NGỪA NHIỄM BỆNH “VIRUS VŨ HÁN” HAY NHẤT

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Bài viết của một bác sĩ trải qua ba tháng chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm “Virus Vũ Hán” trong phòng ICU tại tiểu bang New York.

Bác Sĩ ở bệnh viện New York

“Tôi là bác sĩ trong phòng ICU (khoa cấp cứu đặc biệt) ở bệnh viện ở New York. Bệnh viện chúng tôi có 1200 giường bệnh. Trước đây bệnh viện có điều trị và mổ nhiều căn bệnh khác nhau nhưng nay chỉ điều trị 100% là bệnh nhân nhiễm “Virus Vũ Hán”. Hiện bệnh viện đang lãnh 20% tổng số bệnh nhân “Virus Vũ Hán” tại New York. Bổn phận của tôi là chăm sóc những bệnh nhân na95ng đã được đưa vào intensive care unit (ICU) tức phòng căm sóc đặc biệt. Tôi là người quyết định bịnh nhân nào được dùng máy thở và nằm với máy thở bao lâu.. Vì vậy tôi nghĩ tôi có thẩm quyền để nói về những gì đang xảy ra. Trong ba tháng vừa rồi chúng tôi đã học hỏi thêm được rất nhiều về con virus này. Hiện giờ bạn nghe giọng tôi hơi nghẹn ngào không phải vì tôi sợ mà lần đầu tiên trong rất lâu, TÔI THẤY HẾT SỢ! Tôi muốn chia sẻ với quý vị để cho quý vị bớt hoang mang và biết cách bảo về bản thân và gia đình.

TRIỆU CHỨNG NHIỄM “VIRUS VŨ HÁN”

-Nóng
-Sốt
-Đau cổ

Virus vào người sẽ đi khắp nơi nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là phổi. 80% bệnh nhân chỉ nói là họ “Không thấy khỏe trong người… ho nhẹ… nhức đầu”. Bệnh thường kéo dài 5, 7 đến 14 ngày.

Bệnh nhẹ thì bắt đầu ngày thứ 5 sẽ thấy khỏe lại.

Bệnh nặng hơn trong 3 tới 5 ngày sẽ thấy khó thở (bạn chỉ nên vào nhà thương khi thấy khó thở chứ nóng sốt thì không cần đến nhà thương). Tới ngày thứ 7 sẽ bắt đầu thấy khỏe lại.

“VIRUS VŨ HÁN” NHIỄM CÁCH NÀO

1) “Virus Vũ Hán” nhiễm qua “SUSTAINED CONTACT” (gặp lâu) với một người bệnh hoặc với người sắp phát triệu chứng bệnh trong một, hai ngày sắp tới.

“Sustained contact”- “Gặp lâu” có nghĩa là đứng gần (dưới 6 feet) và tiếp xúc từ 15 đến 30 phút ở một nơi bít bùng, đóng kín, và không có đồ bảo vệ, chẳng hạn như khi không đeo khẩu trang (mask). Nên các bạn khỏi phải sợ là con virus còn nằm trong không khí rồi mình vô tình đi qua sẽ bị lây.

Gần như CÁCH DUY NHẤT để lây bệnh là khi virus dính vào tay mình rồi mình đưa tay lên sờ mặt. Như vậy virus có thể vào mắt, mũi, hoặc miệng mình.

Xin tóm lại một cách đơn giản là phần đông những người bị nhiễm là do họ chạm tay vào một người bệnh rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Khi hiểu được nguyên lý này thì mấy hôm nay tôi bắt đầu cười lại được vì tôi biết tôi sẽ không bị nhiễm. 

Tôi muốn nhắc nhở các bạn những điều quan trọng sau đây:

1) “Virus Vũ Hán” hiện đang ở trong cộng đồng của quý vị dù quý vị ở bất cứ nơi nào.

2) Rửa tay thường xuyên. Để ý tay mình vừa chạm vào đâu, đụng vào cái gì, và nhớ lúc nào cũng tẩy bằng hand sanitizer hoặc rửa tay cho sạch.

Bản thân tôi đi đâu cũng cầm theo lọ Purell (nước tẩy tay). Ví dụ tôi đi từ nhà trọ ra thang máy tôi vẫn có thể bấm nút thang, nhưng sau đó liền đổ một vài giọt Purell vào tay. Ra đến cửa cũng vậy có thể dùng tay mở cửa nhưng sau đó lại rửa bằng Purell. 

NẾU GIỮ TAY SẠCH SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM “VIRUS VŨ HÁN”.

3) Đây không phải là căn bệnh mà một người bệnh chạm vào thứ gì rồi cả cộng đồng lây theo khi đụng vào thứ đó. Chúng ta chỉ lây khi gặp nhau lâu “sustained contact”. Muốn kỹ hơn thì rửa hoặc tẩy trùng tay sau khi chạm vào bất cứ vật gì mà người khác đã chạm vào.

4) Bạn cần phải để ý và sửa cái tật ưa chạm vào mặt (dụi mắt, ngoáy mũi, cậy mụn v.v..) TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHẠM TAY VÀO MẶT.  Bạn đi ăn tiệc. Bắt tay một người bệnh, rồi đưa tay lên sờ vào mặt mình. Đó là cách lây “Virus Vũ Hán”. Đơn giản chỉ có vậy.

5) Tôi khuyên mọi người nên đeo khẩu trang (mask) không phải vì nó sẽ bảo vệ hay ngăn ngừa được “Virus Vũ Hán” nhưng nó sẽ tập cho bạn thói quen tốt là không sờ vào mặt. CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG SỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.

6) Bạn không cần đeo “medical mask” như loại N95. Ngay cả tôi trong nhà thương gặp toàn bệnh nhân “Virus Vũ Hán” cũng chỉ đeo N95 trong những trường hợp đặc biệt.

7) Đứng xa mọi người giữ khoảng cách 6ft, rửa tay, thì các bạn không phải lo gì cả.

Hoang Pham chuyển ngữ