MỘT NHÂN TÀI THẾ GIỚI

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Tiến sĩ Albert Bourla, Giám Đốc (CEO) công ty Plizer

Tiến sĩ Albert Bourla, người Hy Lạp gốc Do Thái tốt nghiệp bác sĩ thú y tại Hy Lạp, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành công ty dược phẩm Pfizer của Hoa Kỳ. Ông bắt đầu làm việc cho công ty Pfizer năm 1993.

Ngoài là một thành viên hội đồng quản trị của Pfizer và Quỹ Pfizer, ông còn phục vụ trong hội đồng quản trị của Tổ chức Đổi mới Kỹ thuật Sinh học, Nghiên cứu và Sản xuất Dược phẩm của Hoa Kỳ.

Tiến Sĩ Bourla là nhân vật định hình lại công ty Pfizer thành một công ty tập trung vào nghiên cứu và phát triển và các loại thuốc được giữ bằng sáng chế. Ông tập trung vào bộ phận vaccine của Pfizer về tụ cầu, nhiễm trùng do clostridioides difficile, và vaccine Pfizer – BioNTech chống virus Vũ-Hán (COVID-19).

Ông Bourla sinh năm 1961, lớn lên ở thành phố Thessaloniki, Hy Lạp (Greece). Cha mẹ của ông là người Hy Lạp gốc Do Thái Sephardi, Trong cuộc cuộc diệt chủng người Do Thái do của Hitler chủ trương gọi là Holocaust, cha mẹ ông là một trong 2,000 người sống sót trong số 50,000 người Do Thái bị Hitler hành quyết ở thành phố Thessaloniki, Hy Lạp. Mẹ ông chỉ còn vài phút nữa hành quyết thì được người anh rể không phải người Do Thái – trả tiền cho một giới chức Đức Quốc Xã để bà được sống. Còn cha ông tình cờ trước đó rời khỏi khu Do Thái khi nạn Holocaust ập tới nên thoát nạn Holocaust.

Năm 1985, Ông Bourla lấy bằng tiến sĩ sinh học và bác Sĩ Thú y của Đại học Aristotle, Hy Lạp. Bắt đầu được nhận làm việc cho công ty dược phẩm Pfizer vào năm 1993. Hai năm sau, 1995  lúc 34 tuổi, ông được công ty Plizer thăng chức và di chuyển làm việc ở 4 cô sở trên bốn 4 gia khác nhau. Đến năm 2001, ông định cư tại Hoa Kỳ.

Thuốc vaccine Plizer chích ngừa đại dịch virus Vũ-Hán

Từ năm 2010-2013, Tiến Sĩ Bourla là chủ tịch kiêm tổng giám đốc của Đơn vị kinh doanh các sản phẩm của công ty Pfizer. Tháng 10/2018 ông trở thành giám đốc điều hành CEO của Pfizer. Ông là một trong bảy Giám đốc điều hành dược phẩm được mời điều trần về giá thuốc tây với Ủy ban Tài Chính Thượng viện Hoa Kỳ.

Vào tháng 4/2019, tại lễ trao giải Prix Galien Greek, ông đã được Đại sứ Hy Lập tai Mỹ Geoffrey R. Pyatt, trao giải thưởng “Nhà lãnh đạo xuất sắc của Hy Lạp” trong ngành dược phẩm toàn cầu.

Tiến Sĩ Bourla nằm trong Ban điều hành Y tế của Tổ chức Đổi mới Kỹ thuật Sinh học lớn nhất trên toàn thế giới. Thành viên hội đồng quản trị của Catalyst, Tổ chức NGO thề giới thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ, nhà sản xuất và Nghiên cứu Dược phẩm Hoa Kỳ (PhRMA) đại diện các công ty trong ngành dược phẩm ở Hoa Kỳ.

Ông đã thành lập Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo Pfizer tại quê nhà, hướng dẫn Pfizer tham gia Hội chợ Quốc tế Thessaloniki, là bạn thân của đại sứ Hoa Kỳ của Hy Lạp, Geoffrey R. Pyatt, cùng ông đã đưa đội ngũ lãnh đạo của Pfizer đến gặp Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis.
Những đóng góp chính trị của ông chủ yếu là cho các đảng viên Cộng hòa vùng Đông Bắc Hoa Kỳ hoặc những người phản đối việc kiểm soát giá thuốc ở Hoa Kỳ.

TS  Bourla  thường xuyên được CNBC và The New York Times giới thiệu và đăng bài hàng tuần trên LinkedIn để quảng bá công việc của Pfizer.

Hãng Pfizer của Mỹ dưới quyền lãnh đạo của TS Bourla đã đi đầu cùng với công ty BioNtech chế tạo vaccine chống virus Vũ Hán có hiệu quả cao nhất thế giới hiện nay.

Các hãng tin lớn trên thế giới công bố việc Pfizer chuẩn bị cho ra đời loại thuốc trị đại dịch này làm bằng kỹ thuật mới và đã cho thử nghiệm. Nếu được cơ quan FDA phê duyệt thì loại thuốc trị virus Vũ Hán sẽ cho ra thị trường vào cuối năm 2021. Đây là một kỳ vọng cứu nhân loại và chấm dứt đại dịch virus Vũ Hán. Sau khi đã thành công sản xuất loại vaccine Plizer có kết quả trong việc giảm thiểu đại dịch.

Công ty dược phẩm Plizer

Albert Bourla là người cực kỳ thông minh và có công lớn trong việc đưa ra vaccine hống đại dịch virus Vũ Hán. Khi nhận thấy bệnh dịch tai hại, ông đã cho họp các nhóm làm việc tại Pfizer để tìm cách làm ra chế phẩm này ngay từ tháng 3/2020. Tuy nhiên khi bộ phận nghiên cứu trả lời rằng nhanh cũng phải cuối 2021 mới làm ra  vaccine chích ngừa đại dịch virus Vũ Hán, thì ông không chấp nhận. 1 tháng sau, Ông cho ký hợp đồng tài trợ 563 triệu đola cho BioNtech tại Đức vì hy vọng vào kỹ thuật mRNA non trẻ mà hãng này đang sở hữu.

Cùng lúc đó, Ông đã dành 1 tỷ USD cung cấp điều chế vaccine cho Pfizer. Ông cho rằng với nguồn lực dồi dào của Pfizer cùng những ý tưởng táo bạo của BioNTech chắc chắc sẽ thành công cả 2 về nghiên cứu và chế tạo vaccine ngừa virus Vũ Hán có hiệu quả hàng đầu thế giới, và nó đã trở thành hiện thực.

Ưu điểm của TS Bourla là ông cho thúc đẩy quá nhanh tiến trình thử nghiệm lâm sàng. Và sau 3 giai đoạn thử nghiệm đã sản xuất loại vaccine ngừa virus Vũ Hán. Điều này đã cho nhân loại một thành công rực rỡ. Vì nước sôi lửa bỏng, Ông yêu cầu các nhà khoa học điều chế cùng lúc 4 loại vaccine khác nhau thay vì chỉ 1. Cả 4 loại này đều sẽ được thử nghiệm trên tất cả các người tình nguyện, nếu có biến chứng hay phản ứng nào sẽ ngay lập tức dừng thử nghiệm và tiếp tục cải tiến các loại còn lại cho đến khi đạt được hiệu quả cuối cùng.

Điều đáng nói là Albert Bourla không phải là một người xuất thân trường đại học nào nổi danh thế giới. Ông chỉ là một Tiến Sĩ về ngành Thú y, không phải người gốc Mỹ mà là người Hy Lạp gốc Do Thái. Tuy nhiên vì sự thông minh và tài lãnh đạo ông đã nắm CEO của hãng bào chế thuốc nỗi tiếng Plizer.

Hy vọng với sự dẫn dắt của Ông, nhân loại sẽ mau chóng có thuốc trị bệnh dịch virus Vũ Hán. Ông như một nhân tài sinh vào thời điểm rất cần có những người như vậy để cứu nhân độ thế.

Tổng hợp https://vietquoc.org