“LẪM LIỆT XEM THƯỜNG CHUYỆN TỬ SINH”: CỰU NGOẠI TRƯỞNG CHÍNH PHỦ VNCH TRẦN CHÁNH THÀNH (Nguyễn Phúc An Sơn/SaiGonTrongToi)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

(Tuẫn tiết ngày 03/051975 tại Sài Gòn)

May be an image of 1 person and text that says 'Cựu Bộ Trưởng VNCH Luật sư Trần Chánh Thành'

May be an image of 7 people and people standing

May be a black-and-white image of 1 person and standing

Cuộc chiến đấu bảo vệ Miền Nam Tự Do suốt hơn 20 năm là cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lăng ngang ngược theo lệnh quan thầyTàu-Nga của bọn giặc cướp cộng phỉ bắc việt, mà trọng trách được giao vào tay Quân, Cán, Chánh.
Khi nước mất, thành đổ, nếu đã có những vị tướng, tá quyết tự chọn lấy cái chết oai hùng để đền nợ nước thì đồng thời lịch sử cũng ghi nhận có những viên chức bên phía chính quyền cũng dám can đảm tuẫn tiết, không chịu để bị lọt vào tay bọn cộng phỉ xâm lược.
Trong số các vị ấy, nổi bật lên sáng chói là cái chết bi dũng của cựu Bộ Trưởng Trần Chánh Thành. Ông đã an nhiên chọn lựa một cách chết uy dũng trước quân thù xâm lược bắc phương, để gióng lên một lời tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước về những hiểm họa sẽ giáng xuống dân tộc VN, một khi đất nước bị bọn cộng phỉ bắc việt tàn ác và vô nhân nắm trọn quyền thống trị.
Ông Trần Chánh Thành gốc miền Bắc, sinh khoảng năm 1920. Ông sinh và lớn lên miền Trung. Do cha ông là ông Trần Đức làm việc ở Huế, thông ngôn cho vua Khải Định.
Thuở nhỏ, học sinh Trần Chánh Thành thông minh, học hành rất giỏi. Tốt nghiệp Trung Học ở Huế. Sau đó ra Hà Nội học luật, và tốt nghiệp Cử Nhân Luật.
Dưới thời chánh phủ Trần Trọng Kim, ông Trần Chánh Thành làm Chánh Văn Phòng Bộ Tư Pháp, Tổng Trưởng Trịnh Đình Thảo. Khi ” Cách Mạng Tháng Tám ” Việt Minh bùng nổ, ông Trần Chánh Thành được mời làm Giám Đốc Tư Pháp, rồi Giám Đốc Kinh Tế vùng Liên Khu III.
Song, sau khi nhận ra chân tướng thật của bọn Việt Minh cộng sản, ông Trần Chánh Thành tìm cách trốn thoát về vùng Quốc Gia.
Ông vào Sài Gòn làm nghề luật sư trong văn phòng của Luật Sư Trương Đình Du.
Năm 1954, ông Trần Chánh Thành làm Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng, (Thủ Tướng Ngô Đình Diệm).
Năm 1955, ông làm Tổng Trưởng Thông Tin, (Tổng Thống Ngô Đình Diệm).
Năm 1962 ông làm Đại Sứ ở Tunisie (Tổng Thống Ngô Đình Diệm).
Năm 1963, sự kiện đảo chánh 1 – 11 – 1963 ông rút lui, ẩn dật.
Năm 1967 ông đắc cử Thượng Nghị Sĩ.
Năm 1968 ông làm Tổng Trưởng Ngoại Giao (Thủ Tướng Trần Văn Hương).
Năm 1969 khi ông Trần Thiện Khiêm làm Thủ Tướng, ông Trần Chánh Thành trở về dạy môn Báo Chí tại Trường Đại Học Luật Khoa cho đến ngày 30/ 4/ 1975.
Sau ngày bọn giặc cướp cộng sản bắc việt xâm lược và cưỡng chiếm miền Nam 30/4/1975, vào rạng sáng ngày 3/ 5/ 1975, cựu Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành đã tuẫn tiết bằng thuốc ngủ tại nhà riêng. Nơi bàn giấy góc phòng, cò một tập giấy 18 trang là những lời trăn trối cuối cùng của ông Thành.
Ông Thành lên tiếng tố cáo hiểm họa CSVN trước thế giới tự do, sau khi chúng đã cưỡng chiếm miền Nam. Ông Thành cũng tiên liệu để kêu gọi thế giới dân chủ, nhân đạo phải có trách nhiệm tinh thần ngăn chận bàn tay máu trả thù trút lên mạng sống của toàn thể quân nhân và quần chúng miền Nam.
Ngoài ra, ông Thành còn phác họa cho mọi người thấy trước thảm trạng của miền Nam, đồng thời phơi bày âm mưu gây chiến tranh loạn lạc đối với các nước láng giềng trong bán đảo Đông Dương và Thái Lan.
Cuối cùng, ông Thành minh xác, ông đã lấy cái chết để phản đối bọn tay sai đánh thuê cho quốc tế cộng sản Tàu-Nga là cộng sản miền Bắc đã nghe lệnh quan thầy ngoại bang dùng vũ lực xâm chiếm miền Nam.
Một cái chết âm thầm nhưng đầy tiết tháo, sĩ khí của một nhân vật chánh trị, khi biết mình đã không thực hiện trọn vẹn được lý tưởng thì ung dung, thanh thản ra đi, để cho đối phương phải trọng nể.
Cái chết của ông Thành vì thế đã có chút gì khác với những cái chết của các tướng Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ v.v…
Ông Bộ Trưởng Trần Chánh Thành đã chọn cho mình một cái chết can trường để bảo vệ sĩ khí và tiết tháo của một nhân vật chính trị, của một viên chức cao cấp từng mang trọng trách. Khi biết tình thế không còn có thể cứu vãn được, bản thân không mong thấy được thành quả tốt đẹp của lý tưởng đời mình nữa thì ông an nhiên, thanh thản ra đi, quyết không chịu để bị lọt vào tay bọn cộng quân.
Trên chính trường nước ta thời cận đại, một nhân tài, một nhân cách như ông Trần Chánh Thành, rõ ràng là không có nhiều.
Ôi, cám cảnh thay ! Thương thay ! Anh hùng mạt lộ !
Khi tàn cuộc chiến, nước mất nhà tan, mới rõ mặt anh hùng, bất kể vị anh hùng ấy là võ hay là văn.
(Sài Gòn trong tôi – Nguyễn Phúc An Sơn t/h/ OVV/DC)