Xe lửa Hà Nội – Hải Phòng qua cầu Phú Lương (tỉnh Hải Dương) năm 1936 (ảnh tư liệu)
Thời Pháp cai trị, người Pháp đã có công mở đường sắt xuyên Việt. Dù người cộng sản bảo rằng nó (Pháp) chả tốt đẹp gì, chỉ cốt để vận chuyển tài nguyên khai thác thuộc địa và vũ khí đàn áp phong trào cách mạng) nhưng rõ ràng lợi ích xã hội dân sinh cực kỳ to lớn. Đường sắt ấy đã kéo dài đến Đà Lạt (cao nguyên), vào tận Mỹ Tho (Nam Bộ) và còn có thể dài hơn nữa nếu…
Sau năm 1955, bởi lý do chiến tranh và sự cạnh tranh của xe đò, chính quyền Sài Gòn đã dẹp, ngưng sử dụng 2 tuyến đường sắt đó, thật đáng tiếc. Tuy nhiên, họ vẫn có ý thức để lại đường ray chứ không bóc đi. Năm 1977, tôi vẫn đi dọc đường ray chạy từ ga Sài Gòn tới ngang chợ An Đông quận 5 (chỗ tôi ở), thầm nghĩ nếu chính quyền mới mà tái sử dụng tuyến hỏa xa này thì thật tuyệt vời.
Cả một vùng Nam Bộ mênh mông trù phú, đòn bẩy kinh tế như thế mà không mở đường sắt nối đến để phục vụ giao thương, đi lại, thuận tiện cho đời sống hằng ngày, quả thật tôi không hiểu nổi chính quyền này suốt mấy chục năm họ làm cái gì. Bạn cứ tưởng tượng nếu có tuyến đường sắt nối đến thủ phủ ĐBSCL là Cần Thơ (đi qua TP.Tân An – Long An, TP.Mỹ Tho – Tiền Giang, TP.Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long), từ đó dùng ô tô, tàu thủy, ghe xuồng đi tiếp tới những tỉnh khác thì giá cả chi phí vận chuyển, đi lại sẽ rẻ biết bao nhiêu, thuận tiện biết bao nhiêu, nhanh hơn hẳn ô tô, tiết kiệm rất nhiều thời gian, dân sẽ vui sướng như thế nào.
Nhưng nhà cai trị chỉ mải trị dân chứ không lo cho dân nên đừng mong họ làm điều ích lợi ấy. Có điều, chính quyền trung ương, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường sắt (nay là tập đoàn) phải hổ thẹn với người Pháp chứ.
Một con đường sắt cho miền Tây Nam Bộ, suốt bao năm chỉ hiện trong giấc mơ.
(Kỳ sau sẽ biên về đường biển, ở một nước có hơn 3.000 cây số ven biển, không có lấy một chiếc tàu khách, trừ tàu ra đảo)
Thông cào