CÁC ANH HÙNG “LAO CÔNG ĐÀO BINH” TỬ THỦ AN LỘC.

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

May be an image of 1 person and outdoors

May be an image of 3 people, people standing, outdoors, monument and text that says 'Tổ diệt tăng của các chiến binh TỬ THỦ vừa lập được chiến công bắn hạ một T.54 của Cộng quân bên trong Thị‹ trắn An Lộc'

May be an image of 2 people, people standing and outdoors

May be an image of 1 person and outdoors

May be an image of outdoors

May be an image of outdoors

Khi được đổ quân vào An Lộc, Trung Đoàn 8 Bộ Binh có mang theo tất cả các khẩu M.72 này. Số còn thừa được phân chia cho Trung Đoàn 7 Bộ Binh, Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, và ngay tại Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng cũng được trang bị.
Chiếu theo tài liệu, loại súng M.72 khi nổ phát ra một sức nóng rất cao, lên đến 3,600 độ F., có sức công phá làm chảy sắt thép dầy cỡ 2 inches.
Ngay khi 2 Tiểu Đoàn đầu tiên và Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 8 vừa đến tuyến phòng thủ mặt Bắc, Đại tá Mạch văn Trường được Tướng Lê văn Hưng cho biết Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt có chiến xa trợ chiến, đang trên đà tiến từ Lộc Ninh đổ xuống từ hướng Bắc.
Đại tá Trường còn có sự cảnh giác trước, ngoài bộ binh và chiến xa, địch còn mở vài trận mưa pháo trước khi tấn công. Cho nên Ông đã ra lệnh cho tất cả các chiến binh của Trung Đoàn phải tức tốc đào hầm và giao thông hào phải có “NẮP CHE “ chống pháo.
Ông phối trí lực lượng 2 Tiểu Đoàn án ngữ ngay tuyến phía Bắc, cạnh Quốc Lộ 13.
Đại Tá Trường còn chỉ thị cho Sĩ quan Pháo Binh (tăng phái) liên lạc với Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh (đang trú đóng tại An Lộc) thiết kế một “Tuyến hoả tập Pháo Binh tiên liệu” dọc theo Quốc Lộ 13, cách thành phố 1.500 thước về phía Bắc, và trình với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 xin ưu tiên hoả lực không yểm cho mặt phòng thủ phía Bắc của Trung Đoàn 8, khi hữu sự.
Tiếp theo, vào ngày hôm sau (12 tháng 04 năm 1972), trực thăng vận đổ thêm Tiểu đoàn còn lại của Trung Đoàn và Đại Đội Trinh Sát, được dùng làm lực lượng trừ bị cho Trung Đoàn, bố trí chiều sâu, dọc theo những cao ốc, đúc bằng Ciment cốt sắt, chạy dài theo Đại Lộ Ngô Quyền (cũng là Quốc Lộ 13 chạy xuyên qua thành phố).
Riêng Đại Đội 8 Trinh Sát được điều động lên trấn thủ “Tổng tiền đồn” (Đồi Đồng Long), tiếp tay với Trung đội Địa Phương Quân (không đủ quân số) của Tiểu Khu Bình Long đã trấn đóng từ trước.
Trong số 2,500 quân của Trung Đoàn 8 được đổ vào An Lộc, có 400 chiến sĩ gốc là “Lao Công Đào Binh” (cũng là những chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, gồm đủ mọi cấp bực, nhiều nhất là Binh Sĩ và Hạ Sĩ Quan, đã vi phạm kỷ luật như đào ngũ, hành hung cấp chỉ huy, v.v…) đủ mọi thành phần trong các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, gom từ các Trung Tâm Trừng Giới, rồi phân phối lại cho các đơn vị tác chiến cấp Sư Đoàn để dùng vào việc tạp dịch lao công, ”không được trang bị vũ khí”.
Vào trung tuần tháng 04 năm 1972, Sư Đoàn 5 Bộ Binh được Bộ Tổng Tham Mưu phân phối cho 400 Lao Công Đào Binh, để chia đều cho các Trung Đoàn Bộ Binh cơ hữu.
Trong thời điểm này, chỉ còn duy nhất có Trung Đoàn 8 Thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh chưa được tham chiến, nên phòng Tổng Quản Trị Sư Đoàn (sau khi hội ý với Tướng Hưng) cho lệnh chuyển bổ sung hết các Lao Công Đào Binh cho Trung Đoàn 8 theo vào An Lộc.
Khi trận chiến quyết liệt khởi diễn vào ngày 13 tháng 04 năm 1972, Đại Tá Trường, Trung Đoàn Trưởng, chứng kiến một vài anh em Lao Công Đào Binh, bị trúng miểng pháo tử thương, trong lúc trong tay không có một tấc sắt để phòng thân, thật là tội oan uổng và bất công cho vong linh những người quá cố.
Ông liền có quyết định táo bạo, không cần biết những sự gì có thể xẩy ra sau này. Đại Tá Trường cho họp các Lao Công Đào Binh để gợi ý “trang bị vũ khí” và khích động tinh thần.
Tất cả anh em Lao Công Đào Binh đều đồng ý tiếp nhận vũ khí để họ có cơ hội cùng các chiến binh của Trung Đoàn 8 Bộ Binh sát cánh chống chọi quân thù Cộng Sản.
Như vậy là Trung Đoàn 8 có thêm 400 tay súng gan lì, hăng say trong việc đánh cận chiến, và vác M.72 đi lùng tăng địch khi tình hình chiến sự căng thẳng sau này.
Người xưa có câu : “Phép Vua thua lệ làng”, người chỉ huy tại mặt trận có toàn quyền ứng biến theo nhu cầu và tình thế, bất chấp câu nệ vào huấn thị, hay ”lệnh Vua” (Bộ Tổng tham Mưu), đã được ấn định từ trước.
Cùng một chiến pháp này, sử sách có ghi, vào năm 694 trước Công Nguyên, vị Vua trẻ Nước Việt bên Tàu, tên là Câu Tiễn, đã sử dụng 3,000 tù tử tội, xông thẳng vào trung quân của Vua Ngô là Hạp Lư, có đến 30,000 quân và tướng sĩ.
Các tù tử tội đã đánh một trận quyết liệt, phá tung 3 vạn quân Ngô tan hoang bỏ chạy, để lại chủ soái là Vua Hạp Lư, các tướng lãnh khác phải vất vả liều mình xông vào cứu giá Vua thoát hiểm trong gang tấc trên chiến địa. Vua Hạp Lư cũng phải trả một giá rất đắt, bằng chính sinh mệnh của mình sau khi lui quân về đến Ngô Quốc, vì vết thương ở chân không được chữa trị kịp thời.
Các tù tử tội vào thời xa xưa đó, trước khi được xung quân vào trận, được Vua Việt khích lệ lòng quân “Cố gắng đánh thắng trận, không những được ân xá án tử, mà còn được cấp thưởng cho tiền bạc, ruộng vườn canh tác hay trồng trọt sau khi chiến thắng trở về”.
Còn về 400 Lao Công Đào Binh ở Chiến trưòng An Lộc, vì lẽ sinh tồn, thà chết “Vinh Quang” ngoài chiến trường, lại còn có dịp giết quân địch, và nếu còn sống sót, thì sẽ được phục hồi “danh dự”, được vinh danh là người chiến sĩ anh hùng “Tử thủ An Lộc”, nên tất cả 400 tay súng gốc Lao Công Đào Binh đã trở thành những chiến binh “Ưu Việt” của Trung Đoàn 8 thuộc SĐ5 Bộ Binh QLVNCH.
Từ xa, cách tuyến phòng thủ khoảng 3 cây số về hướng Bắc, các chiến sĩ VNCH đã nghe được tiếng động cơ của chiến xa, và từ từ nghe thấy tiếng nghiền của xích sắt và hình dáng của đoàn chiến xa địch.
Mọi người đều hồi hộp theo dõi và chờ đợi từng bước tiến của quân địch. Họ nhìn lại khẩu súng M.72 bên mình, không biết lợi hại ra sao??
Nhưng việc gì đến rồi cũng phải đến.
Từ trên nóc sân thượng của tầng lầu hai, Đại tá Mạch Văn Trường đặt ống nhòm theo dõi từng bước tiến của bộ binh và chiến xa địch đang tiến lần xuống, cho đến khi nhận thấy đoàn chiến xa và bộ binh địch lọt vào trong “trận địa pháo”, Đại Tá Trường ra lệnh cho Pháo Binh bắt đầu “tác xạ”, 8 khẩu 105 ly và 2 khẩu 155 ly của Tiểu Đoàn 52 Pháo Binh vẫn còn sử dụng được thi nhau nhả đạn (Đạn xuyên phá chống chiến xa, đạn nổ chụp để tàn sát bộ binh địch).
Vì Pháo của “ta” quá chính xác và có hiệu quả cao, một phần bộ binh địch chạy lui trở lại, với hy vọng vượt được ra khỏi “tầm pháo”. Đoàn chiến xa địch cũng liền phân tán đội hình và khựng lại, chỉ có 15 chiếc T.54 dẫn đầu tống “GA” dzọt đại về phía trước, đằng sau không có bộ đội tùng thiết bảo vệ.
Chiến xa địch khơi khơi băng ngang qua tuyến phòng thủ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh, và xâm nhập vào thành phố, lọt ngay vào tuyến phục kích của Tiểu Đoàn “thứ ba” của Trung Đoàn 8 trên đường Ngô Quyền.
Các chiến sĩ Trung Đoàn 8 dùng đủ loại súng từ trên cao bắn xuống, từ dưới đất bắn xuyên hông. Các xạ thủ đại liên trên chiến xa địch phải vội vàng tuột xuống và đóng nắp pháo tháp lại để tránh đạn từ các cao ốc bắn xuống.
Chiến xa địch giờ này chỉ còn lại khẩu đại bác 100 ly nòng dài, khó bề xoay trở, vả lại đã lái lọt vào thành phố, đường xá hẹp, hai bên là cao ốc, lề đường có cống rãnh, không chịu được sức nặng của chiến xa… Chiếc thì sụp rãnh, chiếc thì bị quấn kẽm gai, tiến thối lưỡng nan, lay hoay chờ chết …
Binh sĩ của Trung Đoàn 8 Bộ Binh lần lần đâm ra dạn dĩ, vác súng M.72 ra tác xạ, vài quả đầu có chút sai lệch, chiến xa địch “chưa chết”, nhưng càng bắn càng có kinh nghiệm, bắn trúng vào chỗ “nhược”. Chiến xa bốc cháy !
Các chiến sĩ reo hò “Anh em ơi !! Xe tăng địch bị M.72 bắn cháy rồì !!!”
Tiếng hô vang dậy, được chuyền nhau qua làn khói bốc ra từ chiến xa địch, cùng các xác cháy sém của các xạ thủ hay tài xế lái tăng địch vừa nhảy ra khỏi xe, đã làm nức lòng các chiến binh của Trung Đoàn 8 Bộ Binh.
Giờ này họ không còn sợ xe tank của địch nữa, mà trái lại còn thích thú, vác M.72 đi lùng tank địch mà bắn hạ. (tiếng bình dân của Anh Em chiến binh Trung Đoàn 8 gọi là “xơi tái”).
Kết quả: 12 T.54 địch lần hồi bị bắn cháy, 3 chiếc còn lại do các trực thăng võ trang Cobra của Không Lực Hoa Kỳ có gắn đầu đạn xuyên phá chống chiến xa bắn hạ.
Sau trận chiến, số chiến binh gốc Lao Công Đào Binh đã tử trận hết 150, 150 khác bị thương, chỉ còn 100 chiến sĩ may mắn còn được lành lặn, và sau đó Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 liệt kê danh sách: Số Tử Sĩ đều được truy thăng lên 1 cấp, số Thương tích kể cả an toàn cũng được vinh thăng một cấp kèm theo Anh Dũng Bội Tinh, nhất là được nghị định của Bộ Quốc Phòng cho ân xá và phục hồi nguyên phương vị cũ (với cấp bực mới).
https://www.facebook.com/groups/344579881159452/?multi_permalinks=536681001949338&ref=share