CHUYẾN ĐÒ VĨ TUYẾN (nhạc sĩ LAM PHƯƠNG)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Related imageChuyến đò vĩ tuyến là tên bản nhạc nói về sự kiện vĩ tuyến 17 chia cắt miền Bắc và miền Nam từ 1954 đến 1975 của nhạc sĩ Lam Phương.
Năm 1957, nhạc sĩ Lam Phương bắt đầu sáng tác mạnh về đề tài dòng người di cư từ miền Bắc vào Nam. Trong đó có: Nắng đẹp miền Nam (lời Hồ Đình Phương), Kiếp nghèo, Đoàn người lữ thứ… và tiêu biểu nhất là bài Chuyến đò vỹ tuyến.
Bài hát được quần chúng yêu thích, đặc biệt là những người di cư từ Bắc vào.Bài hát kể về một cô gái cô đơn trên con đò chở người yêu vượt sông Bến Hải vào miền Nam trong đêm. Lời nhạc bắt đầu bằng những hình ảnh xúc động “sương khuya rơi thắm ướt đôi vai”, “vượt rừng vượt núi đến đầu làng, đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vỹ tuyến”… Cuối cùng chỉ còn những tiếng hò nhỏ dần trong đêm “hò ơi, ơi hò…” và ước muốn “hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi lòng nhau”.

Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến
Phương Nam ta sống trong thanh bình
Tình ngát hương nồng thắm bên lúa vàng ngào ngạt dâng
Ơ… ai… hò …
Giòng sông mơ màng và đẹp lắm
Anh ơi ai nỡ chia đôi bờ để tình ta ngày tháng phải mong chờ
Hò… hớ …. hò …. hơ …
Em và cùng anh xây một nhịp cầu
Để mai đây quân Nam về Thăng Long
Đem thanh bình sưởi ấm muôn lòng !
Sương khuya rơi thấm ướt đôi mi
Tim em lạnh lẽo như chiều đông ngoài biên thùy
Ai gieo chi khúc hát lâm ly
Như khơi niềm nhớ cuộc từ ly lòng não nùng
Bùi ngùi nhìn cách xa ngàn trùng
Giờ đây em điêu linh nơi quê nhà đang chìm đắm
Bao đêm thổn thức dưới trăng ngà
Hồn đắm say chờ đón ngày anh về sưởi lòng nhau
Ôi … ai … hò … Hò … ai … Ơi … hò ….
Ơi … ơi … hò …. Hò … ơi … Ơi … hò ….

Related image  
Image result for chuyến đò vÄ© tuyến  
Hình ca sỹ chắc là cô Hoàng Oanh? Ảnh: sưu tầm từ http://clarabeille.blogspot.com

Sau Hiệp đinh Giơ-ne-vơ, nhằm tuyên truyền, động viên nhân dân đấu tranh chống phá, CS đã cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh, phân bổ thành 5 cụm suốt chiều dài 1.500 mét ở bờ Bắc. Mỗi cụm 24 loa loại 25W chĩa về bờ Nam. Mỗi ngày 24/24 giờ, hệ thống loa này phát đi chương trình của đài Tiếng nói Việt Nam, đài Truyền thanh Vĩnh Linh, chương trình ca nhạc, ngâm thơ kể vè, kịch, dân ca, chương trình của Đội truyền thanh lưu động…


Giàn loa với công suất cực lớn tại bờ Bắc sông bến Hải được xây dựng năm 1963

Để cung cấp điện cho hệ thống loa có tổng công suất 7.000W này, CS dựng một đường dây cao thế 6KvA dài 4km kéo từ Vĩnh Sơn về đến Tùng Luật và một trạm cao tần đặt cách cầu Hiền Lương 2,5km. Các cụm loa được đặt trên trụ bê tông cốt thép kiên cố. Riêng chiếc loa 500W đặt trên xe lưu động. Khi thuận gió, tiếng loa có thể truyền xa 10km, đến tận Chợ Cầu, Cửa Việt, Gio An…
Đến năm 1965, khi Mỹ ném bom miền Bắc, hệ thống loa phóng thanh của cả hai bờ hoàn toàn ngừng hoạt động…
Ở bờ Nam những cụm loa có công suất lớn phát lấn át cả loa phát bên bờ Bắc. Thế là CS cho lắp thêm 8 loa công suất gấp đôi (50W) và một loa công suất 250W.
Đầu năm 1960, một dàn loa Mỹ với công suất cực lớn được đưa đến bờ Nam. “Hệ thống loa “nói vỡ kính” này sẽ vang xa tận Quảng Bình”.

*
*     *

Nửa Thế Kỷ Một Dòng Sông (Phần 2) 
Bích Huyền & Đan Thanh thực hiện 
*
*     *
https://www.private-guides.com/guide-in-vietnam/hue-tours-guide-4937/culture_and_history_tour_11301.jpg 
https://phailentieng.blogspot.com/2019/07/chuyen-o-vi-tuyen.html?fbclid=IwAR2wNjH2Rsm4QouTE1P1Olr9-PcJvYeKpVgZ24tqlliXtQTFtJ9vBIF4AKo