LUẬT PHÁP QUỐC TẾ QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TỰ DO HÀNG HẢI

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Luật pháp quốc tế quy định thế nào về quyền tự do đi lại trên biển?

Theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), tàu thuyền quân sự, thương thuyền các nước được phép đi tới hầu như bất kỳ nơi nào.

Nói cách khác, việc thương thuyền và tàu hải quân các nước đi vào các vùng biển, kể cả những nơi có tranh chấp căng thẳng như Biển Đông, là hoàn toàn hợp pháp.

Luật quốc tế quy định rằng các quốc gia chỉ có quyền ‘sở hữu’ biển tới phạm vi cách bờ biển nước mình tối đa là 12 hải lý và là lãnh hải từ thềm lục địa của các nước.

Nhưng ngay tại lãnh hải, luật vẫn cho phép tàu quân sự được đi qua ‘vùng lãnh hải’ đó, tới tận sát bờ biển nước chủ nhà, với điều kiện là không làm gì đe dọa đến ‘hòa bình, trật tự hoặc an ninh’, và không gây phương hại tới sự an toàn của bất kỳ “ai” (nước nào).

Đây là điều khoản mà bản thân Tầu Cộng từng mạnh mẽ vận dụng và ký kết..!!

Nhìn lại sự kiện hồi 7/2017, khi ba tàu hải quân Trung cộng, trong đó có tàu khu trục mang theo tên lửa dẫn đường Lớp 052D, đi qua eo biển Manche giữa Anh và Pháp, để minh họa.

Eo biển này ở chỗ hẹp nhất chỉ rộng có 18 hải lý, và do đó đoàn tàu của Trung công phải đi qua vùng lãnh hải hoặc của Anh, hoặc của Pháp.

Hải quân Trung cộng đã dùng quyền ‘đi qua vô hại’ để tiến vào Biển Baltic tham dự tập trận với hải quân Nga, bằng cách đi ngang qua các căn cứ hải quân của Anh ở Plymouth và Portmouth nơi mà có chủ quyền về lãnh hải rõ ràng mà không hề bị ai phản đối.

Đó là một ví dụ rõ ràng về quyền tự do đi lại trên biển.

Ngược lại hồi cuối tháng Năm vừa qua, hai tàu chiến của Hải quân Mỹ vừa áp sát các hòn đảo thuộc vùng biển Quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Ngay lập tức, Trung Quốc lên tiếng phản đối, gọi đó là hành động “vi phạm pháp luật Trung Quốc và pháp luật quốc tế” Sic! và “làm tổn hại niềm tin giữa quân đội hai nước”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng khi đó nói rằng khu trục hạm Higgins và tuần dương hạm Antietam của hải quân Mỹ đã đi vào vùng lãnh hải của Trung cộng (ai công nhận sic) khi chưa được cầm quyền Trung cộng “cho phép”. Vả lại các lãnh hải đó lại là hải trình, hải phận QUỐC TẾ chưa ai công nhận đó là của Trung Cộng.(Vừa ăn cướp vừa la làng gian manh xảo quyệt của Rợ Tầu ghẻ)

Điều nghịch lý là Trung Cộng chỉ lợi dụng luật biển quốc tế để tuyên bố chủ quyền, sau khi đã phi pháp xây dưng 7 đảo giả trên những đảo đá chìm hay trên những rặng San hô tại biển đông nhưng thái độ lại côn đồ, ngang ngược không tuân thủ luật hải hành và hàng hải quốc tế.

Trong khi đó Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016 đã ra phán quyết về đơn Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh, gói trong tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà họ đơn phương vẽ ra dựa trên yếu tố lịch sử.Sic????

Điều đáng nói là chưa có quốc gia nào trên thế giới lên tiếng công nhận đòi hỏi chủ quyền này của Trung Cộng chỉ có con rối tay sai Cam Bốt và một hai nước nghèo nàn bị mua tại châu phi xa lắc, nhưng không quốc gia nào có đủ khả năng quân sự để trực diện phản đối, kể cả những nước đang bị Trung Cộng lấn lướt xâm phạm chủ quyền

Cong Hinh Pham

4/6/2018