Cường độ cuộc chiến ngày càng tăng từ sau biến cố tết Mậu Thân 1968. Hãy xem những tấm ảnh cũ để thấy lại điều này,hằng hà sa số người dân quê vùng xôi đậu ngày quốc gia,đêm việt cộng về vơ vét cạn đáy lu gạo. Không chịu nổi áp lực họ lũ lượt kéo nhau về ven đô Sài gòn dựng nhà dọc theo kênh,bám vào Thủ đô tựu kế mưu sinh.
Nhằm giải toả áp lực do cộng quân từ bên kia biên giới Cam bốt tuồn vũ khí,đạn dược,thuốc men cùng lực lượng vào xâm chiếm gây bất ổn lãnh thổ miền nam Việt nam. Bộ tổng tham mưu cùng Quân đoàn III, vùng III chiến thuật Quân lực VNCH quyết định mở cuộc hành quân vượt biên giới Campuchia,đánh sâu vào nội địa, giải toả vùng biên giới Việt- Miên hòng phá vỡ hậu cần,cắt nguồn tiếp tế quân- lương của cộng sản bắc việt vào
miền nam. Lệnh thuyên chuyển được gởi ra cho một số những đơn vị tác chiến đặc biệt sẽ được xử dụng làm những mũi tiền trạm tung vào hậu cứ địch.
Ba tôi nhận sự vụ lệnh thuyên chuyển từ Pleiku,vùng II chiến thuật về Vùng III nhận trách nhiệm mới. Không lâu sau đó ông được chỉ định chỉ huy một trong những đại đội trinh sát tiền trạm đầu tiên đi vào đất địch.Mẹ tôi nhận được tờ điện tín nhắn ngắn gọn mấy câu,tiền lương,tiền phụ cấp hành quân Ba gởi về qua đường bưu điện mà lòng thấp thỏm lo âu, một ngày… một tuần…. và những tuần tiếp theo hoàn toàn không tin tức.Tin chiến sự diễn ra ác liệt khiến mẹ tôi cạn kiệt sức mong chờ,lời hứa ngày vác ba lô đi: Sau khi ổn định nhiệm sở,anh sẽ nhờ người đón mẹ con em vậy mà….
Giữa rừng chiều sương âm u nơi đất giặc,ông lính truyền tin vác chiếc máy chạy lúp xúp lại gần Ba tôi ngập ngừng: Thưa Đại uý ông…nghe máy dùm….. Chuyện gì? Ba tôi hỏi lại trong khi với tay nhấc ống nghe.Cuộc đàm thoại qua tiếng máy rè rè đứt đoạn, ông buông máy trả lại cho anh lính truyền tin,mắt vằn đỏ. Màn đêm buông xuống sao nặng nề.
Sau ba ngày băng rừng, quá giang xe công vụ và cuối cùng được ông Trung tá Phạm em rể ba tôi,nguyên phi đoàn trưởng phi đoàn máy bay khu trục gởi gắm ba bắt kịp chuyến phi cơ vận tải từ Nha trang về Pleiku ngày cuối cùng trước khi người ta đóng nắp áo quan. Mẹ nằm đó mắt vẫn mở như ngóng chờ,hờn trách người chiến binh vô tình.
Chiếc vận tải cơ cất cánh rời phi đạo dã chiến được đan lót vào nhau bằng các tấm vỉ sắt,để lại sau lưng lớp bụi đỏ mù và phố lính cao nguyên buồn tênh…. đi dăm phút đã về chốn cũ. Hai người già cùng năm đứa trẻ lại khăn gói ra đi theo dấu chân chiến mã nơi vùng đất khác.
Chiến tranh là vậy đó! Nó tàn bạo,nhẫn tâm lấy đi yên bình và ước mơ nhỏ nhoi của biết bao nhiêu gia đình,bao mạng sống. Hơn thế nó gây ra bởi những kẻ man di nhân danh” giải phóng” nhưng có ai cần họ giải phóng đâu!!!.
Xin được cúi đầu tri ơn Dân,quân,cán chính Việt nam Cộng Hoà và ông bà,cha mẹ tôi những chứng nhân thời cuộc những người đã trực tiếp xả thân,hy sinh cho chúng tôi đuợc sốngTỰ DO . Tôi không bao giờ quên.
KINH LUÂN # April-45 years of lost freedom.