MẤY DẶM SƠN KHÊ. (NS Nguyễn Văn Đông) – (Danh ca Thái Thanh – Video 4K: Trần Ngọc Autumn)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Mấy Dặm Sơn Khê là một trong những nhạc phẩm giá trị cuả  Nguyễn Văn Đông, một Đại Tá QLVNCH.

Nhưng chúng ta biết nhiều đến ông là dưới danh nghĩa một nhạc sĩ nổi tiếng qua các ca khúc thật hay viết về Lính và Tình yêu.

Vài nét về nhạc phẩm “Mấy Dặm Sơn Khê”. (Lược phỏng theo Website Người Việt Tây Bắc)

 Năm 1961 sau khi viết xong nhạc phẩm này, NS NVĐ và ca sĩ Thái Thanh cùng NS Nghiêm Phú Phi, đã cho trình bày nhạc phẩm này trong Đại nhạc hội Trăm Hoa Miền Nam năm 1961, do bà cố vấn Ngô Đình Nhu chủ toạ, diễn ra suốt 10 đêm tại rạp hát Hưng Đạo, Thủ đô SaiGòn và rất được tán thưởng.

Tuy nhiên tháng 11/1961, Bộ Thông Tin lại ra thông báo cấm lưu hành và trình diễn trên toàn quốc. Lý do vì ấn phẩm đầu tiên này có lời ca mà Bộ cho là không thuận lợi cho cuộc chiến. Đó là hai câu:

 “Mấy ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên, Chít lên vành tang trắng”.

Mang ý nghĩa người chiến sĩ có thể ra di không hẹn ngày về và người yêu hậu phương sẽ là góa phụ mang vành tang trắng.

Do đó NS NVĐ đã phải chỉnh sửa để nhạc phẩm sau đó được phép lưu hành trở lại:

“Nhớ ai ra đi hẹn về dệt nốt tơ duyên… Khoác lên vòng hoa trắng”

Ý nói người chiến binh khoác vòng hoa chiến thắng trở về.

Hôm nay, kính mời quý vị thưởng thức nhạc phẩm lừng danh này qua tiếng hát khôi nguyên và vượt thời gian Thái Thanh với hình ảnh minh họa 4 K do Trần Ngọc thực hiện.

1)  Tiểu sử  Ca sĩ Thái Thanh (Wikipedia)

 Thái Thanh (5 tháng 8 năm 1934 – 17 tháng 3 năm 2020)[a][1] tên khai sinh Phạm Thị Băng Thanh[2][3] – là một nữ ca sĩ người Việt Nam, được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu của tân nhạc Việt Nam. Bà đi hát và thành danh từ năm 14 tuổi trong vùng kháng chiến, nổi tiếng cùng ban hợp ca Thăng Long của gia đình, trước khi chính thức lấy nghệ danh Thái Thanh từ thập niên 1950. Bà thường được coi như là “Đệ Nhất danh ca”[4][5][6] của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, và tên tuổi của bà gắn liền với các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy[7].

Mặc dù không theo học một lớp nhạc chuyên nghiệp nào, chỉ tự luyện giọng từ nhỏ theo các lối dân ca của đồng bằng Bắc Bộ và các sách nhạc tiếng Pháp, Thái Thanh đã tạo ra một trường phái riêng hòa trộn giữa tính chất opera Tây Phương với dân nhạc Việt Nam[7][8], ảnh hưởng tới nhiều nữ ca sĩ của thế hệ sau như Mai HươngQuỳnh GiaoÁnh Tuyết[9]

Sau 1975, bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ. Tại đây bà tiếp tục trình diễn và thâu thanh cho đến khi giải nghệ vào năm 2002. Bà mất vào ngày 17 tháng 3 năm 2020 tại Quận Cam, CaliforniaHoa Kỳ.

………………………………………………………………………………..

Cha của bà là Phạm Đình Phụng, có 2 vợ, vợ trước sinh ra Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái (Thái Hằng), Phạm Đình Chương và con út là Phạm Thị Băng Thanh.

Năm 1946, Băng Thanh tản cư cùng gia đình vào Chợ Đại, Thanh Hóa vùng kháng chiến nơi bà bắt đầu hát lúc 14 tuổi. Cũng năm này Thái Hằng cưới nhạc sĩ Phạm Duy.[10] Năm 1951 thì gia đình Phạm Duy về Hà Nội rồi chuyển vào Sài Gòn sống, Thái Thanh cũng đi theo.

Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với tài tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn.[11] Bà sống ở khu vực gần chợ Thái Bình[12].

Năm 1965 bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã có chung với nhau ba con gái và hai con trai. Bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì sang Hoa Kỳ định cư[11].

Ca sĩ Thái Thanh đã qua đời vào lúc 11h50 ngày 17/03/2020 tại Orange, Nam California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Gia đình bà đã quyết định không tổ chức tang lễ để tránh tụ tập đông người do dịch COVID 19.

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

 Gia đình Thái Thanh có nhiều người thành danh trong lĩnh vực âm nhạc, ngoài Thái Thanh ra, thì chị Phạm Thị Quang Thái cũng là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Thái Hằng. Phạm Đình Chương, anh bà cũng là một nhạc sĩ lớn của tân nhạc Việt Nam và cũng là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc. Người anh cùng cha khác mẹ Phạm Đình Viêm được biết đến nhiều với nghệ danh Hoài Trung. Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung đều hát trong ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ.

Thái Thanh trở thành em vợ của nhạc sĩ Phạm Duy sau khi ông lấy Thái Hằng làm vợ, nên cũng là dì của các ca sĩ Duy QuangThái HiềnThái Thảo sau này. Ngoài ra bà còn là cô ruột của ca sĩ Mai Hương, con gái Phạm Đình Sỹ và kịch sĩ Kiều Hạnh.

Thái Thanh có với tài tử Lê Quỳnh 5 người con: con cả là Lê Thị Ý Lan sinh năm 1958, Lê Xuân Việt sinh năm 1959, Lê Thị Quỳnh Dao (nghệ danh Quỳnh Hương) sinh năm 1960, Lê Thị Thanh Loan sinh năm 1962 và Lê Đại sinh năm 1964. Trong số đó, Lê Thị Ý Lan sau này trở thành ca sĩ nổi tiếng Ý Lan, còn Lê Thị Quỳnh Dao cũng đi hát với nghệ danh Quỳnh Hương.[11] Các cháu ngoại của bà cũng có nhiều người đi theo con đường ca hát như Mai Linh, Ý Thi, Thanh Hương, Quỳnh Trang.[3]

Sự nghiệp

 2) Tiểu Sử  Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông: (Theo Wikipedia)

 Cuộc đời binh nghiệp.

 Năm 1946, khi 14 tuổi, gia đình gửi ông vào trường Thiếu sinh quân Đông Dương ở Vũng Tàu.Thời gian tại đây, ông được học nhạc với các giảng viên âm nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Pháp sang giảng dạy. Chỉ sau một thời gian ngắn, ông trở thành một thành viên của ban quân nhạc thiếu sinh quân, học cách sử dụng nhiều loại nhạc cụ khác nhau.

Năm 16 tuổi, ông đã có những sáng tác đầu tay như “Thiếu sinh quân hành khúc”, “Tạm biệt mùa hè”,… Cuối năm 1951, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, sau đó được cử theo học khóa 4 trường Võ bị Địa phương Nam Việt Vũng Tàu[5].

Sau Hiệp định Genève (1954), ông di chuyển vào Nam và được thăng cấp Trung úy, phục vụ tại Phân khu Đồng Tháp Mười với chức vụ Trưởng phòng Hành quân, dưới quyền Đại tá Nguyễn Văn Là.

Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1959, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Sau Đảo chính 1963, ông được thăng cấp Thiếu tá và được chuyển về Bộ Tổng Tham mưu phục vụ ở khối Lãnh thổ.

Ngày Quân lực 19 tháng 6 năm 1968, ông được thăng cấp Trung tá phụ trách một Phòng trong khối Lãnh thổ. Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1972, ông được thăng cấp Đại tá, chuyển sang làm Chánh Văn phòng cho Tổng Tham mưu Phó. Ông giữ chức vụ này cho đến Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.

Ông đã được tặng thưởng Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương và một số huy chương quân sự, dân sự khác Hoạt động văn nghệ. NS NVĐ ngay từ thập niên 1950, là Trưởng Đoàn văn nghệ Vì Dân. Rồi 1958, Trưởng ban Ca nhạc Tiếng thời gian của Đài Phát thanh Sài Gòn. Năm sau ông là Trưởng ban tổ chức Đại hội thi đua Văn nghệ toàn quốc ở cấp Quốc gia, đã quy tụ trên 40 Đoàn Văn nghệ đại diện cho cả miền Nam cùng tranh giải suốt 15 ngày đêm tại Sài Gòn. Ông cũng từng nhận giải Âm nhạc Quốc gia, một giải thường do Đệ Nhất Phu nhân Trần Lệ Xuân trao tặng. Ông còn là Giám đốc hãng băng đĩa nhạc Continental và Sơn Ca, cộng tác với những nhạc sĩ tên tuổi như Lê Văn Thiện, Văn Phụng, Nghiêm Phú Phi, Y Vân,… Hai cơ sở của ông cho ra đời nhiều chương trình tân nhạc cũng như cổ nhạc gồm các vở tuồng và cải lương.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, bị đi học tập cải tạo, bắt đầu từ trại Suối Máu (Biên Hòa), rồi sau thì bị đưa về giam ở trại tù Chí Hòa cho đến khi được trả tự do vào năm 1985. Tuy nhiên, khi có Chương trình Ra đi có Trật tự (HO), ông đã không xin đi xuất cảnh mà ở lại Việt Nam sống thầm lặng cùng gia đình tại quận Phú Nhuận Saigon. Ông qua đời vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 26 tháng 2 năm 2018 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Và đám tang ông được rất đông đồng bào trong nước và các cựu quân nhân VNCH tiễn đưa trọng thể.