VÀI SUY NGHĨ TRÁI CHIỀU VỀ SỰ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU (Mai Thanh Truyết)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Trong Hội nghị Thượng đỉnh COP21 tại Paris vào tháng 12 năm 2015, 196 lãnh đạo quốc gia trên thế giới đã đồng ý và chuẩn thuận sau 15 ngày nhóm họp về nguyên nhân và giải pháp cho sự hâm nóng toàn cầu như sau:

  • Khí Carbonic – CO2 là tác nhân gây ra sự hâm nóng toàn cầu hiện tại;
  • Và nếu không giảm thiểu sự phát thải CO2 từ nay (2015) cho đến 2100, trái đất sẽ nóng lên khoảng 1,5 – 40C;
  • Từ đó, có những kết ước phụ là lời hứa của từng quốc gia tham dự sẽ giảm phát thải khí carbonic theo từng giai đoạn v.v…;
  • Cũng như các kết ước cho những quốc gia “giàu” về tài chánh (100 tỷ US$/năm) và phương tiện cho các quốc gia “nghèo” (đang phát triển) để thực thi việc tiết giảm trên;
  • Và kết ước chung cho 196 quốc gia là “cố gắng” ngăn chận sự hâm nóng toàn cầu cho đến năm 2100 là dưới 20C và tối ưu là dưới 1,50C.

Tuy nhiên mãi cho đến hôm nay, đã qua ngày duyệt xét các kết ước đợt I là tháng 12/2020, nghĩa là sau 5 năm, khí phát thải CO2 chẳng những không giảm mà ngược lại tăng nhiều nhứt do Trung Cộng, Nga Sô, và Ấn Độ, và Quỹ Khí hậu Xanh vẫn chỉ là những con số tượng trưng so với định ước là 100 tỷ US$/năm!

Từ đây, cho thấy là thỏa ước COP21 hoàn toàn không hữu hiệu vì nhiều lý do khách quan và chủ quan:

  • Thỏa ước không có tính ràng buộc mà chỉ dựa vào…lời húa của từng quốc gia mà thôi. Chỉ sau hai năm (2017) các nước Á Châu chiếm 2/3 tổng số khí thải, và TC trong năm 2018 đã xử dụng 20% lượng than đá nhiều hơn so với năm 2015.
  • Thỏa ước không đặt ra biện pháp chế tài, không trừng phạt; cho nên không có quốc gia nào tuân thủ cả dù đã hứa!
  • Cho đến nay, Hoa Kỳ cho đến năm 2020 đã giảm khí phát thải nhanh hơn bất cứ nước phát thải nhiều nhất nào trên thế giới trong giai đoạn I nầy.

(Với tính cách so sánh giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Trung Cộng: TC sản xuất 18% tổng sản lượng thế giới và phái thải ra 19 tỷ tấn CO2 năm 2019, trong lúc đó HK chỉ phát thải 12 tỷ và sản xuất 22% sản phẩm toàn thế giới.)

Và gần đây nhứt, những cơn bão tuyết làm tê liệt tiểu bang Texas và nhiều tiểu bang khác cho thấy quan điểm về “sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu” hiện nay qua Thượng đỉnh COP15 cần phải được duyệt xét lại?

–       Nhiệt độ bầu khí quyển của trái đất đang tăng, đang nóng lên, làm sao có hiện tượng bão tuyết khốc liệt cho Houston và Texas, mà trong lịch sử của tiển bang nầy chưa từng xảy ra.

–       Và theo thống kê, nhiệt độ bầu khí quyển toàn cầu có giai đoạn tăng, giai đoạn giảm từ năm 1900 đến nay.

Hai nhận xét trên sẽ lần lượt được người viết lý giải dưới đây.

1-    Có thực sự là sự hâm nóng toàn cầu đang diễn ra hay không?

Theo bản báo cáo của LHQ, tính đến tháng 7, 2019, cho thấy nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng 1,1°C kể từ thời tiền công nghiệp và 0,2°C kể từ giai đoạn 2011-2015.

Qua các nghiên cứu gần đây, Công nghệ tin học vừa tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên, vừa là giải pháp cho phép tiết kiệm năng lượngThí dụ cụ thể là mỗi lần dùng Google tìm kiếm tin tức trên mạng, chúng ta thải ra 0,2 gr CO2. Khối lượng đó không nhiều so người dùng xe hơi để di chuyển. Nhưng nếu tinh trung bình trong mỗi tháng, trên thế giới có tới 13 tỷ lượt truy cập vào Google, lượng khí carbonic thải ra như vậy tương đương với mức tiêu thụ điện của 4300 gia đình Mỹ trong một tháng. Đó là chưa kể ở đầu bên kia máy điện toán của chúng ta, Google phải tích trữ không biết bao nhiêu dữ liệu để cung cấp cho người xử dụng. Việc tích trữ dữ liệu đó cũng rất tốn năng lượng. Nhưng bù lại, cũng nhờ có các phương tiện tìm kiếm như Google hay những ứng dụng mà chúng ta tiết kiệm được không biết bao nhiêu điện, xăng, và xử dụng trí não…

Như vậy,

Câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người ngay từ những ngày đầu của Thượng đỉnh COP21 vào tháng 12, 2015 là “các lãnh đạo quốc gia trên thế giới sẽ đồng ý với nhau về sự hâm nóng toàn cầu như thế nào?”  Nhưng, theo thống kê, chúng ta đều biết, trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, sự tăng trưởng của khí thải nhà kính tăng nhanh hơn trong giai đoạn 1980 đến 1990. Và hiện tượng trái đất nóng nhứt so với quá khứ xảy ra vào năm 2014, và nhiệt độ không khí tăng lên trung bình ở mặt đất cho thập niên nầy là 0,90C, cao hơn sự tăng nhiệt độ từ thập niên 1880 trở đi.

Câu hỏi nầy cho đến hôm nay vẫn chưa có câu trả lời có tính thuyết phục, và dường như lãnh đạo các quốc gia phát thải khí carbonic nhiều nhứt vẫn chưa có sự đồng thuận nào cả?

2-    Những hoài nghi về biến đổi khí hậu

  • Phản đối của dân sống ở các hải đảo

Sự hoài nghi trong các đại biểu của các nước đang phát triển ở Paris, vẫn tin rằng bất kỳ thỏa thuận nào đạt được sẽ chỉ là sự lập lại những lời hứa không được thực hiện vốn đã được ghi trong các kết ước tại các cuộc họp thượng đỉnh trước đây về khí hậu ngay từ ngày đầu ở Thượng đỉnh Rio de Janerio, Ba Tây năm 1992.

Đặc biệt là các hải đảo, nạn nhân chính của hiện tượng biến đổi khí hậu. Trên thế giới có tổng cộng 44 đảo quốc. Tuy chỉ chiếm có 1% dân số toàn cầu, và là những quốc gia nghèo nhất, nhưng tiếng nói của những quốc gia này đang đè nặng lên các cuộc thương lượng. Đại diện đảo Maurice cho rằng: «Không phải chính các đảo quốc làm biến đổi khí hậu, mà chính họ mới là nạn nhân, đang gánh chịu hậu quả của hiện tượng này. Các quốc gia gây ô nhiễm phải hiểu là chúng tôi cần một cách giải quyết khác khác và đặc biệt hơn».

  • Ấn Độ đòi công bằng

Thủ tướng Ấn độ Narendra Modi đã đòi điều mà ông gọi là ”Công lý về Khí hậu”. Theo đó, sau quá trình công nghiệp hóa trong những thế kỷ vừa qua, các nước giàu có trách nhiệm lớn trong việc phát thải các loại khí gây hâm nóng trái đất. Các nước giàu giờ đây khó thể nào áp đặt các nước đang phát triển phải kềm hãm tăng trưởng của họ, để giúp chống biến đổi khí hậu.

Ấn Độ biện minh cho quan điểm của mình và đòi được quyền phát triển. New Delhi chỉ cam kết nhân lên gấp 20 lần mức sản xuất năng lượng mặt trời, và dùng 40% năng lượng sạch để sản xuất điện lực từ đây cho tới năm 2030. Theo Le Monde, Ấn Độ trước hết bảo vệ quyền lợi riêng: “Ở một đất nước mà hàng trăm triệu hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc chống biến đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà người nghèo chưa dám nghĩ tới”. Hiện tại, Ấn Độ vẫn còn xử dụng than đá và dầu là nguồn điện năng chính cho quốc gia nầy, chiếm 71%. Làm sao quốc gia nầy thực hiện được lời hứa là cho đến năm 2022, sẽ tăng nguồn năng lượng mặt trời lên 100GW, trong lúc hiện tại, Ấn Độ chỉ sản xuất được 5GW cho nguồn năng lượng nầy năm 2015 mà thôi!

Vì vậy,

…Nếu các lãnh đạo quốc gia đã phát triển không mở đường, chính dân chúng Ấn Độ sẽ tự vạch đường đi.

  • Và hướng nào phải đi cho tương lai?

Các nước phát triển nên có bao nhiêu trách nhiệm?

Các nhà lãnh đạo thế giới đã đồng ý từ những nỗ lực chống biến đổi khí hậu đã bắt đầu, các nước phát triển có trách nhiệm lớn hơn để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu so với các quốc gia đối tác trong việc trao đổi dịch vụ của họ. Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu đã phát thải hơn một nửa trong tổng số carbonic thải ra đến đầu thế kỷ này, cần phải đóng góp nhiều hơn vào sự hâm nóng toàn cầu so với các đối tác của họ là các nước đang phát triển; mặc dù hiện tại hai nhóm quốc gia nầy chỉ còn phát thải 19% cho Hoa Kỳ, và 9% cho LH Âu Châu.

Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là các nước phát triển cần phải làm nhiều hơn là các quốc gia đang phát triển. Đây là một điều không cần tranh cãi nữa, nhưng sẽ rất khó thực hiện hay không thể thực hiện!

3-    Nghiên cứu của TS Bjorn Lomborg

Một bài báo mới qua nghiên cứu của Tiến sĩ Bjorn Lomborg được xuất bản trên tạp chí Global Policy đo lường tác động thực tế của tất cả các hứa hẹn quan trọng về khí hậu được đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu ở Paris nhằm phản bác ngược lại tất cả dự đoán của Thượng đỉnh COP21 là:”Tác động khí hậu của tất cả các lời hứa của Thượng đỉnh COP21 Paris rất nhỏ, nếu chúng ta đo lường tác động của mọi quốc gia thực hiện mọi lời hứa vào năm 2030, tổng mức giảm nhiệt độ sẽ là 0,048°C (0,086 ° F) vào năm 2100”.

Sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu so với thời kỳ tiền công nghiệp, đối với kịch bản Không làm gì (RCP8.5), đối với những hứa hẹn toàn cầu cho Paris và cho Paris kéo dài thêm 70 năm nữa, như được thực hiện trên hệ thống MAGICC qua tính toán của TS Bjorn Lomborg.

Ngay cả khi chúng ta giả định rằng những lời hứa này sẽ được kéo dài thêm 70 năm nữa, thì vẫn có rất ít tác động: nếu mọi quốc gia thực hiện mọi lời hứa vào năm 2030 và tiếp tục thực hiện những lời hứa này một cách trung thành cho đến cuối thế kỷ này, và không có ‘CO rò rỉ ‘cho các quốc gia không cam kết, toàn bộ Paris hứa hẹn sẽ giảm nhiệt độ tăng chỉ 0,17°C (0,306°F) vào năm 2100.

Riêng tại Hoa Kỳ, nếu các chính sách về giảm thiểu sự hâm nóng toàn cầu, trong những trường hợp lạc quan nhất, được thực hiện đầy đủ và tuân thủ trong suốt thế kỷ, sẽ chỉ làm giảm nhiệt độ toàn cầu 0,031°C (0,057 °F) vào năm 2100 mà thôi.

Các chính sách khí hậu của EU, trong những trường hợp lạc quan nhất, đạt được đầy đủ và tuân thủ trong suốt thế kỷ, sẽ làm giảm nhiệt độ toàn cầu 0,053°C (0,096°F) vào năm 2100.

Các chính sách khí hậu của Trung Quốc, trong những trường hợp lạc quan nhất, đạt được đầy đủ và tuân thủ trong suốt thế kỷ, sẽ làm giảm nhiệt độ toàn cầu 0,048°C (0,086 °F) vào năm 2100.

Các chính sách khí hậu còn lại của thế giới, trong những trường hợp lạc quan nhất, được thực hiện đầy đủ và tuân thủ trong suốt thế kỷ, sẽ làm giảm nhiệt độ toàn cầu 0,036°C (0,064°F) vào năm 2100.

4-    Nhà bảo vệ “môi trường hoài nghi” Bjorn Lomborg kết luận

Nhà bảo vệ “môi trường hoài nghi” – “skeptical environmentalist” Bjorn Lomborg viết trên tờ New York Times với lập luận thẳng thắng rằng:”sự hoảng sợ về biến đổi khí hậu đang gây hại nhiều hơn lợi:

  • Bão đổ bộ bờ biển của chúng ta.
  • Cháy rừng hoành hành khắp miền Tây nước Mỹ.
  • Các sông băng sụp đổ ở Artic.

Từ đó, các chính trị gia, nhà hoạt động và giới truyền thông tán thành một thông điệp chung: “biến đổi khí hậu đang hủy hoại hành tinh, và chúng ta phải hành động quyết liệt ngay lập tức để ngăn chặn nó. Trẻ em hoảng sợ về tương lai của mình, và người lớn tự hỏi liệu việc mang một cuộc sống mới vào thế giới này có phù hợp với đạo đức hay không?”

Đủ rồi! Bjorn Lomborg dứt khoát!.

Biến đổi khí hậu là có thật, nhưng đó không phải là mối đe dọa ngày tận thế mà chúng ta đã được biết. Những dự đoán về sự diệt vong sắp xảy ra của Trái đất dựa trên nền tảng khoa học tồi tệ và thậm chí là kinh tế học tồi tệ hơn. (Climate change is real, but it’s not the apocalyptic threat that we’ve been told it is. Projections of Earth’s imminent demise are based on bad science and even worse economics).

Trong cơn hoảng loạn, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết thực hiện các chính sách cực kỳ tốn kém nhưng phần lớn không hiệu quả, cản trở tăng trưởng và thu hút các khoản đầu tư cấp bách hơn vào nguồn nhân lực, từ tiêm chủng đến giáo dục.

False Alarm sẽ thuyết phục bạn rằng mọi thứ bạn nghĩ về biến đổi khí hậu đều sai – và chỉ ra con đường hướng tới việc làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều, nếu ấm hơn một chút, là nơi dành cho tất cả chúng ta.

Và Ông kết luận một cách cả quyết:”Thật vậy, khoảng 70% mức giảm nhiệt độ đề xuất được xác định bởi Chính sách toàn cầu – Climate Interactive do một ủy ban về biến đổi khi hậu trình bày là hoàn toàn giả mạo”.

5-    Lập luận của Học viện George Marshall

Hình ảnh buổi họp của IPCC năm 2018

Năm 1988, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) được thành lập. Tập hợp tất cả các chuyên gia khoa học đầu ngành trong lĩnh vực môi trường trên toàn thế giới, ủy ban này cho các nhà khoa học một diễn đàn và tiếng nói có trọng lượng hơn nhiều so với trước.

 Học viện George C. Marshall, nơi Nierenberg có chân trong Ban Giám đốc, cảm thấy cần phải ra tay dập lại những tiếng nói có trọng lượng này.

Học viện Marshall được các nhà vật lý như William Nierenberg, Robert Jastrow và Frederick Seitz lập ra vào năm 1984 để ủng hộ cho dự án Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) của chính quyền Reagan, cổ súy cho việc chạy đua vũ trang, đặc biệt là dùng vũ khí hạt nhân chống lại kẻ thù (Liên Xô và các nước cộng sản).

Cuối thập niên 1980, Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa tan rã. Chiến tranh Lạnh dần đi đến hồi kết. Không còn kẻ thù cũ, Học viện Marshall quay sang nhắm đến những người họ gọi là “kẻ kích cuồng môi trường” (environmental alarmists).

Sau khi IPCC được thành lập, Viện Marshall bắt đầu tung ra những báo cáo tấn công phủ đầu các nhà khoa học tại đây. Ban đầu họ không phủ nhận rằng trái đất đang nóng lên. Nhưng lý do của hiện tượng đó không phải là CO2 thải ra, mà là mặt trời đang nóng lên.

Họ cáo buộc những nhà khoa học của IPCC đã không xem dữ liệu COtrong lịch sử, rằng đa phần sự nóng lên này diễn ra trước năm 1940 – giai đoạn con người bắt đầu tăng lượng thải CO2, đồng thời có cả giai đoạn trái đất giảm nhiệt từ năm 1940 đến 1975, trước khi tăng nhiệt trở lại.

Đường tăng giảm nhiệt độ của trái đất không khớp với đường tăng của CO2, nên kết luận hợp lý phải là CO2 không ảnh hưởng đến hiện tượng trái đất nóng lên. Thủ phạm là mặt trời.

Báo cáo của Viện Marshall khẳng định rằng từ thế kỷ 19, mặt trời bước vào chu kỳ hoạt động mạnh, tăng năng lượng phát ra, khiến trái đất nóng lên theo từ đó. Chu kỳ này kéo dài 200 năm, và đến “đầu thế kỷ 21, trái đất sẽ có khuynh hướng nguội lại”. (trích từ Tạp chí Luật Khoa – luatkhoa.org)).

5- Hành trình của dân tộc Viking

Người Viking có thể dạy chúng ta điều gì về việc thích ứng với biến đổi khí hậu?

Qua nghiên cứu của tác giả Kevin Krajick, vào một ngày nào đó tháng 6 năm 793, những người đàn ông trên tàu đổ bộ lên Lindisfarne, một hòn đảo ngoài khơi phía đông nước Anh do một tu viện chiếm đóng. Những người đàn ông, dường như đến từ phía bắc, cướp bóc kho báu, lật đổ bàn thờ và phóng hỏa các tòa nhà. Họ đã giết một số nhà sư và mang những người khác đi bằng xiềng xích; những người khác, họ cởi truồng và bỏ lại phía sau …trước sự thương xót của thời tiết (to the mercies of the weather). Vụ tấn công đã gây chấn động xã hội Cơ đốc giáo châu Âu. Họ đã đánh dấu nó là sự khởi đầu chính thức của Thời đại Viking, khi những kẻ xâm lược Bắc Âu lan rộng đến tận phía nam Địa Trung Hải và bắc Á, trước khi dường như biến mất vào khoảng 250 năm sau đó.

Trên thực tế, sự trỗi dậy của người Viking không phải là một sự kiện đột ngột, mà là một phần trong quá trình phát triển lâu dài của con người ở phía bắc Scandinavia, nơi có các bờ biển và quần đảo dài, phức tạp đã dẫn đến sự trỗi dậy của một nền văn hóa dựa trên đất liền, nhưng phụ thuộc nhiều vào biển. Người Viking (tên bắt nguồn từ tiếng Bắc Âu có nghĩa là “cư dân vùng vịnh”) là những người sống sót sau một môi trường khắc nghiệt, lạnh giá, nơi điều kiện khí hậu liên tục lơ lửng bên cạnh khả năng sống sót, và những thay đổi nhỏ về thời tiết có thể gây ra những ảnh hưởng lớn.

Vì vậy, để có thể thay đổi mực nước biển, điều gì đã ảnh hưởng đến sự nở rộ và suy tàn ngắn ngủi của họ, và họ đã kiếm sống bằng cách nào về lâu dài sau đó? Ngày nay, kinh nghiệm của họ có thể cung cấp một bài học quan trọng về việc thay đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến một nền văn minh như thế nào.

Các nhà khoa học đang tiến hành điều tra về việc kết nối các ống dưới đáy các hồ và chảy ra vịnh ở quần đảo Lofoten ở cực bắc của Na Uy để điều tra ảnh hưởng của khí hậu và mực nước biển đối với người Viking. Nhà khí hậu học William D’Andrea của Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty đã nâng một chiếc phao được neo bên dưới bề mặt trong vài năm trở lại đây.

Hình bên: Thời tiết và cảnh quan khắc nghiệt của hòn đảo luôn buộc mọi người phải kiếm sống từ cả đất liền và biển. Nhà khảo cổ học Stephen Wickler của Bảo tàng Đại học Tromso (trái) và nhà cổ sinh vật học Scott Anderson của Đại học Bắc Arizona khảo sát cảnh quan ven biển do những người tiền nhiệm của người Viking chiếm đóng khoảng 6.000 năm trước. (Nguồn ảnh: Kevin Krajick)

 

Xung quanh các địa điểm khảo cổ quan trọng của người Viking, các nhà nghiên cứu từ Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia và các tổ chức khác đang luồn ống nước xuống đáy hồ sâu để tìm manh mối về cách người Viking và những người tiền nhiệm của họ thích nghi, từ thời sơ khai của họ, khoảng năm 500 trước Công nguyên, đến năm 1000 sau Công nguyên. Khu vực nghiên cứu của họ là ở quần đảo Lofoten, một quần đảo xa xôi ngoài khơi bờ biển của Na Uy trong vòng Bắc Cực.

Con người có lẽ đã sống giữa các vịnh hẹp lộng gió và những ngọn núi phủ tuyết của Lofotens trong ít nhất 10.000 năm, nhưng họ đã tiếp nhận nền văn minh truyền thống muộn. Nông nghiệp thô sơ, chăn nuôi và sử dụng đồ sắt đã không bắt đầu cho đến khoảng 500 năm trước Công nguyên, hàng thiên niên kỷ sau hầu hết phần còn lại của thế giới. Lý do có thể xảy ra là thời tiết.

Ở địa danh Lofotens, khi nói về nền nông nghiệp xa nhất về phía bắc từng có, lý do duy nhất có thể xảy ra ở đây là một nhánh của dòng chảy Gulf Stream của Đại Tây Dương, dòng chảy này tắm cho các hòn đảo với độ ấm vừa đủ từ phía nam để tạo ra một mùa sinh trưởng ngắn. Mặc dù vậy, các điều kiện gần như không thể chịu đựng được, và nhiệt độ giảm nhẹ trong tự nhiên có thể quét sạch cây trồng và vật nuôi. Mọi người đã phải thích nghi hoặc chết. Thật vậy, nghiên cứu trước đây đã đưa ra bằng chứng về một số thay đổi khí hậu như vậy, cùng với những thay đổi đáng kể của mực nước biển xung quanh các đảo.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng khi họ có thể, người Viking sản xuất ngoài đất liền nhiều nhất có thể, nhưng khi điều đó không còn hiệu quả nữa, họ chuyển sang thu hoạch phụ thuộc nhiều hơn từ biển, đặc biệt là cá tuyết mà ngày nay vẫn khiến Lofotens trở thành một loại thủy sản xuất cảng lớn. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người ở đây (Viking) trở thành những người đóng tàu và những hoa tiêu điêu luyện.

Những đợt thời tiết xấu và tình trạng thiếu đất canh tác chung có khuyến khích họ đánh phá bất động sản ven biển của người khác không? Câu trả lời là CÓ.

Từ đây, có thể kết luận cho một giả thuyết có nhiều căn bản khoa học và địa lý qua cuộc hành trình của người Viking, phải chăng trái đất chuyển vận theo chu kỳ Ấm – Lạnh tự nhiên? Khi dân Viking bắt đầu di cư về hướng Nam và định cư ở các quốc qia Bắc Âu, và Ireland cuối thế kỷ thứ 8 vì…chu kỳ Lạnh đã bắt đầu, vì đất đã bị đóng băng không còn thích hợp cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Và thế kỷ 20, phải chăng thời điểm nầy là buổi bình minh của chu kỳ Ấm?

6Kết luận

Qua những nhận định “trái chiều” trên, người viết không đặt vấn đề Đúng – Sai ở đây, mà chỉ muốn nêu vài ý kiến và nhận định khác với những gì Thượng đĩnh COP21 đưa ra.

Sự chuyển dịch tuần hoàn của Trời Đất  xảy ra và thay đổi theo chu kỳ hàng ngàn năm, hàng chục ngàn năm…và khoa học chỉ cố gắng lần theo lối mòn lịch sử vài trăm năm trong hy vọng có những chứng liệu, chứng tích tương đối chính xác. Còn việc truy tìm lịch sử, những biến động của trái đất xảy ra hàng ngàn năm trước hay hơn nữa, xin hỏi, mức độ chính xác sẽ đạt được đến đâu? Hay chỉ là những giả thuyết được nêu ra mà thôi.

Chính vì vậy, chúng ta cần nhìn sự việc với sự bình tâm và tỉnh táo hơn để quan sát những thay đổi của dòng sinh mệnh và tuần hoàn của trái đất. Những “kết luận” của các nhà khoa học cùng những viễn kiến được đề nghị, cũng như các kết ước ký kết ở Thượng đỉnh COP21 năm 2015 có thể được xem như là các dự phóng để mỗi người trong chúng ta ý thức hơn về việc bảo vệ trái đất chung, hoặc được xem như một “wake up call” cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra cho chúng ta hơn là những ràng buộc bắt buộc phải “cứng nhắc” thi hành.

Từ đó, chúng ta cần phải tỉnh táo nhận định là vậy!

Không phải tất cả những kết luận của các nhà khoa học là …chân lý tuyệt đối đâu:

  • Chúng ta còn nhớ khi thế giới sắp bước vào năm 2000, biết bao tiên đóan, dự phóng của các nhà khoa học nêu lên về một viễn ảnh bi quan, có thể đưa đến thế giới “nổ tung” vì mạng lưới toàn cầu chỉ tính toán cho đến ngày 31/12/1999 mà thôi!
  • Chúng ta còn nhớ Đài khí tượng lớn nhứt thế giới Mauna Loa Observatory ở Hawai đã đo đạc nồng độ khí CO2 trong không khí thường xuyên. Các chuyên gia tiên đoán rằng sẽ có những xáo trộn lớn trong đời sống trên thế giới nếu nồng độ khí COtrong không khi đạt đến 400 ppm. Và ngày định mệnh đó đã đến. Vào ngày thứ Năm, ngày 9 tháng 5 năm 2013, nồng độ trung bình hàng ngày của carbon dioxide trong khí quyển được đo tại Mauna Loa ở Hawaii đã đạt mốc đáng lo ngại là 400 ppm. Nồng độ 400 ppm có nghĩa là cứ một triệu hạt trong không khí thì 400 trong số đó là phân tử carbon dioxide (0,04%). Từ đó cho đến hiện tại, nồng độ khí nầy tiếp tực tăng (xem hình bên cạnh). Và thế giới vẫn vận hành bình thường như không có chuyện xáo trộn nào xảy ra!

Trở về hiện tượng biến đổi khí hậu, vài sự kiện kể trên nêu ra những “bất toàn” trong kết luận về hậu quả của sự việc hâm nóng toàn cầu cho chúng ta thấy các nhà khoa học đã đưa ra các dự kiến “bi thảm” cho năm 2100 mà thôi.

Người viết không phải là một nhà chuyên môn trong lãnh vực nầy, nhưng mục đích của bài viết nhằm cảnh báo đến Bà Con về những biến đổi của Trời Đất hay Thế giới vẫn còn là những ẩn số mà trí thông minh của con người hiện tại chỉ có thể đưa ra nhiều “dự phóng” mà thôi. Điều đó không thể nào được xem như một kết luận khoa học được.

Thiên nhiên luôn là một bài toán mà con người cần phải chạy theo tìm ần số và sẽ không bao giờ có đáp số chính xác được!

 

Mai Thanh Truyết

Hội Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam – VEPS

Lễ Vượt Qua – Passover – 27/3/2021