NHẬT CHẾ HỎA TIỄN MỚI, CÓ THỂ BẮN TỚI BẮC KINH & BÌNH NHƯỠNG

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Nhật Bản sẽ phát triển “hỏa tiễn Tomahawk nội địa”, một loại tên lửa mới với tầm bắn tối đa khoảng 2,000 km, có thể tăng cường khả năng răn đe của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (Ảnh: Trung tâm Tin tức Hồng Kông của Epoch Times)

Nhật Bản sẽ nghiên cứu và chế tạo “hỏa tiễn Tomahawk nội địa”, hỏa tiễn kiểu mới có thể có thể tăng cường sự uy hiếp bằng vũ lực của Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản, tầm bắn tối đa khoảng 2,000 km, nếu hỏa tiễn được đặt ở quần đảo phía Tây Nam của Nhật Bản thì Bình Nhưỡng và Bắc Kinh sẽ nằm trong tầm bắn. (Trung tâm Tin tức Hồng Kông của The Epoch Times).
Nhiều nhân sĩ có liên quan của chính phủ Nhật Bản tiết lộ, Nhật Bản sẽ nghiên cứu và chế tạo hỏa tiễn chống chiến hạm kiểu mới có tầm bắn xa nhất khoảng 2,000 km, có thể ngăn cản sự tấn công của đối thủ một cách hiệu quả. Ngoài ra, có thông tin từ nhân sĩ chính phủ Nhật Bản tiết lộ, Trung Cộng đang có thái độ cứng rắn hơn đối với các tàu đánh cá của Nhật xuất hiện ở vùng biển gần quần đảo Senkaku (Trung Cộng gọi là Điếu Ngư Đài).

Ngày 29 tháng 12 năm 2020, theo Nhật Báo Sankei Shimbun, kế hoạch nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn chống chiến hạm loại mới của Phòng trang bị phòng vệ Nhật Bản được gọi là “Hỏa tiễn Tomahawk nội địa”, loại hỏa tiễn tầm xa này có thể tăng cường sức uy hiếp của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Kế hoạch này bắt đầu từ năm 2018, năm 2022 hoàn thành thử nghiệm nguyên mẫu. 

Tầm bắn tối đa của loại Hỏa tiễn chống chiến hạm kiểu mới này khoảng 2,000 km, có khả năng tàng hình, có thể giảm khả năng bị kẻ địch cản đường, loại hỏa tiễn kiểu mới này có thể phóng trên bộ, trên biển và không trung. 

Báo cáo cho biết, tại cuộc họp nội các tổ chức ngày 18 tháng 12, thông qua phương án tăng thêm hành trình của Hỏa tiễn đất đối hạm, tầm bắn sẽ được nâng tới 1,500 km.

Năm 2017, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định, trên máy bay chiến đấu F-35, sẽ trang bị hỏa tiễn tấn công không đối đất (JSM) kết hợp do công ty KDA Na Uy chế tạo với tầm bắn khoảng 500 km. Trên máy bay chiến đấu F-15 trang bị thêm hỏa tiễn hành trình tầm xa do Công ty Lockheed Martin sản xuất, hỏa tiễn không đối đất liên hợp (JASSM) và hỏa tiễn chống chiến hạm tầm xa (LRASM), tầm bắn đều khoảng 900 km.

Hỏa tiễn chống chiến hạm kiểu mới và Hỏa tiễn đất đối hạm kiểu 12 được tăng thêm hành trình đều có  tầm bắn xa hơn so với hỏa tiễn phóng từ trên không nói trên, tương đương với hỏa tiễn hành trình Tomahawk có tầm bắn 1,600 km của Hoa Kỳ.

Chính phủ Nhật Bản cho biết, hỏa tiễn tầm xa mới có thể bảo vệ an toàn được cho các thành viên đội tự vệ và ngăn chặn có hiệu quả sự tấn công của đối thủ, có thể ứng phó đối với những sự việc đột ngột xảy ra, sẽ chủ yếu dùng để phòng ngự trên đảo. Nếu các hỏa tiễn tầm xa nói trên được đặt ở quần đảo phía Tây Nam của Nhật Bản, thì Bình Nhưỡng và Bắc Kinh đều nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn.

Từ tháng 8 năm 2020 đến nay, tàu của Cục Cảnh sát biển Trung Cộng đã có thái độ cứng rắn hơn đối với các tàu đánh cá của Nhật Bản ở vùng biển gần quần đảo Điếu Ngư Đài (các đảo quanh đảo Điếu Ngư), Nhật Bản đã tăng cường đề phòng với điều này. Theo nhân sĩ có liên quan của chính phủ Nhật Bản tiết lộ, sắp tới đối với tất cả các tàu đánh cá Nhật Bản đi vào lãnh hải Senkaku (tên Nhật Bản của quần đảo Điếu Ngư Đài), tàu chiến của Cục Cảnh sát biển Trung Cộng đều sẽ áp dụng phương thức đuổi theo để đi vào lãnh hải Nhật Bản. Ngày 15 tháng 10 năm ngoái, khi tàu đánh cá của Nhật Bản đi qua lãnh hải, các tàu của Cục Cảnh sát biển Trung Cộng cũng đuổi theo tiến vào lãnh hải. Khi xảy ra tình huống trên, các tàu tuần tra của phòng an ninh trên biển Nhật Bản đều bảo đảm an toàn cho các tàu đánh cá.

Ngày 25 tháng 11 năm ngoái, trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị tại văn phòng thủ tướng Nhật, ông Vương Nghị cương quyết gọi Điếu Ngư Đài là lãnh thổ của Trung Cộng, nhấn mạnh nước ngoài không nên chen vào sự việc Hồng Kông. Ông Suga Yoshihide đáp lại rõ ràng: “Quần đảo Senkaku là lãnh thổ vốn có của Nhật Bản, Nhật Bản cũng rất quan tâm đến tình hình ở Hồng Kông”.

Trong cuộc họp nội các tháng 12 chính phủ Nhật Bản đã quyết định, sẽ kéo dài vô thời hạn cuộc thảo luận có liên quan về “Khả năng tấn công vào căn cứ của địch”. Có phương tiện truyền thông Nhật Bản đưa tin, hành động này của chính phủ Nhật cho thấy, Nhật Bản không khiêu chiến, tuy nhiên đối diện với sự gây hấn khiêu chiến của Trung Cộng, cũng có khả năng ứng chiến, tự bảo vệ. 

Theo Epoch Times