MỘT CHUYẾN ĐI (Bông Lau)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Image may contain: indoor

Máy bay sắp cất cánh nhưng trống không.

Image may contain: 1 person, indoor

Image may contain: skyscraper, sky, tree and outdoor

Từ cửa sổ hotel nhìn xuống

Image may contain: skyscraper, sky and outdoor

Đảo Hồng Kông

Image may contain: skyscraper and outdoor

No photo description available.

Đồ ăn MRE và mặt nạ chống hơi cay.

Image may contain: sky and outdoor

Những chiếc xe điện tram 2 tầng đáng yêu

Image may contain: outdoor

Đường phố không một cọng rác. Đó là sự văn minh

No photo description available.

Hôm thứ Tư rồi ngồi họp trong sở, có tên Mỹ đồng nghiệp mập ú như cái lu ngồi bên cạnh cứ khoảng năm mười phút là đưa cánh tay lên che miệng rồi ho sù sụ thiệt ghê rợn. Vài người quay lại nhìn nó với cặp mắt lo ngại.

Mỗi lần nó ho là mình nín thở nghiêng người qua trái để tránh đám mây vi khuẩn vô hình đang bay ra cuồn cuộn từ miệng của hắn. Nhưng hổng nghiêng được nhiều vì đụng phải cô Mỹ rất dữ ngồi trấn ải biên thùy bên cạnh.

Đâm ra nổi sùng vì phải hít không khí phà ra của thằng đang ho. Ai cũng bị coronavirus ám ảnh. Hiện giờ là mùa đông ở Mỹ nên có biết bao nhiêu loại bịnh cúm đang hoành hành bên ngoài. Lừ mắt hằn học nhìn nó như rủa thầm bộ muốn hại người khác hạ mậy… cuối cùng chịu hết nổi nên rời ghế bỏ qua chỗ khác ngồi. Thằng ho nhìn theo ngượng ngùng rồi chợt hiểu ra nên 5 phút sau nó bỏ phòng họp đi ra ngoài.

Đến trưa tự nhiên cảm thấy nhột nhột trong lỗ mũi rồi hắt xì liên tục ba bốn cái, nước mũi chảy ra ròng ròng. Damn thằng Fred tao bị lây bịnh nó rồi. Chạy qua phòng bên cạnh than thở với thằng đồng nghiệp thân. Nó mà truyền bịnh cúm cho tao thì ngày mai phải hủy chuyến đi Á Châu thôi vì ai dám cho một thằng hắt hơi liên tục nước mũi ràn rụa lên máy bay. Thằng bạn thân trấn an chắc hổng phải của thằng Fred đâu vì nếu lây thì phải khoảng một ngày mới có triệu chứng.

Chiều tan sở đi bộ về tòa nhà đậu xe, hít không khí mát lạnh trong lành ngoài trời tự nhiên mũi thông trở lại. À thì ra không khí trong tòa nhà đồ sộ cổ xưa bị ô nhiễm nên mũi bị dị ứng mà thôi. Tội nghiệp thằng Fred bị chửi oan phải lấm lét rời phòng họp.

Rạng sáng hôm sau đáp chuyến bay đi Hồng Kông nơi giáp ranh với Hoa Lục và nơi có siêu vi khuẩn corona giết chết hơn 2000 ngàn người và trên 70 ngàn người bị lây bịnh. Riêng Hồng Kông với dân số chỉ 7.4 triệu người, có đến 65 trường hợp bị lây bịnh và đã có hai người bị thiệt mạng. Xác suất như vậy là khá cao.

Mấy tên Mỹ đồng nghiệp đề nghị mày đừng đi Hồng Kông nữa nhe. Thằng thân thì đến bắt tay chúc may mắn thấy rờn rợn thế nào ấy. Lại phải cãi nhau với thằng sếp dốt đặc về China: Tao có đi Trung Hoa Lục Địa (Mainland China) đâu mà mày bắt tao vào “trại tập trung” 14 ngày cách ly khi trở về. Chết nhát như dzậy thì đánh đấm má gì nữa.

Duy có một thằng em thực tập sinh ốm tong như “liễu yếu đào tơ” nhút nhát ít nói, suốt ngày bị mấy khứa lão khứa mẫu sai vặt trong sở, nó gởi email góp ý: “chết vì đam mê tốt hơn vì sự buồn chán”. It’s better to die of passion than of boredom. Thấy nó thui thủi một mình nên vài lần đem thằng em lên máy bay trực thăng nhào lộn rồi đáp đại xuống một khoảng trống nhỏ bằng cái sân đôi tennis giữa một khu rừng rậm, cánh quạt xém chém trúng cây thì mắt nó sáng lên thích thú. Đừng vội khinh thường mấy đứa ốm yếu nhe.

Bay xuyên đại dương trên chiếc Boeing 777-300 lớn có 350 ghế ngồi. Nhưng chỉ có 60 hành khách. Rất nhiều người sợ coronavirus nên đã hủy chuyến đi. Trong máy bay người hành khách ngồi gần mình nhứt cách khoảng 5 mét. Gấp hai lần rưỡi khoảng cách an toàn là hai mét để siêu vi khuẩn corona có thể truyền sang từ người này qua người khác.

Chưa bao giờ được đi máy bay về Á Châu đã như vầy. Đẩy các tay vịn lên để biến hàng ghế thành cái giường dã chiến êm ái đánh mấy giấc sướng hơn cả ở nhà. Tỉnh giấc thì coi xi nê các phim mới ra lò. Muốn giãn gân cốt thì đi bách bộ xuống nhà bếp tán dóc với mấy cô Canada tiếp viên hàng không cẳng dài. Mấy cô rảnh rỗi vì ít hành khách nên cũng thích đấu láo kể chuyện Hồng Kông cho nghe.

Đến Phi cảng quốc tế Hồng Kông người đi lại thưa thớt hơn nhưng người dân Hồng Kông vẫn nhỏ nhẹ điềm đạm không hốt hoảng. Họ đã chịu ảnh hưởng “phớt tỉnh Ăng-Lê” sau một thế kỷ sống với người Anh. Họ làm tôi cảm thấy gần gũi hơn vì hợp với phong cách kín đáo ít bộc lộ kích động như dân Bắc Âu.

Đi qua mấy nút chặn của di trú – quan thuế có máy dò thân nhiệt và câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần thấm thía và buồn “Anh có đến từ Hoa Lục không”. Nếu có thì đi vào một khu vực riêng biệt để cách ly. Nếu không thì chỉ dùng máy quét sổ thông hành nhưng không đóng dấu nhập cảnh. Như thể Hồng Kông này là của bạn đó. Trên sổ thông hành không hề có dấu tích của biên phòng Hồng Kông. Không nghe tiếng “cụp” đầy uy quyền của một con dấu cổ điển.

Nhưng ngậm ngùi vì người Hồng Kông không để quê hương này bị China thao túng hơn Việt Nam vẫn quá e sợ làm mất lòng nước Tàu. Hành khách sẽ bị cách ly nếu đến từ Trung Hoa Lục Địa. Hôm nay có một cuộc biểu tình nhỏ vì một số công dân Hoa Lục muốn ở lại Hồng Kông lâu hơn nhưng người Hồng Kông không muốn vậy.

Vào khách sạn việc đầu tiên của nhân viên ở quầy tiếp tân là hỏi bạn có phải đến từ Hoa Lục rồi dùng máy đo thân nhiệt ở trán. Nếu đến từ China thì phải có giấy chứng thực của chính quyền là đã qua giai đoạn cách ly 14 ngày. Nếu bị sốt thì phải vào phòng cấp cứu ngay, trường hợp bị sốt mà còn phản đối chống cự thì khách sạn sẽ gọi cảnh sát đến áp giải vào bệnh viện.

Đi công việc bên ngoài hơn một tiếng đồng hồ trở về khách sạn lại phải bị đo thân nhiệt để coi có còn nhiệt độ bình thường là 36 độ. Vì vậy rất quan trọng là đừng để bị sốt ở Hồng Kông vì nếu bị thì coi như toàn bộ kế hoạch ngao du sẽ cáo chung và ngày về xa mù khơi.

Trên đường phố đa số người Hồng Kông đều đeo mặt nạ y tế (khẩu trang) nhưng đa số người nước ngoài nhứt là dân Âu Mỹ thì không. Tôi cũng thử mấy tiếng đồng hồ rồi giục nó vào thùng rác vì thấy không có hiệu quả lắm.

Khi đeo mặt nạ mà sử dụng máy chụp hình thấy hơi nước từ hơi thở của mình phì ra là mờ màn kính nhắm. Mới một hơi thở thôi mà đã mờ tịt màn kính rồi thì biết rằng hơi thở thoát ra dễ dàng qua khe hở của mặt nạ và da mặt. Khi thoát ra thì sẽ hút không khí vào ở khe hở ấy. Và cứ khoảng 10 phút thì cái mặt nạ ấy tuột xuống để lòi hai lỗ hút không khí bự như hai ống hút hơi jet intake của động cơ phản lực máy bay F-18.

Đeo mặt nạ rất khó nói chuyện. Người nói chuyện trước mặt chỉ nghe lầm bầm thì thào làm mình cứ hả hả hả liên tục. Đến khi mình ăn to nói lớn thì cái mặt nạ nó chịu hổng nổi nên tuột xuống. Mấy cô Hồng Kông xinh như mộng ở quầy tiếp tân khách sạn nhưng khi đeo khẩu trang vào thì giống hệt nhau như sinh đôi sinh ba nên mình lẫn lộn cô này qua cô khác. Sự sai lầm nghiêm trọng ấy đối với phụ nữ rất ít khi được khoan hồng.

Mấy hôm nay phải ngốn cho hết mớ lương khô quân đội MRE mang từ Mỹ và ít ăn rau cỏ trái cây địa phương vì sợ em coronavirrus nên hơi bị bón táo phải uống nhiều bia corona để thông nòng.

Có người bạn thân là nhà báo Hồng Kông vừa gởi email cho biết một viên cảnh sát Hồng Kông vừa bị nhiễm coronavirus nên các bạn trẻ Hồng Kông uống bia Corona và Champagne để ăn mừng. Nhiều bạn mong cho toàn thể lực lượng cảnh sát Hồng Kông bị lây dịch coronavirus để không đàn áp họ nữa.

Khi bị lây bịnh cảnh sát Hồng Kông sẽ trở thành những bịnh nhân đáng thương mà xã hội văn minh nhân văn của Hồng Kông sẽ phải cưu mang những kẻ đã đàn áp họ. Người Hồng Kông không tàn ác, vì tôi thấy rõ như vậy qua mỗi giây phút ở đây. Và tôi yêu quý điều ấy.

Tôi đi bộ trên đại lộ Queen’s Road Central của đảo Hồng Kông nhìn những chiếc xe điện “tram” hai tầng chạy cành cạch trên đường sắt. Hành khách và khách bộ hành ít hơn và nhớ lại những cuộc biểu tình ngùn ngụt mênh mông hồi tháng 10 năm ngoái. Người Hồng Kông cũng sẽ không quên những ngày tháng hào hùng khí thế ấy.