25-12-2017 |
Việt Nam Quốc Dân đảng và người lãnh đạo Nguyễn Thái Học
Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng
Cách đây đúng 87 năm, ngày 9 tháng 2, 1930 cuộc khởi nghĩa Yên Báy đã nổ ra, đánh dấu một bước ngoặc lớn trong lịch sử Việt Nam. Tuy cuộc khởi nghĩa thất bại và những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này, Nguyễn Thái Học và những đồng chí của ông trong Việt Nam Quốc Dân đảng đã bị thực dân Pháp giết, nhưng tên tuổi của họ đã đi sâu vào linh hồn dân tộc.
Ngay đến những người cộng sản, những kẻ thù gay gắt nhất của Việt Nam Quốc Dân đảng sau này cũng không dám phủ nhận công lao của những anh hùng Yên Báy. Để tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa này, BTV Nguyễn Khanh của ban Việt ngữ đã liên lạc với Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng để phỏng vấn ông.
Ông Nhượng Tống với Việt Nam Quốc Dân Đảng
Trả lời phỏng vấn
Tháng Chín năm ngoái, khi làm được cho cuốn tiểu thuyết Lan Hữu quay trở lại, tôi đã biết kể từ đó sẽ phải thực hiện nhiều tìm kiếm vào các ngóc ngách, để thực sự biết về Nhượng Tống, và các tìm kiếm mỗi lúc sẽ một khó khăn hơn, các đầu mối ngày một trở nên nhỏ bé hơn.
Điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến là Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân từng trả lời phỏng vấn công khai trên báo. Dưới đây là bài phỏng vấn trên tờ Tri tân, số 185-186, ngày 10 tháng Năm năm 1945, do Phạm Mạnh Phan thực hiện. Số kép Tri tân này thuộc hệ “đặc san”, được đặt tên là “Việt Nam Giải Phóng”. Ta cũng biết, đây là thời điểm lịch sử có tên gọi Đế quốc Việt Nam. Một tháng sau đó, Nhượng Tống sẽ cho in cuốn sách về Nguyễn Thái Học.
Tờ Tri tân là một tờ không lạ, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ có thể tìm được dấu vết Nhượng Tống ở đây. Rất cảm ơn người bạn đã chỉ cho tôi thông tin này.
Cuộc phỏng vấn của Tri-Tân
Ông Nhượng Tống với Việt Nam Quốc dân đảng
Phạm Mạnh Phan
Việc tước khí giới quân đội Pháp đêm mồng 9 tháng ba dương lịch 1945 đã đem lại nền độc lập cho nước nhà. Trong khi quốc gia được giải phóng, các đảng chính trị đã thấy công nhiên xuất đầu lộ diện để làm việc cho tổ quốc.
Nhiều người nhắc nhở đến Việt nam quốc dân đảng, một đảng chính trị đã gây nên bao vụ đổ máu ghê hồn để chống lại với kẻ thù chung.
Trong vòng nhiều năm cho tới nay, muốn tìm hiểu về Nam Đồng thư xã, tài liệu khả tín nhất là cuốn sách này của Nhượng Tống:
(Nguyễn Thái Học (1902-1930), Việt Nam thư xã, 1945, xuất bản nhân dịp kỷ niệm 15 năm vụ Yên Bái; tác phẩm này về sau đã có vài lần tái bản)
Sở dĩ nói cuốn sách khả tín là vì tác giả là Nhượng Tống, vừa là thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã vừa là thành viên sáng lập Việt Nam Quốc dân đảng (trong khi đó, Nguyễn Thái Học không phải thành viên sáng lập Nam Đồng thư xã).
Chương IV cuốn sách mang tên “Nam Đồng thư xã” cho biết Nam Đồng thư xã “lập nên vào cuối năm 1926”, vì “trình độ trí thức của dân mình còn thấp kém quá! Đại đa số người dân không có một chút gì là công dân giáo dục”, thế nên tôn chỉ của Nam Đồng thư xã là “dậy cho người ta biết thương đồng bào, biết yêu Tổ quốc, biết thế nào là quyền lợi và nghĩa vụ của một người công dân. Sau nữa, giúp cho ai nấy có đôi chút thường thức về các khoa chính trị, như kinh tế học, xã hội học, các hiến pháp, các chủ nghĩa”.
NGUYỄN THÁI HỌC 1902-1930
Nhượng Tống
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzT3JwZTIwR1pVVzRtNWtfNXJMc0M1ZldHR0h3/view?usp=sharing
Ông tên thật là Hoàng Phạm Trân, do bút danh Nhượng Tống nên còn gọi là Hoàng Nhượng Tống. Ông quê ở làng Đô Hoàng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Thân sinh của ông là Hoàng Hồ, một danh sĩ đời nhà Nguyễn, nổi tiếng chống Pháp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chính trị của ông sau này.
Cuối năm 1925, ông cùng với Phạm Tuấn Lâm và Phạm Tuấn Tài thành lập ra Nam Đồng Thư xã ở số 6 đường 96 khu Nam Đồng (bên bờ hồ Trúc Bạch, Hà Nội), chuyên trứ tác, dịch thuật và xuất bản các sách tuyên truyền chủ nghĩa ái quốc, như: Cách mạng Trung Hoa, Lịch sử Tôn Dật Tiên, Cách Mạng Thế giới, Nguyên Tắc Tam Dân, v.v… Riêng Nhượng Tống cũng có nhiều bản dịch xuất sắc, tên ông được ghi vào danh sách những người đóng góp rất lớn cho sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực văn học cổ đại Trung Quốc, với những tác phẩm như Nam Hoa kinh, Ly tao, Thơ Đỗ Phủ, Sử ký Tư Mã Thiên, Mái Tây tức Tây sương ký, Hồng lâu mộngv.v… Một số dịch phẩm của ông hiện nay đã được tái bản và được đón nhận rộng rãi.
Đảng CSVN khui lại vụ án Ôn Như Hầu 1946
Gần đây mình hay tìm hiểu về Việt Nam Quốc Dân Đảng vì nhớ đến đại anh hùng Nguyễn Thái Học, qua tìm hiểu mình tìm được nhiều tài liệu hay muốn các thành viên trong diễn đàn xem xem có phải sự thực hay không. Chính vì vậy đừng ai cho mình là phản động.
Nguồn: http://vietquoc.org/?p=3195
Đảng CSVN khui lại vụ án Ôn Như Hầu 1946
Đảng CSVN lại khui lại vụ án Ôn Như Hầu năm 1946, dưới đây bài của ông Nghiêm Văn Thạch tại Paris nói rõ về vụ án Ôn Như Hầu.Đảng cộng sản khui lại vụ Ôn Như Hầu
Nghiêm Văn Thạch
Báo Nhân Dân, cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 19-8-2005 đã đăng bài “Vụ án phố Ôn Như Hầu” của thiếu tướng công an Lê Hữu Qua, nhắc lại vụ án Ôn Như Hầu.
Lê Hữu Qua tự giới thiệu như là người trực tiếp chỉ huy một tiểu đội tấn công cơ sở của đảng Đại Việt ngày 12-7-1946 ở phố Duvigneau và nhiều cơ sở khác của Đại Việt sau đó. Trong bài viết này Lê Hữu Qua chỉ nhắc tới vụ Ôn Như Hầu nhưng không nói ông ta có phải là người chỉ huy hay tham gia việc tấn công cơ sở Ôn Như Hầu của Việt Nam Quốc Dân Đảng hay không.
Vụ án Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1929-1930
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOFV0c3Rqcl9hdEFaX3Nmb1ZRU0xydXBVQTAw/view?usp=sharing
17/6 Nguyễn Thái Học hy sinh / 18/6 Cô Giang tuẫn tiết
(1930-2015)
Lúc còn sống cùng đồng tâm đồng chí,
Khi chết đi là liệt nữ, anh hùng.
Là tấm gương cho hậu thế soi chung,
Là ánh sao sáng ngời trong thanh sử.
Anh hùng tử nhưng khí hùng bất tử.
Tiếc thương ! Nguyễn Thái Học với Cô Giang,
Đôi uyên ương cách mạng sống hiên ngang,
Rồi cùng chết để giữ tròn khí tiết.
Một mối tình thuỷ chung và bất diệt,
Hào hùng thay! Người trai Việt, gái nước Nam!
Dòng lịch sử trôi một thoáng 85 năm,
Xin nghiêng mình thắp nén nhang tưởng niệm .
CN
Tưởng niệm Cô Giang tuẫn tiết – 18/06/1930
Cô Giang (1906–1930), tên gọi phổ biến của bà Nguyễn Thị Giang, là một nhà cách mạng người Việt chống thực dân Pháp và là hôn thê của Nguyễn Thái Học – lãnh tụ của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
“BA BÔNG HOA” CỦA VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG
TAM NGUYỄN
Đó là 3 chị em : Nguyễn Thị Bắc, Nguyễn Thị Giang và Nguyễn Tỉnh, quê tại phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang – đều là đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học (1901 – 1930), trong chi bộ Bắc Giang.
Năm 1929, Cô Giang gặp Nguyễn Thái Học lúc ông đang hoạt động chống Pháp và thành lập Việt Nam Quốc dân đảng, rồi hai người yêu nhau và Cô Giang trở thành người thân tín nhất của Nguyễn Thái Học. Cô Giang cùng Cô Bắc và Cô Tỉnh từng tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, liên lạc giữa các cơ sở đảng ở các tỉnh: Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Vĩnh Yên…
Sau khi cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng thất bại, ngày 17-6-1930 Nguyễn Thái Học và 12 yếu nhân của đảng lên máy chém ở Yên Bái, vào một buổi sáng tinh mơ. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học lên máy chém cuối cùng, ông mỉm cười, ngâm thơ tiếng Pháp:
“Mourir pour sa partie, C’est le sort le plus beau, le plus digne…d’envie…”
( Chết vì Tổ quốc, Cái chết vinh quang, Lòng ta sung sướng, Trí ta nhẹ nhàng…)
Nguồn: diemnhan.blogspot.de