(qua Ghi Chép Của Một Tình Báo Mỹ – James E Parker Jr.)
Lý Minh Hào trích dịch.
Sau phần Lời Bạt và xếp ở cuối trang sách « Last Man Out » James E Parker Jr đã chọn bài thơ của một chiến binh Mỹ ẩn danh (Làm việc tại Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam khoảng năm 1969 ). Từ và ý bài thơ hoa mỹ, lãng mạn và phảng phất siêu thoát, nhưng dứt bằng một câu thơ đầy hào khí tang bồng hồ thỉ như khí tiết của những chiến sĩ hiệp khách Đông Phương :
I am not there . I do not sleep …
I am a thousand winds that blow
I am the diamond’s glint on snow
I am the sunlight on ripened grain
I am the gentle autumn’s rain
When you awake in the morning’s hush
I am the swift uplifting rush
Of quiet birds in circle flight
Do not stand by my grave and cry:
I am not there . I did not die.
Anh không ở trong mộ này. Anh không ngủ đâu
Anh là ngàn ngọn gió thổi khắp năm châu
Anh là kim cương lấp lánh trên tuyết lạnh
Anh là ánh nắng nhuộm vàng hạt lúa chín
Anh là giọt mưa của trời vào thu
Khi em thức giấc lúc ban mai thinh lặng
Anh là lực xua đàn chim vụt bay cao
Những cánh chim lặng lẽ lượn những đường vòng
Đừng đứng bên mộ anh và khóc lóc:
Anh không ở trong mộ này. Anh không chết đâu em.
Phụ Lục: Tôi Nguyễn Đồng Danh, hân hạnh phục vụ dưới quyền tướng Hưng hơn 1 năm. Năm 1967, tôi bị động viên khoá 26 sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Đáng lý sau khi học xong 9 tháng quân trường, tôi sẽ được biệt phái trở về bộ Giao dục, nhưng vì ra trường nhằm sau tết Mậu Thân, nhu cầu chiến trường cần sĩ quan, nên tôi bị kẹt.
Tôi về vùng 4 chiến thuật, sư đoàn 21 Bộ binh, Trung đoàn 31, đóng tại Chương Thiện. Trung đoàn trưởng lúc đó là Trung tá Lê văn Hưng. Tôi nằm trong đại đội Trinh sát của Trung đoàn, nên theo sát tướng Hưng cho đến ngày biệt phái.
Tôi nhớ lúc đó Trung đoàn đang hành quân tại Rạch Giá, bộ chỉ huy hành quân đóng tại phi trường. Buổi chiều cơm nước xong, tôi đang chuyện trò cùng binh lính dưới quyền, thì có lịnh trình diện Trung tá Hưng. Ông nói có công điện từ hậu cứ ở Chương thiện, cho biết “tôi có lịnh biệt phái về bộ Giáo dục” rồi ông nói “Toa về bàn giao trung đội, xong lên đây làm việc”. Từ đó tôi chỉ loanh quanh tại bộ tư lịnh hành quân phụ trách “bản đồ hành quân”.
Tuần lễ sau, có trực thăng từ Chương Thiện đưa sĩ quan tài chánh đến Rạch giá phát lương cho trung đoàn, ông Hưng cho tôi theo trực thăng về hậu cứ để lấy giấy tờ biệt phái và trở về Sài gòn đi dạy lại. Ông ôn tồn dặn dò: