LÝ DO ĐẠP ĐỔ TOÀN CẦU HÓA (Mai Xuân Dũng)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

No photo description available.

Chỉ 3 ngày sau khi vào ngồi chễm chệ trong phòng Bầu Dục, ông chủ Nhà Trắng, tổng thống Trump đã nhanh chóng thực hiện chính sách (American First) của mình bằng cách rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement, TPP).
Cả thế giới sững sờ.

Mặc kệ một nước Pháp đang đầy hứng khởi bởi một tổng thống trẻ tuổi Macron đang có tham vọng khôi phục châu Âu, Donald Trump tuyên bố nước Mỹ rút ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, chấm dứt tất cả sự tham gia liên quan đến Hiệp định Paris năm 2015 về việc giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Nước Pháp bàng hoàng.

Ngày 12.10.2017, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO).
Dĩ nhiên Liên Hợp Quốc hết sức khó chịu.

Ngày 19.6.2018, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley thông báo Mỹ rút ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Lúc này, thực sự thế giới bắt đầu nhìn thấy ở Trump một kẻ phá bĩnh bất chấp mọi định chế lâu đời của thế giới.

Chiều 20.10.2019 khi tham dự một cuộc mít tinh tranh cử tại bang Nevada, Trump tuyên bố trước các nhà báo: “Chúng ta tuân thủ Hiệp ước về tên lửa tầm trung (INF) với Nga , nhưng bất hạnh thay, người Nga thì không. Cho nên chúng ta sẽ chấm dứt việc thực thi và rút khỏi hiệp ước vớ vẩn đó.
Putin rất bẽ bàng và sau đó phô trương thanh thế bằng một vài loại vũ khí mới nhất cho thấy “Mỹ không có chiếc ô nào an toàn trước các tên lửa tốc độ siêu âm thanh của Nga’.
Trump không đáp lại. Người am hiểu thời cuộc biết rằng người Mỹ im lặng mới là người Mỹ đáng sợ.

Tôi đang nói về kẻ chống lại xu thế Toàn cầu hóa. Đó là tổng thống Mỹ Donal Trump.

Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là Sự xóa bỏ hàng rào Thế giới, tăng cường phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại thể hiện trên hầu khắp lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội và có thể bao gồm cả chính trị.

Thế giới đã chứng kiến những đổi thay lớn lao từ việc mở rộng Toàn cầu hóa mang lại. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích hiển hiện mà toàn cầu hóa mang tới cho mỗi quốc gia, mỗi cá nhân trên địa cầu này.

Chúng ta cũng chứng kiến một đế quốc Trung Hoa nhờ Toàn cầu hóa để hóa rồng như thế nào. Không ai có thể phủ nhận sức mạnh khuynh loát thế giới của Trung quốc.

Người Trung quốc đã tác động tới mọi mặt đời sống của con người không chỉ ở Trung hoa lục địa mà còn tác dộng sâu rộng tới đời sống Kinh tế, Chính trị của các quốc gia Á châu, Mỹ la tinh, châu Phi, châu Úc, thậm chí cả nước Mỹ.

200 triệu dân Hoa Kỳ vui vẻ làm quen với hàng dệt may Trung quốc. Tất cả giới thương gia Mỹ yên tâm sử dụng thiết bị điện tử sản xuất từ Hoa lục và nhiều sản phẩm khác nữa in nhãn Made in China.

Tôi ngạc nhiên khi Đức, Ý, Hà Lan…muốn chơi thân với Huawei, ZTE do nhà nước Trung quốc tài trợ. Tôi không khỏi thất vọng khi Pháp, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy sĩ kết thân với Trung quốc hơn bao giờ hết.

Châu Âu có thể mơ hồ với Trung cộng còn người Việt nam thật sự (No Hán gian) rất hiểu Trung quốc và không lạ gì tham vọng của Bắc Kinh. Họ là một chủng Corona virus đáng sợ hơn cả Covid-19.

Tôi theo dõi mỗi bước chân của lão già ngồi trong phòng Bầu dục và thấy rằng Lão có lý do để đạp đổ ngôi nhà Toàn Cầu Hóa dù cách viết cách phát ngôn của lão ấy nhiều khi không mang lại cho tôi cảm giác an lòng.
Nhưng, Trump đã làm những điều không ai làm được với một con rồng đang nhe nanh từ phương Đông. Một Trung quốc mạnh không phải làm cho thế giới mạnh mà chính là hiểm họa hiện hữu và tiềm tàng của nhân loại. Trung cộng là biểu tượng cuối cùng của độc tài, bẩn bựa, phi nhân.

Tôi không thần thánh hóa cá nhân, không có cảm tình quá lớn với ông chủ Nhà Trắng. Tôi không cho rằng ông ta muốn cứu vớt quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ. Ông ấy chỉ muốn làm cho một nước mỹ tỉnh ngủ và vĩ đại trở lại. Đó là điều tốt cho thế giới hơn cả sự tưởng tượng của ông ấy.

6/4/2020
Mai Xuân Dũng