CHỦ ĐỀ: MARX – ANGELS ĐÃ ĂN NĂN, TỰ THÚ SỰ LẦM LẠC CỦA CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN KHI BƯỚC VÀO TUỔI GIÀ.
ĐẾN BAO GIỜ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BIẾT GỤC ĐẦU SÁM HỐI TRƯỚC BÀN THỜ TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC VIỆT?
Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Nhóm Chủ-Trương Vận-Động Hòa-ĐồngTôn-Giáo và Dân-Tộc
Kính gửi: – Toàn-Thể Quý Nhà Ái-Quốc , Khối Quốc-Dân Việt-Nam Trong và ngoài nước.
Kính thưa toàn thể quí vị,
I.SỰ MÙ QUÁNG CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ
Hôm nay nhân loại đã bước vào thế kỷ 21 với ba làn sóng tư tưởng đang dâng trào khắp mặt đất. Đó là xây dựng hòa bình thế giới, xây dựng tự do dân chủ toàn cầu, và xây dựng kinh tế thị trường trong nỗ lực sắp xếp lại trật tự mới của thế giới.
Điều đòi hỏi nơi những con người thời đại là ý thức được hoàn cảnh lịch sử hiện nay của thế giới và của đất nước là gì? Đâu là nguyên nhân của những khổ đau chồng chất trên quê hương Việt Nam? Tương lai của đất nước sẽ đi về đâu? Trên những chuyển điểm lớn lao đó, Cộng-Sản Việt-Nam vẫn cấm đoán 84 triệu người dân Việt không được phép BÀN VIỆC NƯỚC , tức là bàn chuyện CHÍNH TRỊ QUỐC GIA (national politics). Đó là một thảm họa mà những người Cộng-Sản cũng không biết. Trong lúc ấy, Cộng-Sản là những người nắm trọn vẹn quyền lực và quyền hành quốc gia để tự quyết định nên sự sống và sự chết cho gần 100 triệu sinh mệnh con người và tương lai của cả một dân tộc. Tập-Đoàn Cộng-Sản đang cầm lái một con thuyền của quốc gia đang lênh đênh trên biển cả, họ có thực sự biết đang đưa con thuyền đến bến bờ nào không? Họ có biết con thuyền này đã lênh đênh trên sóng dữ từ 2200 năm qua không?
Trên suốt một chiều dài lịch sử dài đăng đẳng đó, con thuyền đã tắp vào hết bể trầm luân này đến bể trầm luân khác, những người Cộng-Sản có biết không? Từ ngày Hồ Chí Minh và đảng Cộng-Sản Việt-Nam đem chủ nghĩa Marx vào Việt Nam để làm cách mạng cho dân tộc này, họ có đối xử với người dân Việt khác những kẻ thù phương Bắc mấy ngàn năm qua không hay họ cũng như bọn này:
Hơ lũ đầu đen trên lửa bỏng,
Đầy phường con đỏ xuống hang sâu.
(BNĐC)
Người ta cho rằng ý nghĩa đơn giản nhất của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Cộng Sản là quyền của kẻ nghèo chống lại kẻ giầu, nhưng dân tộc Việt Nam là một dân tộc nghèo nàn và lạc hậu thì lấy đâu kẻ giầu cho những người Cộng-Sản chống? Vì thế họ đã hoàn thành cách mạng CS tại VN bằng cách chống lại tất tả những kẻ nghèo mà lẽ ra họ phải tìm mọi cách để cứu giúp cả dân tộc nghèo khó đó thoát khỏi sự nghèo khó gian nan của họ. Vì sự thật đó, những câu hỏi cần đặt ra: ĐÂU LÀ Ý NGHĨA, ĐÂU LÀ MỤC TIÊU, và ĐÂU LÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHỦ NGHĨA MARX VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN?
Nếu những người Cộng-Sản không, hay chưa thực sự hiểu được ý nghĩa mục tiêu và định hướng của cách mạng cộng sản thì tại sao lại đem về áp đặt lên đầu lên cổ môt quốc gia và một dân tộc một cách thô bạo đầy tội lỗi như thế? Từ hơn nửa thế kỷ qua, Hồ-Chí-Minh và đảng Cộng-Sản Việt-Nam luôn luôn tìm mọi cách để chối bỏ mọi thực tế hết sức khó khăn và đau lòng của dân tộc để bắt cả dân tộc phải đi theo một ý nghĩa mơ hồ, một mục tiêu mơ hồ và một định hướng mơ hồ của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cộng sản – đó là ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
Đảng Cộng-Sản Việt-Nam đã tìm mọi cách để che dấu mọi sự thật và nỗ lực không ngừng để tô vẽ thật rực rỡ cái chủ nghĩa “bách chiến bách thắng” khi cưỡng chiếm miền nam vào năm 1975 để tự đánh lừa mình và lừa dối mọi người.
Sự thật đó là gì, Đảng Cộng-Sản Việt-Nam có biết không?
Quốc gia này, dân tộc này, tổ quốc và giang sơn này đâu phải của riêng ai; thế mà họ tự cho mình là chủ nhân ông của đất nước. Họ cấm tuyệt đối, không cho phép một ai được bàn “chính trị”, tức bàn chuyện quốc sự. Đảng CSVN có biết kể từ 210 B.C., khi Tần Thủy Hoàng thống nhất nước Tàu đã sai tướng Đồ Thú sang đánh chiếm Bách Việt. Sau đó là quân Nam Hán, Đông Hán đã đem quân xâm lăng để đặt ách thống trị dân tộc ta ba lần Bắc thuộc hơn 1000 năm. Đến thời nhà Minh thì chúng nô lệ hóa dân ta thêm 20 năm nữa. Đến đời nhà Thanh, họ cũng xua quân xâm lấn. Rồi cuối thế kỷ 19 và thế kỷ 20, thực dân Pháp lại đô hộ thêm 80 năm, rồi sau chót là fascist Nhật. Như thế từ 22 thế kỷ qua, tất cả các chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, thực dân, fascist đều tuyệt đối cấm người dân Việt không được bàn việc nước. Đúng như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa đã viết:
Hễ bàn việc nước là khô xác hình.
Đó là số phận quá thảm thương của một dân tộc và là nỗi QUỐC NHỤC và QUỐC HẬN ngàn năm của giống nòi Việt đã bị tất cả các cường quốc từ Đông qua Tây cướp đoạt quyền làm người, quyền sống, quyền tự do và quyền tư hữu và quyền tự quyết và độc lập một cách quá phũ phàng thô bạo từ 22 thế kỷ qua. Con người không chỉ cướp đoạt đi tất cả những gì làm nên sự sống của dân tộc này, mà họ còn cấm đoán chúng ta không cho chúng ta cất lên tiếng nói lương tâm của con người nữa. Mặc dù các chế độ chính trị phong kiến, quân chủ chuyên chế và thực dân đã qua đi, nhưng hậu quả lịch sử của nó vẫn còn nguyên ở đó — ở đó với một quốc gia đau khổ, đổ vỡ tan tác trăm bề. Hồn nước và hồn dân tộc sống vật vờ trong tủi nhục và cay đắng.
Lẽ ra Hồ-Chí-Minh và đảng Cộng-Sản phải nhận ra được sự thật hiển nhiên đó chứ, tại sao không? Sự thực là đảng Cộng-Sản Việt-Nam quá xa lạ hay chính họ đã quay mặt lạnh lùng để nghiêng tai giả điếc trước gió mưa tơi tả của dòng sử mệnh của dân tộc bất hạnh này. Đất nước như thế, quê hương như thế, 84 triệu con người sống, phần đông vẫn chạy ăn từng bữa toát mồ hôi. Ấy thế, mà họ nỡ lòng gây thêm một cuộc chiến tranh đẫm máu tương tàn đến như thế và sau đó họ vẫn không cho phép ai được bàn việc nước, bàn quốc sự thì đảng Cộng-Sản Việt-Nam là cái gì? và Đảng Cộng-Sản Việt-Nam là ai? Bàn việc nước là bàn quốc sự — bàn quốc sự là bàn chuyện chính trị quốc gia. Bàn chuyện chính trị là bàn chuyện xây dựng quốc gia, xã hội. Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách là truyền thống chính trị của dân tộc Việt từ hơn 4000 năm qua đã bị bao ngoại thù phương Bắc và thực dân Tây Phương cướp giật hay khước từ quyền thiêng liêng này của toàn dân Việt.
Nếu Đảng CSVN thực sự có một đường lối và một chế độ chính trị chân chính, đạo đức, công bằng và chân thật thì tại sao lại lo sợ khi người dân Việt bàn chuyện chính trị quốc gia? Họ có thực sự hiểu được ý nghĩa đích thực của chính trị không? Trong Tuyên Ngôn Cộng Sản đã được công bố tại Luân Đôn vào năm 1848, nghĩa là đến nay đã trên 150 năm, có ghi như sau: “vì quyền lợi tuyệt đại đa số trong cộng đồng trong đó sự tự do phát triển của mỗi cá nhân là điều kiện cho sự tự do phát triển của tất cả cộng đồng” (Marx, Engels). Hiển nhiên sự phát triển đó là sự phát triển toàn diện: văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, v.v…
Khốn thay! Trên thực tế từ hơn nửa thế kỷ qua, đảng Cộng-Sản-Việt-Nam và Hồ-Chí-Minh đã gạt toàn dân Việt Nam ra ngoài đời sống quốc gia và không cho phép ai được bàn về văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế và giáo dục, ngoài trừ những người của đảng.
Từ những hành vi cấm đoán đó, họ còn tệ hơn các chế độ phong kiến, quân chủ chuyên chế và thực dân trước đây rất nhiều, vì tính chất vô thần của phong trào Cộng-Sản. Chúng tôi rất nghi ngờ vế sự hiểu biết về chủ nghĩa Marx ( CNM ), Chủ-Nghĩa-Cộng-Sản ( CNCS ) và định hướng Xã-Hội-Chủ-Nghĩa của Đảng CSVN. Nếu họ hiểu thì họ phải thấy nội dung của nó chỉ là những sáo ngữ (bromide), nghĩa là vuốt ve mơn trớn sự đau khổ của người khác để thổi phồng những bất mãn, hận thù, xung đột, mâu thuẫn trong các xã hội, mượn tay những kẻ đau khổ hướng thẳng đến kẻ thù giai cấp, một thứ kẻ thù rất mơ hồ. Sau đó là những hứa hẹn, hứa hẹn đủ điều: nào là thiên đàng hạ giới; nào là xã hội hoàn toàn tự do và bình đẳng không còn giai cấp; nào là chấm dứt cảnh người bóc lột người; nào là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu; nào là sản xuất tràn ngập và nào là xây dựng “thế giới đại đồng” – nhưng tuyệt nhiên lại không ai biết làm thế nào để xây lên cuộc sống như những gì đã hứa hẹn, hay cũng không ai biết phải đi đường nào để đi đến với những giấc mơ đó mà người CS đã vẽ vời ra, bởi vì hận thù và bạo lực chỉ có khả năng phá hủy mà không có khả năng xây dựng. Đó là một thực tế thật phũ phàng và đau đớn không mấy ai chịu quan sát trên tiến trình thực hiện cách mạng CS.
Thưa quý-vi và toàn-thể đồng-bào
Robert Wession đưa ra nhận xét, trong lý thuyết của Marx, xung đột là một bản chất, sự quan trọng của giai cấp là sự xung đột và những ai mong muốn giảm thiểu bạo lực và hận thù sẽ là kẻ thù của Marx. Engels nhìn Ba Lê Công Xã và cho rằng điểm chính yếu đưa đến sự thất bại cho cách mạng Pháp là xử dụng vũ lực và sự độc ác chưa đủ. Những lý thuyết về xung đột giai cấp và căn bản kinh tế của nó phá hủy những tư tưởng về luân lý đạo đức.
Không có luân lý đạo đức sẽ không thể có sự kính trọng những giá trị và quyền hạn của người khác, không bị giới hạn về quyền hành, và không bao giờ có dân chủ, không có luật pháp nên không có gì kềm hãm dục vọng quyền hành quá độ của tầng lớp lãnh đạo. CNM đã hạ thấp giá trị con người xuống như những phương tiện sản xuất. Định nghĩa giai cấp bằng căn bản kinh tế để chuyển đổi lịch sử, có nghĩa là những kẻ vì miếng cơm manh áo, vì chiếc dạ dày và bao tử thì không bao giừ là những con người cao cả phi thường để thay đổi lịch sử được.
Và cuối cùng ( CNM cũng hạ thấp luôn giá trị của lịch sử nhân loại xuống thật thấp là tranh đấu giai cấp và tranh đấu giai cấp là tranh đấu cho miếng cơm manh áo. Trong suốt dòng lịch sử nhân loại chưa có ai đánh giá lịch sử thấp như thế. Đó là điều tự Marx bày đặt ra để tô vẽ vai trò lịch sử rất giả dối cho người công nhân thợ thuyền. Chính Marx đã tỏ ra rất khinh bỉ đám đông quần chúng khi Marx lý luận rằng minh triết không bao giờ đến từ đám đông quần chúng mà đến từ các triết gia, và ông không bao giờ thèm để ý đến ý kiến của quần chúng (public opinion). Đối với Marx, đám đông là một lũ không có đầu óc (brainless crowd). Vì thế, ( CNM đề cao vai trò lịch sử của giới vô sản để thay đổi thế giới là điều rất giả dối, lường gạt, đó chỉ là thứ son phấn giả tạo làm cho những kẻ nhẹ dạ có cảm giác đê mê khi được xúi dục họ hướng tới kẻ thù mà chém giết. ( CNM quên hẳn việc đào tạo những con người xây dựng XHCN.
Tất cả những ai đã từng sống trong các xã hội Cộng Sản đều thấy rằng ( CNM và CNCS đã nuôi dưỡng bạo lực và căm thù, nuôi dưỡng sự căng thẳng và thường xuyên tạo ra một bầu không khí đầy sợ hãi cho toàn bộ xã hội bằng cách theo đuổi những mục tiêu tranh đấu thường trực, đó là điều khuyến khích chế độ độc tài. Mệnh lệnh và ý chí của đảng quan trọng ngàn lần hơn sự sống của toàn dân. Vì thế hầu như tất cả các lãnh tụ CS đều rất kiêu căng, vênh váo, phách lối, tàn bạo, độc ác không ai bằng. CNM và CNCS đẻ ra và nuôi dưỡng tầng lớp lãnh đạo đất nước như thế thì mọi hứa hẹn tốt đẹp cho tương lai sẽ không bao giờ và sẽ không bao giờ có được.
II.CÁCH MẠNG VẬN HÀNH TRÊN CÁI VÒNG LUẨN QUẨN
Thưa quý-vị và Toàn-Thể Đồng-Bào.
CNM và CNCS hứa hẹn xây dựng một thứ thiên đàng trên mặt đất bằng cách tạo ra một thứ địa ngục trần gian. Trước sự đau khổ cay đắng của những kẻ bị trị, CNM và CNCS la hét, phẫn nộ, gào thét kết án và lăng nhục tầng lớp thống trị không tiếc lời. Điều đó đã làm cho những kẻ khổ đau hả hê, khoái trá, rồi xúc động đến rơi lệ. Đối với họ không có gì hứng thú hạnh phúc hơn là CNM và CNCS . Rồi đây tất cả sẽ có tự do, bình đẳng và sống trong một xã hội không còn giai cấp.
Trong khi ấy CNM và CNCS khoác cho tầng lớp trí thức những chiếc áo thật lý tưởng, và vẽ cho họ thấy một vùng hào quang chói lọi trong vai trò cứu nhân độ thế của họ. Điều đó cũng làm người trí thức cảm thấy đam mê cuồng nhiệt trong “nhiệm vụ lịch sử thiêng liêng” của họ — bởi vì Marx đã tỉ tê bên tai họ: ” trí thức là cái đầu, còn công nhân thợ thuyền là con tim cho sự nghiệp giải phóng.” Phần đông người trí thức thời hiện đại, tức là thời mà khoa học tiến bộ vượt bực đã bị “làn sóng vô thần” hớp hồn nên không còn mấy ai tin vào các giá trị siêu nhiên và tôn giáo nữa. Trong khi ấy tất cả những giá trị tinh thần và niềm tin vào các xã hội cũ bị suy vi, tàn tạ và sụp đổ vô cùng thê thảm và buồn bã. Người trí thức cũng như bao người khác càng tuyệt vọng thì càng dễ bị lôi cuốn hút theo những khích động và những lời hứa hẹn về tương lai của Marx dù những lời hứa hẹn đó rất mơ hồ.
Những điểm chính yếu mà Marx nhắm vào và tìm mọi cách để tô vẽ lên thật rõ nét về những căn bệnh của các xã hội tư bản như:
1 – Sùng bái và tôn thờ vật chất (fetishism),
2 – Hạ thấp giá trị con người (dehumanization),
3 – Bóc lột (exploitation),
4 – Và làm cho con người tha hóa vong thân (alienation).
Nếu tất cả sự thật là như thế thì CNM và CNCS phải đề cao mọi giá trị tinh thần thay vì tôn thờ sùng bái vật chất; muốn nâng giá trị con người lên thay vì hạ thấp giá trị con người, thì CNM và CNCS phải cứu vãn và xây dựng được những giá trị nhân bản vững chắc và cao quý; muốn chấm dứt sự bóc lột con người thì phải kêu gọi và tranh đấu cho đạo đức và công lý xã hội, nhưng tiếc thay cách mạng CS trên toàn thế giới đã chối bỏ mọi thực tế, và đã quá bận bịu và tiêu pha phung phí hầu như tất cả thì giờ và năng lực để nuôi dưỡng và biểu dương bạo lực và hận thù đến mức độ con người không sao hiểu được cách mạng CS thực sự còn ý nghĩa không? Còn mục tiêu cao cả và lý tưởng không, và có biết định hướng của cách mạng đang tiến về đâu không?
Thật quá hiển nhiên, cách mạng Cộng-Sản đã tỏ ra sùng bái tôn thờ vật chất hơn bất cứ ai, đã hạ thấp con người không bằng con vật hơn bất cứ ai, cách mạng CS đã bóc con người tận xương tủy hơn bất cứ ai, và cách mạng cũng làm cho chính tầng lớp lãnh đạo và con người trong các xã hội mà họ thống trị bị vong thân tha hóa hơn bất cứ ai. Như thế thì làm sao xây dựng XHCN ?…
Và cuối cùng Wession nhận thấy cách mạng vận hành trên cái vòng luẩn quẩn; đi tới, đi lui, rồi lại quay đầu ngược lại với chế độ cũ mà cách mạng muốn phá hủy. TẤT CẢ NHỮNG HỨA HẸN CỦA CÁCH MẠNG ĐÃ TRỞ THÀNH NẠN NHÂN TRÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CHÍNH NÓ: Tàn bạo, ích kỷ, dốt nát, kiêu căng, phách lối và bất lương đày dẫy trong tầng lớp lãnh đạo. Chủ nghĩa Marxist – Leninism là hiện thân của tội ác và bất lực. Từ đó niềm tin vào tương lai cách mạng lung lay tận gốc rễ không làm sao cứu vãn lại được.
“Những lời tiên tri của đấng cứu thế tại Nga Sô đã khô héo tàn tạ. Sự mâu thuẫn giữa lời nói và việc làm trong cách mạng ra sao đã bị thời gian làm nổi bật lên.”
Thưa quý-vị và Toàn-Thể Đồng-Bào.
Tất cả những sự kiện thực tế mà chúng tôi vừa trình bày đã quá đủ để mọi người nhận thấy nội dung của CNM và CNCS mà dảng Cộng-Sản Việt-Nam ôm ấp, nuôi dưỡng, thực hành trên quê hương VN từ hơn nửa thế kỷ qua chứa đựng quá nhiều xung đột, quá nhiểu mâu thuẫn, quá nhiều chia rẽ giữa người và người. HCM và đảng CSVN đã nỗ lực không ngừng để bước theo con đường cách mạng CS, đến nay đã trên nửa thế kỷ để xây dựng XHCN, nhưng chính họ cũng không hiểu thế nào là Xã-Hội-Chủ-Nghĩa.
Tại sao chúng tôi lại nói như thế?
Tại vì cứ nhìn đảng CSVN gạt toàn dân Việt Nam ra khỏi đời sống quốc gia và tìm mọi cách để ngăn cấm người dân Việt Nam không được bàn chuyện “chính trị” thì đủ hiểu Đảng CSVN không hiểu gì về CNXH như các nước dân chủ Tây Phương đã xây dựng.
Muốn xây dựng XHCN thì phải xây dựng giá trị nhân bản chân chính cho con người, nhưng chính CNM và CNCS lại rất mơ hồ, hay mù tịt về bản chất tự nhiên của con người.
Đó là một điều đáng buồn. Trong suốt tiến trình cách mạng CS trên toàn thế giới, những người CS đã coi con người không bằng con vật. Hiển nhiên điều đó chứng tỏ về sự sụp đổ gần như trọn vẹn tất cả những giá trị tinh thần thiêng liêng nơi con người để quay qua tôn vinh giai cấp, tôn vinh hận thù và bạo lực để hợp lý hóa chính thống hóa và luật pháp hóa sự độc ác tàn bạo đối với con người.
Muốn cứu con người và xây dựng xã hội tốt đẹp, thanh bình và hạnh phúc cho con người thì phải đề cao giá trị con người, phải xiển dương tình thương trắc ẩn giữa người và người – đó là nhiệm vụ muôn thủa của đạo đức trong đời sống xã hội của con người. Nhưng theo Robert Wesson, Marx đã nhìn tiếng nói của đạo đức như một thứ vô nghĩa, và đó là môt điều rất khó khăn để tìm thấy tinh thần đạo đức trong CNM . Thật quá rõ ràng, CNM và CNCS đã hoàn toàn thiếu vắng GIÁ TRỊ NHÂN BẢN CHÂN CHÍNH CỦA CON NGƯỜI, và GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
Chính vì Marx chưa hiểu được bản chất tự nhiên của con người là gì nên mọi sự từ triết học, tôn giáo, chính trị, xã hội và kinh tế của toàn bộ công trình trí thức của Marx đã mất nền tảng. Cho đến nay nhiều người đã biết Marx sai và chính Marx – Engels cũng tự thú về sự sai lầm đó, nhưng họ cũng chưa biết tại sao như thế? Marx như một người cài chiếc áo, nút đầu tiên sai là tất cả sẽ sai cả. Từ ngày Adam – Eve sa ngã, đó là tội lỗi nguyên thủy (original sin) của con người. Từ đó mối tương quan mật thiết giữa con người và đấng tạo hóa đã gẫy đổ. Và vì thế tất cả các dòng đạo lý đã xuất hiện trong lịch sử để mong giúp con người tìm lại giá trị cao cả khả kính của con người ngay trong tâm của họ — bởi vì con người: “thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong” – nên tất cả những ai chống lại luật thiên nhiên thì đều rước lấy bại vong. Luật đó đã khắc ghi trong tâm mỗi người. Khi một tiếng nói được cất lên trong tâm sâu thẳm của con người thì lòng người cũng là lòng trời vậy.
Tại thế giới tây phương từ gần bảy thế kỷ qua (1350-2007) đã khai sinh ra thời hiện đại và khoa học đã thành công vượt bực. Vì quá tôn sùng khoa học và sự thành tựu vật chất nên con người quay qua chống tôn giáo và cổ súy vô thần. Vì con người chưa hiểu được chính mình là gì và là ai nên cổ súy vô thần có nghĩa không nhận mình là mình. Tôi từ bỏ tôi, anh từ bỏ anh – chúng ta tự chối bỏ, tự quay lưng lại với chính con người thật của chính mỗi người. Marx đã từng đề cập đến sự vong thân, tha hóa của con người, nhưng chính Marx cũng chưa hiểu tại sao như thế, và làm thế nào để con người tìm lại được chính mình. Để chấm dứt sự vong thân, tha hóa đó, toàn bộ trí thức tự nhận là “vô thần” tại thế giới Tây-Phương, họ ca tụng thế giới thiên nhiên, nhưng lại quay mặt với thế giới thiên nhiên trong lòng mình và họ không biết rằng không có đời sống nội tâm thì tất cả mọi giá trị tinh thần thiêng liêng trong đời người sẽ tàn tạ héo úa.
Bởi vì tất cả những ai đã hiểu, đã khám phá, đã ý thức được sự quan trọng và phát huy về đời sống nội tâm thì không còn ảo tưởng gì về tham vọng quyền lực, quyền hành về chính trị, xã hội và kinh tế nữa. Đời sống nội tâm là cội nguồn của ánh sáng minh triết, lòng trắc ẩn nhân từ, bao dung và độ lượng. Sự thật đơn giản là – con người vong thân tha hóa vì đã đánh mất đời sống nội tâm của họ.
CNM và CNCS đã xui khiến con người chống lại con người, quốc gia này chống lại quốc gia khác bằng tất cả hận thù ngùn ngụt để khai sinh bao đau khổ, chết chóc, cay đắng, tủi nhục và sợ hãi khắp nơi. Marx muốn cứu con người, nhưng vì chưa hiểu con người là gì nên quay qua gây khổ đau chồng chất cho con người. Nguồn gốc đau khổ của con người vô sản đâu phải ở tư bản hay tư sản mà bởi sự ích kỷ, tham lam, vị kỷ, vị ngã của con người. Giết hết người tư bản và tư sản mà lại quên hẳn sự tham lam, ích kỷ, vị kỷ, vị ngã của tầng lớp lãnh đạo CS thì đến bao giờ mới chấm dứt được khổ đau cho con người? Đây chính là ảo tưởng vĩ đại của lý tưởng CS. Trên thực tế của lịch sử cách mạng CS, tham vọng vô độ về quyền hành, quyền lực về văn hóa, luật pháp, chính trị, xã hội, kinh tế và giáo dục của tầng lớp lãnh đạo của CS chính là đầu mối và là nguồn gốc của mọi tội lỗi, và mọi đau khổ cho tất cả Xã-Hội mà họ thống trị. Kết quả hiển nhiên đó đã chứng tỏ Marx rất ngây thơ về bản chất tự nhiên của con người hoặc ông chẳng biết gì cả. Tai sao suy tư triết lý của Marx về nhân sinh quan lai thê thảm đến như thế?
Rousseau nói rằng: “Độc dược văn minh nằm trong dòng máu của chúng ta.” Tham lam, hận thù, và đam mê cũng như vị kỷ, vị ngã, cái tôi và cái ta là đầu mối và nguồn gốc của tất cả sự mù quáng, sự hẹp hòi, tội lỗi và đau khổ cho kiếp nhân sinh của con người và làm cho các mối giao du hỗ tương và hợp tác trong Xã-Hội bị tán loạn hay sụp đổ. Muốn xây dựng lại Xã-Hội cho con người, hay xây dựng XHCN gì gì đó, thì chúng ta cần có những con người xả kỷ, tự quên thân mình, không cần biết và không bận tâm gì đến cái tôi, cái ta nữa. Đó mới là những con người Xã-Hội đích thực và chân chính của XHCN. Hẹp hòi, ích kỷ, gian tham vô độ, kiêu căng, phách lối, tàn bạo, độc ác vô độ, đầy tham vọng quyền hành, quyền lực như tầng lớp lãnh đạo CS thì đến bao giờ mới hoàn thành được giấc mơ XHCN?
Giờ đây chúng tôi không trách Marx – Engels; dù sao họ cũng là con người. Ai chẳng có lầm lạc, tội lỗi? Điều khiến chúng tôi rất lo âu, băn khoăn và kinh ngạc khôn tả xiết là — một chủ thuyết chính trị quá nhiều sai lầm như thế — một sự lầm lẫn đầy tội ác đã kéo dài gần một thế kỷ (1917-2007) mà không có mấy ai lên tiếng báo động một cách mạnh mẽ cho toàn thể nhân loại biết từ ngày CNM và CNCS ra đời. Khắp nơi con người ùn ùn chạy theo lá cờ đỏ đẫm máu con người từ Đông qua Tây để chờ đợi được giải phóng, chờ đợi nhìn thấy thiên đàng dưới mặt đất. Tầng lớp trí thức thì nhìn Marx như nhìn các tiên tri thời cựu ước, hay như một đấng cứu thế đến cứu độ trần gian.
Jean Paul Sartre, một triết gia hiện sinh tên tuổi lừng lẫy của nước Pháp nhìn vào chiến tranh đẫm máu tại VN và nói một câu bất tri, bất lý để đời: “chỉ có những con chó mới chống cộng mà thôi.” Tại Mỹ các sử gia, triết gia, học giả, báo chí, các giáo sư đại học và các sinh viên đã tôn vinh Marx và các phong trào CS cuồng nhiệt hơn ai hết. Họ gào thét đòi Mỹ phải trao MNVN cho HCM và đảng CSVN. MNVN đã bị đóng đinh trên thập tự giá với cái chết thật kinh hoàng cho một quốc gia.
Nhưng quốc gia này sẽ sống lại trong vinh quang để nói cho toàn thể nhân loại nghe thế nào là tình thương và hận thù trong kiếp con người trần thế , không chỉ qua kinh nghiệm chiến tranh VN, qua hơn nửa thế kỷ theo đuổi giấc mơ CS rất mơ hồ, mà qua kinh nghiệm đầy máu và nước mắt của 22 thế kỷ con người bị tước đoạt giá trị làm người, quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu, quyền chính trị, quyền tự quyết, tự quản và quyền độc lập của mỗi con người và của một dân tộc, và một quốc gia.
ĐÓ LÀ TIẾNG NÓI CỦA LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI được cất lên từ trong lòng cái địa ngục trần gian, ở đó chỉ có sự chết và sự sợ hãi, chỉ có xung đột và hận thủ, chỉ có ảo tưởng và vô minh, chỉ có khổ đau và nước mắt – ở đó chỉ có những tham vọng vô độ về quyền hành, quyền lực và lúc nhúc những tội lỗi chính trị lan tràn trong đời sống quốc gia và xã hội. – Ở đó con người đã quay lưng lại với chính mình và làm một kẻ xa lạ với lương tâm mình, quay lưng lại với đấng Tạo Hóa, người đã tạo dựng nên con người, và quay lưng lại với anh em mình. Điều đó chứng tỏ rằng văn minh tinh thần của con người đã bất lực, đã suy vi tàn tạ trước tội ác chồng chất của tội lỗi chính trị trên trần gian này do các chế độ chính trị phong kiến, quân chủ chuyên chế, thực dân, fascist và cộng sản độc tài gây ra cho con người.
Nói tóm lại, CNM và CNCS đã tự dẫy chết trên chính sự thành công của nó – bởi vì cuộc cách mạng CS đã đánh mất hết ý nghĩa, đã mất mục tiêu và mất luôn định hướng mà nó hứa hẹn với con người. Chính cuộc cách mạng lầm lạc đày tội ác này đã đem ra thi hành và tất cả đều có kết quả ngược lại. Hậu quả lịch sử mà cuộc cách mạng CS đang để lại trước mắt mọi người là các xã hội do CS thống trị đã trở nên tôn sùng và bái vật vô độ, phi nhân vô độ, bóc lột con người vô độ và làm cho con người vong thân, tha hóa vô độ hơn bất cứ giai đoạn lịch sử văn minh đã qua.
BỞI VÌ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ ĐÃ ĐÁNH MẤT Ý THỨC NHÂN BẢN, VÀ THAM VỌNG VÔ ĐỘ CỦA QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ ĐÃ LÀM SỤP ĐỔ TOÀN DIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ TINH THẦN THIÊNG LIÊNG CỦA VĂN MINH NHÂN LOẠI. Đó là tất cả cái vòng luẩn quẩn mà cách mạng CS đã tạo ra từ gần một thế kỷ nay.
III.NHỮNG LỜI ĂN NĂN TỰ THÚ LỖI LẦM CỦA MARX – ENGELS KHI BƯỚC VÀO TUỔI GIÀ
Những vấn nạn mà Marx đặt ra cho các xã hội Âu Châu vào giữa thế kỷ 19, khi Âu Châu vừa mới hoàn thành cuộc cách mạng kỹ nghệ để khai sinh ra các quốc gia tư bản kỹ nghệ là tình trạng bất công xã hội với tầng lớp công nhân thợ thuyền của giới chủ nhân là một sự kiện có thật. Lúc đó Marx là một thanh niên 30 tuổi khi ông và Engels cho công bố bản Tuyên Ngôn Cộng Sản (1848) để khích động hận thù và hết lời tâng bốc giới vô sản, xúi dục họ tiến lên làm cách mạng để tiêu diệt tầng lớp tư sản và tư bản tại các xã hội Âu Châu. Chính Marx đã cho rằng CNM là một tổng hợp của chính trị kinh tế nước Anh, CNXH Pháp, và triết lý Đức, đặc biệt là triết lý Hegel, Kant và Fitche để khai sinh ra CNM .
Trong Tuyên Ngôn CS, Marx kêu gọi xóa bỏ tất cả quyền tư hữu, xóa bỏ tất cả quyền thừa kế, xóa bỏ gia đình, xóa bỏ quê hương, xóa bỏ tất cả chân lý vĩnh cửu, xóa bỏ tất cả tôn giáo và xóa luôn tất cả luân lý đạo đức của xã hội con người để xiển dương giai cấp và chủ nghĩa cộng sản vô thần. Ngay trong Tuyên Ngôn đó, Marx đã tự để lộ ra cái kiêu khí quá độ khi muốn xóa bỏ triệt để và toàn diện các giá trị lịch sử của văn minh nhân loại để thế vào đó là những giá trị rất tầm thường và rất mơ hồ. Marx không thể vừa tâng bốc giới vô sản và hứa là quyền lực chính trị tối cao sẽ nằm trong tay họ, lại vừa mạt sát đám đông quần chúng chỉ là lũ không có đầu óc (brainless). Marx là người chồng, người cha rất yêu thương vợ con. Marx không thể nào sống xa Jenny (vợ Marx) và các con được. Khi Jenny chết vì bệnh ung thư và các con còn nhỏ chết vì thiếu thuốc, Marx đau đớn và buồn bã đứt ruột. Mái ấm gia đình là thiên đàng của đời Marx. Điều đó rất tự nhiên, nhưng Marx lại kêu gọi mọi người xóa gia đình. Vì thế Tuyên Ngôn Cộng Sản và CNM với một nội dung đầy xung đột, đầy mâu thuẫn, đầy sự chia rẽ, và đầy những cách biệt chia lìa giữa người và người. Marx thường nói với Jenny và Laura, người con gái Marx thương yêu nhất đời, điều Marx ghét nhất là sự nhẹ dạ, sự phục tùng và nô lệ. Nhưng trong cách mạng CS, các lãnh tụ CS đã bắt bao triệu con người phải phục tùng rất tàn bạo và sau đó thì nô lệ hóa cả 27 quốc gia, hơn 2 tỉ người để rồi cuối cùng đánh mất luôn ý nghĩa, mục tiêu và định hướng XHCN của cách mạng (viết theo Eugene Kamenka “The Portable Karl Marx).
Vì thế, Karl Kautsky và Rosa Luxemburg đều cho rằng: “Marx, nói một cách thật giản dị, chỉ là một tư tưởng gia xuất chúng, nhưng chỉ có khả năng làm nên những lầm lạc.”
Riêng Berstein thì cho rằng, “thật quá hiển nhiên là chúng ta cần tìm biết xem Marx đúng và sai ở chỗ nào.”
MARX — ENGELS
Trong một công trình nghiên cứu tỉ mỉ của Robert Wesson cho thấy ngay cả Engels là người đã ký chung với Marx trong Tuyên Ngôn Cộng Sản, trong bài: “Outline of a Critique of Political Economy”, Engels đã viết: “Điều tôi biết rất rõ ràng là ngày nay CNM là những gì quá cổ lỗ, lỗi thời, và nó không chỉ có toàn là lỗi lầm, mà thực ra chỉ là những tiếng tru tréo gào thét” ( I know only to well that is now quite superannuated and full not only mistake but actual howlers ).
Trong những bài viết trên những tờ báo cũ tìm thấy, có lần Engels phê phán rằng: “phần lớn công trình được viết ra ngày nay chẳng có lợi lộc gì cả”.
Trong “Anti Duhring”, Engels thú nhận: “Thứ ngôn ngữ rất khó hiểu của Hegel về nhiều thứ rất hay, qua đó tôi đã viết trong sách cũ của tôi. Không chỉ không thể chuyển ngữ mà nó còn đánh mất phần lớn ý nghĩa ngay tại nước Đức.”
Riêng Karl Marx, Wesson cho biết, vào những năm cuối đời Marx là một thị dân đã về hưu không còn sửa soạn để dành cho cách mạng trong Xã-Hội kỹ nghệ tây phương nữa, nơi đó Marx đã mơ màng đợi chờ một cái gì đó như XHCN (socialism) sẽ đến trong diễn biến hòa bình của Tiến Trình Dân Chủ. Trong cùng năm đó, Marx đã quay lưng với cái vẻ vang của Ba Lê Công Xã, lòng tự nhủ rằng Ba Lê Công Xã với đặc tính bạo lực của nó đã không và sẽ không thể là con người XHCN được ( Marx turned his back on the once – glorified Paris Commune, stating that it was not and could not have been socialist ). Một Marx trong tuổi già đã khước từ chủ nghĩa Mác ( The elderly Marx practically renounced Marxism ) (Robert Wesson “Why Marxism”, (1976) Basic Book, Inc. Publisher, New York, p. 36).
Khi bước vào tuổi già, Marx đã cho tan hàng đám đệ tử theo ông và nói với họ lời sau chót: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không phải là người Marxist” ( All I know is that I am not a Marxist ).
Engels đã tạ lỗi về việc đã đề cao quá lố về những giá trị kinh tế : “Marx và tôi phải tự trách chính chúng tôi về một số sự kiện đã xảy ra khi những người cầm viết còn quá trẻ nhiều khi đã đề cao quá lố về những yếu tố kinh tế, thay vì đặt đúng vị trí giá trị của nó. Chúng tôi cũng đã quá độ với những kẻ đối nghịch với chúng tôi về sự đối lập trên những nguyên tắc kinh tế.”
Càng về già, Engels càng thực tế hơn khi ông đã rút lại chủ trương bạo lực cách mạng. Thay vì xử dụng bạo lực, Engels đã hy vọng vào những giải pháp chính trị là những gì sẽ đem đến nhiều lợi lộc thiết thực cho đám đông quần chúng. Vào 1885, Engels đã tuyên bố rằng: ” kể từ năm 1848, nghị viện Anh, thật không còn gì nghi ngờ nữa. ĐÓ LÀ CUỘC CÁCH MẠNG TỐT ĐẸP NHẤT TRÊN THẾ GIỚI. Và cuộc bầu cử sắp tới sẽ mở ra một chu kỳ mới, dù sự kiện này nhiều người chưa biết. Rồi đây những công nhân thợ thuyền sẽ có chân trong nghị viện (Common House).
Vào năm 1895, Engels đã sửa soạn chấp nhận xét lại mọi điều trên tầm mức rộng lớn, bởi vì ông đã khám phá ra rằng những giải pháp của pháp lý sẽ tốt đẹp hơn là không có luật pháp gì cả; ông thừa nhận sức mạnh của Chủ-Nghĩa-Tư-Bản và rút lại cuộc nổi dậy mà Marx – Engels đã chờ đợi từ lâu nay đã không còn giá trị nữa. Cách mạng sẽ có những tác động mạnh mẽ, đó là cách mạng phải trở thành các nhà cải cách Dân Chủ Xã Hội (Democratic Socialist Reformers).
Trên thực tế nhiều sự kiện xảy ra cho thấy sau 1875 nhiệt tình dành cho CNM đã nguội dần. Những công nhân thợ thuyền trong các quốc gia kỹ nghệ đã được bảo đảm bằng sức mạnh lá phiếu của họ và họ đã bắt đầu xử dụng quyền chính trị này, với sự chấp thuận hoàn toàn của Engels, họ đã tìm được tự do dân chủ, nhất là những cải cách pháp lý đã được bảo đảm của hiến pháp quốc gia dân chủ. Vì vậy từ sự lớn mạnh và sự thu hút của các cử tri, các đảng xã hội, nhiệt huyết cách mạng cũng nguội lạnh dần để quay qua tìm mọi các để được các cử tri chú ý, và họ đã có những chính sách để cuốn hút không chỉ giới công nhân thợ thuyền mà cả mọi tầng lớp tư sản, bao gồm luôn các thợ thủ công, giới tiểu thương, nông dân hay các nhà giáo. Các đảng phái xã hội của Âu Châu lớn dần từ đó để cùng các công nhân thợ thuyền hân hoan bước vào một đời sống chính trị tự do dân chủ pháp trị để bảo đảm cho công lý và quyền bình đẳng của mọi người.
Trên những sự thực hiển nhiên đó, Engels đã thẳng thắn nhìn nhận trong trang mở đầu của Marx viết về Ba Lê Công Xã, ấn bản 1895 Engels tự thú: “Sự thực lịch sử đã chỉ rõ cho thấy là chúng tôi đã sai lầm rồi (history showed we were wrong).
IV.NHỮNG VẤN NẠN CỦA GIỚI VÔ SẢN TẠI ÂU CHÂU ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT SAU KHI MARX NẰM XUỐNG NĂM 1883
Thưa quý-vị và Toàn-Thể Đồng-Bào.
Cái chết của Marx đã đến trên sự thất bại của cả đời ông, kể cả những hoạt động cách mạng cũng chẳng đi đến đâu. Giới tư bản Âu Châu đã âm thầm giải quyết những vấn nạn của giới vô sản bằng sự hợp tác và ổn định. Giới công nhân thợ thuyền quay lưng với bạo lực và tranh đấu giai cấp để tiến đến sự hợp tác với tất cả thành phần xã hội khác và đoàn kết quốc gia của họ. Cả Âu Châu đã khôn ngoan và sáng suốt thoát ra ngoài cơn lửa đỏ đầy lầm lạc của bạo lực và hận thù của cách mạng CS do Marx nông nổi viết ra lúc còn quá trẻ, và đã ăn năn tự thú lúc về già.
Tiếc thay Việt Nam, Nga Sô và 27 quốc gia nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu đã không biết đến những lời thú tội ăn năn lỗi lầm của Marx – Engels, và cũng không học được bài học của các NHÀ CẢI CÁCH XÃ HỘI DÂN CHỦ của các nước Âu Châu khi họ giải quyết những vấn nạn xã hội để chấm dứt mọi bất công và chấm dứt sự khổ đau cho tầng lớp công nhân thợ thuyền mà Marx đã nêu ra.
Đảng Lao Động Anh đã xuất hiện vào năm 1890 với tinh thần dân chủ tiến bộ để nâng cao ngọn cờ dân chủ nghị viện (parliament democracy) cho toàn thể giới công nhân thợ thuyền và cả Âu Châu bừng tỉnh trước sự đe dọa của bạo lực và hận thù giai cấp đang lan tràn trong giới vô sản và tầng lớp trí thức Âu Châu.
Âu Châu sau cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ (Industrial Revolution) là giai đoạn chuyển tiếp của những Xã-Hội phong kiến nông nghiệp sang kỹ nghệ. Đây là thời kỳ phôi thai của khoa học và kỹ nghệ nên con người đang đứng giữa những cái cũ và cái mới. Marx cũng như Saint Simon, Fourier, Proudhon, Blanqui, và Bukania đều là những khuôn mặt nổi bật cho khuynh hướng mới của thời đại – khuynh hướng xã hội (socialism). Marx – Engels gọi những người khác đang theo lý tưởng XH là thứ “ngu xuẩn và khờ khạo”; chỉ có họ mới thực sự là thứ chủ nghĩa xã hội khoa học (scientific socialism) mà thôi. Robert Wesson nhận thấy CNM là một thứ tôn giáo phàm tục (secular religion) dành cho những con người đã mất hẳn niềm tin vào các giá trị siêu nhiên.
Chàng tuổi trẻ thiên tài Karl Marx bị mê hoặc bởi các làn sóng tư tưởng vô thần của Nhóm Bách Khoa Paris. Đặc biệt là cách mạng Pháp và cách mạng kỹ nghệ đã khuấy động năng lực trí thức của Marx đến tận cùng và làm cho Marx muốn phá hủy tất cả mọi giá trị cũ, nhưng lại không biết làm thế nào để xây nên những giá trị mới. Marx học triết lý Hegel, Kant và Fitche nhưng cố tình đảo ngược tất cả, nhất là giá trị thần học của các dòng triết lý ấy. Về phương diện chính trị, Marx học nơi cách mạng Pháp rất nhiều, nhưng chỉ rút ra được tính chất bạo lực và hận thù của cách mạng ấy. Trong khi ấy những dòng tư tưởng chính trị trác việt của Rousseau thì Marx không chịu noi theo. Về kinh tế, Marx học của nước Anh, nhưng những gì Adam Smith đưa ra để làm cho Anh – Mỹ giầu có hùng cường tột cùng thì Marx lại muốn lật đổ bằng bạo lực cách mạng. Cả phương diện triết lý, chính trị và kinh tế của Đức – Pháp và Anh đều có những giá trị rất tuyệt vời, nhưng Marx không thèm để ý đến những thực tế đó, và chỉ diễn dịch và phân tích theo thành kiến của riêng Marx mà thôi để tự làm hại đời mình và người khác.
Hoàn cảnh lịch sử của Âu Châu vào thế kỷ 19 chỉ có hai lựa chọn: Một là bạo lực và hận thù giai cấp của cách mạng CS. Hai là chấp nhận thành các NHÀ CẢI CÁCH XÃ HỘI DÂN CHỦ (democratic socialist reformers). Tuy nhiên, theo Wesson, vào 1850 Marx đã nhìn dân chủ như một trở ngại chính cần phải phá hủy. Trong thư gởi cho Engels, Marx viết: “chỉ có con bò khờ khạo mới tin vào tương lai của một nhà nước dân chủ (that dumb ox believes in the future of democratic state).
May mắn thay ! Chỉ 25 năm sau, tức vào 1875 cả Marx và Engels đều sáng suốt nhận thấy rằng bạo lực và hận thù là lầm lẫn. Theo hai người muốn xây dựng XHCN thì phải đi vào tiến trình dân chủ. Ngay từ 1750 Bernstein nhận định rằng CNXH nên tiến bước tới tự do và bình đẳng bằng một tiến trình chính trị, với sự hợp tác, giáo dục và tổ chức nghiệp đoàn để tạo trật tự Xã-Hội trên căn bản của những nguyên tắc hợp tác giữa mọi thành phần Xã-Hội.
Còn Sombart thì nhận định vào 1909 như sau: “Một người nào đó duyệt xét lại các công trình về Xã-Hội của các học giả vào thời điểm đó, hay đọc qua cách mạng CS, nhưng không ai còn tin vào nó nữa. Tất cả vẫn chỉ là bút mực, và nó không có sinh khí của đời sống. Thật không sao hiểu được rõ ràng CNXH là cái gì vậy? Hay là nó có dính dáng tới “quốc hữu hóa” hoặc “chiến tranh giai cấp”. Và đây là một sự thất vọng không thể trả lời được về một nửa thế kỷ tuyên truyền để rồi chẳng được cái gì cả (R. Wesson, p. 58).
Chủ nghĩa Marx là một chủ đề để cho các nhà Xã-Hội học chỉ trích rất nghiêm khắc về “sự thiếu vắng một nội dung đạo đức (lack of ethical content) trong CNM và nói về con người thì rất mơ hồ (p. 59).”
H. G. Wells là một con người Xã-Hội với tất cả sự tin tưởng vào CNM , rồi cuối cùng phải đưa ra nhận xét:
“Hầu như tất cả những ai được coi là tư tưởng gia vào thời điểm đó đều đã chối từ CNM , và họ đã tuyên bố với nhau rằng, họ đều phải nhìn nhận một sự kiện có thật là việc đưa đến sự giầu có trong sản xuất thời hiện đại không chỉ đến từ những giá trị lao động của người công nhân, mà bằng sự nối kết và hợp tác với nhiều giá trị lao động khác nhau nơi các thành phần Xã-Hội khác nhau; chỉ có đường lối đó mới có hiệu năng tốt đẹp được mà thôi.
Vào 1911 Paul Weisen Griin đã đưa ra nhận xét: “Tất cả những tâm hồn thật sự sáng suốt giác ngộ tại Âu Châu bây giờ đều nhìn nhận một sự kiện thực tế là — CNM đang tiến gần về ngõ cụt của nó ( Marxism is nearing its end ).
Wesson thì cho rằng, từ đệ I thế chiến nhiều câu hỏi đã đặt ra cho nền văn minh Âu Châu. Trong lúc CNM không còn là một quyền lực đã được định mệnh sắp sẵn để nhào nặn bài học lịch sử cho tương lai. CNM trong tất cả mọi hình thức đã tiêu pha hết sinh lực và sinh khí vì quá già cỗi. Nhưng CNM đem thứ chính trị nào cho các quốc gia chưa phát triển, họ cần một chính phủ có đạo đức và tài năng để giúp cho văn hóa và kinh tế phát triển và tiến bộ? Bài học CS với những hứa hẹn rất hấp dẫn, nhưng đã chối bỏ mọi thực tế, và điều quan trọng đặt ra chính là cải tổ chính trị.
Các quốc gia nghèo khó không có khả năng để thực hiện XHCN, như đã nói, nó chỉ có khả năng giữ họ lại để thường xuyên phải đối mặt với những vấn để khó khăn không giải quyết được – bởi vì thiếu gốc rễ, và đã đánh mất khả năng sáng tạo. Hứa hẹn giải phóng bằng quyền lực độc ác, dẫn thế giới đi vào sự hẹp hòi, tự lừa gạt và độc ác, chính thống hóa bạo lực, đưa bạo lực vào Xã-Hội, được cơ cấu hóa, công an, tù tội, kiểm soát tất cả văn hóa, tôn giáo, kinh tế và giáo dục. CNM chỉ cho người ta toàn là sáo ngữ.
V.HAI LUỒNG TƯ TƯỞNG HỮU THẦN VÀ VÔ THẦN QUẦN THẢO NHAU TRONG THẾ GIỚI TRÍ THỨC ÂU CHÂU MẤY THẾ KỶ QUA
Thưa quý-vị và Toàn-Thể Đồng-Bào
Phần đông đều biết về cách mạng Pháp vào năm 1789, nhưng ít ai để ý cách mạng chỉ bùng nổ khi những tư tưởng cách mạng đã được gieo trồng, truyền bá, nhào nặn và uốn nắn tư duy của con người và chờ đợi mức độ chín mùi của hoàn cảnh xã hội, và chín mùi của tư tưởng thì cách mạng mới xảy ra. Cách mạng Pháp cũng có hai khuynh hướng tư tưởng: một là theo nhóm Bách Khoa (Encyclopedie) gồm có Voltaire, Diderot, d’ Alembert, Holbach Helvetius, v.v… nhóm này cổ súy cho phe vô thần (atheism), chống quân chủ chuyên chế, quý tộc, Giáo Hội Pháp, và cả Kito giáo một cách rất mạnh mẽ nên đã khai sinh ra Ba Lê Công Xã, cầm đầu là Hebert chủ trương bạo lực đẫm máu trong cách mạng và cuốn Bách Khoa đã trở thành cuốn Tân Ước của Thời Đại của Lý Trí (The Age of Reason). Nhóm thứ hai thì coi cuốn Confession của Rousseau là cuốn Thánh Kinh của Thời Đại Cảm Xúc (The Age of Feeling). Rousseau, John Locke và Montesquieu là ba cột trụ tư tưởng chính của chế độ dân chủ tại Hoa Kỳ, Anh và cả Âu Châu sau này. Tất cả đều thoát thai từ tinh thần Cải Cách Tôn Giáo (Reformation) của Luther và Calvin đã tách ra khỏi GH La Mã để khai sinh ra khối Tin Lành Cơ Đốc Giáo vào thế kỷ 16.
Rousseau không chối bỏ lý trí, nhưng ông cảm thấy cái ánh sáng lạnh lùng của nó cần được sưởi ấm bằng con tim để tạo ra hứng khởi cho hành động, đó là giá trị lớn lao và là đạo đức. Rousseau là một con người sinh ra trong nghèo khó, mất mẹ khi mới chào đời, cha bỏ đi nên cả đời sống trong đau đớn, nhục nhã vì nghèo khó và vì không có bằng cấp và học vị và giầu có như nhóm Bách Khoa của Voltaire. Vì thế ông thường nói với mọi người “Hãy lắng nghe tiếng nói của chân tâm. Tôi chẳng có gì để dâng hiến cho đời ngoài trái tim tôi” (listen to the voice of conscience, I have nothing but my heart to offer).
William Durant đưa ra nhận xét tinh tế về Rousseau “đem tâm hồn ra chống lại tất cả sản phẩm trí tuệ của Paris do phàm tâm con người làm ra (artificiality), sự suy thoái bại vong của tinh thần, thiếu thành thật trong xử thế, văn chương buông thả, nghệ thuật cảm tính, hợm hĩnh với sự phân chia giai cấp, kẻ giầu sang đoạt kẻ nghèo một cách lì lợm, chai đá, tâm hồn khô héo tàn tạ; bởi vì chối bỏ tôn giáo để tôn thờ khoa học, cảm nhận theo lý trí…” xa xỉ, hào nhoáng, thứ vô luân mặt chai mày đá và mang thân nô lệ tôi đòi cho kiếp sống phù du, thời đại nào cũng có, hạnh phúc kiếm chác được từ sự vô minh luôn luôn có sự kiêu căng, vênh váo, ta đây; trong khi đó sự minh triết từ trời cao đã ẩn dấu trong ta… con người phải học sống trong thiên nhiên…
“Câu trả lời cho những tra vấn về học thức của thế giới hàn lâm là học mà không có đạo đức (hữu học vô hạnh) thì sẽ thành cái bẫy sập. CHỈ CÓ MỘT SỰ TIẾN BỘ ĐÁNG KỂ LÀ SỰ TIẾN BỘ VỀ ĐẠO ĐỨC VÀ TINH THẦN CON NGƯỜI.” Đó là cái mà giới học thức hàn lâm trong các viện đại học phải học. Cái học theo tinh thần bái vật, sùng thượng vật chất đã đưa con người đến chỗ hư hỏng và tội lỗi, thay vì phải gạn đục khỏi trong đời sống nội tâm để bảo vệ những đạo đức cho nhân loại, và rằng văn minh không còn sự vươn lên tới mức độ cao thượng hơn, mà đời sống văn minh nông nghiệp chính là một thiên đàng của những tâm hồn đơn sơ trong trắng (W. Durant, “The STory of Civilization. Rousseau and Revolution.” 1967. Simon & Schuster, New York, p. 19, 21,22).
Trong khi đó Voltaire, Diderot và Helvetius đều nhạo báng cười cợt về lý tưởng chân thật của Rousseau. Voltaire trả lời Rousseau: “Ông đã vẽ lên những màu sắc chính xác về những gì khủng khiếp của Xã-Hội…Tội ác lớn nhất là tôn vinh những con người đơn sơ khờ dại.” Như thế Voltaire và nhóm Bách Khoa đã cười cợt nhạo báng tiếng nói chân tâm của Rousseau khi cách mạng diễn ra, nhóm Bách khoa cho rằng: “hàng giáo phẩm chính là bức tường che chở đầu tiên cho quyền hành chuyên chế và Voltaire muốn lật nhào tất cả.
Sau này vào 1856, Tocqueville đã nghĩ rằng, sự phá bỏ tất cả ảnh hưởng của đức tin tôn giáo đã xảy ra vào cuối thế kỷ 19, đó là tất cả ảnh hưởng của cách mạng. Các triết gia của Thời Đại Ánh Sáng (Enlightenment) muốn thay đổi niềm tin vào phong kiến, quý tộc, thế quyền quân chủ và thần quyền của Kito giáo để đề cao khoa học, lý trí, bạo lực và vô thần. Nhóm cộng sản của Babeuf và Hebert cầm đầu Ba Lê Công Xã, chủ trương toàn diện và triệt để vô thần và bạo lực hận thù trong cách mạng Pháp do chính Voltaire và nhóm Bách Khoa nhào nặn uốn nắn nên. Marx – Engels sau này đi theo khuynh hướng này.
Ngược lại cuốn “Social Contract” — Khế Ước Xã Hội của Rousseau trở thành Thánh Kinh của Cách-Mạng Pháp. Đây là nền móng căn bản cho nền dân chủ pháp trị tốt đẹp sau này. Rousseau đã nhấn mạnh đến vấn nạn và nan đề của một Xã-Hội tiến bộ … có phải Thời Đại Ánh Sáng đã soi mòn, ăn rỗng luân lý đạo đức? Phải chăng con người khôn ngoan đã chạy theo khoa học để dẫn đến sự phá hoại, và triết lý đưa đến sự vượt thoát “sự mê tín của tôn giáo” với hy vọng tràn đầy sao?
Ông nội của Rousseau là một nhà truyền giáo thuộc khối Calvinist đã ảnh hưởng sâu xa vào tâm hồn của ông. Vào năm 1762, đối với giáo hội Công giáo Pháp, Rousseau là thứ giáo dân lạc đạo và cuốn Emile và Social Contract của ông đã bị “xé nát và đốt cháy,” ông phải trốn đi Thụy Sĩ để sống bên lề Xã-Hội và bị lên án: “vô đạo, tội mạ lỵ, vô lễ, báng bổ, lăng nhục đối với tôn giáo.” Sự thật là Rousseau nổi loạn lúc ban đầu nhưng cuối cùng lại quay đầu lại với tôn giáo. Rousseau nhìn vào Âu Châu, một thứ Âu Châu như Kant đã nhân xét: “tiến bộ và thảm họa” đã cho rằng tất cả những thảm họa đó là dấu hiệu suy thoái thê thảm giá trị tinh thần, họ không biết sống như thế sẽ đẩy con người thành những con thú, họ làm cho “văn minh thành một thứ bệnh ung thư trên xác thân của nhân loại (they make “civilization” a cancer on the body of mankind) và làm cho tính man rợ của con người trở nên quá mạnh, ngu đần và phi nhân.”
“Độc chất quá nguy hiểm cho văn minh nằm ngay chính trong máu huyết của chúng ta. Cách mạng có thể phê phán – bởi vì dùng vũ lực để lật đổ một thứ vũ lực hiện đang có, nhưng cách mạng không chỉ làm đơn giản như thế. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm được là hãy học hỏi lại Phúc Âm một lần nữa, và cố gắng gạn đục khơi trong bằng cách đem đạo đức Kito giáo ứng dụng vào đời sống (The best we can do is to study the Gospel again, and try to clean our evil impulses by practicing the ethics of Christianity).
“Chúng ta có thể tạo ra sự cảm thông với anh em đồng loại trên căn bản của đạo đức và trật tự Xã-Hội.”
Trên phương diện chính trị, Rousseau đề cao ý chí của toàn dân (general will) trong đời sống cộng đồng, ông nói: “Bộ phận chính cũng phải là biểu tượng của đạo đức (moral being), nắm giữ gia sản đó là ý chí của toàn dân. Trách vụ của chính trị là duy trì, bảo vệ giá trị lớn lao đó và đem an bình và hạnh phúc đến cho toàn bộ Xã-Hội, và cho mỗi con người, đó là nguồn gốc của luật pháp, đã được viết xuống bởi tất cả các thành viên trong Xã-Hội, xây dựng mối tương quan giữa người và người, giữa dân và chính quyền, luật là cái gì đưa đến sự công bình hay đưa đến bất công. (W. Durant, p. 32-33).
Tại Geneva, Rousseau, người giáo dân Kito giáo nói thêm: “hạnh phúc thay khi được sinh ra nơi thánh thiện và với đạo lý chân chính nhất dưới trần gian. Tôi vẫn duy trì gắn bó với đức tin của cha ông, tôi cầm Thánh Kinh và lý trí như những luật lệ duy nhất nơi tín ngưỡng của tôi.” Vì ông cho rằng: “không đề cao đạo đức thì lấy gì ngăn tội ác và hư hỏng… Sự độc ác, đau khổ và bất công luôn luôn đem đến sự trầm luân cho con người — những trang sử do con người viết xuống vẫn còn sống trong trạng thái man rợ của thiên nhiên. Ở đó con người đã có quá nhiều sợ hãi và đau khổ từ những tham vọng của đồng loại hơn là với tai trời ách đất.” (W. Durant, p. 196).
Người “giáo dân” J. J. Rousseau có đức tin mãnh liệt vào Thánh Kinh, nhưng rất buồn lòng với Giáo-Hội. Khi ông nói lên sự thật thì Giáo-Hội mạ lỵ và lên án ông, đốt sách và muốn bắt ông bỏ tù. Ông thẳng thắn nói: “Giáo dục đã tạo ra sự lường gạt tập thể (masive deception) và đã làm mục nát căn bản đạo đức của Xã-Hội. Và nếu những tệ nạn nguy hiểm chết người như thế thì chúng ta vẫn giữ thái độ im lằng trước tội ác hay sao?.”
Nếu Voltaire và nhóm Bách Khoa tìm mọi cách để lôi kéo trí thức chống Giáo-Hội và Kito giáo thì người giáo dân Rousseau lại nỗ lực không ngừng để lôi người trí thức trở lại với đức tin của họ. Trong lúc ấy theo W. Durant thì thần học Kito giáo khổ sở điêu đứng vì bị tấn công từ khắp mọi phía, làm cho đức tin tôn giáo bị suy sụp lớn lao vô cùng.
Kant phải nhìn nhận: Rousseau là một thứ “Newton trong thế giới của đạo đức.” Rousseau chống lại chủ nghĩa duy lý của Thời Đại Ánh Sáng và nhóm Bách Khoa. Ông cảm thấy lý trí bất lực để dậy con người về đạo đức. Lý trí dường như không có ý nghĩa đạo đức. Lý trí đã chống đỡ và bảo vệ cho bất cứ sự ham muốn nào và lý trí đã sa đọa. Một cái gì đó rất cần thiết – đó là khả năng phân biệt thế nào là đúng, và thế nào là sai, và lương tâm phải nồng nàn với cảm nhận của nó; nếu nó muốn đi đến với đạo đức, đừng so đo hơn thiệt, mà là một con người lương thiện.
Giáo-Hội đã khơi mào giảng giải khắp nơi đừng đọc Rousseau vì đó là “kẻ lạc đạo,” nhưng cuối cùng đã xử dụng ông như một đấng cứu thế của tôn giáo (religious savior). Cách mạng Pháp và Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ cũng xử dụng Rousseau, Montesquieu và John Locke là ba cột trụ chính cho nền cộng hòa và dân chủ tại Hoa Kỳ. Trong cách mạng Pháp Robespierre đã tuyên bố: “Rousseau đã vượt lên cao bọn người hèn nhát và tấn kích một cách can đảm vào tất cả vương quyền, và đã cất tiếng nói chân lý của Thiên-Chúa và sự bất từ của con người.”
Kết cuộc trận quần thảo giữa Voltaire và Rousseau tức hai khuynh hướng hữu thần và vô thần vào thế kỷ 18 đã có những kết quả làm nhiều kinh ngạc. Đó là ảnh hưởng đạo đức của Rousseau đã tìm lại được niềm tin, tìm lại được những cảm thức tốt đẹp và sự phục hồi đời sống gia đình, tình cảm vợ chồng, nó cũng ảnh hưởng nhiều đến Voltaire về những cảm nhận về nhân bản, công lý, dẫn đến sự thanh lọc hệ thống luật pháp tại nước Pháp. Người “giáo dân” thành Geneva còn dìu dắt được con chiên lạc đầu đàn của Thời Đại Ánh Sáng là Voltaire về lại với ánh sáng văn minh Kito giáo.
Khi gần chết, Voltaire đưa bản xưng tội cho Waguiere “a Confession of Faith” và nói: “Tôi chết với lòng thờ lạy Thiên Chúa. với tình yêu bạn bè anh em, và không còn hận thù gì với những kẻ thù nữa.” Cầm tờ giấy và bút Voltaire tự viết xuống:
“Tôi ký tên dưới đây, là tôi đã bị con bệnh hành hạ bốn tháng vừa qua làm cho tôi ói mửa ra máu, và tôi đã sống như thế đó, vào cái tuổi 84, tôi đâu còn sức lực lê lết chính thân tôi đến nhà thờ, thánh St. Sulpice như tôi ước ao mà không được, nên gửi tới cha L’ Abbe’ Gaultier, tôi tự thú tôi với cha Gaultier và nói rằng nếu Thiên Chúa quyết định cho số phận tôi, tôi sẽ chết với Kito giáo mà ở đó tôi đã sinh ra, với hy vọng vào lòng nhân từ của Thiên Chúa, sẽ tha tội cho tôi và tội chống Giáo-Hội thì cũng xin Chúa tha thứ cho tôi.
Voltaire ký tên ngày 2, tháng 3, 1778. Hãy cho tôi được chết trong bình an (let me die in peace).
Cũng vào 1778, Rousseau bị đứt gân máu, té xuống nền nhà bể sọ, máu tuôn xối xả và sau đó gục chết.
Sau khi Rousseau nằm xuống, đúng như W. Durant đã viết, ảnh hưởng của Rousseau tác động mãnh liệt trong văn chương, giáo dục, triết lý, tôn giáo, đạo đức, đường hướng hành động và chính trị từ bao thế kỷ nay trên toàn thế giới. Sau cùng sức mạnh của đạo đức và đức tin tôn giáo đã chiến thắng khuynh hướng vô thần và bạo lực. Cả Âu Châu đã quay mặt trước CNM và CNCS chỉ vì nhờ vào tư tưởng, minh triết của người giáo dân Kito giáo — J. J. Rousseau.
VI.TỪ 1895, MARX – ENGELS NHẬN RA SỰ SAI LẦM CỦA CNM . ÂU CHÂU QUAY MẶT TRƯỚC BẠO LỰC CÁCH MẠNG CS, NHƯNG THẢM HỌA LẠI ĐỔ VÀO VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA NGHÈO.
Thưa quý-vi và Toàn-Thể Đồng-Bào.
Đúng như Kant và Hegel đã sáng suốt nhận ra, sau Thời Phục Hưng (1650), cách mạng khoa học và cách mạng kỹ nghệ đã tiến bộ vượt bực, nhưng nó cũng khai sinh ra những thảm họa, không phải chỉ cho Âu Châu mà cho tất cả khân loại. Thảm họa đầu tiên là các phong trào thực dân Âu Châu đi chiếm gần 60 quốc gia trên toàn thế giới làm thuộc địa. Thảm họa thứ hai là hai cuộc Thế Chiến đệ I và II. Thảm họa thứ ba là làn sóng vô thần và làn sóng bạo lực và hận thù trong cách mạng CS. Riêng cách mạng CS đã sát hại hơn 100 triệu người vô tội, chiếm đóng 27 quốc gia và nô lệ hóa trên 2 tỉ con người trong các quốc gia nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu.
Tất cả những thảm họa trên nhân loại đều biết, đều thấy, đều phải chịu, nhưng không mấy ai chịu tìm hiểu xem tại sao lại như thế? Riêng Rousseau thì gọi đó là “The Crimes of Civilization”, trong đó phân chia giai cấp, nô lệ, đố kỵ, trộm cắp, chiến tranh, bất công, chính trị độc ác, gạt gẫm về thương mại, những phát minh khoa học, văn chương, nghệ thuật “tiến bộ” – tất cả gom vào chỉ còn một chữ ĐỒI TRỤY MỤC NÁT (CORRUPTION), để chiếm đoạt và bảo vệ tài sản, bạo lực được tổ chức, để thành nhà nước, rồi chính quyền, luật pháp đã được viết ra để dọa nạt kẻ yếu đuối. Từ đó dẫn đến đặc quyền, đặc lợi cho một thiểu số sống xa hoa phí phạm, trong khi đa số sống rất nghèo khổ và thiếu thốn tất cả những gì cần cho cuộc sống.
All we should gain by this would be to plunge Europe once more into barbarism.
“Tất cả những cái mà chúng ta kiếm chác được bằng cách xô đẩy Âu Châu vào cảnh sống man rợ thêm một lần nữa.”
Tất cả những thảm họa đó là dấu hiệu suy thoái thê thảm mọi giá trị tinh thần; họ không biết sống như thế sẽ đẩy con người thành những con thú; họ làm cho “văn minh thành một thứ bệnh ung thư trên xác thân của nhân loại, đó là làm cho tính chất man rợ của con người trở nên quá mạnh, vô minh và phi nhân” (They make “civilization” a cancer on the body of mankind) (William Durant, p. 30-31).
Hiển nhiên đây là những hậu quả không thể nào tránh được của Thời Phục Hưng và cuộc cách mạng trí thức (intellectual revolution) tại Âu Châu tạo ra khi họ quyết liệt loại bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống con người để tôn vinh vật chất và cổ súy vô thần. Chính những gì Machiavelli đã xúi dục con người giết con người.
1 – Phải có sức mạnh, muốn có sức mạnh thì phải biết độc ác và tàn bạo với con người.
2 – Đừng rụt rè lưỡng lự khi phải dối trá và lường gạt con người.
3 – Đừng coi luật pháp là gì cả bởi vì sức mạnh của mũi súng là luật rồi.
Tư tưởng và triết lý chính trị của Machiavelli đã hấp dẫn cách mạng Pháp, Marx – Angels, và tất cả bọn lãnh tụ CS trên toàn thế giới và là nguồn gốc của tất cả tội ác chính trị mấy thế kỷ qua. Riêng về “căn bệnh ung thư của văn minh” bắt nguồn từ những suy tư triết học của Thời Đại Ánh Sáng vào thế kỷ 18 mà Voltaire và nhóm Bách Khoa cầm đầu đã tạo ra cho toàn thể nhân loại. Rousseau nhìn nhóm người này và nói:
“Các triết gia này: “lung lay tận nền tảng của đức tin và phá hủy đạo đức.” Họ riễu cợt về những lời cũ rích như “lòng ái quốc”, “đức tin” và “tôn giáo” và họ tự đề cao những tài năng của họ…. để đưa đến chỗ phá hoại niềm tin tôn giáo của chúng ta và làm thương tổn cho tất cả những ai còn cưu mang những giá trị tinh thần thiêng liêng của đời sống. “
“Xa xỉ hào nhoáng, thứ vô luân mày chai mài đá và mang thân nô lệ tôi đòi cho kiếp sống phù du thời đại nào cũng có, hạnh phúc có được từ những dục vọng vô minh luôn luôn có sự kiêu căng, kênh kiệu. Trong khi ấy sự minh triết của trời cao ấn dấu trong tâm ta.” (William Durant, p. 21).
Thật quá rõ ràng không có những lời dậy dỗ của Machiavelli và các triết gia vô thần vào thế kỷ 18 tại Âu Châu thì chưa chắc đã có các phong trào thực dân đi chiếm thuộc địa, và chưa chắc đã có cách mạng Pháp và cách mạng CS để gieo bao thảm họa đau thương cho toàn thể nhân loại từ mấy thế kỷ nay?
Giờ đây chúng ta cùng nhau nhìn lại những trang sử của thế kỷ XX, một thế kỷ đầy những tội ác và thảm họa đã đến với nhân loại, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Nó đến từ bao giờ, đến như thế nào, ai đã gây nên, gây nên như thế nào, và hậu quả của nó bây giờ ra sao? Thảm họa CS bắt đầu từ 1914 tại Sarajevo và chấm dứt vào 1991 tại Moscow, nhưng vẫn tồn tại cho đến ngày nay tại Trung Hoa lục địa, Việt Nam, Bắc Hàn và Cuba.
Trong cuốn The Black Book of Communism, Crimes, Terror, Repression, xuất bản tại Luân Đôn, 2001, nhà xuất bản Harvard University Pres, tập thể tác giả có Stephane Courtois, Nicolas Werth, Jean L. Margolin. Tập thể tác giả này cho rằng, những tội ác của CS vẫn chưa được đánh giá lại một cách công minh và chân thật cả về quan điểm lịch sử và đạo đức. Do đó cuốn sách là một nỗ lực nhắm vào những khía cạnh tội ác của Quốc-Tế Cộng-Sản trên toàn thế giới, bởi vì CS gieo rắc tràn lan bi kịch cho cả nhân loại. Và lãnh tụ của CS gồm có Lenine, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot, Fidel Castro và Kim Nhật Thành.
Courtois đặt ra câu hỏi: “Tội ác là gì?,” trong lúc Cộng-Sản đã phạm vào những hình thức tội ác mang tính cách bao trùm, họ không chỉ chống lại các cá nhân, hay một quốc gia, mà chống lại tất cả các nền văn minh chân chính của tất cả nhân loại, và các nền văn hóa đặc thù của các dân tộc.”
Theo cuốn The Black Book of Communism tiết lộ cho biết con số người vô tội bị QTCS sát hại khắp nơi trên thế giới được ước tính như sau: Tại Nga Sô hơn 20 triệu, tại Trung Hoa lục địa 65 triệu, Việt Nam 1 triệu, Bắc Hàn 2 triệu, Cambodia 2 triệu, Đông Âu 1 triệu, Phi Châu 1,7 triệu, Afghanistan 1,5 triệu và Châu Mỹ La Tinh 150.000 người. Tất cả đã chết dưới bàn tay của Lenine, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot, và Kim Nhật Thành.
Tội ác đã diễn ra dưới nhiều hình thức cực kỳ man rợ như: ám sát, treo cổ, trấn nước, tra tấn, đánh thuốc độc, cho vào phòng hơi ngạt, tàn sát tập thể, bỏ đói, hay tạo ra tai nạn. Tội lỗi vĩ đại nhất là tội diệt chủng giai cấp (class genocide).
Sự thừa nhận tội ác CS xảy ra vào buổi tối ngày 2, tháng 1, năm 1956, đó là chuyển điểm đầu tiên khi đệ I Tổng Bí Thư Nikita Krushchev chủ tọa Đại Hội Đảng lần thứ 20 của đảng CS Soviet. Đây cũng là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng CS phá vỡ những điều cấm kỵ trong chế độ Sôviết để chính thức thừa nhận rằng từ tháng 10 – 1917, tức từ khi đảng CS nắm trọn quyền lực đã rơi ngay vào thoái hóa và tội ác. Chính Nikita Krushchev đã nói: “BÂY GIỜ CHÚNG TA BIẾT NHỮNG CON NGƯỜI ĐAU KHỔ VÌ BỊ CHÚNG TA ĐÀN ÁP VÀ SÁT HẠI ĐỀU LÀ NHỮNG NGƯỜI VÔ TỘI (The Black Book, p. 24).
Ngày nay theo các sử gia, cuộc cách mạng tháng 10 – 1917 là kết quả của ngững âm mưu quỉ quyệt. Đó là những con người đã nắm trong tay tất cả những giấc mơ, tất cả những tài nguyên, và những niềm tin cuồng loạn, ngùn ngụt hận thù… Đối với hầu hết thành phần trí thức ưu tú, và các sử gia Nga – cuộc cách mạng tháng 10 – 1917 được đọc lại như một tai nạn thảm khốc đã làm thay đổi lịch sử.
Nếu cuộc cướp chính quyền tại Nga 1917 như một tai nạn thì tai nạn đó đã đem theo toàn thể dân Nga trở thành nạn nhân tập thể vô tội của cuộc cách mạng này.
Để củng cố quyền lực tuyệt đối của chuyên chính vô sản, Lenine, lãnh tụ đảng Bolshevik tuyên bố: “Tất cả những người trong cơ cấu xã hội cũ là kẻ thù của nhân dân. Trách vụ trong bàn tay của chúng ta là phá hủy toàn diện trật tự cũ. Chúng ta – những con người Bolshevik sẽ dẫn đường cho đám đông quần chúng tiến lên trên con đường hận thù (p. 54).
Sau khi đã mượn tay nông dân để đập phá tan hoang trật tự Xã-Hội cũ, những người nông dân đã bị đối xử thật tàn nhẫn. Lenine gởi điện tín cho ủy ban trung ương ở Penza: “Đồng chí, nông dân nổi dậy tại 5 khu vực của đồng chí, họ phải bị nghiền nát.” Đảng Bolshevik đưa ra một bản liệt kê gồm có 16 loại kẻ thủ và tuyên bố: “trong một nhà nước vô sản, tất cả những ai không phải công nhân thợ thuyền thì đều không đáng sống”. Gregory Zinovlev: “huấn luyện 90 triệu trong 100 triệu dân Nga và đưa họ về phía chúng ta, không còn gì để nói phần còn lại, tất cả phải loại trừ.”
Theo cuốn The Black Book, sự chống đối của nông dân bắt đầu vào hè 1918 và lan rộng vào 1919, 1920, và 1921, với hai lý do: cưỡng bách gia nhập Hồng Quân và chiếm đoạt hàng hóa của nông dân. Việc làm này tạo ra một cảnh đói kém khủng khiếp nhất vào thế kỷ 20 vào 1921-1922. Nông dân tự sát tập thể vì họ không đủ sức đóng thuế và cũng chẳng có thể chống lại được CS vì tất cả võ khí đã bị tước đoạt. Chế độ Sôviết đã bỏ nông dân chết đói vì họ dám chống lại CS. Vì thế 5 triệu nông dân đã chết vào 1921-1922.
Chế độ Sôviết đã cổ súy chống lại tất cả các tôn giáo, quốc hữu hóa tất cả tài sản của Giáo-Hội và năm 1922 đã giết 2691 linh mục, 1962 tu sĩ và 3447 nữ tu. Họ thiết lập trên khắp nước Nga các tòa án nhân dân để tố khổ và hành quyết các tu sĩ. Làn sóng chống đối tôn giáo lên cao vào 1929-1930: 6715 nhà thờ bị đóng cửa hoặc bị phá hủy. Vào 1936, 15.835 nhà thờ Chính Thống Giáo bị tịch thu và CS cho biết tại Nga: “giai cấp tăng lữ đang dẫy chết”.
Vào 1930:
* 6 triệu người chết đói
* 680.000 bị hành quyết vào 1937-1938
* 300.000 chết trong các trại tập trung
* 2.200.000 bị đi đày và 600.000 đã chết
* 7 triệu người đưa vào các gulag, kể cả các thuộc địa
Nga chiếm các thuộc địa tại Ba Lan, Estonia, Latvia, Lithunia, Hungary, Bulgary, Romania, Slovakia, 15 nước cộng hòa trong Liên Bang Soviet và Afghanistan để nhập cảng tổ chức khủng bố và tội ác cho 27 quốc gia.
Nicolai Detkov, một người Bulgary, nạn nhân khủng bố của Nga nói thẳng vào bọn chiếm đóng thuộc địa: “Đừng! Đừng nhân danh nhân dân Bulgaria, tôi bị đưa đến chỗ chết bởi bàn tay của những kẻ ngoại xâm đến từ điện Cẩm Linh. Tôi và người dân Bulgaria bị nghiền nát bởi bọn độc tài khát máu đã đạp lên công lý, còn ai tin vào sự dối trá gạt gẫm của các anh (Black Book, p. 415).
Riêng tại Trung Hoa lục địa, Jean Luc Domenach cho biết Mao Trạch Đông đã giết 65 triệu người, trong đó có 8 triệu người bị chết đói. Phần lớn lãnh tụ của Trung-Cộng được huấn luyện tại Nga nên tổ chức sát nhân và tội ác đều giống nhau.
Kết luận: Theo tòa án quân sự thế giới (The International Military Tribunal) và theo các tiêu chuẩn pháp lý của Hiến Chương này thì Quốc-Tế Cộng-Sản bị ba tội chính như sau:
1 – Những tội ác chống lại hòa bình của thế giới
2 – Tội ác chiến tranh
3 – Tội ác chống lại con người
Quốc-Tế Cộng-Sản đã gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược, và phạm các hiệp ước, v.v… Riêng tội ác chống lại con người gồm có sát nhân, hủy diệt, nô lệ con người, ngược đãi con người vì lý do chủng tộc, chính trị và tôn giáo. Tội diệt chủng có nghĩa là những hành động cố ý để tiêu diệt từng phần hoặc toàn bộ hàng ngũ dân tộc, hàng ngũ thiểu số, và các tổ chức tôn giáo. Tất cả những chính sách diệt chủng đó đều đã đem ra áp dụng cho Trung Hoa lục địa, Bắc Hàn, Việt Nam, Cambodia, Phi Châu, Nam Mỹ, Đông Âu và Trung Á.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao cách mạng Cộng-Sản từ 1917 khi chiếm được Nga đã rơi ngay vào tội ác? Và tại sao chế độ Sôviết là chế độ chính trị đầu tiên trở thành trái tim của guồng máy cách mạng cho toàn thế giới; nhưng không có mấy ai báo động hiểm họa của nó cho các quốc gia trên thế giới biết.
Ngay cả khi Krushchev đã thú nhận tội lỗi thì tội ác của CS vẫn tiếp tục gia tăng cho đến ngày nay tại lục địa, Việt Nam, Bắc Hàn, và Cuba?
Tất cả chỉ vì Lenine và Staline muốn quyền lực tuyệt đối để thực hiện lý thuyết CS. Và Tzvetan Todorov đã nói về lý thuyết đó như sau: “Nhà nước vô sản cần có kẻ thù thì mới sống còn được. Nếu thiếu kẻ thù thì phải bịa ra để mà có cớ sống còn. Vì thế tất cả những ai không về hùa với chúng ta là kẻ thù của chúng ta” (The Black Book, p. 747).
Nếu CNM chủ trương chống tư bản, thì CNCS , Marxist – Leninism lại chủ trương chống đế quốc. Trên thực tế của lịch sử Hoa Kỳ từ 1918 đã thành lập HỘI QUỐC LIÊN (The League of Nations) để buộc các đế quốc thực dân tây phương trao trả độc lập và tôn trọng quyền độc lập và tự quyết của các quốc gia nhỏ bé. Trong khoảng từ 1918 đến 1967, tất cả 60 quốc gia bị thực dân chiếm đóng làm thuộc địa đã được trao trả hoàn toàn độc lập chính ra Việt Nam cũng đã có độc lập từ 1945, nhưng nhiều quốc gia đã lần lượt bị chiếm đóng làm thuộc địa bởi khối Quốc-Tế Cộng-Sản.
Hồ-Chí-Minh và Đảng CSVN đã đem một chủ-thuyết chính-trị mà chính Marx-Engels và cả Âu-Châu đã thú nhận là quá sai lầm về áp-đặt một cách thô bạo và mù quáng để gây ra cuộc chiến tranh quá bẩn thỉu để tiến chiếm Miền Nam Việt-Nam vào tháng 4, 1975. Đây là một tội lỗi vĩ đại mà ngày nay Hồ-Chí-Minh và đảng CSVN không còn chạy trốn được nữa.
Đánh Mỹ cứu nước để giành tự do, độc lập cho đất nước chỉ là một chiêu bài để nhuộm đỏ thế giới của Quốc-Tế Cộng-Sản, đó là thực tế của lịch sử. Đây là một tham vọng chính trị mù quáng, lầm lạc đầy tội lỗi; bởi vì Hồ-Chí-Minh và Đảng CSVN đã xô-đẩy cả một dân tộc đau khổ vào lò lửa chiến tranh man rợ chưa từng thấy để áp đặt một lý tưởng hoàn toàn ảo tưởng mà Marx đã vất bỏ . Ngoài tội ác phá tan nền độc lập vừa phôi thai của Việt Nam, gây ra những cái chết đau thương cho bao triệu thanh niên trong cuộc chiến, HCM và đảng CS còn giết hại cả 1 triệu người vô tội. Đó chính là tội diệt chủng giai cấp (class genocide) đối với các thành phần XH không thuộc hàng ngũ vô sản.
Ngoài ra cả bốn vấn nạn mà Marx đã lên án các Xã-Hội Âu Châu là tôn sùng vật chất, phi nhân hóa con người, bóc lột và làm cho con người bị vong thân tha hóa thì không những trước đây không có tại Xã-Hội Việt-Nam, mà bốn vấn nạn này do chính HCM và đảng CSVN đã cố tình gây ra cho Xã -Hội Miền-Bắc từ hơn 60 năm và Xã-Hội Miền-Nam từ hơn 30 năm qua. Trên thực tế, chủ trương duy vật vô thần đã giết chết tất cả ý nghĩa tinh thần thiêng liêng cao cả của đời sống con người, chà đạp và phỉ báng lên tất cả mọi lý tưởng cao thượng của đạo lý, của văn minh và văn hóa, và vùi dập mọi tiềm năng, tài năng và khả năng sáng tạo của con người trong Xã-Hội Việt Nam.
Đối với con người, HCM và đảng CSVN đã xử dụng bạo lực và hận thù kéo dài gần như bất tận trong chiến tranh cũng như trong thời bình để phi nhân hóa con người và biến con người trở thành con thú, hay những con chó sói cắn xé lẫn nhau. Điều đó chứng tỏ con người đã mất hết nhân tính, nhân phẩm, nhân cách và nhân tâm do hận thù và bạo lực bao trùm trong sinh hoạt Xã-Hội.
Tai sao con người bi vong thân, vong tính như thế? Tại vì tội ác lớn nhất trong lịch sử văn minh nhân loại là tội hủy hoại nhân tính, nhân tình, nhân tâm và nhân đức của con người để con người thành bày ác thú hay sống vật vờ như lũ du hồn. Trong Xã-Hội Việt-Nam sự vong thân, vong tính của con người trong guồng máy lãnh đạo đất nước và đời sống Xã-Hội không còn che dấu được nữa. Dưới đây là một thí dụ điển hình rõ nét.
Khi chúng tôi đang viết những dòng chữ này thì một người bạn của chúng tôi đưa cho đọc một bài viết ngắn của một người bạn học của anh đang sống tại Việt Nam, gởi tới bạn bè hải ngoại như một lời tâm sự, trong đó tác giả viết về “Một xã hội mỏi mòn và vô cảm”.
“Đã lâu rồi, tôi không còn đủ sức để mà “căm phẫn” nữa… và sự căng thẳng mãnh liệt khi phải chạy xe ngoài phố. Trong những không gian dễ sợ đó, gương mặt ai cũng căng thẳng tột độ. Không ai còn nụ cười…Tôi biết – cũng như tôi – mọi người đang phải nén chịu, kìm lòng. Dòng chảy XHVN hiện nay được tiếp sức chủ yếu từ các nguồn hận thù và bất công. Cái nguồn bất tận ấy nó hiện diện hàng ngày ở những nơi được gọi là chính quyền, và trong thái độ hành xử của những kẻ được gọi là công chức nhà nước.
“Dưới góc nhìn của phân tâm học, hận thù không bao giờ mất đi, nó ẩn sâu vào những góc đen tối nhất trong tiềm thức con người và chờ dịp bộc phát thành tội ác. Hận thù không bao giờ mất đi, nó di truyền theo những quy luật XH và may ra chỉ được “hóa giải” mà thôi. Hận thù mang tính cách tập thể còn khủng khiếp hơn bởi nó chi phối bởi những quy luật khác thường và khó lường…”
“Theo tôi, trong XHVN ngày nay, sẽ chẳng có ai có được hạnh phúc đúng nghĩa. Người dân thường thì càng không thể nào hạnh phúc. Và bị chi phối mạnh mẽ bởi các điều kiện XH. Đôi lúc tôi tự hỏi: “liệu những kẻ giầu nứt đố đổ vách và đầy quyền lực ở Hà Nội có thực sự hạnh phúc không? Chính trị – đặc biệt là chính trị Việt Nam… Thực ra nó không hơn gì một cuộc tranh ăn, tranh quyền khốc liệt và không kém phần bẩn thỉu. Những giá trị mà những kẻ có quyền cố công tước đoạt của nhân dân, vì quyền lợi của mình, nó không làm cho họ hạnh phúc, mà chỉ đem đến sự lo âu. Đó cũng là tâm lý chung của những kẻ thủ ác; luôn luôn nơm nớp lo sợ hậu họa. Nhưng những cái mà họ cướp đi: của cải vật chất chung của Xã-Hội, các giá trị tinh thần do bị cấm đoán trong các quyền con người… đã không giúp họ hạnh phúc đã đành, nhưng lại khiến cho cái phần còn lại của XH cũng chẳng hưởng được vị ngọt của cuộc sồng, bởi vì nó thiếu hụt và lòng căm hận.”
Tác giả đã kết thúc bài viết bằng cách quan sát các buổi đấu tố thường xảy ra của các tổ dân phố và cho rằng cái kiểu “cải cách ruộng đất” vẫn chưa hết. Cái được gọi là “quần chúng” trong các cuộc đấu tố này thật mãnh liệt. Nó nhận chìm mọi lý trí sáng suốt và đạo đức. Nó là một cái ác tập thể.
Tác giả cho rằng: Đấu tố là cái ác của tập thể. Vô cảm trước cái ác cũng là một cái ác tập thể. Đây là một tiếng nói của một con người trong một “xã hội mỏi mòn và vô cảm.
Nói tóm lại Xã-Hội con người sẽ mỏi mòn, bởi vì con người đã đánh mất đạo lý, đã quay mặt trước chân lý và sự sống sâu thẳm trong hồn người. Xã hội vô cảm bởi vì tất cả những gì làm thành đời sống đã bị chính con người tự tiêu hủy. Hình ảnh mỏi mòn và vô cảm của một xã hội là hình ảnh đang hấp hối và đang dẫy chết với những nọc độc của văn minh và cơn bệnh ung thư đang ăn ruỗng xác thân của xã hội con người Việt Nam. Tầng lớp lãnh đạo ngày nay của xã hội ấy; suy cho cùng cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc cách mạng quá nhiều lầm lẫn mà phần đông con người tại Âu Châu, nhất là Marx đã hiểu, đã ý thức được, và đã vứt bỏ nó ngoại trừ những con người Việt-Nam Cộng-Sản. Đoàn ngũ hóa tất cả mọi thành phần Xã-Hội Vìệt-Nam để cho đảng CS kiểm soát ngày đêm từ hơn nửa thế kỷ qua đã biến Xã-Hội Việt-Nam là một nhà tù khổng lồ, và tầng lớp lãnh đạo chỉ là những tên cai tù, một thứ cai tù cũng mòn mỏi và vô cảm như những người tù khốn khổ của họ. Những người CS vẫn tuyên truyền rằng XHVN là Xã-Hội tự do nhất, con người muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm, nhưng tất cả những quyền căn bản tự nhiên của con người vẫn chưa có một người nào có được, và tất cả mọi người vẫn sống và vẫn vận hành trong vòng tay cương tỏa của hệ thống “đoàn ngũ hóa” cực kỳ tinh vi và chặt chẽ của đảng CSVN. Vì thế Xã-Hội Việt-Nam ngày nay vẫn là một nhà tù – một thứ nhà tù không có luật pháp, không có qui luật gì cả, nên những người tù cũng không có cái gì bảo vệ họ và các tên cai tù vẫn là những con chó sói đầy “nanh và vuốt đẫm máu con người”.
Còn vấn nạn bóc lột thì sao? Đó là một thực tế thật khủng khiếp. Từ ngày chiếm được miền bắc và từ ngày “đại thắng mùa xuân” tại miền nam, tất cả luật trời, luật đất, luật quốc gia và luật ấn dấu trong tâm con người – không còn đủ sức để ngăn lại lòng gian tham vô độ của những kẻ “chiến thắng”. Tất cả công hữu của quốc gia và tất cả tư hữu toàn dân như vàng bạc, châu báo, đất đai, nhà cửa, ruộng vườn và tiền bạc của bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu đời mới gây dựng được. Tất cả đều bị tước, chiếm đoạt thật phũ phàng. Sự tước đoạt đã được chính thống hóa, luật pháp hóa, và cơ cấu hóa hơn 60 năm qua.
Kết quả là – trong lúc 90% dân chúng Việt Nam sống trong nghèo đói xác sơ, và quốc gia thì bị xếp vào một trong những nước nghèo nhất trên thế giới.
Nhưng tầng lớp lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN thì lại là những lãnh tụ giầu nhất trên thế giới, giầu hơn các lãnh tụ Hoa Kỳ và Âu Châu rất nhiều.
– Căn cứ theo tài liệu mới được phổ biến trên các website toàn cầu cho biết những lãnh tụ CS hàng đầu của đảng và nhà nước như Trần Đức Lương (có 2 tỉ dollars), Đỗ Mười (1 tỉ 90 triệu), Lê Đức Anh (2 tỉ 215 triệu), Phan Văn Khải (2 tỉ), Nguyễn Văn An (1 tỉ 700 triệu), Lê Khả Phiêu (1 tỉ 430 triệu), Nguyễn Mạnh Cầm (1 tỉ 350 triệu), Phạm Thế Duyệt (1 tỉ 773 triệu), Nguyễn Tấn Dũng (1 tỉ 480 triệu), Võ Văn Kiệt (1 tỉ 15 triệu), Nông Đức Mạnh (1 tỉ 143 triệu), Trương Tấn Sang (1 tỉ 360 triệu), và tướng Phạm Văn Trà (1 tỉ 173 triệu).
– Ngoài ra các cán bộ CS cấp trung ương có khoảng 700 người, mỗi người có từ 300 triệu dollars trở lên.
– Bên cạnh đó có khoảng 2000 cán bộ loại thấp hơn, mỗi người có từ 50 đến 100 triệu dollars.
(Theo tài liệu FYI (Poliburos Network) và John Shapiro (Ngân Hàng Trung Ương và Hệ Thống Mậu Dịch Quốc Tế).
Từ những sự kiện hiển nhiên đó cho chúng ta thấy sự đau khổ, sự độc ác, sự bất công, sự lầm lạc vô minh đầy tội lỗi là đầu mối và nguồn gốc của tất cả sự trầm luân cho tất cả Xã-Hội của con người. Không đề cao đạo lý, tôn giáo và đạo đức thì lấy gì ngăn chặn tội ác và sự vô minh đồi trụy của con người?
Tôn giáo và đạo lý là nền móng căn bản cho trật tự pháp lý, trật tự chính trị, trật tự xã hội và trật tự kinh tế của một quốc gia. Tất cả trật tự đó phải là trật tự của đạo đức. Cách mạng CS đã chối bỏ và đã tìm mọi cách để phá hủy tất cả giá trị của tôn giáo, đạo lý và đạo đức để cổ súy chủ nghĩa duy vật vô thần với tất cả hận thù và bạo lực trong cách mạng vô sản. Kẻ nào dùng gươm sẽ chết vì gươm và kẻ nào gieo nhân hận thù và bạo lực sẽ chết vì hận thù và bạo lực. Đó là qui luật bất biến của Trời. Hãy nhìn quả thì biết cây và hãy nhìn vào Xã-Hội Việt-Nam hiện nay: “MỘT XÃ HỘI MỎI MÒN và VÔ CẢM.”
VII.“MUỐN HÓA GIẢI HẬN THÙ VÀ TỘI ÁC, ĐẢNG CSVN HÃY ĂN NĂN SÁM HỐI TRƯỚC BÀN THỜ TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC VIỆT.”
Sau khi chính thức ĂN NĂN SÁM HỐI , Đảng Cộng-Sản Việt-Nam phải trao lại Quyền Tối-Thượng Quốc-Gia cho Toàn Khối Quốc-Dân Việt để bắt đầu xây-dựng TIẾN-TRÌNH DÂN-CHỦ-HÓA.
Kính thưa quý-vị và Toàn-Thể Đồng-Bào.
Đây là bức thư quá dài nhưng đứng trước bi kịch và sự trầm luân triền miên của dân tộc, từ hơn 22 thập kỷ qua, người dân Việt Nam đã bị cấm đoán không được phép bàn việc nước, đó là một thảm họa vĩ đại cho sự tồn vong của một dân tộc; vì thế chúng tôi không thể làm cho qua chuyện hay đơn giản hóa như cuộc cách mạng Cộng-Sản, một cuộc cách mạng chỉ có hận thù giai cấp và bạo lực đã dẫn cuộc cách mạng đó đến chỗ thất bại trên mọi phương diện như lịch sử đã chứng minh. Chính Toàn-Dân đang sống trong cái “xã hội mòn mỏi và vô cảm” ấy và chính Những Người Cộng-Sản Việt-Nam đang ngày đêm nơm nớp lo sợ – bởi vì 84 triệu con người đau khổ và thua thiệt ấy chỉ nén chịu, kìm lòng, chứ hận thù không bao giờ mất đi thật. Tất cả con người sinh ra để đến với trần gian này với hai bàn tay trắng, và khi ra đi tất cả sẽ trắng đôi bàn tay. Sự gian tham và độc ác vô độ của đảng CSVN đối với toàn dân Việt từ hơn nửa thế kỷ qua không ai quên được, trừ phi họ được đền bù xứng đáng và tìm lại tất cả những gì Đảng CSVN đã tước đoạt.
Đảng Cộng-Sản Việt-Nam cũng không còn chọn lựa nào khác là đưa đất nước vào Tiến Trình Dân Chủ Hóa để cho toàn dân quyết định về tương lai của đất nước và dân tộc.
Trước Đảng Cộng-Sản Việt-Nam, Marx – Engels đã ăn năn tự thú về sự lầm lẫn của chủ trương cộng sản và nhìn nhận các vấn nạn của người vô sản sẽ được giải quyết bởi Tiến Trình Dân Chủ. Trước Marx – Engels, Voltaire, người cha đẻ ra làn sóng vô thần cũng đã ăn năn thống hối và xin Thiên Chúa tha thứ cho các lỗi lầm của ông và xin được chết trong bình an (let me die in peace).
Và cuối cùng là lời thú tội của đệ I Tổng Bí Thư Nikita Krushchev vào 1956 là: “Tất cả những người chúng ta hành hạ và sát hại đều là những người vô tội.”
Và bao triệu người Việt Nam đã chết dưới tay Hồ-Chí-Minh và đảng CSVN từ hơn nửa thế kỷ qua đều là những người vô tội. Và 84 triệu con người Việt đang còn sống kia, Đảng CSVN cũng tước đoạt quyền sống của họ. Tất cả đều muốn đòi lại những gì đã mất và đang mất. “Hãy trả những gì của César về cho César, hãy trả những gì của Thiên Chúa về cho Thiên Chúa, và hãy trả lại quê hương cho toàn dân Việt.
“ĐÓ LÀ NHỮNG ĐÒI HỎI TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ MÀ ĐẢNG CSVN KHÔNG THỂ PHẢN HỒI ĐƯỢC”.
Đây là tiếng nói Chân-Tâm của những con người Việt-Nam Thời-Đại Toàn Cầu Hóa.
Nay kính thư.
Nguyễn Anh Tuấn