*** Thương Áo Nhà Binh
Các Chiến Sĩ Đại Đội Hắc Báo – Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH trong một buổi diễn hành tại Huế năm 1966.
Các Chiến Sĩ Đại Đội Hắc Báo – Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH trong một buổi diễn hành tại Huế năm 1966.
Các Chiến Sĩ Đại Đội Hắc Báo – Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH đang chờ trực thăng vận vào mặt trận Nam Lào năm 9171
Các Chiến Sĩ Đại Đội Hắc Báo xâm nhập thung lũng A Shau ngày 27-04-1971
Niên trưởng TRẦN NGỌC HUẾ
Cuối cùng, ngày Khóa 19 tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam cũng đã tới. Đối với nhiều người, tâm tình của họ như bay bổng khi thời gian huấn luyện đã xong, khi khối nặng trên lưng trên vai đã được gỡ xuống. Bây giờ là hào quang lấp lánh hướng về tương lai với đôi lon thiếu uý trên ve áo, dây biểu chương trên vai, và huy chương sẽ đeo trên ngực qua công trạng ngoài mặt trận.
Khác với mọi người, tôi về phòng với thái độ bình thản. Có lẽ, những năm tháng ở trường Thiếu Sinh Quân đã tôi luyện con người của tôi trở nên cứng cáp; cũng như thời gian ở Võ Bị là những năm tháng nối dài của Trường Thiếu Sinh Quân.
Cho nên, khi ngả lưng trên chiếc giường quen thuộc thường ngày, tôi chìm nhanh vào giấc ngủ mà quên bẵng đêm mình phải đi chọn binh chủng mà tôi ưa thích hơn cả. Đó là binh chủng Thủy Quân Lục Chiến.
Khi tôi tỉnh giậy thì chỉ còn chỗ trong binh chủng Bộ Binh đang chờ. Các tân sĩ quan được chia thành 20 toán. Tôi đứng đầu toán số một, có lẽ nhờ ra trường vị thứ cao và có thêm thành tích bị thương trong khoá học Biệt Động Quân tại Dục Mỹ nên tôi được chọn đứng đầu bảng.
Tôi chọn Trung Đoàn 43 Biệt Lập đang đóng tại Hậu Nghĩa, gần Sài Gòn, vì tôi muốn gần người bạn gái đang học ở trường Nữ Trung Học Gia Long. Chọn xong đơn vị, tôi quay về ngủ tiếp.
Đang lúc mơ màng thì tôi bị Phạm Đức Tú, cùng Đại Đội B năm thứ nhất, đánh thức. Hóa ra là sau khi bắt thăm, Tú được chọn về Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Đơn vị này quá xa Sài Gòn, chưa kể đến Tú là rể tương lai của ông chủ hãng bông Bạch Tuyết tại Khánh Hội, nên Tú xin tôi hoán chuyển đơn vị với anh.
Nghĩ tới Sư Đoàn 1 Bộ Binh đóng ở Huế gần mẹ già, chị, và em gái ở Quảng Trị, tôi cho bạn mình được toại nguyện ngay. Tú mừng lắm và cám ơn tôi rối rít. Thế là trong đêm chọn đơn vị, tôi bị trật vuột tới hai lần.
Ngày nhận đơn vị mới với 19 tân sĩ quan, tôi được chỉ định làm truởng toán. Ở tại khách sạn Hương Giang, chúng tôi hàng ngày vào trình diện Sư Đoàn và được hướng dẫn đi thăm các đơn vị trực thuộc.
Chúng tôi đã được thăm Trung Đoàn 1 BB tại Quảng Trị, Trung Đoàn 2 BB tại Đông Hà, Trung Đoàn 3 BB tại Cây Số 17 gần Huế, và Đại Đội Hắc Báo tại sân bay Thành Nội. Đặc biệt, chúng tôi có cơ hội theo dõi một cuộc hành quân dùng trực thăng vận chuyển tại Long Hưng, Đại Nại.
Sau 2 tuần lễ chúng tôi chọn đơn vị như sau:
– Trung Đoàn 1: Nguyễn Văn Kiên, Lê Trọng Tài, Lê Khắc Kha, Nguyễn Văn Phẩm, và tôi.
– Trung Đoàn 2: Lê Minh Phương, Trần Đại Tùng, Lê Văn Niên, và Trương Văn Thái.
– Trung Đoàn 3: Hoàng Trai, Ngô Hữu Quế, Lê Văn Trung, Nguyễn Tâm Thứ, Huỳnh Như Xuân, Lê Văn Định, Nguyễn Vẫn Hoá, Lê Kim Ngọc, và Phạm Châu.
– Đại Đội Hắc Báo: Nguyễn Tri Thọ.
Sau đó anh Thọ rút tên và tôi tình nguyện thay thế. Tôi đã trở thành lính Hắc Báo từ đó. Đại Đội Hắc Báo được thành lập bằng cách kết hợp 2 Đại Đội Bộ Binh của hai Trung Đoàn 1 và 3, do đó quân số rất đông, gần 300 người.
Lúc đầu được đặt tên là Lực Lượng Hành Động Cấp Thời do Đại Úy Nguyễn Hữu Lữ chỉ huy. Vài tháng sau đổi thành Đại Đội Cọp Vằn, rồi Hắc Báo do Trung Úy Phạm Văn Đính làm Đại Đội Trưởng. Đại Đội được tổ chức để mang những trọng trách sau đây:
– Phòng thủ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn và Thị Xã Huế.
– Sẵn sàng tiếp viện khi nhu cầu chiến trường đòi hỏi, thường bằng trực thăng vận.
– Hành quân lùng và diệt địch cùng với các đơn vị bạn.
– Hộ tống các đoàn xe hoặc tàu lửa từ Huế đi Đà Nẵng và ngược lại.
Với nhiệm vụ nặng nề như vậy nên Đại Đội được ưu tiên trang bị vũ khí tốt, cũng như quân số đầy đủ. Đại đội gồm có năm trung đội chiến đấu và một trung đội vũ khí nặng. Tất cả các trung đội được các trung đội trưởng xuất sắc chỉ huy.
Đại Đội Hắc Báo chẳng những nổi tiếng thời bấy giờ mà cho đến sau này đều được các sử gia Việt – Mỹ nhắc tới như một đọn vị ưu tú của Quân Lực VNCH. Quyển sách Việt Nam’s Thiếu Tá Trần Ngọc Huế, Khóa 18, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/2, Sư Đoàn 1 BB, 1969. (Ông lên Trung Tá, 1971)
Đại Đội Hắc Báo Sư Đoàn 1 Bộ Binh 293 Forgotten Army, của Tiến Sĩ Andrew Wiest đã nói về Đại Đội Trưởng Trần Ngọc Huế là “One of the brightest stars in the Army of the Republic of Việt Nam”. (Một trong số những ngôi sao sáng chói nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.)
Về Đại Uý Trần Ngọc Huế Khóa 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam. Khi vào Đại Đội Hắc Báo, anh là người chỉ huy tài ba và can trường đã dẫn đại đội đánh bật bọn cộng phỉ xâm lược ra khỏi thành Mang Cá, nơi Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh đóng hồi Tết Mậu Thân.
Nhờ thế Tướng Trưởng mới có thể lập kế hoạch tái chiếm lại thành phố Huế sau 26 ngày bị chiếm đóng. Quả thật Đại Đội Hắc Báo, rất lừng danh thời bấy giờ, là niềm hãnh diện của Sư Đoàn 1 nói riêng và Quân Lực VNCH nói chung.
Trong thời gian gần 2 năm đóng quân tại đây, tôi nhớ nhất là các trận Đông Xuyên, Mỹ Xá, Cổ Bi, Hiền Sĩ, và Đồng Di, Tây Hồ.
Dĩ nhiên Hắc Báo của chúng tôi gây tổn thật nặng nề cho địch nhưng cũng chịu nhiều hy sinh, như đã mất đi Đại Úy Đỗ Khắc Quế – Khóa 17 Trường Võ Bị, Đại Úy Phan Gia Lâm Khóa 20 Võ Bị, và nhiều hạ sĩ quan và binh sĩ hy sinh.
Riêng tôi được tưởng thưởng hai Anh Dũng Bội Tinh Nhành Dương Liễu, một vàng và một bạc khi làm trung đội trưởng.
Nhớ lại, tháng 4/1965, tôi được đi học Khóa 26 Rừng Núi Sình Lầy tại Johore Bahru Mã Lai, trong 2 tháng. Thiếu Úy Huỳnh Văn Cầm được chọn học khóa này, nhưng anh từ chối vì sợ xa nhà.
Khoá này được xem là tương đương với Khóa RNSL tại Dục Mỹ, hay Khóa Đại Đội Trưởng mà các sĩ quan 294 Đa Hiệu 115 cấp uý phải có nếu muốn tiến thân trên đường binh nghiệp.
Thật ra thì tôi cũng đã có học khóa Biệt Động Quân rồi nhưng vì bị thương trong lúc thực tập nên không được cấp Chứng Chỉ.
Vốn là một Giáo Sư Đệ Nhất Cấp đi Võ Bị rồi vào Hắc Báo, tôi còn ngơ ngác lắm. Tinh thần thì chắc có nhưng kinh nghiệm thì chưa so được với các sĩ quan khác của đại đội, vì họ rất giàu kinh nghiệm, nhất là trong việc trận mạc chiến đấu.
Vào thời kỳ đó, cố vấn Mỹ chỉ có đến cấp tiểu đoàn mà thôi. Riêng Đại Đội Hắc Báo vẫn có cố vấn, nhờ đó việc yểm trở về hỏa lực, cũng như tải thương rất mạnh và nhanh chóng. Đại đội thường hành quân phối hợp với các đơn vị bạn, chịu trách nhiệm một cánh riêng biệt hoặc tùng thiết thiết quân vận M113 trong lúc tấn công.
Những cuộc hành quân phối hợp như thế nầy nhất là khi đi chung với Thiết Giáp đã gây tổn thật nặng nề cho bọn phii3 quân cộng sản bắc việt xâm lược. Đại Đội đã rất được nể trọng từ thời đó.
Khi Đại Úy Trần Ngọc Huế, Khóa 18 VB làm Đại Đội Trưởng, tôi đã rời đơn vị. Khoảng thời gian này, những cuộc hành quân phối hợp với Mỹ gia tăng rất nhiều. Kết quả thu hoạch được cũng đáng nể phục, khiến phía Mỹ luôn luôn ca ngợi.
Trở lại thời gian gần 2 năm ở đại đội này, tôi thấy không có tuần nào mà không có đụng độ địch khi lớn, khi nhỏ vì nhiệm vụ chính của đơn vị là hành động cấp thời, tăng viện ngay khi đơn vị bạn bị địch tấn công.
Tôi xin kể ra đây một vài trận tiêu biểu:
1 .Trận Động Xuyên Mỹ Xá
DX- MX thuộc quận Hương Trà, chỉ cách thành phố Huế 6 km hướng Đông Bắc. Ngày 6 Tết năm 1965 lúc tôi mới trình diện đơn vị có mấy ngày là nghe có giặc về. Đơn vị lên trực thăng nhảy xuống mục tiêu ngay.
Bãi đáp là cánh đồng lúa nước, cho nên trực thăng chỉ là là trên mặt nước độ một mét là anh em binh sĩ nhảy xuống. Đại Đội Hắc Báo Sư Đoàn 1 Bộ Binh 295 11 giờ sáng, Đại Đội bắt đầu dàn hàng ngang tiến vào mục tiêu. Chúng tôi chưa dám sử dụng Pháo Binh vì sợ thiệt hại cho dân chúng. Trung đội của tôi và Trung Đội 3 do Thiếu Úy Cầm chỉ huy đi đầu.
Quân dần dần tiến vào làng, vượt qua con sông hẹp, nhưng sâu là chúng tôi bắt đầu đụng địch dữ dội. Bọn phỉ quân cộng sản bắc việt núp sau các nhà gạch nên rất khó cho tấn công. Mặc dù đã sử dụng đại liên 30 và cả 57 ly không dật nhưng mức độ tiến quân vẫn chậm. Chúng tôi phải bò vào sát từng nhà và sử dụng lựu đạn ném qua cửa chính hoặc của sổ.
Cứ thể từng nhà một. Sau 2 giờ giao tranh, bọn phỉ quân cộng sản xâm lược đã bị đánh tan tác. Số tàn quân còn lại kinh hoàng chạy ra bờ làng hoặc ra ruộng lúa thì bị chi đoàn M113 quét sạch. Kết quả 30 tên phỉ quân xâm lược bỏ xác tại trận, 20 vũ khí bị tịch thu, trong khi bên ta tổn thất nhẹ. Đây là trận đầu tiên của tôi và đã được thưởng Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.
2. Trận Đồng Di – Tây Hồ
Dưới thời thuộc Pháp, Quân Đội VN có truyền miệng
“Không đi thì sợ chính phủ nghi.
Mà đi thì sợ một chút Đồng Di – Tây Hồ.”
Địa điểm này chỉ cách thành phố Huế 7 km về hướng Nam và cách phi trường Phú Bài khoảng 4 km về hướng Đông, bọn cộng phỉ tấn công vào Huế, Tết Mậu Thân, 1968. 296 Đa Hiệu 115 thuộc quận Hương Thủy.
Tuy vậy đây là nơi địch quân rất dễ tập trung và có nhiều đường thoát lên núi khi rút lui. Tháng 8/1965, khi nghe tin một đại đội cộng phỉ kéo về, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh cho mở cuộc hành quân trực thăng vận ngay. Đại Đội Hắc Báo vẫn là nỗ lực chính. 14 giờ chiều, quân bắt đầu dàn hàng ngang tấn công, với đội hình tam giác ngược với hai trung đội đi đầu. Trung đội của tôi đi cánh phải.
Khi vào làng Thanh Thủy, là mục tiêu chính, thì chúng tôi bị bọn cộng phỉ chận đánh. Chúng vẫn núp trong những nhà gạch và lăng mộ xây rất kiên cố, lại có cả B40 nữa. Chúng tôi vẫn dùng đủ loại súng và nhất sử dụng lựu đạn đánh cận chiến, để thanh toán từng nhà một. Nhưng hỏa lực địch quá mạnh lại cố sức chiến đấu, nên cách bên ta bị tổn thất khá nặng. Bên ta đã có gần 20 binh sĩ vừa chết và bị thương.
Sau hơn một giờ chiến đấu rất dũng cảm, Đại Đội Trưởng cho lệnh cánh quân đầu rút về một xóm nhỏ cách khoảng 100m sau khi nhận định được tình hình. Việc lui binh lần này rất mệt vì phải băng qua cánh đồng nước ngập đến gối. Sẵn có cố vấn Mỹ, đêm đó anh Đính đã xin Pháo Binh yểm trợ hơn 500 quả vào làng.
Tờ mờ sáng hôm sau Đại Đội lại trở lại tấn công, lần nầy nhờ Pháo Binh và địch quân đã rút nên khi chúng tôi vào làng chỉ thấy nhà cửa tan nát. Xác địch và vũ khí của chúng rải rác rất nhiều ở khắp nơi.
Riêng cầu ngói Thanh Toàn bắc ở cuối làng vẫn đứng vững. “Ai về cầu ngói Thanh Toàn. Cho em về với một đoàn cho vui.” Chúng tôi lại tiến chiếm Đồng Di -Tây Hồ với sức kháng cự không đáng kể của địch. Sau nầy khi Niên Trưởng Huế về làm đại đội trưởng, đã có rất nhiều cuộc chiến thắng vang dội của Hắc Báo nữa và có lẽ sẽ có bài viết tiếp về ông niên trưởng oai hùng này.
(Sài Gòn trong tôi/ Trần Văn Trữ, K19/ Đa Hiệu 115)