng “chấp cung” cựu quân nhân này. Dĩ nhiên, vấn đề ân oán giang hồ được “tính” với nhau từ dạo ấy! Cái lầm lỗi lớn của Thanh là khi đến đảo, anh đã dấu nhẹm quá khứ mình, man khai là một người dân bình thường nên khi bị phát giác, anh hoàn toàn ở thế gian dối, khó biện bạch.

Người quân nhân, nạn nhân trước kia của anh, đã âm thầm thu thập mọi dữ kiện đầy đủ, chính xác về anh. Sau đó, anh ta kết hợp được một số cựu quân nhân khác, và đã bất ngờ “đánh hội đồng” Thanh vào một buổi chiều, gây cho Thanh và gia đình một phen kinh hoàng. Tuy vậy, nhóm quân nhân này cũng chỉ muốn cảnh cáo, dạy cho anh một bài học, chứ không muốn hạ sát anh, một điều họ có thể làm được, nên thương tích cũng không nặng lắm. Anh kêu cứu với Hội Đồng Trại, và được giải thoát. Trước HĐ Trại, Thanh công nh& #7853;n có lỗi dấu diếm lý lịch, anh tường trình: tôi đúng là Công An Chấp Pháp, trong một lần làm việc với toán vượt biên, tôi đã “chấp cung” một cô gái và bị sắc đẹp cũng như tính tình của cô này “chấp cung” lại. Dần dà, tôi hoàn toàn bị cô gái chinh phục, chinh phục cả về lý lẽ lẫn về lý tưởng vượt biên.”

Thanh sa vào lưới tình, anh đam mê cô gái, bất chấp mọi hậu quả, nên tạo điều kiện, vẽ ra mọi cách để tha cả gia đình cô.

Cuối cùng, Thanh đã thành công là trả tự do cho cả gia đình cô. Bù lại, Thanh cũng được gia đình nhà gái, mà cha cô là một sĩ quan cấp Trung Tá “ngụy”, hiện còn trong tù Cải Tạo, “đền ơn” bằng chính đối tượng mà anh mơ ước: gả cô gái mà Thanh đã chấp cung! Dĩ nhiên, cái Thiên Đàng mà Bác và Đảng đã vạch ra cho Thanh, Thanh đành phụ rãy để đi theo tiếng gọi của “phường ma cô đĩ điếm” (câu nói nổi tiếng của Nguyễn Cơ Thạch, thứ trưởng ngoại giao CSVN) ra nước ngoài.

Thanh không “thưa gởi” gì mấy anh cựu quân nhân đã dần cho anh một trận nên thân, vì nhận mình có lỗi trước, nên tội hành hung của các anh em cựu quân nhân nầy được bỏ qua. Hội Đồng đã tìm cho anh và gia đình một chỗ ở khác an ninh hơn nhưng Thanh xin ở lại chỗ cũ. Vã lại, nhóm cựu quân nhân nọ cũng đã hứa sẽ bỏ qua chuyện cũ.

* * *

Hội Đồng Trại đang họp tại Văn Phòng thì Nguyễn Văn Thanh xuất hiện. Anh xin gặp Đại Đức Như Đạt.

Đại Đức Như Đạt bước ra cửa. Năm phút sau trở vào, Thầy thông báo cho Hội Đồng:

– Anh Thanh xin ý kiến tôi về chuyện anh lên văn phòng Task Force trình diện theo thông báo mời. Tôi khuyến khích anh nên đi sớm, và khi về cho Hội Đồng biết diễn tiến cuộc gặp gỡ, nếu thấy cần thiết!

Hội Đồng Trại ngưng họp vào lúc 9:00 giờ đêm. Ai nấy đều đói và mệt sau một ngày căng thẳng với đủ thứ áp lực từ nhiều phía. Có lẽ mọi người cần nghĩ ngơi lấy lại sức.

10:30 đêm, một nguồn tin “đáng tin cậy” cho Hội Đồng Trại biết rằng Nguyễn Văn Thanh đang tiếp xúc với tên trưởng phái đoàn CS Châu Thọ Nhân. Dư luận bàn tán xôn xao, nhiều câu hỏi được đặt ra… nhưng tất cả chỉ là đoán mò hoặc suy luận theo kiểu ông bàn gà, bà bàn vịt. Thế thôi.

Quá nữa đêm, một số đồng bào còn thức, nhìn thấy hai cảnh sát Mã Lai, có một nhân viên Cao Ủy tháp tùng lên tận chùa Phật, nơi cư trú của Thầy Như Đạt và mời thầy đến văn phòng Cao Ủy.

Diễn tiến dồn dập của sự việc vào ban chiều cho thấy có một sự kiện bất thường đang xảy ra….

Người ta đang chờ một biến cố. Biến cố gì? Có thể là một sự kiện là vô tiền khoáng hậu, kể từ ngày hòn đảo Pulau Bidong này được dùng làm nơi tạm trú cho đồng bào tị nạn.

* * *

Buổi sáng êm ả trở về trên đảo Bidong…. Biển hôm nay vẫn xanh như mọi ngày. Gió nhẹ từ ngoài khơi đùa những đợt sóng lăn tăn thi nhau chạy vào bờ cát trắng, vỗ vào gành đá sủi bọt tung tóe. Những chú Dã Tràng nhỏ nhắn, ngộ nghĩnh tiếp tục những công trình chỉ tồn tại ngắn ngủi giữa hai lượn sóng. Vậy mà chúng không hề mệt mỏi, thất vọng.

Lác đác, một vài người đi tắm sớm đã thấy xuất hiện trên bãi….

Bên kia Đảo Cá Mập, những tia nắng vàng đầu tiên lấp lánh trên chòm cây cao của chóp đảo. Không lâu sau, ánh nắng tràn ngập chan hòa, một thứ nắng ấm của vùng nhiệt đới khiến cho người ngâm mình dưới làn nước bể trong xanh, mát rượi không hề muốn lên bờ….

Một ngày như mọi ngày ở đảo.

Một số người thích chuyện giựt gân, thức cả đêm tối qua, tiên đoán và chờ đón sẽ có biến cố lớn trong sáng ngày hôm nay, đã bắt đầu thất vọng.

Đúng 9:00 giờ sáng, Phái Đoàn Cộng Sản, mà người tị nạn đã đặt cho một cái tên ý nghĩa từ hôm qua đến nay là Phái Đoàn “Chiêu Hồi”, chuẩn bị lên đường trở về đất liền. Lộ trình cũ!

Chiếc trực thăng đưa phái đoàn đến ngày hôm qua, vẫn còn đậu tại bãi đáp. Cánh quạt trực thăng đã bắt đầu khởi động.

Cũng viên Thiếu Tướng Mã Lai, vài nhân viên Cao Ủy và một Tiểu Đội Cảnh Sát chống bạo động tiễn phái đoàn (Chiêu Hồi) ra trực thăng.

Không khí giữa chủ khách hôm nay có vẻ khác lạ. Viên Thiếu Tướng hình như đăm chiêu ít nói. Các thành viên trong phái đoàn VC lộ vẻ mệt mỏi, buồn bã nặng nề. Không có “ôm hôn thắm thiết” tiễn đưa như sáng hôm qua.

Không biết tâm trạng “kẻ ở người đi” như thế nào nhưng tâm trạng người tị nạn thì thắc mắc lo âu! Những tin đồn gần đây rằng Trại Tị Nạn rồi sẽ đóng cửa. Một thành phần tị nạn nào đó, sẽ bị cưởng bách hồi hương! Phái đoàn Cộng Sản Việt Nam lần nầy lại ra tận đảo thuyết phục. Sau khi họ về là cái gì?

Đoàn người tị nạn chứng kiến cuộc tiễn đưa sắp sửa giải tán thì một người trong đám đông, Thành, vốn là nhân viên Khối An Ninh của trại, có mặt giữ an ninh bãi đáp trực thăng sáng hôm qua, phát hiện một “chuyện động trời”…!

Anh la to:

– Châu Thiện Nhân đâu?

Quả vậy. Châu Thiện Nhân không hề có trong đoàn người lên trực thăng rời đảo vừa rồi.

Vậy hắn ở đâu? Chuyện gì xảy ra cho hắn?

Tối hôm qua, không ai nghe trực thăng cất cánh, không thấy tàu cao tốc tản thương rời đảo…. Vậy nếu hắn bệnh, hắn chỉ có thể nằm trên bệnh xá Sick Bay. Đoàn người ùn ùn kéo lên bệnh xá… nhưng không có nam bệnh nhân nào cả, ngoài mấy… sản phụ vừa sanh tối qua.

Vậy đích thị Châu Thọ Nhân đã ở lại đảo xin tị nạn chính trị rồi chăng?

Nguồn tin không biết đúng, sai; không biết có căn cứ hay không nhưng đó là loại “Breaking News” nên loan truyền nhanh. Không đầy 2 giờ đồng hồ sau, toàn đảo, ai cũng được “tin” tên Trưởng Đoàn CS đã tị nạn tại Pulau Bidong!

Những bản tin “phụ” còn được thêm thắt vào cho đầy đủ tình tiết… Người ta bảo nhau: Nguyễn Văn Thanh chính là cháu gọi Châu Thọ Nhân là cậu ruột. Hai cậu cháu dã chuyện trò gần suốt đêm qua. Thật ra, lúc đầu Nguyễn Văn Thanh cũng không biết cậu hắn lại là trưởng phái đoàn trong khi Châu Thọ Nhân đã có đầy đủ dữ kiện về Thanh trước khi rời VN. Cuộc nói chuyện đã chuyển từ văn phòng Task Force sang văn phòng của Cao Ủy LHQ, do Đại Đức Như Đạt làm trung gian.

Tên Thiếu Tướng và đại diện Bộ Ngoại Giao Mã lúc đầu muốn điên lên vì diễn biến đột ngột và kỳ cục này. Hắn sợ bị khiển trách, bị quy trách nhiệm làm “khủng hoảng ngoại giao” giữa hai nước. Nhưng sau cùng, hắn phải tôn trọng quy ước về người tị nạn mà quốc gia hắn đã ký kết.

Nếu báo chí và đài phát thanh loan tin này, thế nào cũng có kèm theo câu: “Chúng tôi loan tin này với sự dè dặt thường lệ,” nhưng “bản tin đặc biệt” chuyền miệng của cộng đồng tị nạn thì không nghe ai nêu ra câu trên.

Đồng bào ùa nhau lên văn phòng Cao Ủy, nhưng không có ai lạ, chỉ có nhân viên làm việc bình thường.

Kéo nhau lên dãy nhà Trường Huấn Nghệ, nơi thường tạm chứa đồng bào mới đến đảo chờ làm thủ tục, thì dãy nhà này trống trơn vì suốt đêm qua không có ghe vào đảo.

Vậy thì, chỉ còn có một chỗ duy nhất, mà tên CS có tầm cỡ này, có thể tạm lánh thân là… Chùa Phật.

Đoàn người ùn ùn kéo nhau lên chùa.

Sinh hoạt trong chùa cũng bình thường! Chỉ có sau Hậu Liêu, nơi dành riêng cho thầy trụ trì Như Đạt, thì cửa đóng kín, với tờ giấy dán trước cửa: “Thầy không khỏe, xin miễn tiếp khách!”

Làn sóng người kéo về Chùa mỗi lúc một đông, đến khoảng 2 giờ chiều thì con đường hẹp dẫn lên ngọn Đồi Tôn Giáo đều không còn chen chân vào lọt. Văn phòng Task Force lo ngại bất trắc cho chùa nên đã gởi đến bốn cảnh sát bảo vệ, nhưng Thầy Như Đạt đã có mặt đúng lúc trước cổng chùa. Thầy cảm ơn lực lượng cảnh sát, và mời họ ra về.

Đám đông thấy Thầy xuất hiện, họ nhao nhao:

– Thầy giới thiệu tên CS cho chúng con đi thầy. Chúng con cam đoan là không “làm thịt” hắn, chỉ xin hỏi vài câu thôi.

Thầy ôn tồn nói:

– Xin quý vị trở về trại, ở đây không có tên cán bộ CS nào cả. Nhà chùa không bao giờ là nơi dung chứa kẻ ác. Nhà chùa chỉ chứa những người đã phát Tâm, hướng thiện hồi đầu, thoát bỏ trần tục….

Một giọng nói lớn từ ngoài xa vọng vào:

– Thầy ơi, coi chừng nó trốn trong phòng Thầy.

Nhiều giọng khác phụ họa:

– Đúng đó Thầy! Coi chứng nó ẩn náo trong phòng Thầy. Nó sẽ hại Thầy đó!

– A Di Đà Phật! Bần đạo tu hành, xa lánh ác nghiệp, không gây thù chuốc oán với ai. Hại bần đạo để làm chi?

Vẫn còn tiếng la lớn:

– Thầy không hại nó nhưng coi chừng nó cắt cổ Thầy đó. Việt Cộng mà Thầy! Thầy mở cửa đi, tụi con sẽ lôi nó ra giùm cho.

Thầy Như Đạt vẫn chậm rãi:

– A Di Đà Phật! Trong phòng tôi chỉ có một chú Tiểu mới phát tâm quy y thọ giới ngày hôm qua. Tôi vừa làm lễ xuống tóc cho chú sáng nay. Nếu quý vị không tin, tôi xin mời ra giới thiệu!

Nói xong, Thầy vào hậu liêu mở cửa phòng, gọi lớn:

– Tâm An! Con ra chào Cộng Đồng đi!

Một chú tiểu tuổi trung niên, đầu thật bóng loáng, đúng là vừa mới được xuống tóc, từ phòng trong bước ra, miệng niệm:

– A Di Đà Phật!

Hàng trăm tiếng “Ồ” phát ra từ đám đông:

– Giống lắm! Giống vô cùng!

Lại cũng có tiếng cãi:

– Không giống chút nào!

“Giống” và “không giống”! Họ muốn so sánh với nhân dáng của tên trưởng đoàn Châu Thọ Nhân! Nhưng làm sao xác minh được? Sáng qua, đồng bào bị cách ly khá xa; tên Trưởng Đoàn mặc âu phục sang trọng, đắc tiền, lại chỉ dừng ở bãi đáp có vài phút…. Bây giờ chú tiểu đầu nhẵn bóng, lại mặc bộ cà sa cũ kỹ, lạ hoắc, lạ huơ…. Không có tiêu chuẩn để so sánh! Biết thật chính xác, may ra chỉ có… Hội Đồng Đại Diện! Mà mấy “ông này” thì vô phương… cạy miệng!

* * *

Đúng hay không đúng?

Sắc tức thị không, không tức thị sắc