Lời nói đầu.
Thưa quí vị,
Tôi chào đời năm 1930 tại làng Đại Ngãi, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
Năm 1937, học sơ học tại Đại Ngãi, và học tiểu học tại Sóc Trăng.
Giữa năm 1945, theo Ba Má tôi dọn về quê Nội ở Nha Mân, Sa Đéc, vì ngay sau thế chiến thứ hai thì thực dân Pháp quay lại chiếm Việt Nam, và cộng sản Việt Nam dưới võ bọc Việt Minh chống Pháp.
Đầu năm 1947 tôi lên Sài Gòn, vừa làm thợ may (sau 6 tháng học) vừa học trung học lớp đêm.
Năm 1949, Ba tôi bị Việt Minh cộng sản bắt, trong khi Má tôi và các em tôi vẫn ở Nha Mân. Năm 1952, Ba tôi được chúng thả về trong tình trạng kiệt sức.
Ngày 12 tháng 5 năm 1954 vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, hai tuần sau đó thì Bộ Quốc Phòng đưa lên học nhờ Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt vì Trường Thủ Đức không đủ cơ sở. Học xong, trở về Thủ Đức dự lễ tốt nghiệp tại Sài Gòn ngày 1/2/1955 với cấp bậc Thiếu Úy.
Đơn vị đầu tiên là Tiểu Đoàn 510 Khinh Quân đồn trú tại Vĩnh Long.
Tháng 11/1955, theo Tiểu Đoàn chuyển lên Cheo Reo (sau này là tỉnh Phú Bổn) trong chương trình thành lập Trung Đoàn 35 trong hệ thống tổ chức Sư Đoàn 12 Khinh Chiến.
Đầu năm 1956, Trung Đoàn 35 chuyển đến đồn trú cạnh đồn điền trà Catecka cạnh quốc lộ 19 bis Pleiku – biên giới Cam Bốt. Tôi được cử đi học khóa Đại Đội Trưởng tại Chi Nhánh Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Giữa năm 1956 mãn khóa, trở về Tiểu Đoàn 2/Trung Đoàn 35/Sư Đoàn 12 Khinh Chiến.
Đầu năm 1957, tôi được thăng cấp Trung Úy. Được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó.
Đầu năm 1958, Trung Đoàn 35 chuyển lên Kontum cũng là dãy Trường Sơn nhưng cao hơn Pleiku, cùng lúc tôi được chuyển lên Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 35 giữ chức Trưởng Ban 3 kiêm Trưởng Ban 5.
Tháng 3/1958, tôi về Vĩnh Long cưới vợ, và chúng tôi cùng sống bên nhau tại Kontum.
Tháng 4/1959, Sư Đoàn 12 Khinh Chiến -cũng như các Sư Đoàn Khinh Chiến khác- lần lượt giải tán để thành lập Sư Đoàn Bộ Binh. Tôi được chuyển đến Sư Đoàn 11 Khinh Chiến đồn trú tại Sa Đéc, và trách nhiệm Trưởng Ban Hành Quân/Phòng 3 Bộ Tham Mưu Sư Đoàn.
Tháng 6/1959, Sư Đoàn 11 chuyển lên đồn trú tại Bến Kéo cách tỉnh lỵ Tây Ninh khoảng 6 cây số, và tiếp nhận Sư Đoàn 13 Khinh Chiến giải tán để thành lập Sư Đoàn 21 Bộ Binh từ ngày 1/7/1959.
Tháng 3/1960, Sư Đoàn 21 Bộ Binh chuyển trở lại Sa Đéc phụ trách hành quân an ninh các tỉnh bờ bắc Sông Tiền và các tỉnh Vĩnh Long Vĩnh Bình Sa Đéc trên dãi đất cù lao giữa Sông Tiền với Sông Hậu.
Tháng 6/1960, tôi theo học khoá tham mưu tại Trường Đại Học Quân Sự, đồn trú trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài Gòn. Học xong, trở về Sư Đoàn 21 Bộ Binh vẫn chức vụ Trưởng Ban Hành Quân/Phòng 3 Bộ Tham Mưu Sư Đoàn. Đầu năm 1961 Bộ Tham Mưu Sư Đoàn chuyển sang đồn trú tại thị xã Cần Thơ.
Tháng 11/1961 tôi được thăng cấp Đại Úy, và giữ chức Chánh Văn Phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
Tháng 12/1962, tôi thuyên chuyển lên Bộ Tổng Tham Mưu và giữ chức Chánh Văn Phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
Tháng 11/1963, được thăng cấp Thiếu Tá, giữ chức Chánh Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tháng 9/1965, được thăng cấp Trung Tá, vẫn giữ chức Chánh Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Tháng 12/1966, chuyển xuống Cần Thơ giữ chức Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh.
Tháng 4/1968, chuyển về Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ Tổng Tham Mưu, trách nhiệm nghiên cứu và cải tổ về tổ chức và nhiệm vụ Đại Đội Hành Chánh Tiếp Vận của hơn 40 Tiểu Khu, thành Trung Tâm Hành Chánh Tiếp Vận Tiểu Khu với “bảng cấp số” có 5 loại A, B, C, D, E, tùy theo quân số Địa Phương Quân & Nghĩa Quân từng Tiểu Khu (A là quân số ít nhất, và E là quân số từ 10.000 người trở lên).
Tháng 6/1969 thăng cấp Đại Tá. Trách nhiệm Trưởng Ban Nghiên Cứu chuyển công tác quản trị các loại quân trang quân dụng toàn ngành Tiếp Vận bằng tay, sang công tác quản trị bằng máy computer từ năm 1971. Bắt đầu bằng máy computer IBM 360/20, rồi thay bằng máy computer IBM 360/40, và sau cùng là máy computer IBM 360/50.
Tháng 6/1970, theo học khóa Chỉ Huy & Tham Mưu Cao Cấp tại Trường Chỉ Huy & Tham Mưu Đà Lạt. Sau khóa học, trở về Tổng Cục Tiếp Vận giữ chức Chánh Sở Kế Hoạch & Chương Trình.
Tháng 2/1972, chuyển xuống Cần Thơ giữ chức Chỉ Huy Phó Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận.
Tháng 6/1972, chuyển về Sài Gòn giữ chức Cục Trưởng Cục Mãi Dịch.
Tháng 12/1974, giữ chức Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến Giờ Thứ 25 ngày 30/4/1975, là ngày thứ 7.583 thời chiến tranh chống cộng sản Việt Nam.
Trong mọi trường hợp, vợ chồng tôi và các con chúng tôi luôn sống bên nhau.
Sau ngày 30/4/1975, tất cả quí vị Tướng Lãnh và hầu hết sĩ quan các cấp cùng với viên chức hành chánh và Dân Biểu Nghị Sĩ, bị cộng sản Việt Nam đẩy vào các trại tập trung. Tất cả sĩ quan cấp Úy và cấp Tá bị giam tại trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh ngày 14/6/1975. Chuyển đến trại tập trung Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa ngày 24/10/1975.
Ngày 14 & 16/6/1976, sau khi sàng lọc hầu hết chúng tôi bị chuyển đến trại tập trung trên đất Bắc. Cấp Tướng và cấp Đại Tá di chuyển bằng phi cơ đến Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, các cấp còn lại di chuyển bằng tàu vận tải đến các trại tập trung hầu hết các tỉnh vùng Tây Bắc và Tây Nam Hà Nội.
Tháng 4/1978, cấp Tướng và cấp Đại Tá bị chuyển xuống trại tập trung Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh, trại tập trung các tỉnh phía Nam và Tây Nam Hà Nội.
Sau cùng là ngày 9/9/1987, tôi trong số 91 tù chính trị cấp Tướng và Đại Tá ra khỏi trại Nam Hà và về đến nhà ở Sài Gòn lúc 6 giờ chiều ngày 12/9/1987 bằng xe lửa.
Sau thời gian làm thủ tục xuất ngoại, vợ chồng tôi đặt chân đến phi trường Houston tiểu bang Texas chiều ngày 5/4/1991 trong đợt H.O.5. Suốt thời gian tôi bị giam trong trại tập trung, vợ tôi đã lần lượt tìm cách cho năm con chúng tôi vượt biển, tất cả đều an toàn và định cư tại Houston, Hoa Kỳ. Sau những năm “cực mà vui” vợ chồng tôi ổn định cuộc sống, lần lượt tôi viết được:
Quyển “Đôi Dòng Ghi Nhớ”. Tôi kể lại những lệnh mà tôi nhận, những việc mà tôi làm, những gì mà mắt tôi thấy, và những gì mà tai tôi nghe, từ cuộc Đảo Chánh ngày 1/11/1963, Chỉnh Lý ngày 30/1/1964, Biểu Dương Lực Lượng ngày 13/9/1964, Đảo Chánh 19/2/1965, Quân Đội Lãnh Đạo Quốc Gia từ ngày 19/6/1965, Khủng Hoảng Chính Trị từ ngày 9/3/1966, và năm cuối cùng của chiến tranh bảo vệ tổ quốc dân tộc cho đến Giờ Thứ 25 ngày 30/4/1975, khi quân cộng sản Việt Nam -tôi gọi là Việt Cộng- từ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa theo chế độ cộng sản độc tài, tràn vào nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam theo lệnh của cộng sản quốc tế do Liên Xô lãnh đạo.
Do nhà sách Ngày Nay tại Houston ấn hành năm 1994, 1995, 1998, và nhà sách Tú Quỳnh tại Nam California ấn hành năm 2007. Mỗi lần ấn hành, đều có bổ túc thêm nội dung.
Quyển “Ký Sự Trong Tù”. Trong một góc độ nào đó, tôi cố gắng ghi lại nét nhìn của tôi khi quân cộng sản từ ngoài rừng tràn vào thủ đô Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975, với nội dung chính được dựng lại một số góc cạnh xã hội của nước Việt Nam, đã và đang bị các nhóm lãnh đạo cộng sản Việt Nam biến thành một xã hội mà mọi người bị họ bịt mắt bịt tai bịt miệng trong nghèo đói. Riêng hằng nửa triệu gia đình công dân Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi mà cộng sản gọi là “ngụy quân ngụy quyền”, càng bị đối xử khắc nghiệt trong xã hội đó.
Do nhà sách Tú Quỳnh tại Nam California ấn hành năm 2008.
Quyển “Quê Hương & Quân Ngũ”. Quê Hương, cho dù bất cứ người Việt Nam nào chưa hề leo núi qua đèo đến tận Ải Nam Quan cực bắc, cũng chưa hề băng đồng lội ruộng hay xuôi dòng sông rạch đến tận Mũi Cà Mau cực nam, nhưng từng tấc đất tấc biển thân thương vẫn trong lòng mỗi người Việt Nam chúng ta, vì đó là Quê Hương Việt Nam. Càng xa đất nước, chúng ta càng thấm thía sâu sắc hai chữ Quê Hương để mà thương mà nhớ! Bởi, quê hương đất nước của mình là cái gì mà mình không chọn lựa, nhưng là dãi đất mà tổ tiên ông bà cha mẹ mình chào đời cũng là nơi an nghĩ vĩnh cửu, cho nên mình yêu thương trân quí một cách tự nhiên. Trong một khoảnh khắc yên ắng nào đó, bất chợt quí vị nhận ra tình cảm của mình dù đang là công dân bản xứ, nhưng rõ ràng là mình có yêu thương đất nước bản xứ đến đâu đi nữa, cũng khó lòng mà thương như thương dãi đất quê hương Việt Nam nghèo khổ của mình!
Quân ngũ, với tôi là trường học tốt cho tuổi thanh niên. Đây là tổ chức qui mô nhất, chặt chẽ nhất, là một trong những hợp phần gộp lại biểu thị quyền lực quốc gia. “Trường học trong quân ngũ” là những mái trường đào tạo từ người quân nhân thấp nhất đến cao nhất, đào tạo từ khả năng tổng quát đến chuyên môn, từ tổ chức Tiểu Đội, Trung Đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn, đến Trung Đoàn, Sư Đoàn, Quân Đoàn. Chính những mái trường quân sự, từng bước tạo cho Người Lính chẳng những có căn bản vững chắc về quân sự, mà còn trang bị cho Người Lính một căn bản về tổ chức và quản trị trong phong cách Người Lính trong quân ngũ, lẫn phong cách Người Quản Trị trong các ngành sinh hoạt quốc gia. Hơn hết, là tình đồng đội tiêu biểu “trái tim thứ hai trong Người Lính”, bởi trên chiến trường súng nổ đạn bay, đồng đội này ngã xuống đồng đội khác tiến lên, lúc ấy bất cứ Người Lính nào cũng sẳn sàng cứu giúp đồng đội mà không hề nghĩ đến tính mạng của mình, cho dù đã có biết bao trường hợp Người Lính cứu đồng đội nhưng chính mình hi sinh!
Quyển “Tôi Là Một H.O.” Tôi là một thành viên nhỏ bé li ti trong Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại nói chung (khoảng 3.000.000 người), và tại Hoa Kỳ nói riêng (trên dưới 2.000.000 người), tôi kể lại cuộc đời tị nạn rất cực nhưng rất vui của vợ chồng tôi trong những năm đầu trên đất Hoa Kỳ. “Rất cực” vì trong những năm đầu chúng tôi phải cặm cụi làm việc ban ngày lẫn ban đêm. “Rất vui” vì được cùng các con sống trong một xã hội dân chủ pháp trị được xem là bậc nhất của thế giới. Trong điều kiện an cư lạc nghiệp đó, tôi tham gia sinh hoạt Cộng Đồng và sinh hoạt trên hệ thống internet, trong mục đích góp phần dân chủ hóa Việt Nam.
Quyển “Bằng Hữu Gần Xa” tập 1, tập 2, tập 3. Từ năm 1998, tôi có nhiều cơ hội liên lạc với các đồng môn dưới những mái trường xưa, với các bạn đồng đội suốt chiều dài 21 năm phục vụ quân ngũ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc dân tộc, với các bạn đồng tù trong một số trại tập trung của cộng sản, và những bằng hữu trên các diễn đàn mà tôi chưa một lần tay bắt mặt mừng, cùng nhau trao đổi:
Những tài liệu trong nội dung quyển “Đôi Dòng Ghi Nhớ” và quyển “Ký Sự Trong Tù”.
Những tin tức thời sự Việt Nam và thế giới.
Những quan điểm chính trị và nhiều vấn đề trong sinh hoạt Cộng Đồng.
Những tâm tình của người dân Việt trong đời sống lưu vong.
Và ước vọng góp phần vào công cuộc dân chủ hóa chính trị trên quê hương Việt Nam.
Quyển “Thời Sự Việt Nam 2001-2006”, với nội dung chọn lọc trong số 312 bài mà tôi viết và diễn đọc trên làn sóng đài phát thanh TNT từ năm 2001 đến 2006. Mỗi tuần một bài 15 phút trong năm thứ nhất, và từ năm thứ hai trở đi thì mỗi bài dài 30 phút, xoay quanh chủ đề “Những Vấn Đề Hôm Nay” bao gồm bốn lãnh vực:
Lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Dân chủ và nhân quyền.
Xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thành công của Cộng Đồng Việt Nam tị nạn cộng sản tại hải ngoại.
Trong cùng thời gian, tôi tham gia Ban Phát Thanh “Tiếng Chuông Tĩnh Thức” từ tháng 4/1998 đến tháng 1/2008. Trưởng Ban là Anh Võ Minh Thế, một cư sĩ tu tại nhà. Mỗi tuần phát thanh một show trên đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam, gọi tắt Anh ngữ là VOVN. Tôi đã đọc 98 bài của các vị Tỳ Kheo Tây Tạng, Ấn Độ, Tích Lan, Trung Hoa, ..v..v..
Từ năm 2010 cũng là năm tôi vào tuổi 80, tôi không tham gia tổ chức nào nữa -ngoại trừ Hội đồng hương Vĩnh Long Vĩnh Bình Sa Đéc- vì tôi e rằng đến lúc nào đó bản thân tôi không kiểm soát được sự suy nghĩ cũng như lời nói của mình, sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của tổ chức. Nhưng, tôi tự hứa là vẫn sinh hoạt với tính cách cá nhân, cho đến khi không thể. Thật ra thì tôi đã chuẩn bị cho sinh hoạt cá nhân khi nhận lời cộng tác với:
– Đài VAN TV 55.2 với chương trình “Tản Mạn Lịch Sử 1954-1975” trong những năm 2009 – 2011. Hai tuần một show 30 phút.
Sau đó, tôi cộng tác với:
– Đài SGN TV 51.3 trong những năm 2011 – 2014 với chủ đề “Nhìn Lại Trang Quân Sử”. Hai tuần một show 30 phút.
– Và đài ABTV 55.4 (Năm 2020 chuyển sang channel 21.12) từ tháng 1/2015 với chủ đề “Chuyện Ngày Tháng Cũ”. Đến nay -tháng 10/2020- là show thứ 297 và vẫn tiếp tục, trong mục đích góp phần triệt tiêu chế độ cộng sản độc tài trên quê hương Việt Nam. Mỗi tuần một show 30 phút.
Thêm nữa, từ tháng 11/2011, tôi bắt đầu viết thư gởi người lính cộng sản Việt Nam trong mục đích giúp họ nhận ra tội ác của các nhóm lãnh đạo Việt Cộng, đồng thời cuốn họ về phía đồng bào để lật đổ chế độ cộng sản độc tài tàn bạo và giành lại Quyền Làm Người mà vốn dĩ mỗi người đều được hưởng ngay từ khi chào đời. Mỗi tháng ít nhất là một lá thư dài 7 hoặc 8 trang, và tùy theo tình hình Việt Nam mà tháng nhiều nhất là bốn lá thư. Những lá thư thứ hai thứ ba trong tháng, kèm mẫu tự a, b, c, theo sau số thứ tự của thư. Thí dụ: Tháng 5/2014 là Thư số 31, thì thư thứ 2 thứ 3 trong tháng 5/2014 là Thư số 31a, Thư số 31b. Tháng 7/2020 là Thư số 105, với tổng số lượng đến nay là 210 Thư. Và vẫn tiếp tục…
Trên đây là suốt chặng đường 90 năm -1930 đến 2020- mà tôi lưu giữ được 6.000 tấm hình gia đình từ năm 1955 đến năm 2020, cùng lúc cố gắng chọn lọc những lời viết trên trang giấy, lời kể trên đài truyền thanh Audio, lời thuật trên đài truyền hình Video, cùng với những video sinh hoạt trong gia đình, và những video du lịch qua từng thời gian, với hy vọng đây là bài học kinh nghiệm giúp các Con các Cháu chúng tôi và thân nhân thân quyến chúng tôi -trong mức độ nào đó- hiểu được quan niệm sống trong mái ấm gia đình, hiểu được trách nhiệm thành viên trong xã hội, và hiểu được bổn phận công dân đối với quê hương đất nước, nhất là quê hương đất nước trong thời chinh chiến của vợ chồng tôi.
Xin mời quý vị vào mục lục của nội dung và Lời Nói Cuối ….
* * *
Chương một
NỀN TẢNG QUAN NIỆM SỐNG
- Tôi chào đời năm 193011
- Quê tôi làng Đại Ngãi13
- Lời dạy của Sư Ông chùa Vạn An19
- Quan niệm sống của vợ chồng tôi27
- Đôi lời với từng cháu trước khi bước vào xã hội31
- Ước mơ cuối đời của vợ chồng tôi41
Chương hai
VIỆT NAM QUA DÒNG LỊCH SỬ
- Tổ quốc Việt Nam45
- Việt Nam thời dựng nước và mở nước 0039 – 185749
- Việt Nam thời bị Pháp cai trị 1858 – 194577
- Chiến tranh Pháp-Việt Minh cộng sản 1945 – 195481
- Quân Đội Quốc Gia Việt Nam 1950 87
- Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức 195491
- Tiểu Đoàn 510 Khinh Quân 1955 (Vĩnh Long-Cheo Reo)105
- Trung Đoàn 35 Bộ Binh 1956-1959 (Pleiku-Kontum)125
- Sư Đoàn 21 Bộ Binh 1959-1962 (SaĐéc- Tây Ninh – CầnThơ)143
- Bộ Tổng Tham Mưu 1962 – 1966 (SàiGòn) 159
- Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng 1966 – 1968 (CầnThơ)275
- Tổng Cục Tiếp Vận 1968 – 1971 (SàiGòn) 295
- Cục Mãi Dịch/Tổng Cục Tiếp Vận 1972 – 1974 (SàiGòn)309
- Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ TTM 1974 -1975 (Sài Gòn) 321
- Giờ Thứ 25 ngày 30/4/1975 (SàiGòn)355
Chương ba
TRONG TRẠI TẬP TRUNG CỦA VIỆT CỘNG
- Trước ngày vào trại tập trung 30/4 – 13/6/1975 (Sài Gòn)365
- Trại tập trung Long Giao 14/6 – 10/1975 (Long Khánh)379
- Trại tập trung Suối Máu 10/1975 – 15/6/1976 (Biên Hòa)399
- Trại tập trungViệt Cường 16/6/1976 – 28/4/1978 (Yên Bái) 419
- Trại tập trung Nam Hà 28/4/1978 – 8/9/1987 (Nam Định)467
- Ra khỏi trại tập trung sau 4.444 ngày tù chính trị 9/9/1987569
Chương bốn
TỊ NẠN VIỆT CỘNG & GÓP PHẦN CHỐNG VIỆT CỘNG
Tị Nạn Việt Cộng.
- Thủ tục rời khỏi Việt Nam 13/9/1987 – 29/3/1991 (SàiGòn)581
- Đến Hoa Kỳ tị nạn ngày 5/4/1991 (Houston)585
- Bước đầu hội nhập xã hội589
- Du lịch đó đây 2002-2006599
- Niềm vui không đợi607
Góp Phần Bảo Tồn Văn Hoá.
- Nhìn lại Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 1954-1975611
- Tưởng niệm những vị tự sát ngày 30/4/1975653
- Dựng lại quốc kỳ Việt Nam tại hải ngoại 1984-2020659
- Tham gia phim tài liệu Vietnam Film Club 715
Viết phim bản Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam năm 2012
Cùng viết phim bản Hồn Tử Sĩ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa năm 2016
- Phỏng vấn lịch sử truyền miệng năm 2011 817
Góp Phần Chống Việt Cộng
- Hôm nay suy nghĩ cho ngày mai827
- Những bài viết đưa lên internet 2002-2011855
- Trao đổi tâm tình & quan điểm với bằng hữu 2001-2012987 —> 1362
* * *
Tập 2/2
- Tóm lược tội ác lãnh đạo Việt Cộng 1945-20209
- Thư gởi Người Lính Quân Đội Nhân Dân VN 2011-202095
Năm 2011 (2 thư) 101
Thư số 1: Nhìn toàn cảnh Việt Nam thời Việt Cộng 101
Thư số 2: Không thể hòa giải và hòa hợp giữa tự do với độc tài 115
Năm 2012 (12 thư) 123
Thư số 3: Giáo dục xã hội chủ nghĩa 123
Thư số 4: Lãnh đạo Việt Cộng và tham nhũng 131
Thư số 5: Luật đất đai giúp các cấp lãnh đạo VC tham nhũng 140
Thư số 6: Dựng lại quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ tại hải ngoại 148
Thư số 7: Việt Cộng xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa 160
Thư số 8: Lãnh đạo Việt Cộng dối trá với dân 168
Thư số 9: Dân Trung Cộng có mặt khắp Việt Nam 177
Thư số 10: Nền giáo dục Việt Cộng là giáo dục dối trá 185
Thư số 11: Trung Cộng sử dụng “đường lưỡi bò” chiếm Biển Đông193
Thứ số 12: Các tập đoàn quốc doanh phá sản vì tham nhũng 201
Thư số 13: Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng 208
Thư số 14: Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng bị tố tham nhũng 215
Năm 2013 (19 thư) 223
Thư số 15: Xã hội dân sự 223
Thư số 16: Hậu quả của giáo dục Việt Cộng 230
Thư số 17: Việt Cộng tu chính Hiến Pháp 237
Thư số 18:Việt Cộng tu chính Hiến Pháp (tiếp theo) 245
Thư số 19: Vụ án Đoàn Văn Vươn 252
Thư số 19a: Xã hội dân sự phát triển 259
Thư số 19b: Tuổi trẻ Phương Uyên chống chủ nghĩa cộng sản 266
Thư số 20: Biểu tình chống Trung Cộng 273
Thư số 21: Trở lại vần đề hòa giải và hòa hợp 281
Thư số 21a: Bản chất Việt Cộng là dối trá mà nói về lòng tin 288
Thư số 22: Việt Cộng với Trung Cộng ký 10 văn kiện hợp tác 293
Thư số 22a: Hải ngoại biểu tình chống lãnh đạo Việt Cộng 300
Thư số 22b: Xã hội dân sự tiếp tục vươn lên 306
Thư số 23: Đạo đức và xã hội Việt Nam thời Việt Cộng 312
Thư số 23a: Trở lại vấn đề xã hội dân sự 318
Thư số 24: Đời sống bi thảm của nông dân Việt Nam 323
Thư số 24a: Thủ Tướng VC NT Dũng rất nhục khi thăm Pháp 330
Thư số 25: Tướng VCVõ Nguyên Giáp thí quân trong chiến tranh 336
Thư số 26: VCgiao VN cho Trung Cộng tại hội nghị Thành Đô 344
Năm 2014 (27 thư) 353
Thư số 27: Hồ sơ Nhân Quyền tại Việt Nam thời Việt Cộng 353
Thư số 28: Hiến Pháp Việt Cộng vừa thông qua 360
Thư số 28a: Trở lại vấn đề xã hội dân sự 367
Thư số 29: Vẫn là Nhân Quyền tại Việt Nam thời Việt Cộng 375
Thư số 29a: Vụ án tham nhũng của Dương Chí Dũng 382
Thư số 30: Nhìn lại hoạt động của xã hội dân sự 388
Thư số 30a: Lại vấn đề hòa giải và hòa hợp 397
Thư số 31: Vẫn là hoạt động của xã hội dân sự 404
Thư số 31a: Biển Đông dậy sóng 411
Thư số 31b: Trung Cộng lấn chiếm Biển Đông thời Việt Cộng 417
Thư số 31c: Biểu tình chống Trung Cộng trên hồ sơ Biển Đông 425
Thư số 32: Vẫn là hồ sơ Biển Đông 432
Thư số 32a: Tướng VC quy lụy Trung Cộng tại hội nghị quốc tế 439
Thư số 33: Tiếp tục hồ sơ Biển Đông 445
Thư số 33a: Liệu Việt Nam có phải trực thuộc Quảng Đông? 453
Thư số 33b: Việt Nam thời Việt Cộng với văn hoá ăn cắp 460
Thư số 34: Xoay quanh hồ sơ Biển Đông 468
Thư số 35: Hối lộ vụ in tiền Polymer Việt Cộng – Australia 476
Thư số 35a: Triển lãm cải cách ruộng đất bị tác dụng ngược 483
Thư số 35b: Việt Cộng là cánh tay của cộng sản quốc tế 490
Thư số 36: Những dự án vào tay nhà thầu Trung Cộng 497
Thư số 36a: Người dân Hong Kong tranh đấu cho dân chủ tự do 504
Thư số 36b: Vẫn là cuộc tranh đấu của Hong kong 511
Thư số 37: Nhìn lại chính sách giáo dục thời Việt Cộng 518
Thư số 37a: Phải chăng nhóm VC đang bị nhóm TC chỉnh sửa 525
Thư số 37b: Nhìn lại những vị trí chiến lược quốc phòng 532
Thư số 38: Câu chuyện giữa cựu VC với Việt Cộng đương quyền 538
Năm 2015 (20 thư) 545
Thư số 39: Trung Cộng gậm nhấm từng phần Việt Nam 545
Thư số 39a: Hoạt động của xã hội dân sự Việt Nam 552
Thư số 40: Việt Cộng thành lập Viện Khổng Tử của Trung Cộng 560
Thư số 41: TC bồi đấp 7 đá ngầm trong quần đảo Trường Sa 566
Thư số 42: Lãnh đạo Việt Cộng là đại tham nhũng 572
Thư số 43: Lãnh đạo Việt Cộng sang Trung Cộng ký 7 thỏa ước 579
Thư số 44: Bản chất bành trướng của Trung Hoa từ thời cổ đại 586
Thư số 44a: Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông 595
Thư số 44b: Xoay quanh Vịnh Bắc Việt và Vịnh Cam Ranh 602
Thư số 45: 51 làng ung thư tại VN với 250 người chết mỗi ngày 608
Thư số 45a: Lãnh đạo đảng Việt Cộng sang thăm Hoa Kỳ 618
Thư số 45b: Biên giới phía Tây và phía Bắc Việt Nam 625
Thư số 46: Đường lưỡi bò 9 đoạn dưới góc nhìn pháp lý 630
Thư số 46a: Trung Cộng bồi đấp 7 Đá Ngầm thành đảo nổi 637
Thư số 47: Lãnh đạo Việt Cộng bẽ cong lịch sử 643
Thư số 48: Hội thảo tuyên ngôn độc lập 650
Thư số 48a: Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình thăm Hoa Kỳ 657
Thư số 49: Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP 664
Thư số 49a: Biển Đông, chiến trường cân não 670
Thư số 50: Chủ Tịch Trung Cộng sang VC thu xếp đại hội 12 676
Năm 2016 (19 thư) 683
Thư số 51: Trở lại chính sách giáo dục của Việt Cộng 683
Thư số 52: Đại Hội đảng Việt Cộng lần thứ 12 691
Thư số 52a: Biển Đông trong hội nghị ASEAN 698
Thư số 53: Dân số tài chánh và nợ nần 705
Thư số 53a: Hệ thống đập thượng nguồn là thảm họa của VN 712
Thư số 54: Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông 720
Thư số 54a: Sự phẫn nộ của một sinh viên trong nước 727
Thư số 55: An ninh quốc phòng thời Việt Cộng 736
Thư só 55a: Thảm họa môi trường sống của người dân VN 744
Thư số 56: Tổng Thống Hoa Kỳ thăm Việt Nam 751
Thư số 57: Khối G7 cảnh cáo Trung Cộng về Biển Đông 759
Thư số 57a: Biển Đông trên hồ sơ tòa trọng tài quốc tế 767
Thư số 58: VN phát triển chiều cao nhưng lòng người chùn xuống 774
Thư số 59: Biển Đông sau phán quyềt của tòa trọng tài quốc tế 781
Thư số 60: Ô nhiễm môi trường sống của người dân Việt 788
Thư số 61: Đồng bằng sông Cửu Long vào thảm họa 795
Thư số 61a: Chính sách tân Tổng Thống Philippines về Biển Đông 804
Thư số 62: Vẫn là ô nhiễm môi trường tại Việt Nam 811
Thư số 62a: Biển Đông với các quốc gia liên quan 818
Năm 2017 (26 thư) 827
Thư số 63: Tiếp tục hồ sơ Biển Đông 827
Thư số 63a: Bệnh ung thư và nguyên nhân 836
Thư số 63b: Tân Tổng Thống HKỳ mạnh mẽ trên hồ sơ Biển Đông844
Thư số 64: TCộng không thể tung hoành Biển Đông như trước 850
Thư số 65: Chính sách mới của Hoa Kỳ trên nhiều lãnh vực 858
Thư số 65a: Nhìn lại chính sách giáo dục của Việt Cộng 864
Thư số 66: Dựng lại quốc kỳ truyền thống Việt Nam tại hải ngoại 872
Thư số 66a: Gợi ý chính sách chiến lược sau thời Việt Cộng 879
Thư số 66b: Gợi ý kế hoạch ổn định xã hội sau thời Việt Cộng 888
Thư số 67: Hoa Kỳ với kế hoạch Đông Nam Á và Đông Bắc Á 898
Thư số 67a: Quốc kỳ truyền thống Việt Nam trên thế giới 906
Thư số 67b: Tượng Đài và Bia Tưởng Niệm Thuyền Nhân 918
Thư số 67c: Tượng đài và Bia Tưởng Niệm Chiến Sĩ 929
Thư số 68: Hoa Kỳ tiếp tục kế hoạch vùng Đông Bắc Á và ĐN Á 940
Thư số 69: Vẫn xoay quanh tình hình Biển Đông 947
Thư số 70: Bang giao giữa Việt Cộng với Đức quốc + Australia 955
Thư số 70a: Vụ án Trịnh Xuân Thanh nối dài 966
Thư số 70b: Tiếp tục vụ án Trịnh Xuân Thanh nối dài 973
Thư số 71: Bộ sử mới của Việt Cộng có nói đến Việt Nam CHòa 980
Thư số 71a: Vẫn là vụ án Trịnh Xuân Thanh nối dài 989
Thư số 72: Biển Đông vẫn chưa lặng sóng 997
Thư số 73: Khởi đầu cho hồ sơ Bắc Hàn 1003
Thư số 73a: Trung Cộng vẫn chèn ép lãnh đạo Việt Cộng 1011
Thư số 74: Việt Cộng chuẩn bị cái gọi là chữ Việt cải tiến 1018
Thư số 74a: Chữ Việt cải tiến theo âm thanh ngôn ngữ Tàu 1025
Thư số 74b: Nhìn lại những thỏa hiệp mà Việt Cộng ký với TCộng1032
Năm 2018 (29 thư) 1039
Thư số 75: Tại sao nhiều Dân Oan bị Công An bắt giam thì tự tử 1039
Thư số 75a: Liệu tình hình sông MéKong có như Biển Đông không1046
Thư số 75b: Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng ra tòa 1052
Thư số 76: “Ấn Độ – Thái Bình Dương” đang là điểm nóng 1059
Thư số 76a: VC kỷ niệm vụ tàn sát 5.000 người ở Huế năm 1968 1066
Thư số 77: Việt Cộng thanh trừng nhóm chống Trung Cộng 1075
Thư số 77a: Giáo dục Việt Cộng bắt đầu xóa ngôn ngữ Việt Nam 1081
Thư số 78: Hồ sơ mật trận chiến đá ngầm Gạc Ma 14/3/1988 1089
Thư số 78a: Ng. Phú Trọng thăm Pháp được đón tiếp lạnh nhạt 1094
Thư số 78b: SGòn dưới nét nhìn của 4 tác giả từ Hà Nội vào Nam 1101
Thư số 79: Lãnh đạo vùng Đông Bắc Á và ĐNam Á với Biển Đông1108
Thư số 79a: Liên quan vụ án Trịnh Xuân Thanh tại Đức quốc 1115
Thư số 79b: Biển Đông chưa bao giờ lặng sóng 1123
Thư số 80: TCộng tiếp tục quân sự hóa các đảo nổi ở Trường Sa 1129
Thư số 80a: Anh và Pháp tuyên bố tham gia tuần tra Biển Đông 1136
Thư số 80b: Biểu tình dữ dội chống dự luật 3 đặc khu cho T. Cộng1143
Thư số 81: Tướng Việt Cộng nhận định chiến biên giới 1979-19891151
Thư số 81a: Tiếp tục biểu tình chống dự luật 3 đặc khu cho TCộng1159
Thư số 81b: Lãnh đạo VCphung phí tài sản quốc gia để thu lợi 1167
Thư số 82: Nhận định tình hình Việt Nam của 3 ký giả ngoại quốc 1175
Thư số 82a: Tiếp tục cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ – Trung Cộng1182
Thư số 83: Hoa Kỳ tăng thuế nhập cảng hàng hóa từ Trung Cộng 1189
Thư số 83a: Học sinh VN học chữ Việt cải tiến từ năm 2018-2019 1196
Thư số 84: Hoa Kỳ cứng rắn trên hồ sơ Biển Đông 1203
Thư số 84a: Hoa Kỳ và đồng minh hợp tác chống TCộng trên BĐ 1211
Thư số 85: HK chống TC về Bưu Chính + Thương Mại + BĐông 1219
Thư số 85a: Hoa Kỳ + Nhật Bản + Canada tập trận trên Biển Đông1227
Thư số 86: Họp ASEAN tại Singapore và hội nghị G20 tại Argentine 1234
Thư số 86a: Tập đoàn Huawei bị cuốn vào chiến dịch thương mại 1241
Năm 2019 (23 thư) 1249
Thư số 87: TCộng bối rối trên hồ sơ Biển Đông và Thương Mại 1249
Thư số 87a: Kế hoạch “ngàn nhân tài” bị HKỳ phá vỡ từng mãng 1257
Thư số 88: Chế độ độc tài tại Venezuela bắt đầu xáo trộn 1265
Thư số 88a: Vẫn là hồ sơ Biển Đông và hồ sơ Thương Mại 1273
Thư số 89: Trung Cộng sẽ vào hải cảng Thị Vải ở Vũng Tàu? 1280
Thư số 89a: TCộng đang bối rối với những biện pháp của Hoa Kỳ 1289
Thư số 90: HKỳ và Âu Châu nhận ra sai lầm khi giúp TC phát triển1297
Thư số 91: Biển Đông biến thành căn cứ quân sự của TCộng 1305
Thư số 91a: Đàm phán thương mại vẫn dậm chân tại chỗ 1314
Thư số 92: Hoa Kỳ mạnh tay kiểm soát kỹ thuật viễn thông với TC1322
Thư số 92a: Hoa Kỳ bắt đầu 6G trên quỷ đạo thấp quanh trái đất 1331
Thư số 93: Dự Luật trừng phạt TC về Biển Đông & Hoa Đông 1339
Thư số 93a: VC tay sai xuất cảng thép Trung Cộng sang Hoa Kỳ 1349
Thư số 94: Trung Cộng đưa giàn khoan HD8 vào Biển Đông1358
Thư số 94a: Hoa Kỳ áp thuế thêm 10% hàng nhập cảng từ TCộng 1368
Thư số 95: TCộng lại đưa giàn khoan HD8 vào gần đảo Phú Quý 1376
Thư số 95a: Ba quốc gia Âu Châu và Ấn Độ tham gia tuần tra BĐ1386
Thư số 96: Thành viên “kế hoạch ngàn nhân tài” TC bị HK bắt 1396
Thư số 96a: Đường phố HNội đang gắn 10.000 camera 2019-2025 1406
Thư số 97: N. P. Trọng tự khen “VN chưa bao giờ đẹp như bây giờ” 1415
Thư số 97a: 39 người VN di dân lậu chết trong xe đông lạnh tại Anh 1425
Thư số 98: Vụ nổ trong lòng BĐ ước lượng 15.000 tấn chất TNT 1434
Thư số 98a: Hoa Kỳ và TCộng sắp ký thoả thuận thương mại GĐ1444
Năm 2020 (16 thư) 1453
Thư số 99: Nhóm thành viên “ngàn hạt cát” của TCộng bị bắt 1453
Thư số 99a: Cam Bốt cho TC xây dựng căn cứ tại Sihanouk ville 1462
Thư số 100: Dịch viêm phổi bùng phát từ Vũ Hán Trung Cộng 1472
Thư số 100a: TC trấn áp và bịt miệng những ai công bố dịch bệnh 1481
Thư số 101: Hoa Kỳ mạnh mẽ bảo vệ đường hàng hải Biển Đông 1492
Thư số 101a: Biển Đông căng thẳng, coronavirus lây lan rất nhanh1502
Thư số 102: VCộng che giấu thiệt hại nhân mạng vì coronavirus 1513
Thư số 102a: Tại sao VCộng sử dụng thêm chữ Việt song song? 1523
Thư số 103: Tóm tắt một số tội ác của lãnh đạo Việt Cộng 1534
Thư số 103a: Không quân chiến lược HKỳ đến Thái Bình Dương 1544
Thư số 104: Hoa Kỳ sẳn sàng đối đầu với TCộng trên Biển Đông 1554
Thư số 104a: HK & 4 quốc gia bác bỏ chủ quyền TC ở Biển Đông1564
Thư số 105: Liên minh Mỹ và 7 quốc gia trên hồ sơ Trung Cộng 1574
Thư số 105a: Hai Giáo Sư TC như khuyên ông TCB nên hòa dịu 1582
Thư số 106: Hoa Kỳ tiếp tục mạnh tay với Trung Cộng 1592
Thư số 106a: HKỳ thẳng tay với tập đoàn Huawei của Trung Cộng1601
Thư số 107: Hoa Kỳ trừng phạt 38 công ty con của Huawei1611
Thư số 107a: Tập đoàn Huawei chỉ có lui về thị trường nội địa1620
Thư số 108: Tại Đại Hội Đồng LHQ, HKỳ nhắm thẳng vào TCộng1630
Tổng cộng 213 thư.
* * *
Lời nói cuối.
Thưa quí vị,
Vậy là quí vị vừa đọc xong 3.006 trang giấy mà tôi trích ra từ hai quyển sách đã ấn hành và tám quyển sách không ấn hành, cùng với những loạt bài góp phần dân chủ hóa Việt Nam phổ biến trên internet, gói ghém 90 năm cuộc đời của tôi và gia đình tôi, giúp tôi học được những bài học kinh nghiệm qua từng giai đoạn trong cuộc sống. Từ đó, vợ chồng tôi ứng dụng vào sinh hoạt gia đình và xã hội.
Dưới đây là bốn bài học kinh nghiệm:
Giai đoạn 1930 – 1954 = 24 năm. Với bài học từ Ông Bà Cha Mẹ tôi như sau:
“Con phải làm người tử tế trong xã hội. Nhưng, trước khi Con tử tế với xã hội, Con phải tử tế với gia đình. Và, trước khi Con tử tế với gia đình, Con phải tử tế với bản thân của Con. Đó là nền nếp căn bản giúp Con làm người tử tế trong xã hội”.
Giai đoạn 1954 – 1975 = 21 năm. Với bài học trong 21 năm phục vụ quân đội, như sau:
“Quê hương cho tôi đất sống. Lịch sử cho tôi nguồn sống. Dân Tộc cho tôi nếp sống. Quân ngũ cho tôi cách sống. Quân ngũ cũng cho tôi tình yêu. Tình yêu quê hương, tình yêu con người, tình yêu quân ngũ. Và tình yêu, đã cho tôi ý nghĩa cuộc đời”.
Giai đoạn 1975 – 1991 = 16 năm. Với bài học trong trại tập trung của Việt Cộng và trong xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam, như sau: “Nhóm lãnh đạo Việt Cộng với bản chất độc tài + dối trá + tự cao + tham nhũng, họ sử dụng người dân như một loại phương tiện đa dụng để phục vụ họ. Vì vậy mà chiến lược giáo dục của họ chỉ đào tạo những tầng lớp thần dân để tuân phục họ, chớ họ không đào tạo những thế hệ công dân để xây dựng đất nước. Với lịch sử, đây là tội ác kinh hoàng nhất trong các loại tội ác mà các nhóm lãnh đạo Việt Cộng tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ” gây ra cho dân tộc”.
Giai đoạn 1991 – 2020 = 29 năm. Với bài học khi tham gia Ban Phát Thanh “Tiếng Chuông Tĩnh Thức” trong 10 năm, cộng với những gì học được khi tham gia sinh hoạt Cộng Đồng trên hệ thống internet, như sau:
“Tôi tin chắc rằng, không một ai trong thế giới này có thể nhìn thấy thiên đường và địa ngục, vì thiên đường với địa ngục không phải ở trên trời hay trong lòng đất, mà thiên đường hay địa ngục chỉ là một trạng thái tâm hồn. Hãy thử cảm nhận. Khi mình làm điều tốt thì mình cảm thấy nhẹ nhàng thanh thản với đôi mắt sáng lên, với nụ cười tươi tắn, đó là lúc tâm hồn mình lơ lững ở trạng thái thiên đường, còn khi mình làm điều gì xấu thì mình cảm thấy ray rức, ân hận, giằng xé, thậm chí là đau đớn, đó là lúc tâm hồn mình rơi vào trạng thái địa ngục”.
Cả bốn bài học kinh nghiệm gộp lại cho tôi bài học như sau: “Trong gia đình cũng như trong xã hội, bản thân mỗi người là chánh, vì không một ai -dù là người thân của mình- cũng không thể làm thay cho mình những gì liên quan trực tiếp đến bản thân mình trong cuộc sống từ khi vào tuổi thành niên, mà chỉ có thể trợ giúp mình khi mình thật sự cần giúp”.
Thực tế là:
Không ai ăn giùm mình khi mình đói.
Không ai đi học giùm mình khi mình muốn có kiến thức.
Không ai luyện tập giùm mình khi mình muốn có một cơ thể lành mạnh.
Không ai đi làm giùm mình khi mình muốn có đồng lương để chi phí cho cuộc sống.
Không ai uống thuốc giùm mình khi mình muốn hết bệnh.
Không ai bước giùm mình khi mình muốn đi về phía trước.
Không ai tạo dựng hạnh phúc giùm mình khi mình muốn được sống trong mái ấm gia đình.
Không ai đứng dậy giùm mình khi mình vấp ngã và muốn tiếp tục cuộc sống để phụng sự xã hội.
Và ..v..v…
Đó, chính là mình thương bản thân mình, rèn luyện bản thân mình trở thành người tử tế. Khi mình có tử tế với chính mình, thì mình mới tử tế được với gia đình. Và từ đó, mình sẽ tử tế với mọi người khi hòa mình vào sinh hoạt xã hội”.
“Nhưng, tại sao mình phải tử tế với xã hội? Bởi, khi chào đời mình đã mang ơn xã hội, từ khu bệnh viện rộng lớn khang trang đến những vật dụng trang bị cần thiết, từ vị Bác Sĩ, cô Y Tá, giường nằm mền đắp, nước tắm khăn lau, sữa uống kem thoa, đến chuyên viên nấu ăn và công nhân dọn dẹp vệ sinh,..v..v…. Đến tuổi cắp sách đến trường, mang ơn xã hội từ mái trường sân rộng, bàn viết ghế ngồi, đến Giáo Viên Giáo Sư truyền đạt kiến thức + đạo đức + nghị lực, cùng với những phương tiện khoa học kỹ thuật trợ giúp bài học thêm phần thực tiễn. Vì vậy mà khi bước vào xã hội với hành trang kiến thức, hãy miệt mài phụng sự xã hội. Thực tế là mình làm việc có lãnh lương với cuộc sống ổn định, cũng chính là lúc mình trả ơn xã hội dù không ai nhận ra điều đó, đồng thời mình góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt hơn dù không ai hiểu được điều đó, lại là những việc mà chính mình cảm nhận niềm vui khi làm được những việc mà mình mong muốn”.
“Thêm nữa, guồng máy sinh hoạt xã hội vận hành và phát triển thích ứng theo từng giai đoạn, là do mọi thành viên trong xã hội chung sức chung lòng mà không phân biệt nam hay nữ, giàu hay nghèo, giáo dục cao hay thấp, nghiên cứu bằng đầu óc hay làm việc bằng tay chân, ngành nghề chuyên môn hay những dịch vụ trong đời sống. Cũng không phân biệt từng công việc mà mỗi người trách nhiệm, dù là trách nhiệm lãnh đạo hay chỉ huy, quản trị hay điều hành, cầm súng trong quân đội hay cày bừa trồng trọt trên ruộng đồng nương rẫy, miệt mài trong các công ty hãng xưởng hay những công trình kiến trúc mỹ thuật, quét dọn đường phố nắng nóng hay trong hầm mỏ lạnh lẽo sâu trong lòng đất, ..v..v…, đều là nhu cầu cần thiết cho guồng máy xã hội vận hành và phát triển”.
Với bài học đó, cộng với hoàn cảnh của Cộng Đồng chúng ta tị nạn cộng sản, giúp tôi quan niệm rằng: “Mỗi người đều có bổn phận góp phần vào sự phát triển xã hội nơi mình đang sống, đồng thời góp phần nối tiếp dòng lịch sử oai hùng Việt Nam, bảo tồn văn hoá Việt Nam thích nghi qua từng thời đại, bảo vệ ngôn ngữ Việt Nam, và gìn giữ lá quốc kỳ truyền thống Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ đến khi có Quốc Hội Lập Hiến sau thời cộng sản quyết định”.
Kết luận.
“Tiếng thơm muôn đời hay lời sỉ nhục lưu mãi trong sử sách và truyền mãi trong dân gian là do mỗi người tạo nên, bắt nguồn từ thời thơ ấu đến tuổi thành niên và trước khi bước vào xã hội, luôn nhìn lại túi hành trang vào đời để biết chắc là mình đã sẳn sàng Kiến Thức + Lòng Nhân Ái + Tính Kiên Nhẫn.
Và hãy nhớ rằng:
Kiến thức không phải giữ trong não bộ, mà là vận dụng để phục vụ xã hội sau khi phân biệt tốt hay xấu, đúng hay sai.
Lòng nhân ái không phải để trong tim, mà là hòa mình vào cuộc sống với những rung cảm của tình người.
Tính kiên nhẫn là động lực giúp vượt qua khó khăn trở ngại.
Và một tâm hồn phụng sự quốc gia dân tộc.
Rồi từ đó, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, vừa góp thêm vào hành trang những gì đang có, vừa thích ứng với mọi hoàn cảnh xã hội qua từng giai đoạn trong cuộc sống”.
Vá xin kính chào quý vị./.
* * *
Các phụ bản này chỉ có trong hardwrite cho các con tôi: (trong sách sẽ in thì không có)
Phụ bản 1: Hình gia đình 1955-2020 với 6.000 tấm hình
Phụ bản 2: Video gia đình sinh hoạt và video du lịch với 52 files
Phụ bản 3: Video góp phần dân chủ hóa Việt Nam lần lượt trên 3 đài TV 2009-2020 với 362 files
Phụ bản 4: Audio các cuộc phỏng vấn và hội luận với 259 files
Phụ bản 5: Bộ sách gia đình
Phụ bản 6: Sưu tầm tài liệu trên internet về nhiều lãnh vực, khoảng 2.000 files.