CÔN ĐẢO – SỰ THẬT VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THẬT (Lê Nguyễn/SaiGonTrongToi)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

*** Hồ sơ Côn Đảo – những điều chưa kể

May be an image of nature and ocean

May be a black-and-white image of sky, nature, tree and text that says "Sài Gòn trong tôi Cầu tàu đảo Côn Sởn thời Pháp thuộc"

May be an image of nature, sky, body of water, tree and text that says "Sài Gòn trong tôi Đảo Côn Sơn 1971"

May be an image of text that says "Sài Gòn trong tôi Nhà tù Côn Dao xua BTOT COR"

No photo description available.

Thực hư chuyện chuồng cọp Côn Sơn
Trước tiên, cần phải xác định với nhau rằng, trong bất kỳ chế độ lao tù nào, từ thời Pháp thuộc đến nay, “biệt giam” là hình thức giam cầm dành cho những tù nhân không chấp hành qui định do trại giam đề ra, có những hành vi “nguy hiểm” theo nhận định của giới hữu trách đương thời.
Với thời Pháp thuộc, đó là những cát-sô (cachot), xà-lim (cellule), là những căn phòng tối tăm, chật hẹp, thiếu các tiện nghi tối thiểu; với chế độ lao tù khổ sai với mỹ từ “cải tạo” của phỉ quyền Hà Nội sau 30 Tháng Tư 1975 là những connex bằng kim loại kín bốn bề, không cao quá đầu người, có thanh sắt để cùm hai chân người tù lại, và với thời VNCH là… Chuồng Cọp (trên thực tế, Chuồng Cọp đã được chính quyền Pháp xây dựng từ năm 1940). (Sài Gòn trong tôi/ Lê Nguyễn)
Nếu so sánh từng chế độ biệt giam vào những thời điểm khác nhau, khó có thể xác định chế độ nào khắc nghiệt hơn chế độ nào. Thế nhưng tại sao vào những năm cuối thập niên 1960, chuyện “Chuồng Cọp Côn Sơn” lại gây sóng gió trong dư luận quốc nội và quốc tế như vậy?
Cuối Tháng Mười Hai 1970, khi tôi đặt những bước chân đầu tiên lên Côn Đảo thì scandal Chuồng Cọp mới vừa lắng xuống. Khi đó, những người tù chống đối đã được đưa về các dãy trại, khu Chuồng Cọp trở nên vắng lặng. Nó gồm hai dãy phòng biệt giam, mỗi phòng có lẽ chỉ để giam giữ một người, vì bên trong chỉ thấy có một cái bệ bằng xi-măng cao khoảng hai tấc, dài đủ cho một người nằm.
Tường của phòng biệt giam cao khoảng 2,5m – 3m, còn cách với mái nhà một khoảng khá xa, vì thế trại giam đã gắn những chấn song sắt bên trên các phòng giam, vừa để phạm nhân không thể trèo tường trốn đi, vừa để các giám thị có thể đi bên trên nhìn xuống kiểm soát chung, không phải mở cửa từng phòng giam bên dưới.
Chính những bức ảnh chụp qua các song sắt gắn trên các dãy phòng giam cho thấy hình ảnh người tù ngồi bên dưới ngước mặt nhìn lên đã tạo cho người xem một ấn tượng mạnh.
Cuối năm 1970, tại Côn Đảo, scandal Chuồng Cọp vẫn còn nóng hổi, song từ ấy đến nay, chúng đã được kể lại dưới thiên hình vạn trạng, với những góc nhìn, những nhận định rất khác nhau. Câu chuyện dưới đây chỉ là một trong những “dị bản” của chuyện Chuồng Cọp Côn Sơn, bạn đọc cũng đừng ngạc nhiên khi đã từng đọc những chuyện kể khác hơn thế:
Chuyện kể rằng, ngày nọ, một (hay vài?) tên sinh viên phá hoại từng bị giam trong khu Chuồng Cọp ở Côn Đảo, sau khi được phóng thích, đã hẹn gặp mấy ký giả phương Tây đang săn tin tại Sài Gòn. Họ đã thêm mắm thêm muối và kể cho những ký giả này nghe những gì họ đã trải qua tại các trại giam cùng Chuồng Cọp Côn Sơn, đồng thời cung cấp cho những người này bản đồ vẽ rõ vị trí của khu Chuồng Cọp so với các trại giam khác. (Sài Gòn trong tôi/ Lê Nguyễn)
Không có gì đáng lấy làm lạ khi những bản tin đầu tiên của các ký giả phương Tây đã gây nên một cú sốc trong dư luận quốc tế, giữa lúc cuộc hòa đàm Paris đang hồi gay cấn và các phong trào phản chiến đang sôi sục khắp nước Mỹ.
Xét về mặt nhân quyền thì giữa chế độ lao tù ở Mỹ và nhiều nước phương Tây với chế độ lao tù ở phần lớn các nước châu Á có một khoảng cách rất lớn. Ở các nước phát triển, người tù còn sướng hơn những công nhân tự do và sống kham khổ ở các nước nghèo khó; họ có TV để xem, có thể dùng điện thoại liên lạc với gia đình và gần đây, người ta còn đưa ra sáng kiến giảm tải cho các nhà tù bằng cách cho phạm nhân về sống với gia đình, chỉ phải đeo vào cổ chân một thiết bị định vị để ban quản lý theo dõi thường xuyên.
Với những chế độ nhà tù như thế ở nước họ, làm sao họ không xúc động khi nghe mô tả về Chuồng Cọp? Ngoài báo giới, nhiều dân biểu Mỹ, nhất là những người thuộc đảng đối lập với đảng cầm quyền, đã lớn tiếng chỉ trích mạnh mẽ chế độ lao tù tại miền Nam và yêu cầu chính quyền Washington xem lại cung cách hỗ trợ VNCH. Họ thành lập đoàn đại biểu đi sang Việt Nam để xem xét tình trạng giam giữ như thế nào.
Điều dễ hiểu là sự rúng động ở Washington tác động mạnh lên tâm lý của các nhà cầm quyền ở Sài Gòn và Côn Đảo. Người ta kể rằng, ngày nọ có một phái đoàn ra thăm Côn Đảo, không rõ là báo giới hay dân biểu, nghị sĩ Mỹ, xin tạm gọi là “phái đoàn Mỹ”. Người hướng dẫn họ đi thăm các trại giam là một sĩ quan thuộc Bộ Chỉ Huy Đặc Khu Côn Sơn (xin miễn nêu tên).
Có lẽ do có sự bàn soạn trước, vị sĩ quan đưa họ đi loanh quanh các trại giam và khẳng định không có Chuồng Cọp ở đâu cả. Phái đoàn Mỹ không nói gì, xin người hướng dẫn cho họ đi tham quan vài di tích gần thị xã, trên đường đi, họ rẽ lên một ngôi chùa trên đồi cao.
Đến nơi, họ kín đáo giở tấm bản đồ vị trí khu Chuồng Cọp do anh sinh viên cung cấp; định vị xong, họ trở xuống khu trại giam và xăm xăm tiến đến khu Chuồng Cọp chỉ cách trại 4 (?) bằng một khung cửa hẹp.
Từ đó những hình ảnh Chuồng Cọp Côn Đảo chụp từ trên xuống qua các song sắt bên trên các phòng biệt giam được phổ biến rộng rãi trong giới truyền thông phương Tây, và dư luận chống đối ngày một sôi nổi hơn.
Rồi mọi việc cũng lắng xuống, Trung Tâm Cải Huấn Côn Sơn được cấp kinh phí xây dựng một trại mới gọi là Trại 7, theo cách xây dựng lúc bấy giờ, tường dày không đến hai tấc, mái thấp lợp tôn. (Sài Gòn trong tôi/ Lê Nguyễn)
Khu trại 7 này nằm giữa bốn bề trống trải, không gợi lên một cảm giác gì là… “chuồng cọp”, song về mặt tiện lợi, không thể sánh được với những kiến trúc do người Pháp xây dựng, kể cả trại giam, với hầu hết là tường bằng đá dày bốn tấc, mái ngói cao.
Những người tù chống đối lúc ấy cũng biết điều đó, khi được lệnh di chuyển về Trại 7 vừa xây xong, họ phản kháng quyết liệt, cuối cùng những cơ quan có trách nhiệm đã phải dùng những biện pháp nghiệp vụ “cứng rắn” nhất để đưa họ đến đó. Với sự xuất hiện của Trại 7 này, câu chuyện Chuồng cọp Côn Sơn không còn khuấy động dư luận nữa.
Lời Kết
Vào những năm cuối thập niên 1960, báo chí phương Tây đã góp phần không nhỏ trong việc đổ thêm dầu vào ngọn lửa phản chiến đang bùng cháy trên toàn nước Mỹ bằng cách phổ biến những thông tin sai lệch một chiều về hành động đáng chê trách của quân đội Mỹ và quân đội hay chính quyền VNCH; trong khi hoàn toàn hèn hạ và bất lực trước những gì diễn ra trong vùng tạm chiếm của bọn cộng phỉ bắc việt và MTGPMN.
Họ phổ biển những hình ảnh dã man tại Mỹ Lai, nhưng lại giả mù, giả điếc và bất lực trước hàng ngàn người dân Huế vô tội bị bọn cộng phỉ bắc việt ác ôn vô nhân tính thảm sát man rợ và vùi xác trong cuộc tổng tấn công khủng bố Miền Nam dịp Tết Mậu Thân 1968; họ hả hê trước những hình ảnh của Chuồng cọp Côn Sơn được quay dưới những góc cạnh có chọn lọc để gây sốc trong dư luận, và đớn hèn, khi hoàn toàn quay lưng lại và lờ đi làm như không thấy hoặc không biết trường hợp những người tù “cải tạo” bị đày ải lao động khổ sai sau 30 Tháng Tư 1975 bị hành hạ dã man, cùm hai chân trong những connex bốn bề sắt thép kín như bưng, cao không quá đầu người. (Sài Gòn trong tôi/ Lê Nguyễn)
Mỉa mai thay, những người tù “cải tạo” đó của giai đoạn sau 1975 là những người xuất thân từ một chế độ từng dành cho họ quyền tự do gần như tuyệt đối để tiếp cận với những góc cạnh thê thảm nhất của cuộc chiến! Trường hợp giữa Tướng VNCH Nguyễn Ngọc Loan và phóng viên Mỹ Eddie Adams là bài học đắt giá của những người làm báo phương Tây vô ý thức.
Lịch sử đòi hỏi sự công bằng, lịch sử thiếu công bằng là một thứ lịch sử què quặt, tựa lưng vào những dối lừa, gạt gẫm. Lịch sử nhà Nguyễn từng là nạn nhân của những trò này, khi người ta quảng bá rùm beng chuyện Nguyễn Ánh trả thù tàn bạo nhà Tây Sơn mà cố tình giấu kín những hành vi tác tệ không kém của anh em nhà Tây Sơn: Quật mồ tổ tiên nhiều đời của họ Nguyễn, phá hủy đình chùa, sát hại dã man những chúa Nguyễn đã đại bại dưới tay mình…
Ở Côn Đảo ngày nay, những trò tra tấn dã man trước 1975 – có thật cũng như không có thật – đang được các thuyết minh viên thiếu hiểu biết tại hòn đảo lịch sử đó dựng chuyện bịa đặt và rao giảng xuyên tạc, bẻ cong sự thật và dối trá ngày này qua ngày khác, với những du khách lần đầu đến tại “địa ngục trần gian” hình thành từ thời nhà Nguyễn.
Không ít du khách ngây thơ ra về với niềm tin tưởng tuyệt đối vào những gì nghe thấy và sự căm thù một chế độ đã sụp đổ cách đây gần 50 năm có dịp được khoét sâu hơn trong lòng họ. Không ít khán thính giả của những buổi thuyết minh này là con cháu của các giám thị cải huấn, công chức, quân nhân VNCH trước 1975. Họ nghĩ sao về cha ông họ? Căm thù chăng?
Tôi tâm đắc những câu viết này của nhà báo Mạnh Kim trong một bài đăng trên Facebook cách đây khá lâu:
“Trong chiến tranh, việc tuyên truyền và ngụy dựng hình ảnh “anh hùng” là liều “doping” kích thích tinh thần. Nhưng sau chiến tranh, tuyên truyền đã trở thành liều thuốc độc. Nó làm hư hỏng nhận thức thế hệ trẻ… Nếu lấy những sai lầm lịch sử để biện minh cho sai lầm hiện tại thì sẽ chẳng có bài học nào được rút ra để tránh lặp lại sai lầm cho tương lai” (hết trích).
Kể chuyện lịch sử cần phải công bằng, dối trá mập mờ giữa sự thật và sự không thật nhằm khoét sâu hận thù giữa các thành phần dân tộc sau khi một chế độ đã sụp đổ từ lâu là điều mà những người làm du lịch nên suy nghĩ lại. Lợi ích trước mắt của những đồng tiền do hoạt động du lịch gian manh dối trá mang lại sẽ không bù đắp được những tổn hại về tinh thần mà các thế hệ ngày nay và mai sau phải gánh chịu.
Ngày nay, bên cạnh những bài kinh nhật tụng dối trá, xuyên tạc lịch sử của các thuyết minh viên thiếu hiểu biết ở nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc về “tội ác Mỹ-Ngụy”, còn có không ít hồi ức của những người tù VNCH bị bọn phỉ quyền Hà Nội bắt đi tù lao động khổ sai sau 30 Tháng Tư 1975 kể lại những gì họ đã trải qua trong năm năm, 10 năm, 15 năm “học tập” tại các trại tù khắc nghiệt trải suốt chiều dài đất nước.
Sau hơn 47 năm “thống nhất đất nước”, hàng chục triệu người Việt Nam vẫn còn thiếu ăn, nghèo đói, hàng triệu trẻ em nghèo khó ở những vùng xa vẫn còn đến trường với những manh áo cơ hàn, đất nước yếu kém, tụt hậu so với những người bạn láng giềng kém cỏi nhất, nhắc nhở lại, khoét sâu thêm vết thương cũ làm chi?
Sao chế độ phỉ quyền Hà Nội không sống lương thiện cho hiện tại và tương lai của con cháu mình, bớt đi một chút lòng dạ hẹp hòi, độc tài, tiểu nhân, tham lam, hạn chế lãng phí, góp sức làm cho cuộc sống này sạch sẽ hơn, minh bạch hơn, nhân bản hơn, để khi đi ra nước ngoài, nhìn người bản xứ, ta ngẩng đầu lên, không cúi mặt xuống trước cái nhìn rẻ rúng của họ? –
(Sài Gòn trong tôi/ Lê Nguyễn)