Tất cả con ̣đường đều dẫn đến Châu Âu và những nước nghèo nó đi qua phải hứng chịu mọi tai ương từ biến đổi môi trường, hệ sinh thái, cuộc sống muôn loài và những tệ nạn, dịch bệnh hiểm nghèo.
Nó ác như thế, ác thuộc loại quỷ vương, không ai có thể ác qua nó…và thường thì kết cục mà mó tay viết hay diễn tuồng đều là thiên tai sấm sét trời giáng xuống cho nó.
Nó tự xưng là Trung quốc, nhưng thật ra nó là Hạ quốc trong cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Nhìn tấm bản đồ con thú đang chập chững bước đi, cái phần khởi đầu đã trở thành hai điểm của hạ phần thú . Hai điểm này đã báo trước sự trở lại hồi hoàn về bản lai gương mặt của Hạ quốc.
Trải dài hơn 80 quốc gia, con đường này toan tính nhốt trọn hai phần ba dân số thế giới trong vòng kim cô thắt chặt của nó qua tất cả ngỏ ngách từ đường biển, hàng không, hệ thống xe lửa đường sắt xuyên Á Âu.
Một vòng đai chạy dọc bờ biển Á, Âu và Phi nhằm tóm gọn hàng hải như cướp biển, kiểm soát nhu cầu vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu và hàng hóa xuất nhập từ Trung cộng và của thế giới
Từ hơn 2.000 năm trước, con đường tơ lụa gắn kết vùng Viễn Đông với châu Âu, và các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhắc đến tuyến đường thương mại cổ đại này từ đầu những năm 2000. Đến năm 2013 Tập cận Bình mới mơ làm Hoàng đế vĩnh viễn với giấc mơ hơn cả Vạn lý trường Thành của Tần Thủy Hoàng. Tất nhiên lần này ảo mộng không thành hiện thực vì nó muốn chiếm trọn thế giới, muốn ăn tươi nuốt sống tất cả những gì nó bắt gặp trên thế giới này.
Hạ quốc đã bỏ tiền ra nhưng tính bằng cái giá không thể ai trả nổi, lợi lộc cũng chỉ là Hạ quốc bán hàng đi muôn nơi.
Bất kỳ điều gì xảy ra, nếu có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đều do nước chủ nhà nghiên cứu dự đoán, nhưng trình độ khoa học của các nước ấy không thể đo lường hết nguy hiễm khi thi công, chưa kể các viên chức chính quyền ăn đút lót nhắm mắt làm ngu làm ngơ cho Hạ quốc muốn làm gì thì làm.
Nhân công Hạ quốc thao túng mọi lãnh thổ họ đến, họ đem thứ văn hoá không có quyền con người của họ để hả hê vênh váo với những nền văn minh vốn xem trọng tư cách và nhân quyền, rất khác biệt với họ.
May thay, thế giới này còn có những đầu óc tỉnh táo, nhất là người Việt Nam, luôn hiểu tim đen của Hạ quốc. Và còn có Mỹ.. Một trung tâm nghiên cứu của Mỹ, CNAS, ra báo cáo nói có 7 rủi ro thường gặp trong các dự án của “Một vành đai, một con đường”.
Đó là:
1/ Suy giảm chủ quyền: Bắc Kinh kiểm soát các dự án hạ tầng thông qua việc cho vay, hoặc hợp đồng kéo dài vài chục năm
2/ Thiếu minh bạch: Nhiều dự án không rõ ràng về quy trình đấu thầu, và điều khoản tài chính không được công bố cho công chúng
3/ Gánh nặng tài chính: Tiền vay của Trung Quốc làm tăng rủi ro vỡ nợ hoặc khó khăn trong trả nợ. Một số dự án hoàn thành không tạo ra đủ lợi nhuận
4/ Kinh tế địa phương không được lợi: Các dự án thường dùng công ty và nhân công Trung Quốc cho xây dựng, đôi khi thỏa thuận chia lợi nhuận không bình đẳng
5/ Rủi ro địa chính trị: Một số dự án do Trung Quốc thực hiện có thể gây nguy hiểm cho hạ tầng viễn thông sở tại, hoặc đặt quốc gia đó vào giữa cạnh tranh giữa Bắc Kinh và các nước
6/ Tác động môi trường: Một số dự án diễn ra mà không có đánh giá môi trường đủ, hoặc đã gây hại môi trường
7/ Tham nhũng: Tại một số nước, các dự án tạo ra hối lộ cho quan chức
Hạ quốc rất mạnh về ác, về tiền, về không biết nhục…Nhưng nó bị Trời diệt vì chính nó tự diệt.
Điễm đích Châu Âu đã bị chặn lại vì những quan hệ với Hạ quốc từ trước đến nay đã dẫn đến bệnh dịch thảm khốc và dối trá thấy rõ của nước Hạ thiếu văn minh.
Những nước chung chịu trên con đường nó vẽ cũng đã hất cẳng nó, xa lánh nó…Con thú đã què quặt…Hai tâm điểm xuất phát đã trở thành ổ dịch ung thư của sự lan truyền, cái tột cùng hiểm ác.
Nó còn làm được gì đây…Nó đã chết từ lúc nó bắt đầu.
Độc chiếm Biển Đông…Không thể nào một Hạ quốc làm được.
Trái đất này là của chúng mình, của tất cả …đang bay giữa trời xanh
(Đây không phải là dự đoán mà là tìm hiểu logic.)
Thi Ca
15/05/20