Bình Ngô đại cáo được đưa vào chương trình giảng dạy môn Lịch sử cổ văn. Lớp đệ tam dã được học rồi. Bình Ngô đại cáo trước hết là một văn bản sử liệu. Cuối năm 1427 được lệnh của vua Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo và văn bản này được công bố tháng 4 năm 1428 bố cáo cho toàn quân dân biết sự nghiệp bình Ngô đã hoàn toàn thắng lợi, quân thù đã thảm bại và phải rút khỏi nước ta, một vận hội mới đã mở ra cho giang sơn xã tắc. Chỉ với phương cách văn bản phổ biến Bình Ngô đại cáo, sau được đưa vào bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư (Đại Việt sử ký toàn thư (大越史記全書), do 2 tác giả Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên biên soạn).
Bình Ngô đại cáo nhưng khác thay không được tiếp nhận chính yếu như một văn bản hành chánh mà là như một kiệt tác văn chương. Cáo là một thể trong loại văn chiếu lệnh, loại văn được người xưa coi trọng nhất. Và giá trị của Bình Ngô đại cáo trước hết là ở phương diện một trước tác chính luận, loại văn bản được đánh giá cao khi có hệ thống lập luận chặt chẽ, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc. Với Bình Ngô đại cáo, không phải nhà chuyên môn nào lúc dương thời cũng dễ nhận chân được lối lập luận độc đáo của toàn bài và sự thứ tự lớp lang trong lập luận của từng phần. Tiêu biểu cho tầm khái quát của văn bản là đoạn đầu (Nhân nghĩa chi cử… quyết hữu minh trưng). Đoạn này như một định nghĩa rất tiêu biểu về quốc gia thuở xa xưa, được đánh giá là cống hiến có ý nghĩa sâu xa về lịch sử thế giới.
Sự nghiên cứu của những thế hệ sau truy khảo lịch sử. Ngoài ra để hiểu biết những biến động thuở tác phẩm ra đời, vị quan văn Nguyễn Trãi đã được tôi luyện trong hoàn cảnh nhiễu nhương đó, ông nhìn thấy giang sơn và dân nước mình trầm mình trong bể dâu máu và nước mắt trước khi thấy họ vui mừng trong vinh quang chiến thắng. Và lý do khác nữa là do “công trạng” của giặc Minh. Chính vì trong thời gian dài phải thường xuyên đương đầu với kẻ thù mạnh, thâm độc và gian manh như giặc Minh khiến tâm thức của tác giả Nguyễn Trãi thêm ý văn thơ sắc sảo cho một tuyệt tác.
Giá trị văn chương của Bình Ngô đại cáo thấm nhuần ở toàn bộ tác phẩm do người viết luôn nhìn nhận sự việc, hiện tượng cùng với sự nhận thức sâu sắc là một tâm hồn tinh nhạy, và tâm hồn giàu cảm xúc. Điều này biểu hiện ngay ở đoạn đầu, đoạn chứa đựng những luận điểm khái quát về lịch sử dài lâu và thành công trong công cuộc đấu tranh đạt hào quang vinh hiển cho đất nước, đoạn chứa đựng những tư tưởng lớn của một bản tuyên ngôn độc lập. Niềm tự hào dân tộc, kiêu hãnh vì được làm người con dân của một dòng giống anh hùng và văn hiến được tác giả trình bày cô đọng qua những nhóm từ ngữ như: thực (Ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang = Nước Đại Việt ta thật là nước văn hiến), ký (Sơn xuyên chi phong vực ký thù = Núi sông bờ cõi đã chia), diệc (Nam Bắc chi phong tục diệc dị = Phong tục Bắc Nam cũng khác). Ở những đoạn sau, khi lên án tội ác quân xâm lăng, kể lại những khốn khổ của nghĩa quân buổi ban đầu dựng sự nghiệp, miêu tả những bước đường thắng lợi của quân dân, đặc biệt đoạn bố cáo kết thúc chiến tranh… thì cảm xúc càng được biểu lộ mạnh mẽ, rõ nét phong phú.
Xét thêm giá trị văn chương của tác phẩm qua những biểu hiện ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh, điều này liên quan, hay nói đúng hơn là hệ quả của những đặc điểm trên. Từ những năm tuổi trẻ đến những ngày tháng cuối đời, Nguyễn Trãi luôn biểu hiện một cốt cách của một kẻ sĩ yêu nước và uyên thâm văn chương, phong vănthi của ông đã tự bộc lộ một cách tự nhiên sinh động. Tinh thần yêu nước và căn bản giá trị thi văn sâu sắc của Bình Ngô đại cáo có sức tác động mạnh mẽ, có giá trị trường tồn một phần lớn là do điều này. Nguyễn Trãi diễn tả tư tưởng bằng những hình tượng sinh động, thật khó phân định đâu là từ nguồn sách vở, đâu là sáng tạo riêng. Biểu hiện sức mạnh hy sinh cá nhân cao cả của nghĩa quân, ông không liệt kê số liệu mà dựng lên hình ảnh như Ẩm tượng nhi hà thuỷ can; Ma đao nhi sơn thạch khuyết (Gươm mài đá, đá núi cũng mòn; Voi uống nước, nước sông phải cạn). Diễn tả sự đồng lòng hợp nhất trong quân ngũ vì đại nghĩa, tác giả mô tả cảnh Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm (Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào). Chú dẫn câu này có người đưa ra điển tích Trung Hoa thời Chiến Quốc, còn người đi thực địa cho biết ngày nay ở miền tây Thanh Hoá còn di tích hòn đá Khao và suối Rượu, cũng là nêu những sự thực hiển nhiên.
Nguyễn Trãi vâng mệnh của đấng chí tôn, soạn một văn bản hành chính, điều đó đã rõ ràng, nhưng cũng không kém phần hiển nhiên là trong tâm thế tác giả có cả hai mục đích đều lớn và không mâu thuẫn: soạn một văn bản hành chánh và sáng tạo một công trình văn chương. Khi con người sáng tạo ra lịch sử của mình, nhưng là sáng tạo trong những điều kiện thực tế đương tồn tại và những quan hệ mà người ta phải thích ứng). Điều này biểu hiện ở chỗ ông sử dụng nhiều thủ pháp văn chương biền ngẫu qua thi ca cơ bản là mỗi câu gồm hai vế cân xứng còn độ dài câu văn, sự ngắt nhịp là do xúc cảm của từng người viết. Có người chỉ thấy thuận lợi do khuôn mẫu, mà không thấy khó khăn đối với tác giả xưa. Trong cái khuôn mẫu chung ấy khi biểu lộ được phong thái riêng mình, của từng nội dung và từng cá tính là điều khó khăn, tài năng lớn cộng với bản lãnh sâu sắc mới tạo nên được lọai thi ca hàn lâm bất hủtrong tác phẩm. Nguyễn Trãi cho thấy hình ảnh linh hoạt chính ở chỗ đầy bó buộc này. Nhạc tính của câu văn Bình Ngô đại cáo khá đa dạng, phù hợp với nội dung câu văn tự sự, trữ tình hay nghị luận (適合敘述性、抒情性或議論句子的內容; adapté au contenu de phrases narratives, lyriques ou argumentative).
Ông lập tuyên ngôn bằng câu súc tích, chắc nịch Ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang. Miêu tả tội ác quân thù, ông lại sử dụng thủ pháp trùng điệp, như cố ghi hết tội ác to lớn, trời không dung, đất không tha của chung.
Chúng tôi quả rất băn khoăn trước nhận định: “Cáo thường được viết bằng văn biền ngẫu”. Nhận định này có thể làm cho người giảng dạynhu7 thầy Bích hôm nọ, bà con chịu quá, học thêm về Bình Ngô đại cáo ở trường năm xưa quên mất tiêu thuở nào…
Giờ đây đọc sử sách xưa đôi khi chúng ta gặp cụm từ “đại cáo thiên hạ” thì chỉ với ý nghĩa là nhà vua hoặc triều đình, hoặc người đứng đầu một phong trào ban bố rộng rãi điều gì đó, còn không dễ mà có được những bản đại cáo như thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê. Phải có điều kiện song hành, bên cạnh một chiến công chính nghĩa lừng lẫy còn phải có một thiên tài văn chính luận. Thực ra, cho đến nay khi nói về thể cáo, ngoài Bình Ngô đại cáo các chuyên gia văn học trung đại Việt Nam cũng chỉ nhắc đến các bài cáo trong Thượng Thư. Các văn bản trong Thượng Thư ra đời trước công nguyên nhiều thế kỷ còn văn biền ngẫu xuất hiện thời Hán, Ngụy và thịnh hành thời Lục triều bên xứ Tàu thuở phong kiến ác ôn, như nay dòng máu du côn Đường biển 9 đoạn, và tình hữu nghị 16 chữ vàng dễ thương “HD 981”.
Bình Ngô đại cáo được viết để bố cáo việc hoàn tất một chiến công nghĩa sĩ vinh quang, bởi vậy đương nhiên phần lớn ngôn từ sẽ dành cho việc ghi chép lại quá trình chiến đấu gian khổ và chiến thắng của người dân Việt và quá trình thất bại dẫn đến thảm bại hoàn toàn của quân giặc Minh. Giá trị sử học của đoạn văn này rất nổi bật ở sự ghi chép trung thực nhiều sự kiện lịch sử và khái quát sâu sắc nhiều chân lý lớn của thời đại. Bên cạnh đó nghệ thuật sáng tạo văn chương của tác giả cũng hết sức xuất sắc. Những chặng đường chính của quá trình chinh chiến hàng chục năm được kể lại tường tận mà không bề bộn vì bút pháp của tác giả rất linh hoạt: vừa kể lại những chiến thắng của quân ta, vừa đúc kết những binh pháp quân sự và những chân lý nhân sinh; vừa tự sự về những thất bại liên tiếp của quân giặc ác ôn vừa kết hợp luận tội chúng nó, đặt chúng trong hình ảnh nhục bỏ bu so với khá tương phản với quân ta. Sự lúng túng, thất bại của quân xâm lược không chỉ thấy qua những sự kiện “hit and run”, mà còn biểu hiện bằng những bức biếm họa từ vua quan đến tướng sĩ phương Bắc, HD981.
Hãy nhìn lại xem trong bản đại cáo, Nguyễn Trãi kể lực lượng ác ôn như thế nào. Kết thúc bản cáo trạng tố quân xâm lăng, tác giả viết:
Thần nhân chi sở cộng phẫn,
Thiên địa chi sở bất dung.
(Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu được).
Khi nhìn lại khó khăn chồng chất của buổi đầu khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cho rằng: Cái thiên dục khốn ngã, dĩ giáng quyết nhiệm/ Cố dư ích lệ chí, dĩ tế vu gian (Trời thử lòng giao cho mệnh lớn, Ta gắng chí khắc phục gian nan). Ở đoạn miêu tả cảnh hai bên giao tranh đẫm máu, tác giả viết: Phong vân vị chi biến sắc/ Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang (Ghê gớm thay sắc phong vân phải đổi, Thảm đạm thay ánh nhật nguyệt phải mờ).
Còn câu văn bị đánh giá tiêu cực, thậm chí bị lược bỏ là ở đoạn cuối, cắt nghĩa nguyên nhân của chiến công bình Ngô do binh pháp mưu lược. Chúng ta đã thấy ở cảm nhận của Nguyễn Trãi cho thấy trong suốt bản đại cáo, đã trình bày một cách hệ thống và minh chứng những yếu tố vật chất và tinh thần đưa đến toàn thắng của quân ta, thảm bại của kẻ thù, bởi vậy câu văn này không nhằm phủ nhận sự nỗ lực chiến đấu hy sinh để chiến thắng của quân dân ta trong hàng chục năm trời, nó chủ yếu biểu lộ lòng tri ân tiền nhân lập quốc, giữ nứoc, là một cách khẳng định chính nghĩa tất thắng (những điều đã trở thành nội dung đạo lý Việt Nam). Ngày nay tất nhiên các văn bản quan phương không còn viết như thế nhưng trong rất nhiều tình huống của đời sống, người Việt Nam thuộc nhiều tầng lớp còn trữ tình theo cách đó. Câu văn làm cho tính chất biểu cảm của văn bản thêm đậm đà, giá trị văn chương càng nổi bật.
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.”
Điều trên có lẽ là câu trả lời đúng nhất, sâu sắc nhất, ý nghĩa nhất về sức mạnh và cũng là nguyên nhân mọi thắng lợi của người dân ta trong suốt quá trình lập quốc dã đấu tranh giữ nước hàng ngàn năm qua. Chính do nguyên tố “Đại nghĩa” vì chúng ta luôn quang minh chính đại. Chủ quyền đất nước là yếu tố thiêng liêng nhất đối với dân tộc ta. Xâm phạm quyền ấy là phi nghĩa, bảo vệ quyền ấy là chính nghĩa. Bởi thế, không một cuộc xâm lăng nào của giặc bắc phương, ỳ nghĩa cao đẹp của Bình Ngô đại cáo, giặc Tàu bao phen thất bại vì do mầm mống ngay từ hành động cướp bóc phi nghĩa ấy, cho nên “trời không dung, đất không tha” là bọn giặc vì thế.
Trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi gọi kẻ thù bằng hai cách, Ngô và Minh, mỗi cách dùng một lần, Ngô dùng ở nhan đề và Minh ở câu Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân (Giặc Minh thừa dịp tàn sát dân ta- Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, Sđd, tr.37). Chỉ căn cứ vào Bình Ngô đại cáo thì sự đối lập về sắc thái ý nghĩa của hai cách gọi chưa rõ, chưa đủ để kết luận, bởi vậy cần nhìn nhận thêm hai cách gọi này trong các trước tác khác của Nguyễn Trãi, có ý nghĩa nhất là những văn bản viết trước bản đại cáo, trong Quân trung từ mệnh tập thì cả hai cách gọi đều được sử dụng nhiều lần. Tình trạng một văn bản dùng cả hai tên gọi hoặc chỉ dùng một trong hai đều phổ biến. Ở đây chỉ dùng cách gọi Minh (hai lần: Minh tặc, cường Minh). Tuy nhiên trường hợp thuyết phục nhất là vì
thuở đương thời cách gọi Ngô đã mang ý khinh bỉ, khinh miệt như ta gọi “ah hah ba Tàu!” ngày nay. Xét trong chính là văn bản Tái dụ Vương Thông thư (số 35). Trong thư này Nguyễn Trãi chỉ dùng cách gọi Ngô, ba lần: Kim Ngô chi cường bất cập Tần (Nay Ngô mạnh không bằng Tần), phi Ngô quốc sở năng đoạt dã (thì Ngô làm sao có thể cướp được), cập Ngô quốc chi nhân (cũng như người Ngô). Vương Thông là tổng binh, là viên quan có quyền cao nhất trong đám tướng lãnh viễn chinh ở nước ta, là võ tướng nhưng y thuộc loại khá thông hiểu chữ nghĩa. Đối với tên này, Nguyễn Trãi luôn chủ trương binh vận (thư cho Vương Thông nhiều nhất, xưng hô nhã nhặn, viết dài, dùng nhiều tri thức kinh điển để bàn bạc, thuyết phục). Bức thư này viết lúc thế thắng đã thuộc về ta, nhưng Nguyễn Trãi vẫn giữ cung cách cư xử ngoại giao, lịch sự với một đại quan của thiên triều một kiểu “lạt mềm buộc chặt”, là cách khéo léo nhắc nhở hắn cách hành xử cho hợp với một đại nhân, đề phòng “chó cùng rứt dậu” (Xử sự liều lĩnh, làm bậy khi bị đẩy đến bước đường cùng. Dồn chó vào bí lối, chó cắn bỏ mẹ). Là người hiểu sâu sắc nhân tình thế thái, lẽ nào Nguyễn Trãi hành xử bằng cách miệt thị tổ tiên kẻ mà mình đang áp dụng chiến thuật “tâm biến nhu”.
Tóm lại, chỉ căn cứ vào Bình Ngô đại cáo thì sự đối lập sắc thái ý nghĩa giữa hai cách gọi Minh và Ngô như nhau.
Khi tìm hiểu những văn bản trước đó được tập hợp trong Quân trung từ mệnh tập thì các nhà nghiên cứu dẫn ra, chúng tôi thấy thêm vài trường hợp gọi người phương Bắc là Ngô với ý khinh thị. Đây là một câu trong bài Dăn đời phú (khuyết danh):
Báng đầu thằng trọc, không nể đầu ông sư; cứng cổ cứng đầu, ai xá những ngu dại – Vắng mặt thằng Ngô, lúc có mặt ông sứ, sấp mày sấp mặt vẫn nghe nhời nói xưa nay. Về đoản ngữ Vắng mặt thằng Ngô, lúc có mặt ông sứ, soạn giả Vũ Khắc Tiệp giải thích: “Khi trước nước ta phải phục về nước Tàu, khi có quan sứ ở nước Tàu sang, thì ta phải chiều chuộng rất cung kính, nhưng khi vắng mặt thì lại gọi đó là thằng Ngô”(11). Và đây là câu mà theo tác giả Thượng Chi văn tập, là một câu ca dao:
Ba mươi tết, tết lại ba mươi,
Vợ thằng Ngô đốt vàng cho chú Khách (*)
*: (khách trú, ba tàu, cắc chú, khinh miệt danh).
Chúng ta đều biết có nhiều cách để lưu giữ ký ức lịch sử trong đó tác phẩm văn chương đích thực có ưu thế các lĩnh vực khác khó bì, vì ở đây có sự hài hoà giữa nhận thức và cảm xúc, là “hình thức nhuần nhị nhất của tư tưởng”. Sức sống của chữ Ngô cũng là một cứ liệu khẳng định giá trị văn chương xuất sắc của Bình Ngô đại cáo. Trước tác này của Nguyễn Trãi đã trở thành một giá trị cổ điển, gắn với nó có một nhận định cũng đã trở thành cổ điển, rằng đây là một “thiên cổ hùng văn” (Vũ Khâm Lân, thế kỷ XVII). Nhận định này rất tiêu biểu cho sự thụ cảm của người xưa về Bình Ngô đại cáo, xem nó như một sáng tác văn chương.
Bình Ngô đại cáo đã được nhiều dịch giả thuộc nhiều thế hệ chuyển ra quốc ngữ và nhìn chung có thể thấy rằng người dịch đến với nguyên tác trước hết cũng không phải như một văn kiện lịch sử, qua việc theo các chuẩn mực tín, đạt, nhã của một văn bản văn chương. Điều này thấy rõ ở xu hướng triệt để bảo lưu tính chất biền ngẫu và nhạc tính của câu văn, ngay cả ở những trường hợp để đạt được điều đó phải dịch đảo câu trong nguyên tác (các câu Nhân tài thu diệp, tuấn kiệt thần tinh; Ẩm tượng nhi hà thuỷ can, Ma đao nhi sơn thạch khuyết). Có những câu dịch so với nguyên tác đã được hình tượng hoá (Tuấn sinh linh chi huyết, dĩ nhuận kiệt liệt chi vẫn nha được dịch thành “Thằng há miệng đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”).
Chỉ với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt xuất, song ông còn có Quân trung từ mệnh tập- tập văn chính luận quy mô đầu tiên của nước ta. Những trước tác này cùng với thơ của thi hào đã làm nên một hiện tượng độc đáo trong văn học trung đại Việt Nam: Nguyễn Trãi là tác gia duy nhất có sự tương xứng kép, ở bậc cao, tương xứng giữa văn chính luận và văn chương thẩm mỹ, tương xứng giữa trước tác bằng chữ Hán và bằng quốc âm.
(st net)
—————————— —————————— —————————— ——-
Subject: “Bình Ngô Đại Cáo” vs. “Nam Quốc Sơn Hà”.
Hai bài cổ thi Bình Ngô Đại Cáo và Nam Quốc Sơn Hà là những thi ca biền ngẫu, những tuyên cáo độc lập dánh đuổi giặc ác ôn bắc phưong. Thi ca NQSH viết dưới thể thất ngôn tứ tuyệt mà thi âm khá thuận nhĩ. Tác giả cho sác nét cảnh cáo quân giặc chớ lãm hỗn với nước ta. Thi phong nhẹ nhàng, không đem yếu tố “máu đỗ thịt rơi”, Trong khi thi ca BNĐC kể khá rõ nét thật của chiến tranh: cụt đầu, tự vận, tử vong, thằng nhãi con, đồ chết nhát, vỡ mật, máu trôi đỏ tưới,…
Tôi thích cả hai thi phẩm này vì nêu cao lòng yêu nước, yêu non sông, khi “quyết chiến” ta giống dân Lạc Hồng. Nhưng NQSH có khinh miệt quân thù, coi thường địch quân như thi phong vang rõ. Tuy vậy xét cho cùng NQSH không kể về dánh cho nó vỡ gan, nát túi mật, chém đầu nó cho máu đỏ trôi sông như giậc ISIS, hay Hamas ra chiêu.
Xin đừng quên Lý Tướng Công là một võ tướng rất giỏi môn chém đầu bằng đại đao. Không chừng ra trận mạc ông ngài xơi tái hàng ngàn cái đầu dễ thương của quân thù, mà ISIS và Hamas cò n thua xa ông ngài. Nhưng ông ngài khôn bỏ sừ, kê khai trên giấy mực như thế thì Tòa Án Chiến Tranh sẽ hỏi cung thì sao?
The International Criminal Court in The Hague (La Haye – La Cour internationale de Justice) mà mấy cha Vladimir Putin hay Benjamin Netenyahu, và sừ trùm Yahya Sinwar(thủ lãnh của Hamas ở Dải Gaza, kẻ chủ mưu vụ tấn công thảm sát người Do Thái mời đây), Tam vị này đang lo ICC đấy.
Xin GS. Bích kể về thi ca dập mật vỡ gan và máu dỏ trôi sông nhe. Pls. watch out ICC La Haye.
VHLA
—————————— ———————-
Những cổ thi giá trị, bạn An Ninh xem hỏi GS. TRẦN HUY BÍCH, ông am tường cả. Hihihi.. VHLA
Như các sách: Việt điện U linh tập, Đại Việt sử ký toàn thư,Nam quốc sơn hà, Ưc Trai thi tập, Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ,…
—————————— ———————–
THƠ KÈM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO..
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhátThạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ
Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật!
Xét đoạn khác như…
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bỉ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi!
Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn
—————————— —————
THƠ KÈM BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO..
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhátThạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín, Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười, Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Đọc tiếp như sau…
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ
Bị ta chặn ở Lê Hoa, quân Vân Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật!
Xét đoạn khá như…
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh xéo lên nhau chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi, cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi!
Một cỗ nhung y chiến thắng, nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình, ban chiếu duy tân khắp chốn.
Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư, Lý Thường Kiệt.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam) ra đời năm 1077, khi quân Tống sai Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chống chọi lại giặc xâm lăng.
Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của chủ tướng Lý Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, không chỉ khẳng định được vấn đề về lãnh thổ, chủ quyền, độc lập của dân tộc Việt Nam, mà bài thơ còn thể hiện được tính thần lực, tự tôn dân tộc mãnh mẽ của vị chủ tướng tài ba Lý Thường Kiệt cũng như những người dân Việt Nam nói chung. Bài thơ cũng là lời khẳng định tuyên bố đanh thép của tác giả đối với những kẻ có ý định xâm lăng vào lãnh thổ ấy, xâm phạm vào lòng tự tôn của một dân tộc anh hùng.
Trong cuộc chiến đấu chống quân Tống của quân dân Đại Việt, chủ tướng Lý Thường Kiệt đã đọc bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” ở đền thờ hai vị thần Trương Hống, Trương Hát – Là hai vị thần của sông Như Nguyệt. Khi bài thơ thần này vang lên vào thời điểm đêm khuya, lại được vọng ra hùng tráng, đanh thép từ một ngôi đền thiêng liêng nên đã làm cho quân Tống vô cùng khiếp sợ, chúng đã vô cùng hoảng loạn, lo lắng, nhuệ khí của quân giặc bị suy giảm một cách nhanh chóng. Cũng nhờ đó mà quân dân ta có thể tạo ra một chiến thắng lừng lẫy, oai hùng sau đó.
Mở đầu bài thơ, tác giả Lý Thường Kiệt đã khẳng định một cách chắc chắn, mạnh mẽ về vấn đề chủ quyền, ranh giới lãnh thổ của dân tộc Đại Việt, đó là ranh giới đã được định sẵn, là nơi sinh sống của người dân Đại Việt. Lời khẳng định này không phải chỉ là lời khẳng định của tác giả, mà tác giả còn đưa ra những luận chứng sắc sảo, đó là bởi “sách trời” quy định. Tức sự độc lập, chủ quyền về lãnh thổ ấy được trời đất quy định, chứng giám. Một sự thật hiển nhiên mà không một ai có thể chối cãi được:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”
Sông núi nước Nam là những vật thuộc quyền sở hữu của người Nam, cũng là những hình ảnh biểu tượng không chỉ cho ranh giới, chủ quyền của người nam mà còn khẳng định một cách chắc chắn quyền sở hữu của “sông núi” ấy là của người Nam. Chúng ta cũng có thể thấy đây là lần đầu tiên trong một tác phẩm thơ văn mà vấn đề chủ quyền dân tộc được khẳng định mạnh mẽ, hào sảng đến như vậy. Không chỉ là dân tộc có chủ quyền, có lãnh thổ mà dân tộc ấy còn có người đứng đầu, người cai quản, làm chủ người dân của quốc gia ấy, đó chính là “vua Nam”.
Chủ quyền ấy, lãnh thổ cương vực ấy không phải do người Nam tự quyết định lựa chọn cho mình, người dân nơi ấy chỉ sinh sống, làm ăn sinh hoạt từ rất lâu đời, do sự định phận của “sách trời”, đó là đấng cao quý vì vậy mọi sự quy định, chỉ dẫn của “trời” đều rất có giá trị, đều rất đáng trân trọng.
“Rành rành” là dùng để chỉ sự hiển hiện, tất yếu mà ai cũng có thể nhận biết cũng phân biệt được. “Rành rành định phận ở sách trời” có nghĩa vùng lãnh thổ ấy, chủ quyền ấy của người Nam đã được sách trời ghi chép rõ ràng, dù có muốn cũng không thể chối cãi, phủ định. Như vậy, ở hai câu thơ đầu, tác giả Lý Thường Kiệt không chỉ đưa ra luận điểm là lời khẳng định hào sảng, chắc chắn về vùng lãnh thổ, ranh giới quốc gia và chủ quyền, quyền làm chủ của nhân dân Đại Việt với quốc gia, dân tộc mình mà tác gỉ còn rất tỉnh táo, sắc sảo khi đưa ra những luận cứ đúng đắn, giàu sức thuyết phục mà còn đưa ra một sự thật mà không một kẻ nào, một thế lực nào có thể phủ định, bác bỏ được nó. Giọng văn hào hùng, mạnh mẽ nhưng không giấu được niềm tự hào của bản thân Lý Thường Kiệt về chủ quyền của dân tộc mình.
Từ sự khẳng định mạnh mẽ vấn đề chủ quyền của dân tộc Đại Việt, Lý Thường Kiệt đã lớn tiếng khẳng định, cũng là lời cảnh cáo đến kẻ thù, đó chính là cái kết cục đầy bi thảm mà chúng sẽ phải đón nhận nếu biết nhưng vẫn cố tình thực hiện hành động xâm lăng lãnh thổ, gây đau khổ cho nhân dân Đại Việt:
“Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”
Sự thật hiển nhiên rằng, “Sông núi nước Nam” là do người Nam ở, người Nam làm chủ. Nhưng lũ giặc không hề màng đến sự quy định mang tính tất yếu ấy, chúng cố tình xâm phạm Đại Việt cũng là xúc phạm đến sự tôn nghiêm của đạo lí, của luật trời: “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm” hành động ngông cuồng, phi nghĩa này của bọn chúng thật đáng bị phê phán, thậm chí đáng để trừng phạt bằng những hình thức thích đáng nhất. Và ở trong bài thơ này, tác giả Lý Thường Kiệt cũng đã đanh thép khẳng định cái kết cục đầy bi đát, ê chề cho lũ cướp nước, coi thường đạo lý: “Chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời”. Với tất cả sức mạnh cũng như lòng tự tôn, tính chính nghĩa của dân tộc Đại Việt thì lũ xâm lăng chỉ có một kết cục duy nhất, một kết quả không thể tránh khỏi “bị đánh cho tơi bời”.
Như vậy, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” là một bài thơ, một bài thơ mang chính chính luận rõ ràng, sâu sắc, một bản tuyên ngôn hùng hồn, mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam. Bài thơ thể hiện lòng tự hào của người Việt Nam về chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, về sức mạnh vĩ đại của người dân trong công cuộc đánh đuổi ngoại xâm. Cuối năm 1076, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta. Dưới quyền thống lĩnh của Thái uý Lý Thường Kiệt, quân Nam chặn giặc tại phòng tuyến sông Cầu, và đến tháng 3 năm 1077, đánh tan quân giặc. Truyền thuyết kể rằng, để khích lệ ý chí chiến đấu của quân ta và làm tan rã tinh thần quân giặc, Lý Thường Kiệt cho đọc bài thơ sau đây giữa đêm khuya trên bờ sông cầu. Mở đầu là câu thơ khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
(Sông núi nước Nam, vua Nam ở)
Nam quốc là nước Nam, xưng là quốc để xoá sạch ấn tượng bị trị trong thời kì Bắc thuộc. Từ thế kỉ X, Ngô Quyền đã đánh đuổi quân Nam Hán trên sống Bạch Đằng, thiết lập một nhà nước độc lập, tự chủ, nhưng bọn phong kiến phương Bắc vẫn xem đất nước ta là một quận, huyện thuộc Trung Quốc, như đã sắc phong Đinh Bộ Lĩnh làm Giao Chỉ quận vương. Cho nên vào thời Lý, việc xưng Nam quốc, Nam đế có ý nghĩa lịch sử đặc biệt. Câu thơ nhấn mạnh một chân lí đơn giản, hiển nhiên nhưng đầy chiều sâu lịch sử sau mười thế kỉ đấu tranh của dân tộc ta, thể hiện tinh thần độc lập tự chủ, tinh thần bình đẳng dân tộc.
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
(Biên giới rõ ràng có ghi tại sách trời.)
Tiệt nhiên là rành rành, có đạo lý chính đáng không thể di dịch được; định phận là danh phận đã được xếp đặt, không thể xáo trộn được. Chủ quyền của vua Nam trên đất nước là việc có ghi sẵn trong sách trời. Thiên thư định phận cho nước Nam có bờ cõi riêng, đó là điều tiệt nhiên, là chân lý hiển nhiên.
Nếu câu thơ đầu nhấn mạnh chân lý do con người quy định, thì câu thứ hai mang tính chất thần linh chủ nghĩa, một niềm tin gần như tuyệt đối trong thời phong kiến, ý thơ như báo trước thế thắng bại giữa ta và địch. Ta sẽ thắng chẳng những do tài sức chính mình, mà còn do ý trời. Địch sẽ bại vì hành động phi nghĩa của chúng. Chân lý Nam quốc sơn hà được củng cố thêm bằng sức mạnh siêu nhiên thiên thư định phận, nhằm khẳng định niềm tin chiến thắng của ta. Bài thơ là quyết tâm bảo vệ đất nước, khẳng định thất bại tất yếu của địch:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
(Sao mà bọn giặc lại tới xâm phạm?)
Như hà là làm sao, nghịch là trái ngược, lỗ là bọn mọi rợ. Đây là một câu hỏi bao hàm thái độ vừa ngạc nhiên, vừa khinh bỉ. Ngạc nhiên vì chúng tự xưng là thiên triều sao lại làm trái mệnh trời; khinh bỉ vì chúng tự phụ là một nước có văn hiến hàng đầu, là Trung Hoa, tinh hoa của mọi dân tộc, sao lại hành động như kẻ mọi rợ, ỷ mạnh hiếp yếu. Tư thế của ta vững vàng: Ta giữ gìn biên cương, bảo vệ đất nước với đầy đủ danh phận, rõ ràng chính nghĩa. Chúng là giặc, làm trái lòng trời, làm điều càng rõ phản nghịch. Giọng thơ hùng hồn, lời thơ dõng dạc tố cáo dã tâm của giặc, vừa sỉ vả, miệt thị bọn xâm lược vớitư thế kẻ bề trên nắm lẽ phải trong tay, mắng bọ ngu xuẩn, tham lam đáng khỉnh miệt.
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Lũ bây hãy xem sẽ ôm lấy thất bại, hư hỏng)
Truyền thống lịch sử ấy xác định một chân lý: dân tộc ta luôn luôn chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, tự chủ trên tư thế chính nghĩa. Bọn phong kiến phương Bắc đã mười lăm lần xâm lược nước ta, lò ng quả cảm của người dân ta được hun đúc từ tinh thần Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư do vậy. Chủ quyền dân tộc luôn là một vấn đề nóng bỏng không chỉ của thời điểm hiện tại mà ngay cả trong những ngày quá khứ xa xưa. Sông núi nước Nam có thể coi là bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền đầu tiên của dân tộc ta. Bài thơ thể hiện ý chí kiên cường và quyết tâm bảo về chủ quyền lãnh thổ của ông cha.
Về xuất xứ của bài Sông núi nước Nam có rất nhiều ghi chép khác nhau, nhưng chúng đều có điểm chung đó là: bài thơ ra đời gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc. Vì có nhiều giả thuyết khác nhau về sự ra đời của tác phẩm nên bài thơ thường được để khuyết danh. Sông núi nước Nam có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang hai nội dung lớn: khẳng định độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập đó. Hai câu đầu khẳng định độc lập dân tộc trên cở sở cương vực lãnh thổ và chủ quyền:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Trước hết về chủ quyền, Đại Việt là đất nước có chủ quyền riêng, điều này được thể hiện rõ qua cụm từ “Nam đế cư”. Trong phần dịch thơ được dịch là “vua Nam ở”. Ở đây chúng ta cần có sự phân biệt rạch ròi giữa đế và vua, vì đây là hai khái niệm rất khác nhau. Đế là duy nhất, toàn quyền, có quyền lực cao nhất; Vua thì có nhiều, phụ thuộc vào đế, quyền lực xếp sau đế. Bởi vậy, khi sử dụng chữ đế trong bài đã khẳng định mạnh mẽ quyền của vua Nam với nước Nam, đồng thời khi sử dụng “Nam đế” thì mới sánh ngang hàng với “Bắc đế”, độc lập và không phụ thuộc vào Bắc đế.
Về cương vực lãnh thổ, nước ta có cương vực riêng đã được quy định ở sách trời. Căn cứ vào thiên thư nước ta nằm ở phía nam núi Ngũ Lĩnh thuộc địa phận sao Dực và sao Chẩn. Dựa vào sách trời để khẳng định chủ quyền của đất nước rất phù hợp với tâm lý, niềm tin của con người ngày xưa (tin vào số phận, mệnh trời) bởi vậy càng có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. Đồng thời sách trời ở đây cũng tương ứng với chân lí khách quan, qua đó tác giả cũng ngầm khẳng định sự độc lập của đất nước ta là chân lý khách quan chứ không phải ý muốn chủ quan.
Hai câu sau khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trong hai câu thơ này tác giả sử dụng những từ ngữ mang ý nghĩa kinh miệt “nghịch lỗ” – lũ giặc làm điều trái ngược, để gọi những kẻ đi xâm lược. Ngoài ra để vạch trần tính chất phi nghĩa cuộc chiến tranh, tác giả còn đưa ra hình thức câu hỏi “như hà” (cớ sao). Bởi điều chúng làm là phi phĩa, đi ngược lại chân lí khách quan nên tất yếu sẽ chuốc lại bại vong. Câu thơ cuối vừa có tính chất khẳng định, vừa như là lời răn đe, cảnh báo trước hành động xâm lược của chúng: các người sẽ chuốc lấy bại vong hoàn toàn khi xâm lược Đại Việt.
Bài thơ sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc và cô đọng. Tác phẩm chỉ có 28 chữ nhưng lại ẩn chứa những tư tưởng và tình cảm lớn: khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc và nêu lên quyết tâm chiến đấu bảo vệ nền độc lập đó. Ngôn từ cô đọng, giàu sức gợi cảm: nam đế cư, nghịch lỗ, như hà,… Kết hợp hài hòa giữa biểu cảm và biểu ý: bài thơ thiên về nghị luận trình bày nhưng ẩn sâu bên trong là những tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của tác giả. Giọng thơ trang trọng, hào hùng, đầy tự tin.
Bài thơ ngắn gọn, hàm súc mà chưa đựng những tư tưởng tình cảm lớn lao, cao đẹp. Văn bản là bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta về độc lập, chủ quyền của đất nước. Tác phẩm đã tạo niềm tin, sức mạnh chính nghĩa cho nhân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Bài thơ Sông núi nước Nam có tên chữ Hán là Nam quốc sơn hà được coi là của Lý Thường Kiệt sáng tác. Bài thơ ra đời sau chiến thắng của quân ta trước quân Tông trên dòng sông Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt lãnh đạo. Chúng ta xem bài thơ này là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong ba bản tuyên ngôn của nước ta.
Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hình thức và nội dung của bài thơ là sự kết hợp hài hòa trong một kết cấu hoàn chỉnh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ chính là lời khẳng định quyền độc lập của dân tộc, chủ quyền của đất nước và thể hiện quyết tâm của toàn dân tộc trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hai câu đầu khẳng định điều mà sách trời đã ghi rõ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vàng vặc sách trời chia xứ sở.
Câu thơ tưởng chừng như đơn giản nhưng chứa đựng một lời tuyên bố hùng hồn. Đơn giản vì Sông núi nước Nam vua Nam ở, không có gì phải bàn cãi. Vậy mà lâu nay các thế lực phong kiến phương Bắc không nhìn thấy chân lý ấy. Từ trước Công nguyên, các thế lực phong kiến Trung Hoa đã đem quân xâm chiếm nước ta, coi nước ta như một vùng đất vô chủ. Lý Thường Kiệt đã đem Nam đế đặt ngang hàng với Bắc đế trong hai câu thơ trên.
Đó chính là giá trị của câu thơ. Sự tồn tại của đất nước Đại Việt thuộc quyền sở hữu của vua Việt là điều hiển nhiên và đã được sách trời ghi rõ. Câu thơ dùng hai chữ Nam đã làm nổi bật danh hiệu Đại Việt và tư thế độc lập của dân tộc. Với cách diễn đạt thật cô đọng, hùng hồn, tác giả đã tuyên bố một chân lí không thể thay đổi: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Câu thơ thứ hai trong bài thơ giúp khẳng định thêm chân lý đã xuất hiện trong câu thứ nhất. Tác giả đã khéo sử dụng từ trời trong câu thơ. Tư tưởng phương Đông nói chung đề cao mệnh của ý trời còn cao hơn cả lệnh vua, vua cũng phải tuân theo mệnh trời. Chủ quyền của Đại Việt được sách trời ghi thì không ai có thể thay đổi được. Điều này đã khẳng định chắc chắn chủ quyền của Đại Việt trước các thế lực xâm lược.
Từ sự khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã tố cáo hành động xâm lược của kẻ thù, đồng thời khẳng định ý chí vì độc lập dân tộc, vì chủ quyền đất nước của nhân dân Đại Việt.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Câu thơ được diễn đạt theo lối nghi vấn nhưng thực chất là để khẳng định tính chất phi nghĩa trong việc xâm lược của quân Tông. Tiếp đến, tác giả khẳng định thất bại tất yếu của những kẻ đi xâm lược: chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Câu thơ cuối cùng thể hiện một niềm tin tất thắng vào tính chính nghĩa của nhân dân ta, điều này dựa trên cơ sở của lòng yêu nước nồng nàn, của tinh thần vì độc lập dân tộc và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Bia đá chùa Linh Xứng ở huyện Hà Trung thuộc tỉnh Thanh Hóa sau ngót ngàn năm, nét chữ khắc trên đá “vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” gửi gắm tấm lòng nhân dân ta đời đời ghi ơn người anh hùng “loại Tống “ để cứu nước cứu dân tộc
“Lý Công nước Việt
Noi dấu tiền nhân
Cầm quân tất thắng
Trị nước yên dân
Danh lừng trung hạ
Tiếng nức gần xa…”
Lý Công là Lý Thường Kiệt, một tướng công đại tài của nước Nam ngàn năm cổ đại, tác giả bài thơ “Nam quốc sơn hà “bất hủ. Lý Thường Kiệt là danh tướng thời nhà Lý, tên tuổi gắn liền với chiến thắng Sông Cầu – Như Nguyệt trong thế kỷ XI. Năm 1076, vua nhà Tống sai tướng Quách Quỳ mang đại binh sang xâm chiếm Đại Việt, Lý Thường Kiệt lập chiến tuyến Sông Cầu – Như Nguyệt để chống giặc. Trong những giờ phút giao tranh ác liệt, ông viết bài thơ “Sông nước Nam” để khích lệ và động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng giặc Tống.
Bài thơ nói lên niềm tự hào về chủ quyền của dân tộc, nêu cao ý chí tự lực tự cường của người dân “Núi sông Nam Việt vua Nam ở, Vằng vặc sách trời chia xứ sở. Giặc dữ cớ sao phạm đến đây, Chúng bây nhất định phải tan vỡ” Hai câu thơ đầu, ngôn ngữ trạng trọng, ý thơ mạnh mẽ đanh thép khẳng định một chân lý lịch sử bất di bất dịch: “Sông núi nước Nam” – nước Đại Việt thân yêu của người dân ta là “nơi vua Nam ở”. Theo quan niệm phù hợp với lịch sự thời bấy giờ, thì vua là tượng trưng cho quyền lực tối thượng và đại diện cho quyền lợi tối cao của dân tộc Nam. Nước ta đã có vua, nghĩa là có người làm chủ. Nam đế có thua kém gì Bắc đế. Nước có vua là có chủ quyền, có nền độc lập. Không những thế, “Sông núi Nam Việt được ghi rõ ở sách trời là một sự thật lịch sử khách quan không ai có thể chối cãi được. Bài thơ nói đến “Nam đế “ và nói đến “thiên thư” và “định phận” để khẳng định một niềm tin, một ý chí về chủ quyển quốc gia, về tinh thần tự lập, tự cường dân tộc: “Núi sông Nam Việt vua Nam ở,Vằng vặc sách trời chia xứ sở”. Có thể nói, đó là một lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của Đại Việt.
Mọi niềm tin đều cho ta sức mạnh. Trước họa xâm lăng của ngoại bang, niềm tin về độc lập và chủ quyền sẽ làm bùng lên ngọn lửa yêu nước và căm thù giặc trong nhân dân ta. Hai câu tiếp theo, giọng thơ vang lên sang sảng, căm giận. Lý Thường Kiệt nghiêm khắc lên án hành động ăn cướp trắng trợn của giác Tống. Chúng đã mang quân sang xâm chiếm nước ta. Câu hỏi tu từ làm cho lời thơ thêm đanh thép: “Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”. Hành động xâm lược của giặc Tống là tàn ác và phi nghĩa. Giết người, đốt phá, ăn cướp, gây ra cảnh chiến tranh điêu tàn. Chúng âm mưu biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc, xâm phạm tới “Nam quốc sơn hà “, làm trái với Giặc Tống nhất định sẽ bị nhàn dân ta giáng những đòn trừng phạt đích đáng: “Chúng mày nhất định phải tan vỡ!” Câu thơ khẳng định niềm tin chiến thắng. Chiến thắng vì ta có súc mạnh chính nghĩa đánh giặc để bảo vệ sông núi nước Nam. Chiến thắng vì nhân dân ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần đoàn kết bất khuất anh hùng chống ngoại xâm. Chiến thắng vì tướng sĩ của ta mưu lược, dũng cảm đánh giặc để giữ gìn quê hương đất nước. “Nhất định phải tan vỡ” là bị đánh cho tan tác, không còn một mảnh giáp. “Nhất định phải tan vỡ” là bị thất bại nhục nhã. Thực tế lịch sử đã minh chúng hùng hồn cho câu thơ của Lý Thường Kiệt.
Sông Cầu và bến đò Như Nguyệt là mồ chôn hàng vạn lũ giặc phương Bắc. ….