BLUE LIVES MATTER (Bông Lau)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Hình chụp Natalie Corona với lá cờ sọc xanh năm 2016 trước khi cô gia nhập cảnh sát. 

Cảnh sát viên Natalie Corona của ty cảnh sát Davis – California.

Đám tang của cảnh sát viên Natalie Corona. Ba của cô đi sau quan tài của con, ông thắt cà vạt có lá cờ sọc xanh. 

Ba má của cảnh sát viên Natalie Corona trong tang lễ của con gái.

Cảnh sát San Francisco đeo khẩu trang có in lá cờ sọc xanh bị giới tả khuynh phản đối dữ dội.

Một cảnh sát Quan Thuế và Di Trú ICE (U.S. Immigration and Customs Enforcement) mà cánh tả rất ghét và muốn diệt gọn để mở tung biên giới biến Hoa Kỳ thành “thế giới đại đồng”.

Trong khi phong trào Black Lives Matter (BLM) hay “Mạng Sống Người Da Đen Quan Trọng” đang bùng nổ khắp nơi và tràn lan trên khắp thế giới, nhưng tâm điểm của phong trào này vẫn là Hoa Kỳ nơi khởi nguồn những trận đụng độ về màu da.

Một phong trào khác cũng nổi dậy nhưng cô đơn và thua thiệt hơn đó là “Blue Lives Matter”. Blue có nghĩa là đồng phục màu xanh đậm của cảnh sát Mỹ. Câu này có nghĩa là “Mạng Sống Cảnh Sát Quan Trọng”. Phong trào Blue Lives Matter bắt đầu bằng một lá quốc kỳ màu đen trắng ở giữa có một sọc màu xanh đậm.
Lá cờ Mỹ có sọc xanh này chào đời vào ngày 30 tháng 10 năm 2016 để ghi nhớ năm cảnh sát viên ở Dallas – Texas bị phục kích chết và chín cảnh sát viên khác bị thương.
Hung thủ của cuộc phục kích này là Micah Xavier Johnson, một cựu chiến binh Mỹ người da đen trở về từ Afghanistan. Micah cho biết hắn muốn giết cảnh sát da trắng vì họ đã bắn chết một người da đen.
Có thể lá cờ sọc xanh này chào đời và được dư luận chú ý khi cô Natalie Corona là một tình nguyện viên làm việc bán thời gian cho ty cảnh sát Davis – California năm 2016. Lúc ấy cô có chụp một bức hình mặc váy đầm dài màu xanh đậm và cầm lá cờ Mỹ sọc xanh rất đẹp được lưu truyền trên mạng.
Natalie Corona gia nhập cảnh sát năm 2018. Sau khi thụ huấn ở trường đào tạo cảnh sát, cô thực tập hành quân ba tuần lễ trước khi chính thức trở thành một cảnh sát viên của thành phố Davis. Nhưng năm tháng sau, khi đang lập biên bản một vụ đụng xe. Một thằng tâm thần đi xe đạp tới gần bên cô. Hắn bất ngờ rút súng ngắn ra bắn gục Natalie tại chỗ và tiếp tục bắn bồi vào thân thể của cô nhiều phát đạn nữa. Natalie Corona chết khi mới 22 tuổi.
Lá cờ Mỹ có sọc xanh trở thành biểu tượng ủng hộ cảnh sát Mỹ. Nhưng dư luận tả khuynh chống cảnh sát thì cho rằng lá cờ này là biểu tượng của thành phần “da trắng thượng đẳng” (white supremacy) vì một số người da trắng phất cờ quân đội Liên Minh miền Nam (Confederate) cũng phất cờ sọc xanh ủng hộ cảnh sát.
Khi phong trào BLM nổ ra khắp nơi thì phong trào “Mạng Sống Cảnh Sát Quan Trọng” cũng tỏa rộng nhưng không mạnh mẽ bằng. Và lá quốc kỳ sọc xanh này trở thành biểu tượng của phong trào ủng hộ cảnh sát.
Nhưng rất tiếc phong trào ủng hộ cảnh sát Mỹ không không đủ mạnh để chặn đứng dòng nước lũ của tả khuynh hiện nay. Nhiều cơ quan cảnh sát bị cắt giảm ngân sách, bị cấm không cho sử dụng các phương tiện dập tắt bạo động.
Nhiều thành phố con số cảnh sát xin về hưu tăng lên 50%. Có cảnh sát viên thôi việc mà không cần lương hưu. Một số tự tử và bị chấn động tâm lý. Nhiều người là cựu quân nhân của các chiến trường Iraq và Afghanistan cho biết mức độ bạo động và đe dọa cảnh sát ở Hoa Kỳ nhiều hơn. Nhưng đau đớn nhứt là bị chính công dân Mỹ tấn công phỉ báng và lãnh đạo chính khách đâm sau lưng.