LÝ THUYẾT CHÍNH TRỊ HIỆN ĐẠI: NICCOLÒ MACHIAVELLI (1469-1527)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Lời giới thiệu: Trang nhà https://vietquoc.org xin hân hạnh giới thiệu đến quý độc giả trong và ngoài nước những bài nghiên cứu chính trị rất công phu và giá trị của nhà nghiên cứu Huỳnh Khuê (chúng tôi sẽ giới thiệu thân thế và sự nghiệp của tác giả sau). Trong bài này tác giả đề cập đến một nhân vật nổi tiếng trên thế giới vào thế kỷ thứ 15 là  Niccolò Machiavelli. Sách của Machiavelli được nhiều chính trị gia nổi tiếng trên thế giới dùng làm sách gối đầu giường. Đọc bài nghiên cứu này chúng ta rút ra những “luận cổ suy kim”  từ Machiavelli rất hữu ích.

Niccolò Machiavelli (1469-1527)

1) Thân Thế và Sự Nghiệp 

Niccolò Machiavelli sinh năm 1469 ở Florence, một trong năm tiểu quốc đô thị, “city-states” hàng đầu của người Ý.  Thời thơ ấu, Machavielli đọc nhiều cổ ngữ La tinh và Ý Đại Lợi, nhưng bút pháp phức tạp, mạnh mẽ, và tùy tiện của ông hình như biểu hiện sự thiếu rèn luyện ở trường sở.

Florence, nơi mà Machiavelli đã quen thuộc từ hồi còn trai trẻ, được cai trị bởi dòng họ Medici.  Năm 1494, tuy nhiên, nhiều người trong dòng họ Medici buộc phải rời khỏi thành phố và Florence trở thành một nước cộng hòa.  Cùng năm này, Machiavelli tham dự vào đời sống công quyền đầu tiên với chức vụ nhân viên thường vụ thuộc một hội đồng cao cấp chính phủ.  Năm 1498, Machiavelli trở thành người đứng thứ nhì và thường vụ của “Hội Đồng Mười Người,” một cơ chế có trách nhiệm lo về chiến tranh và công việc nội vụ, và Machiavelli đảm trách chức vụ này suốt 14 năm.

Niccolò Machiavelli (1469-1527)

Trong thời gian phục vụ, với tư cách một nhà quan sát ngoại giao, Machiavelli có nhiều cơ hội diện kiến các triều đình Louis XII của Pháp, Maximilian của Đức, Cesare Borgia ở Romagna, và nhiều nơi nữa.  Đặc biệt, mặc dầu cay đắng phản đối sự chỉ định ông ta đến doanh trại của Cesare Borgia, Machiavelli quan sát càng lâu dài sự điều phối của con người mưu mô máu lạnh, càng trở nên nhiều hưng phấn, và nhận ra rằng chỉ có Cesare Borgia, hoặc một ai đó có phẩm chất như ông ta, mới có thể hỗ trợ nhu cầu của Ý cho một nhà lãnh đạo để tụ lực và tạo sức mạnh cho đất nước và cho phép nhà lãnh đạo ấy lật đổ áp bức ngoại xâm. Cesare Borgia, do đó, đã trở thành một mẫu nhân vật cho tác phẩm nổi tiếng nhất của Machiavelli: The Prince (Quân Vương).

Năm 1507, với tư cách là người lãnh đạo mới được bổ dụng vào Hội Đồng Nove di Milizia, Machiavelli tổ chức một lực lượng bộ binh để đánh chiếm Pisa vào năm 1509.   Lực lượng này bị đánh bại ba năm sau đấy, dòng họ Medici trở lại Florence, và Machiavelli bị đẩy ra khỏi vị thế chính trị.  Sau một thời gian chịu đau khổ và tra tấn, Machiavelli cùng gia đình về hưu trí tại một trang trại của ông gần San Casiano và dùng thời giờ để nghiên cứu và sáng tác.

Trong năm đầu tiên bị lưu đày, Machiavelli viết “The Prince.”  Tác phẩm chính trị hàng đầu khác của ông, “Dicourses on the First Ten Books of Titus Livius,” được xuất bản tiếp theo, cũng như “The Art of War,” “The History of Florence,” và nhiều kịch bản và tác phẩm văn chương khác.  Hầu hết tất cả các bài viết, các tác phẩm văn chương của ông đều mang âm hưởng chính trị, vì Machiavelli nhận thấy rằng tất cả các liên hệ của con người bị thâm nhiễm bởi chính trị.  Michiavelli là một con người chính trị hơn ai hết trong thời kỳ của ông, và, nếu ông có quyền chọn lựa thì ông muốn thực hành chính trị hơn là triết lý hóa về chính trị.  Nhưng số phận, hay định mệnh như ông đã gọi, đã quyết định rằng ông có thể làm cho tên tuổi của mình trở thành một lý thuyết gia chính trị hơn là một nhà chính trị.

2) Machiavelli và Thời Phục Hưng

Trong tác phẩm chính trị The Prince, Machiavelli đã nêu ra vài sự kiện và chính các sự kiện này chấm dứt không thể đảo ngược truyền thống luận thuyết chính trị thời trung và cổ đại và mở ra một thời đại tư tưởng chính trị hiện đại:

Le Prince (Quân Vương) nổi tiếng qua bao thế hệ của Niccolò Machiavelli

Vì lẽ ý định của tôi là viết ra một vài điều hữu dụng cho bất cứ người nào hiểu nó, tôi, hình như thích hợp trong việc tìm kiếm sự thực hữu hiệu của vấn đề hơn là tưởng tượng; có nhiều người tưởng tượng ra chế độ cộng hòa, “republics,” và tiểu quốc, “principalities” mà chẳng bao giờ ai thấy, ai biết hiện hữu trong thực tế; vì có sự khác biệt như thế giữa một người sống thế nào và một người phải sống như thế nào nên bất cứ ai từ bỏ cái gì đã làm vì cái gì phải làm nhận lấy sự hủy hoại hơn là vẹn toàn của mình (1).

Trình bày trên phản ảnh một số sự kiện được ghi dấu như là hiện đại.  Trong ý nghĩa tổng quát hơn cả, chúng ta ghi nhận tinh thần mới của chủ nghĩa thực tế và chủ nghĩa thực nghiệm.  Theo quan điểm của Machiavelli thì phương cách thích hợp để hiểu chính trị là tránh các ý tưởng và nhìn thẳng vào thực tế thực nghiệm của bản tính con người.  Vì lý do này, Machiavelli được xem như là một lý thuyết gia chính trị thực tế.

Tinh thần tìm tòi chính trị mới của Machiavelli là phản ảnh lại những thay đổi trí tuệ đúng vào Thời Phục Hưng, tức là thời kỳ kéo dài khoảng cuối thế kỷ mười bốn xuyên suốt thế kỷ mười sáu.  Nói khác hơn, Thời Phục Hưng – đánh dấu chấm dứt thời trung cổ và bắt đầu thời hiện đại – dính líu vào thay đổi hàng đầu trong cách con người suy tư về chính mình và về thế giới chung quanh họ.  Trong thực tế, Thời Phục Hưng đã cung cấp một tầng lớp trí thức hoàn toàn mới: các nhà nhân văn.  Các nhà nhân văn là những học giả và những nhà cầm bút đã nỗ lực để làm sống lại những lý tưởng thời cổ đại cổ điển bằng cách nhấn mạnh lại các tác phẩm văn học lớn của quá khứ.  Các ý tưởng này cơ bản là thế tục, họ vinh danh tác giả và các tác phẩm của tác giả ấy chứ không vinh danh Thượng Đế.  Lý tưởng của các nhà nhân văn vì thế cùng nằm trong phạm vi tinh thần chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa thực tế mà Machiavelli đã đưa vào lý thuyết chính trị của ông.  Thật vậy, chúng ta coi Machiavelli là một “nhà nhân văn chính trị,” không những chỉ là vì chủ nghĩa thực tế của ông nhưng vì phần nhiều trong lý thuyết chính trị của ông căn cứ trên lịch sử và ý tưởng của La mã thời cổ đại.

Ngoài viễn kiến tinh thần, Thời Phục Hưng còn nhiều thay đổi.   Tất cả các mối liên hệ xã hội phải trải qua những thay đổi lớn lao khi trật tự thời trung cổ sụp đổ.   Một xã hội có tôn tri trật tự, yên tỉnh, và cổ xưa của thế giới thời trung cổ được thay thế bởi một trật tự xã hội sống động và mới mẻ.  Chủ nghĩa tư bản, thí dụ, có thể được tìm lại dấu vết từ Thời Phục Hưng khi nền kinh tế tiền tệ mới xuất hiện cùng với sự khám phá ra các thị trường mới.

Song song với sự thay đổi kinh tế, xuất hiện một tầng lớp người mới: doanh nhân, tức là người tự mình tạo nên tài sản bằng khả năng và nỗ lực riêng của bản thân.  Trong thực tế, thế giới thời trung cổ, bầu không khí của xã hội bắt đầu hướng đến những ai có thể được ghi danh đến một vai trò đặc biệt hay một vai trò luật pháp từ lúc sinh ra.  Cùng với con người kinh tế, người ta còn tìm thấy trong Thời Phục Hưng lần đầu tiên một loại “doanh nhân chính trị,” tức là người tự hoạt động chính trị, bằng vào khả năng và táo bạo, có thể giành lấy đất nước cho mình.  Điều này ít nhất cũng có thể tìm thấy ở Ý của Machiavelli thời kỳ bị chia ra thành một loạt tiểu quốc, hay “principalities,” và thường xuyên “đổi ngôi” từ người này đến người khác.

Cuối cùng, một mẫu mực chính thể mới, nhà nước quốc gia, “nation-state,” hình thành sau sự suy tàn của chế độ phong kiến.  Nhà nước quốc gia có thể được định nghĩa như là một mẫu chính thể trong đó các tập thể lớn quần chúng tiêu biểu sống trên cùng một lãnh thổ nguyện trung thành với chính phủ trung ương có quyền lực thi hành luật pháp.  Hoa Kỳ khớp với định nghĩa này, cũng như Pháp, Anh, Thụy Điển, và nhiều quốc gia nữa cũng thế.  Các thực thể chính trị này nhìn vào quá trình lịch sử hoàn toàn hiện đại.  Thực vậy, một vài nước, như Đức và Ý, không củng cố hoàn hảo thành những nhà nước quốc gia mãi đến cuối thế kỷ mười chín, và nhiều nước trong “thế giới thứ ba” vẫn đang còn ở trong tiến trình lâu dài để trở thành những nhà nước quốc gia.

Ở các nước Tây Âu, đến cuối thế kỷ mười sáu khi mẫu cấu trúc của nhà nước quốc gia đã rõ ràng, đường lối được ít nhiều giải quyết.  Sự kiện này xảy ra dưới sự lãnh đạo của các nhà lãnh đạo quân chủ tuyệt đối; bằng cách kêu gọi đến lý tưởng dân tộc mới, các nhà lãnh đạo này đã củng cố và tập trung quyền lực với sự thỏa thuận của giáo hội và của nhiều cơ chế khác trong xã hội phong kiến.  Chính vì lý do này mà những bước đầu thành lập hệ thống nhà nước quốc gia được gọi là thời đại quân chủ tuyệt đối, một thời đại đẫm máu và bạo động cùng cực.

Mặc dầu không mấy hoàn hảo, Machiavelli đã có một vài ý niệm về trật tự chính trị mới xuất hiện này.  Trong ý nghĩa này, tài năng của Machiavelli đối nghịch với tài năng của Aristotle.  Aristotle đã tóm tắt kinh nghiệm của “polis,” một hình thức tổ chức chính trị đã phai mờ trong thời kỳ của ông. Machiavelli, trái lại, nắm ngay những mẫu mực mới của hành động chính trị có thể tạo dựng quốc gia hiện đại.  Trước Machiavelli, nên ghi nhận, không có một nhà tư tưởng chính trị nào có thể vượt ra khỏi mẫu mực phong kiến.

Thật là gay cấn để sắp tư tưởng của Machiavelli theo bối cảnh lịch sử. Ông là một nhà tư tưởng chính trị chuyển tiếp giữa các thời kỳ phong kiến và hiện đại.  Vì thế, trong lúc ông có một ý niệm về những gì sẽ đến, nhiều tư tưởng của ông vẫn dính chặt với quá khứ.  Ông nói về quốc gia với một phương cách hầu như hiện đại, tuy nhiên, ông vẫn có một chút ý kiến là quốc gia ấy sẽ được tổ chức như thế nào (2).  Ông thừa nhận rằng chế độ quân chủ tuyệt đối sẽ được yêu cầu để đoàn kết quốc gia thành một thực thể dân tộc đồng nhất, nhưng có một ít đánh giá về các sự kiện khác, vốn cũng thiết yếu cho việc thông nhất.  Và trong lúc ông có một viễn kiến dân tộc (ước vọng thống nhất nước Ý nhưng sau đó bị phân chia thành nhiều tiểu quốc), ông không hoàn toàn là một nhà dân tộc hiện đại (3) mặc dầu ông được coi như là một nhà tư tưởng truyền thống hàng đầu đã diễn đạt những biểu lộ về những điều mà chúng ta ngày nay thừa nhận như là những lý tưởng dân tộc.

Mặc dầu đã thẩm định những phẩm chất này, chúng ta cũng cần nhấn mạnh tính độc đáo cần thiết của Machiavelli.  Nếu ông không hiểu rành rẻ nhà nước quốc gia đang hình thành và đưa ra những phát biểu không xứng hợp các lý tưởng dân tộc, ông vẫn đã đi xa trong về vấn đề này hơn bất kỳ người nào đương thời với ông.  Và ông hầu như chắc chắn hiểu thấu rằng nền trật tự cũ đã sụp đổ và những phương thức mới về tư tưởng chính trị và hành động có thể cần đến để thay đổi nền trật tự chính trị bạo động càng tăng lên, thối nát, và chao đảo của nước Ý Thời Phục Hưng thành một chính thể đồng nhất và ổn định.

Thật không kém quan trọng để ghi nhận khía cạnh ít hấp dẫn này của Thời Phục Hưng, vì chính khía cạnh này đã kích thích Machiavelli quan tâm như một nhà lý thuyết chính trị.  Các chao đảo chính trị và xã hội đương thời đã thúc dục Machiavelli tiến gần đến nghiên cứu chính trị với một tinh thần mới của chủ nghĩa thực nghiệm và chủ nghĩa thực tế.  Điều đáng chú ý về Machiavelli là “chúng ta sống như thế nào…khác xa với chúng ta phải sống như thế nào” có thể nói chưa bao giờ đúng hơn ở Thời Phục Hưng, nên ông chủ yếu bị thúc đẩy để nhìn thẳng vào chính trị mà không có ảo tưởng và không có những ý tưởng suy tàn của thế giới thời trung cổ.

3) Machiavelli, The Prince và Quyền Lực                                         

The Prince, một cách tổng quát, được công nhận là tác phẩm hiện đại trong sáng đầu tiên trong nền triết học chính trị Tây Phương, và làm cho đặc tính cơ bản tư tưởng chính trị của Machiavelli nổi bật đậm nét; vì thế The Prince là tác phẩm thích hợp để bắt đầu phân tích lý thuyết chính trị của ông.  Chúng ta sẽ thảo luận tác phẩm này cùng với The Discourses, một tác phẩm được dùng như là một điều chỉnh cân bằng cho vài trong những vị thế Machiavelli đã đưa ra trong The Prince, đáng ghi nhận hơn hết là việc ủng hộ chế độ quân chủ.  The Discourses, tác phẩm diễn tả ý tưởng chính trị thực tế của Machiavelli, kêu gọi thành lập một mẫu mực chính phủ dân chủ hoặc cộng hòa.  Nhưng Machiavelli hiểu rằng những điều kiện cần thiết cho hệ thống cộng hòa đã không sẵn sàng cho nước Ý vào thời của ông.  Điều được yêu cầu là ổn định và trật tự, đúng ra Ý không có.  Mặc dầu các giá trị thời trung cổ đã tan rã, Ý không trở thành nhà nước quốc gia và đấu trường chính trị vì thế cởi mở và chao đảo.  Sự thiếu khả năng của Ý để kết hợp thành một đơn vị chính trị “nhà nước quốc gia,” thí dụ, làm cho Ý trở thành mục tiêu cho các cuộc xâm lược không ngừng bởi những quyền lực ngoại bang nhiều mở mang hơn, chơi trò thành phố này chống đô thị khác.

Machiavelli thấu hiểu rằng một nước Ý cộng hòa, trước tiên, cần tức thời một nước Ý dân tộc hay thống nhất để có thể đứng vững trước các cuộc xâm lược dữ dội của ngoại bang.  Nhưng, ông cũng còn hiểu hơn thế nữa rằng sự đoàn kết của người Ý cần sự lãnh đạo của một người dũng cảm có nhãn quan chính trị mới và các khả năng chính trị cần thiết để ứng dụng các viễn kiến ấy.  Thế cho nên, The Prince mở đầu với một sự cống hiến đến Lorenzo the Magnificent, một nhà lãnh đạo của dòng họ Medici ở Florence mà cũng là người đã phá hủy chế độ cộng hòa thân thương của Machiavelli, vì Machiavelli là một người thực tế chính trị hơn ai hết và cũng là người am hiểu rằng một người nào đó giống như Lorenzo có thể được yêu cầu để thống nhất nước Ý.  Và những gì mà Machiavelli đã đề nghị trong việc cống hiến là thuyết giảng cho Lorenzo những khả năng chính trị cần thiết để thành lập một nước Ý thống nhất.  Và, ông ta, nói tóm lại, đã thuyết giảng cho Lorenzo các nguyên tắc chính trị quyền lực.

Tập trung chú trọng đến quyền lực này đã làm Machiavelli nổi tiếng như một nhà tư tưởng chính trị hiện đại thiên tài.  Theo Machiavelli, quyền lực trở thành một biến số chính, thật ra là một biến số hàng đầu, trong phân tích chính trị.  Điều này không ngụ ý rằng các nhà tư tưởng thời cổ đại và trung cổ không quan tâm đến thực tế về quyền lực trong các vấn đề chính trị.  Họ đã để ý đến quyền lực rất kỹ.  Nhưng, với một vài ngoại lệ rất hiếm hoi như St. Augustine, họ không tin quyền lực là một đặc tính quyết định của hoạt động chính trị.  Aristotle, thí dụ, coi chính trị như là một nguồn gốc của tình thân hữu, và một đấu trường trong đó các tuyệt thế đạo đức có thể được thụ đắc và trình bày. Để được bảo đảm, ông thừa nhận thực tế quyền lực, nhưng ông không coi nó là thực tế khẳng định trong đời sống chính trị.

Vì lẽ, Machiavelli và quá nhiều nhà tư tưởng chính trị sau ông xem quyền lực như là bản chất chính trị, thiết nghĩ chúng ta cần quyết định ý nghĩa của nó với vài chính xác.  Quyền lực có thể được định nghĩa như là khả năng để kiểm soát người khác bằng cách ép buộc sự tuân hành của họ.  Từ ngữ chính ở đây là ép buộc, “compel,” tức là làm cho mọi người tuân hành dù họ có muốn hay không.  Một cách rõ ràng, bạo lực là một hình thức quyền lực, một hình thức bạo lực tột cùng thực sự nhất, vì nó là một loại cưỡng bách tột cùng hơn hết.  Nhưng quyền lực cũng được biểu lộ dưới các hình thức tế nhị hơn nhiều.  Một đe dọa bạo lực có thể có hiệu quả hơn hành động thi hành bạo lực thực sự.  Và ngay cả những hành vi thân hữu thể hiện bên ngoài, như việc biếu tặng quà cáp và tạo thuận lợi, cũng có thể được liệt kê thực sự vào danh sách của quyền lực.  Những người lệ thuộc vào việc thi ân từ những người lãnh đạo chính trị, thí dụ, thường xuyên đối đầu với một ràng buộc, đó là ràng buộc sẽ làm họ đau khổ phải mất mác tình trạng được thi ân nếu họ ngừng tuân thủ.  Điều này là lý do rõ ràng tại sao việc thi ân là một hình thức cưỡng bức đối với quyền lực cấp dưới, không đặt vấn đề áp dụng tế nhị thế nào.

Nhấn mạnh quyền lực của Machiavelli chủ ý đưa ra một quan điểm hiện đại rất quan trọng và đặc biệt về bản chất con người.  Machiavelli nhìn nhận rằng con người vốn chỉ biết nghĩ đến mình và ham tư lợi. Theo ông, quyền lực có thể sẽ không là một ảnh hưởng hiệu quả trừ phi tư lợi là cá tính đặc trưng nhân cách của con người.  Bạo lực, thí dụ, có thể không cưỡng bức được sự phục tùng nếu nó không căn cứ trên nỗi sợ chết hay hủy hoại thân thể của một cá nhân.  Đây cũng là một sự thực cho các mẫu mực quyền lực tế nhị hơn.  Để làm cho một người tuân phục bằng sự hứa hẹn một vài khen thưởng như tiền bạc, địa vị, vinh dự, ngay cả những lời nịnh bợ giản đơn, người lãnh đạo chính trị đã phải vận dụng bản chất vì tư lợi cũng như đe dọa bạo lực.

Dĩ nhiên, không phải tất cả liên hệ quyền lực đều căn cứ trên tư lợi, nhưng quyền lực luôn luôn đặt căn bản trên tư lợi.  Nếu con người có thể vượt qua tư lợi, giống như Socrates, các liên hệ quyền lực có thể không hiện hữu, vì không có đe dọa chết chóc nào, cũng không có sự thi ân cưỡng bức tuân thủ nào xảy ra.  Chính trị như chúng ta biết, nó có thể biến mất và cộng hòa của Plato, hay một vài điều giống như thế, có thể trở thành khả dĩ thực sự.  Machiavelli bị thuyết phục rằng sự thể khả dĩ như thế không hiện hữu vì phân tích bản tính con người của ông thuyết phục ông rằng tư lợi là bản chất của nhân loại.  Đây là lý do tại sao Machiavelli quá tin tưởng rằng quyền lực, nếu được sử dụng có trí tuệ, sẽ tác động tốt.

Điều làm cho tầm nhìn của Machiavelli hiện đại một cách đích thực, tuy nhiên, là thái độ mà ông ứng dụng các yếu tố về bản chất con người và thực tế tương ứng của chính trị quyền lực.  Khác với St. Augustine, người cũng chú trọng vấn đề tư lợi và đấu tranh cho quyền lực, Machiavelli không coi bản tính tư kỷ, tư lợi, cũng như đam mê hay sử dụng quyền lực, là điều tội lỗi.  Machiavelli là một triết gia theo chủ nghĩa thực nghiệm.  Tâm lý học của ông phát xuất từ quan sát thể cách con người đối xử thực sự với nhau như thế nào (khác với phải đối xử với nhau như thế nào). Vì thế, khi Machiavelli nói rằng con người là xấu, ông giản dị muốn nhấn mạnh rằng con người thường quan tâm đến lợi ích bản thân và cả đam mê và lệ thuộc việc thi hành quyền lực, chứ ông không muốn đưa ra nhận xét đạo đức và tôn giáo.  Là xấu đối với Machiavelli không có nghĩa là tội lỗi mà chỉ có nghĩa đơn giản là những gì con người thể hiện trong tình trạng tự nhiên.  Đối với Machiavelli, không có tội lỗi gì dính dáng đến con người trong hành động vì tư lợi; theo ông, con người hành động vì tư lợi thì chẳng khác gì quả đất quay chung quanh mặt trời. Cả hai đang theo “bản chất” của họ.  Họ đang thể hiện bản tính theo “luật thiên nhiên.”

Với quan điểm của Machiavelli về bản chất con người, nhấn mạnh của ông vào quyền lực như là một biến số hàng đầu trong cách ứng xử chính trị làm cho ý nghĩa nổi bật hơn.  Phân tích chính trị mà ông dùng để hiểu và giảng giải cách ứng xử ấy đã tạo ra một ý nghĩa ưu thế đồng đều.  Machiavelli đề nghị mô tả và giảng giải “phương pháp lý luận về quyền lực” vì ông xem quyền lực như là một vài sự kiện có thể kiểm nghiệm một cách duy nhất đến phân tích hợp lý.  Quyền lực phải hành động phù hợp với việc điều động tư lợi của con người.  Trong phạm vi mà nhà lãnh đạo chính trị hiểu điều này và có thể xác định điều gì mà mọi người mong muốn trong bất cứ tình huống nào, nhà lãnh đạo ấy có thể suy luận hợp lý các loại hành động ông phải sử dụng để duy trì kiểm soát của ông về tình hình.  Điều này, ít nhất, cũng là cách lý luận của Machiavelli.  Các nhà tư tưởng sau đó, những người theo những nỗ lực tiên phong của Machiavelli trong vấn đề này mà đáng chú ý nhất là Thomas Hobbes ở thế kỷ mười bảy, đã cố gắng để biến đổi phương pháp lý luận về quyền lực thành một khoa học quyền lực toàn diện.             

Với hiện tại, chúng ta chỉ cần nhận ra rằng đặc tính đáng chú ý nhất của The Prince rằng nó là một hướng dẫn kỹ thuật phương pháp lý luận về việc chiếm đoạt và duy trì quyền lực chính trị. Chúng ta cũng cần thêm rằng The Prince đã được viết chủ yếu cho một loại quốc vương mới, hoặc cho các doanh nhân chính trị là những người đã được yêu cầu để đạt được tính chất cai trị bởi kỹ năng chính trị của chính mình trong phương cách sử dụng các đòn bẩy quyền lực, hơn là cho người lãnh đạo chính quyền uy của mình theo truyền thống.  Loại quốc vương mới này, nhìn chung, vốn tăng lên càng nhiều trong thời Ý Phục Hưng, thiếu sự hỗ trợ chính thống và vì thế được yêu cầu dựa trên thủ thuật sử dụng hiệu quả quyền lực để chiếm hữu và duy trì địa vị chính trị.  Để thành công, quốc vương mới phải thấu triệt phương pháp lý luận về quyền lực, “the logic of power.”

4) Nguyên Tắc Chính Trị Quyền Lực 

Chúng ta không thể thảo luận tất cả các nguyên tắc chính trị quyền lực của Machiavelli. Tuy nhiên, chúng ta có thể thảo luận các nguyên tắc chính trị quan trọng trong các nguyên tắc ấy, đặc biệt, các nguyên tắc chứng minh rõ nét các cấu trúc căn bản về lý thuyết chính trị và cách ứng dụng các lý thuyết chính trị ấy của Machiavelli.  Chúng ta cũng sẽ thảo luận các nguyên tắc nào có thể áp dụng riêng biệt đến sự hiểu biết về Discourses.  Như chúng ta sẽ thấy, các giả định căn bản nhất của Machiavelli về bản chất chính trị giống nhau trong cả hai tác phẩm mặc dầu ông ủng hộ những lý tưởng chính trị khác nhau trong mỗi tác phẩm.

Trong tác phẩm The Prince, Machiavelli đã giới thiệu hai nguyên tắc chính trị quyền lực liên hệ chặt chẽ với nhau.  Hai nguyên tắc này quan trọng hơn cả trong các nguyên tắc vì cả hai là căn bản cho việc học hỏi và áp dụng cho tất cả các nguyên tắc khác cần thiết để chiếm dụng và duy trì một nền cộng hòa “principality.”  Thứ nhất, Machiavelli nói rằng quốc vương phải nhận thức để suy nghĩ về chính trị theo một đường hướng mới.  Quốc vương phải là một người thực nghiệm thật chính xác trong phân tích chính trị và phải là người lý luận mang máu lạnh trong các kết luận ta rút ra từ phân tích ấy.  Điều này yêu cầu rằng ông phải bỏ qua tất cả ý tưởng đạo đức vì các ý tưởng đạo đức ấy làm lãnh đạo chính trị khó nhận ra thực tế chính trị. 

Thứ hai, quốc vương phải hành động hợp lý như ông đã nghĩ, ngay cả khi điều này có ý nghĩa vi phạm giá trị đạo đức được nhìn nhận một cách tổng quát.  Hãy nhớ lại rằng “một người sống như thế nào khác xa với một người phải sống như thế nào nên bất cứ ai từ bỏ điều gì đã làm cho điều gì phải làm sẽ nhận lấy sự hủy hoại hơn là vẹn toàn của mình…” và “…một người muốn làm một nghề nghiệp tốt vào mọi lúc,” Machiavelli nói. “sẽ đi đến chổ hủy diệt giữa quá nhiều người không tốt” (4).  Tóm lại, nếu một vị quốc vương muốn duy trì quyền lực, ông không thể tự ý luôn luôn đối đải “một cách lý tưởng” được; ông ta không thể đạt mục đích của mình như thể ông ta đang hướng dẫn một lớp học Chủ Nhật. Các nhà độc tài quyền lực yêu cầu phương pháp lý luận hợp lý máu lạnh trong hành động, không kém hơn trong lý thuyết.

Thứ ba, các nguyên tắc tiếp theo của chính trị quyền lực theo một cách phù hợp lý luận từ hai nguyên tắc đầu tiên.  Quan trọng nhất, theo Machiavelli, một quốc vương thông hiểu phải giữ quyền lực toàn bộ nằm trong tay mình và đừng bao giờ để là nguyên nhân cho người khác trở nên lấn thế hơn mình. Do hoạt động cố hữu của bản chất con người, quyền lực mà bị chia sẻ hoặc cho người khác có thể sẽ trở thành đối lực chống lại quốc vương.  Do đó, thật là điều hợp lý bắt buộc, trong chừng mực có thể, không được chia sẻ quyền lực.

Vấn đề, dĩ nhiên, đối với một quốc vương, có thể là khó khăn để giữ toàn bộ quyền lực cho riêng mình vì ông còn phải trông cậy vào người khác trong thiết kế cũng như thi hành chính sách.  Quốc vương phải dựa vào cảnh sát, quân đội, quãng đại quần chúng, cố vấn riêng, và liên minh nước ngoài nếu ông ta muốn cai trị đất nước hữu hiệu.   Hậu quả, một quốc vương phải tìm mọi cơ chế để tối đa hóa sự kiểm soát của ông trên những lực lượng đa dạng vì các lực lượng ấy đe dọa mạnh mẽ đến quyền lực cũng như nguồn gốc của quyền lực ấy.  Quốc vương, vì thế, phải giữ các lực lượng ấy phụ thuộc vào quyền lực của mình và không có cách nào hơn, Machiavelli nói, và điều này yêu cầu quốc vương, Machiavelli biện luận, hoặc vuốt ve hoặc hủy diệt con người.  Tóm lại, quốc vương phải có ý chí để dùng quyền lực, hoặc ở hình thức tuyệt đối hoặc ở hình thức tế nhị.  Trong hình thức dùng quyền lực tuyệt đối, quốc vương có thể được kêu gọi đến cả việc giết kẻ đối kháng với ông, trong trường hợp này, ông không còn sợ hãi họ nữa, hoặc ông có thể ve vuốt họ với thi ân và vì thế làm cho họ lệ thuộc vào và khuất phục trước sự kiểm soát của ông.

Chúng ta đi xa hơn đây để xem tại sao Machiavelli lại gây ra nhiều tai tiếng.  Thật sự chúng ta không ngạc nhiên rằng Giáo hội Công giáo đã đưa tác phẩm của Machiavelli vào đề mục của các sách bị cấm, và rằng các thế hệ của các học giả, lãnh đạo chính trị, ngay cả các nhà tư tưởng mọi loại đã lên tiếng chống lại một “Machiavelli đầy ghê sợ.”  Không có một quy trách nào xem ra cực đoan.  Federick the Great of Prussia, thí dụ, đã viết một bài công kích nổi tiếng tác phẩm The Prince vào năm 1739, trong đó ông gọi Machiavelli là một tội phạm, một con quỷ, và kẻ thù của nhân loại (5).  Căng thẳng đến nỗi mà thành phần đối kháng với Machiavelli sử dụng từ ngữ Machiavellianism như một thể tổng quát để diễn tả các sự đê tiện của chính trị quyền lực. 

Tấn công The Prince của Machiavelli điển hình phần nhiều là văn chương chống những gì liên quan đến Machiavelli, trong đó tấn công này căn cứ trên sự hiểu lầm về nhiều điều mà Machiavelli nói thật sự trong tác phẩm, vì không bất cứ nơi nào ông ca ngợi việc thực hiện quyền lực cho lợi ích riêng của mình, ông cũng không ủng hộ sử dụng quyền lực vô giới hạn.  Hoàn toàn ngược lại trong thực tế.  Như chúng ta sẽ thấy, Machiavelli coi hành vi như vậy là vô lý.  Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải trở lại một lần nữa về dòng này của văn học, bởi vì nó sẽ giúp chúng ta đánh giá tốt hơn những gì Machiavelli thực sự nói là trái ngược với những gì mà trí tưởng tượng của quần chúng đã luôn cho rằng ông ta nói (6). 

Do điều kiện thời gian, ý tưởng rằng con người phải được vuốt ve hoặc bị tiêu diệt là, ít nhất về phương diện lý luận, hợp lý, không thể chối cãi. Nếu con người không tuân theo tự nguyện, họ phải bị bắt buộc hoặc tác động để tuân hành. Đây là một kết luận đúng thực tế và hợp lý đối với Machiavelli, không phải là một sự biện hộ về bạo lực như là một mục đích trong biện hộ ấy.  Quốc vương phải thi hành quyền lực để duy trì vị trí của mình và bạo lực là một trong những công cụ để thực hiện quyền lực ấy.  Như vậy, sự thật là phải sử dụng quyền lực khi cần thiết.  Chỉ có một câu hỏi thực tế cho Machiavelli ngay đấy là “Bạo lực có thể sử dụng như thế nào để có thể hữu hiệu nhất?” không phải là “Nó có hợp luân lý để sử dụng bạo lực không?”  Thật vậy, một quốc vương thông minh ngay cả không cần nêu lên câu hỏi như thế, Machiavelli nói, vì rằng, đến một mức độ nào đó, quốc vương tự mình quan tâm với vấn đề đạo đức, ông sẽ không sử dụng được bạo lực chính xác, nếu không nói là tất cả, khi cần thiết.  Quan tâm đạo đức gây đắn đo, câu nệ đạo đức, một điều kiện không thuận lợi cho việc sử dụng bạo lực có hiệu quả.                                                                                         

Vậy thì, quốc vương phải sử dụng bạo lực thế nào để đạt hiệu quả tối đa.  Một lần nữa, chúng ta phải ghi nhận một vài nguyên tắc tổng quát .  Trong vị thế đầu tiên, quốc vương không được sử dụng bạo lực nào cả, trừ khi tuyệt đối cần thiết vì bạo lực có xu hướng gây nguy cơ đề kháng và do đó gây ra đe dọa đến an ninh của quốc vương.  Trong vị thế thứ hai, Machiavelli nói, nếu phải dùng bạo lực, nó phải được dùng nhanh chóng và tàn nhẫn, không xót thương.  Điều này là như thế, Machiavelli nói, vì con người “…sẽ trả thù cho chính mình khi bị tổn thương ít, và không thể trả thủ vì tổn thương nhiều” (7).  Vì thế “…tổn thương… mà chúng ta gây ra cho một người phải là như thế để chúng ta không còn sợ người ấy trả thù” (8).

Hãy ghi nhận các lý luận không thể ngăn cản được về những gì Machiavelli nói ở đây. Nếu bạo lực gây hiểm nguy kháng cự, điều rõ ràng là bạo lực cần phải được tránh tất cả nếu có thể. Và nếu bạo lực cần phải sử dụng, nó được thực hiện theo một cách là cách giảm thiểu sức kháng cự. Rõ ràng, giết kẻ thù của một người là để tạo trật tự vì một người chết, theo định nghĩa, không có khả năng kháng cự.  Và bất cứ điều gì không đủ giết hại thì cũng phải hữu hiệu để hoàn thành cùng mục đích: tiêu hủy hoàn toàn kẻ thù của một người coi như là tiêu diệt sức mạnh chính trị của kẻ thù người ấy.

Phân tích của Machiavelli căn cứ trên các quan sát đầy sâu sắc đến bản chất con người.  Khi con người là mục tiêu của bạo lực không bị tiêu diệt hoàn toàn, con người sẽ tìm cách trả thù.  Họ sẽ làm điều này, Machiavelli nói, vì bạo lực có một đặc tính đáng tiếc là tạo nên nguy cơ hận thù, một vài điều nào đó mà quốc vương, ông nhấn mạnh, cần phải tránh bằng mọi giá, vì hận thù là một đam mê không giống như những đam mê khác, ngoại trừ đam mê tình yêu. Hận thù vận chuyển bên ngoài cá nhân, và tạo cho cá nhân không tính toán lợi lộc của mình.  Con người đã thù hận thì luôn muốn trả thù mọi cách, ngay cả phải hy sinh tính mạng.  Vì thế, quốc vương, người đã tạo ra thù hận cho mình, cứ phải rơi vào tình huống đương đầu với con người mà ông không còn kiểm soát nữa.  Như chúng ta biết, quyền lực chỉ hữu hiệu chừng nào vị quốc vương có khả năng đặt tin cậy trên các hoạt động bình thường của bản chất con người.

Phân tích về bạo động này chỉ ra một vài điều về các hình thức không-bạo-động của quyền lực mà chúng ta phân loại như vận động điều khiển “manipulation.”  Machiavelli cho rằng các quy luật vận động để lôi cuốn con người đối nghịch với các quy luật bạo động mặc dầu nguyên tắc cắt nghĩa giống nhau.  Nguyên tắc ấy, để lặp lại, là rằng quốc vương phải kêu gọi đến lợi lộc của người khác theo cách là lợi lộc ấy vẫn còn lệ thuộc vào ông và không có cách nào hơn.  Bạo lực phải được sử dụng một cách nhanh chóng và không nhân nhượng vì dùng cách khác quốc vương có thể không có cách nào để duy trì kiểm soát.  Nếu bạo lực được sử dụng một cách chậm chạp và giới hạn, bạo lực, nói giản dị, sẽ tạo thù hận và khuyến khích kháng cự.  Các hình thức không-bạo-động của quyền lực, mặt khác, như tặng quà hay thi ân, phải được áp dụng qua một thời gian lâu dài, Machiavelli nói, để duy trì lệ thuộc vào quốc vương.  Vì thế, Machiavelli kết luận, “Tổn thương phải được thực hiện một loạt với nhau để họ ít cảm thấy đau đớn và bớt chống đối hơn.  Lợi lộc phải được ban phát từ từ để mà họ có thể thưởng thức tốt hơn (9).

Điều này đưa chúng ta đến quy luật thứ ba về bạo động tiếp theo sau quy luật thứ hai rằng “tổn thương phải được thực hiện một loạt với nhau.”  Hãy nhớ rằng quy luật thứ nhất là thực hiện mọi cố gắng đừng sử dụng bạo lực.  Trong chừng mực có thể, Machiavelli nói, quốc vương phải kiếm một người nào nữa để gây tổn thương cho kẻ ông muốn.  Bất cứ thù hận đến từ đâu sau đấy cũng sẽ hướng về kẻ gây ra bạo động mà không nhắm đến quốc vương.  Hơn thế nữa, một khi một cuộc bạo động bị buộc tội, quốc vương có thể gặt hái thêm nhiều lợi ích bằng cách dùng một chiến thuật xảo quyệt mà Machiavelli mô tả bằng cách trưng dẫn một thí dụ rút ra từ cuộc sống của Cesare Borgia lý tưởng của một quốc vương thông minh đương thời của ông.  Trong thí dụ sau đây, Borgia hiện tại đã kiểm soát được một nước cộng hòa nhỏ được cai trị rất kém cỏi.  Kết cục, Machiavelli nói:

Ông xác định rằng nếu ông muốn tạo hòa bình cho quốc gia và tuân hành luật pháp của nhà cai trị, điều cấn yếu là tạo cho quốc gia ấy một chính phủ tốt.  Vì thế, ông chỉ định Messer Remirro de Orco, một người có khả năng và độc ác, đến lãnh đạo chính phủ ấy với toàn bộ quyền hành.  Người này, sau một thời gian rất ngắn, đã tạo cho tỉnh ấy hòa bình và thống nhất, và chính việc làm này đã làm cho ông vang danh lớn.  Quốc vương, sau đấy, quyết định rằng quyền lực quá mức ấy không cần sử dụng nữa vì ông sợ rằng nó sẽ trở nên bị khinh thường và lập ra một tòa án dân sự ở trung tâm của tỉnh với một người đứng đầu rất xuất chúng, ở đấy mỗi thành phố có một hội viên riêng.  Và vì quốc vương tin rằng những biện pháp khắc khe trong quá khứ chắc chắn đã tạo nên một số căm thù, nên ông muốn thể hiện như thế để thanh thỏa với mọi người và kéo họ về phía mình hoàn toàn, và rằng nếu bất cứ hình thức độc ác nào xẩy ra, nó không bắt nguồn từ ông mà từ bản tính gay go của người bộ trưởng của ông.  Và cơ hội để thực hiện điều này đã đến, một buổi sáng tại Cesena, quốc vương đặt Messer Remirro de Orco trên quảng trường trong hai mảnh của cái gông bằng gỗ và chiếc dáo dính máu bên cạnh. Cảnh tượng dã man như thế đã đem lại cho nhân dân lúc ấy cả thỏa mãn và vui vẻ (10).

Ngay cả bạo lực vốn gây ra thù hận cũng có thể, trong vài tình huống, hoạt động đem lại lợi ích cho quốc vương nếu ông sử dụng có trí tuệ.  Nhưng, như ví dụ vừa chỉ rõ, quốc vương chỉ có thể dùng bạo lực một cách khôn ngoan nếu ông là người có máu lạnh hoàn toàn và đắn đo, có nghĩa là, ông chỉ sử dụng bạo lực hữu lý để đạt mục đích mong muốn mà không để những đắn đo luân lý làm mờ phán đoán của ông.  Điều này hoàn toàn khác hơn việc dùng bạo lực cho mục tiêu riêng tư.  Cesare Borgia không được ca ngợi bởi Machiavelli vì ông bạo động, nhưng vì ông dùng bạo động quá lạnh lùng và hữu lý để đạt mục tiêu (11).  Một lần nữa, Machiavelli không ủng hộ việc sử dụng vô giới hạn bạo động, nhưng ủng hộ việc sử dụng bạo động ngược lại (12).

Machiavelli thảo luận một số nguyên tắc khác về chính trị quyền lực trong The Prince, tất cả các nguyên tắc ấy đặt căn bản trên châm ngôn căn bản rằng quốc vương, trong chừng mực có thể, phải giữ quyền lực trong tay mình và duy trì các người khác lệ thuộc vào mình.  Đối với mục đích này, Machiavelli nói với quốc vương rằng điều tốt hơn là để được sợ hơn là được yêu, vì “…con người yêu do ý chí của mình, nhưng sợ do ý chí của quốc vương và … một quốc vương thông thái tin cậy vào những gì nằm trong quyền lực của mình và không tin cậy những gì trong quyền lực của những người khác…” (13) Cùng lý luận ấy, Machiavelli cố vấn cho quốc vương, trong những gì mà có lẽ là phép ẩn dụ nổi tiếng của ông, rằng “quốc vương phải biết sử dụng tốt bản chất của loài thú, phải chọn giữa các con thú ấy là cáo và sư tử; vì sư tử không thể bảo vệ mình tránh bẫy và cáo không thể bảo vệ mình trước chó sói”(14). Và nhiều quy luật chính trị quyền lực khác mà Machiavelli đã thảo luận trong The Prince cũng một loại như thế.  Những quy luật ấy là những quy luật hợp lý rút ra từ những quan sát thực nghiệm nhằm mục đích tối đa hóa quyền lực của nhà vua.

Một nguyên tắc, tuy nhiên, đáng ghi nhận đặc biệt.  Theo Machiavelli, quốc vương phải tìm kiếm sự hỗ trợ ở nhân dân hơn là trông cậy vào tầng lớp quý tộc vì “mục đích của quần chúng lương thiện hơn mục đích của tầng lớp quý tộc, tầng lớp sau muốn áp bức và tầng lớp trước chỉ tránh áp bức (15).  Vì nhân dân chỉ muốn được sống đơn độc, họ không thích thụ đắc quyền lực, họ cũng không có khả năng chính trị cần thiết để tranh chiếm nó ngay cả khi họ muốn, Machiavelli nói.  Và vì họ không đe dọa đến quyền lực của quốc vương, thế cho nên thật là thực tế và hữu lý để quốc vương tìm kiếm sự hỗ trợ giữa tầng lớp quần chúng,  Trong The Prince, ít nhất, vấn đề không phải là tình cảm nhưng chính là khoa lý luận dứt khoát của quyền lực chính trị đã phán rằng các nhà lãnh đạo chính trị phải dựa vào khối công dân trung bình.

Tuy nhiên, có nhiều điều quan tâm hơn đến những những gì Machiavelli nói về nhân dân hơn là về chính trị thực tế.  Ông đã tìm thấy những khám phá quan trọng rằng một chế độ căn cứ trên sự hỗ trợ của quần chúng bao giờ cũng bền vững hơn một chế độ hỗ trợ bởi tầng lớp quý tộc.  Khám phá này mâu thuẫn với thừa nhận phổ thông rằng, chúng ta hãy lấy thí dụ riêng của Machiavelli, “…Ai đó xây dựng niềm tin trên nhân dân xây dựng trên bùn” (16).  Tin tưởng vào sự thiếu toàn thiện chính trị của quần chúng đi trở lại rất xa về Plato và giới quý tộc ở thời kỳ Machiavelli nghiêng về một tầng lớp lãnh đạo nhóm Platonic, “Platonic elitism,” với tin tưởng vào sự thiếu tinh tế chính trị của người công dân trung bình.

Ở đây, chúng ta quan sát quyền lực thực tế của chủ nghĩa thực nghiệm của Machiavelli.  Bằng cách quan sát kỹ lưỡng hơn là căn cứ những phán đoán chính trị trên các ý kiến chung, Machiavelli có thể cho chúng ta rõ rằng sự thiếu tinh tế chính trị không phải là nguyên nhân của bất ổn nhưng ngược lại.  Cẩn thận quan sát cho biết rất chính xác rằng giới quý phái tinh tế chính trị hình như hầu hết nghi ngờ những động lực của quốc vương để không tin cậy vào các hoạt động của ông và nhìn vào mặt sau của động lực ấy để tìm các ý nghĩa ẩn dấu.  Khi họ thiếu tin cậy, họ có thể trở nên ít tuân hành hơn, và hình như nhiều người không tuân hành quốc vương và kháng cự lại sự cai trị của ông.  Hơn thế nữa, cùng với sự tinh tế chính trị, sự ham muốn quyền lực của họ cũng xuất hiện, và quả đúng rằng, theo Machiavelli, điều ấy là nguồn gốc của xáo trộn và bất ổn chính trị.

Điều này không có nghĩa là Machiavelli tin rằng con người sinh ra với bản tính tự nhiên tốt.  Chính vị trí xã hội đem lại cho họ sự bình thản và trầm tỉnh chứ không phải là bất cứ khuynh hướng bẩm sinh nào cả.  Do nhiều tình huống xác đáng, Machiavelli nhận ra rằng nhân dân cũng đối xử chẳng khác gì những người quý phái.  Tất cả mọi người, ông nhấn mạnh, sẵn sàng biểu hiện bản tính “xấu xa” khi thuận lợi, và người lãnh đạo thông minh luôn lưu tâm đến sự kiện này.  Hơn nữa, ngoại trừ con người đã tự biến mình thành hư hỏng, Machiavelli nói, sự ngây ngô chính trị và ham muốn tự do hơn là quyền lực biến họ thành nhóm lý tưởng trên đó quốc vương xây dựng sự hỗ trợ của mình.

5) Machiavelli, The Discourses và Dân Chủ

The Discourses tác gia Machiavelli

Chính vào lúc này mà chúng ta phải nói đôi điều về The Discourses, vì chính sự phát hiện của ông về giá trị chính trị của người dân mà Machiavelli ủng hộ một khuôn mẫu chính phủ cộng hòa hay “dân chủ” đã hiện hữu tại Florence trước khi Medici trở lại.  Thật vậy, một vài người muốn tranh cãi rằng Machiavelli đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầu tiên của một chính thể quốc gia dân chủ hiện đại mà sự ổn định của nó dựa vững chắc trên khả năng huy động hỗ trợ của quần chúng (17).  Và trong lúc The Discourses đứng như vị thế điều chỉnh cho ý kiến tán thành chủ nghĩa quân chủ trong The Prince, cần phải để ý rằng không có sự khác biệt căn bản nào giữa hai tác phẩm. The Prince được sáng tác nhằm chống lại một bối cảnh bất ổn và thối nát chính trị.  The Discourses được viết với một vị thế lý tưởng hơn trong tư tưởng.  Hai luận thuyết của Machiavelli phản ảnh các điều kiện xã hội khác biệt, không phải những giả định khác biệt về bản chất chính trị. 

Vậy thì hệ thống cộng hòa lý tưởng của Machiavelli như thế nào?  Để bắt đầu với vấn đề, hệ thống ấy là “tự do” và “dân chủ,” nhưng, dĩ nhiên, phải được hiểu rằng trong tư tưởng Machiavelli không có dân chủ tự do trong ý nghĩa đương thời.  Về mặt dân chủ, ông thừa nhận quyền đầu phiếu với nhiều hạn chế hơn sự đầu phiếu của chúng ta quen thuộc ngày nay.  Đối với lý tưởng tự do, Machiavelli không có chủ nghĩa tự do hiện đại dân sự, ông không quan tâm về tự do phát biểu hay báo chí trong trừu tượng; ông hy vọng kiểm duyệt khá chặt cách cư xử và đạo đức.  Tự do đối với Machiavelli có nghĩa là quyền của nhân dân để sống đời sống từ ngày này qua ngày khác tự do tương đối và tham dự vào việc chọn lựa người lãnh đạo không bị bắt buộc hoặc giới hạn.

Tuy nhiên, đối với tất cả điều này, các ý tưởng tự do và dân chủ của Machiavelli hoàn toàn tiến bộ vào thời kỳ của ông.  Không những ông chỉ ủng hộ những gì về thời kỳ của ông là mức độ tham dự chính trị rộng rãi của quần chúng nhưng, khi lưu ý đến tự do chính trị, ông lý luận rằng sự mâu thuẫn giữa nhiều nhóm riêng biệt làm phát sinh những ý tưởng khác biệt sẽ tăng cường thật sự tiềm lực quốc gia.  Ở đây, Machiavelli đã tiến bộ rất xa thời đại của ông vì sự hiểu biết chính trị thông thường đã đưa ra nhận định một cách tổng quát rằng xung đột gây đổ vỡ trật tự chính trị và phải được tránh xa bằng mọi giá.  Nhưng Machiavelli hiểu rằng mâu thuẫn chính trị, chừng nào chưa biến thành bạo động, sẽ đóng góp vào sức mạnh cũng như tồn tại cho nền cộng hòa và rèn luyện cho nhân dân đạo đức công dân.  Trong nhiều cách, ý tưởng về va chạm được kiểm soát này nổi bật ở Arisotle, nhưng điều quan trọng hơn là nó mang vào tâm trí ta nền dân chủ tự do hiện đại như Hoa Kỳ vốn được đặt trên tiền đề mâu thuẫn giữa nhiều nhóm xã hội khác biệt.  Các nhà khoa học chính trị đương thời gọi điều kiện của mâu thuẫn nhóm này là đa nguyên, “pluralism,” cái gì đó bây giờ được xem như là điều kiện thiết yếu, “sin qua non,” của một xã hội tự do.

Machiavelli xác quyết rằng lý tưởng cộng hòa này chỉ có thể hiện hữu chừng nào nhân dân duy trì không bị suy đồi.  Họ phải được huấn luyện trong đạo đức công dân, trong tình yêu tổ quốc, và trong khuynh hướng tự nhiên về con người nữa để tối đa hóa phúc lợi của họ với các chi phí của toàn xã hội sẽ trở thành quan trọng hàng đầu.  Trong những điều kiện suy thoái, lý tưởng cộng hòa sẽ trở nên trống rỗng và, nhân dân sẽ từng bước mất tự do của họ. Vì mỗi lần bầu không khí trở nên thối nát bởi tư lợi, Machiavelli nhấn mạnh, sự kiểm soát chỉ có thể duy trì được bởi một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, tức là người muốn nắm trong tay quyền lực trong phương cách yêu cầu cho Lorenzo trong The Prince.

Nhằm huấn luyện nhân dân nhận thức rộng rãi hơn công việc công cọng, và vì thế tránh cho họ khỏi suy đồi, Machiavelli lý luận rằng toàn thể trật tự xã hội ràng buộc lý tưởng cộng hòa của ông phải được kiến trúc theo một cách đặc biệt.  Để bắt đầu với công việc, Machiavelli nói, một chính phủ cộng hòa phải căn cứ trên bình đẳng nhiều mặt, không chỉ bình đẳng chính trị, nhưng cả bình đẳng xã hội nữa. Vì bất bình đẳng lớn, Machiavelli nhấn mạnh, là một trong những nguyên nhân căn bản của bất đồng chính trị giữa các nhóm riêng biệt trong xã hội và, cuối cùng, các cuộc tranh giành quyền lực giữa họ.

Nhấn mạnh bình đẳng của Machiavelli như là một điều kiện cần thiết cho một hệ thống dân chủ ổn định mang tinh thần cuộc thảo luận của Aristotle về chính thể của cũng như thừa nhận của ông rằng một chính thể cộng hòa hợp pháp và ổn đình cần toàn bộ thành phần của các tổ chức xã hội hữu hiệu để ràng buộc quốc gia và luật lệ của nó.  Giống như các nhà tư tưởng cổ điển, Machiavelli hiểu rằng chỉ một kiến trúc luật pháp không đủ hữu hiệu.  Môt hiến pháp hợp pháp có thể hoạt động được cần một thỏa hiệp xã hội liên hệ, đó là, một mạng lưới nhiều cơ chế xã hội hỗ trợ kiến trúc luật pháp của quốc gia.  Và trong những cơ chế này, Machiavelli nói, không có cơ chế nào quan trọng hơn tôn giáo.

Quan điểm như thế hình như trước hết gây bất ngờ đối với chủ nghĩa thế tục mà Machiavelli đã đưa ra và sự kiện ông ta không có tôn giáo.  Theo Machiavelli, tôn giáo tạo một “ngăn cản thiêng liêng” đến luật pháp mà không có nó con người không có lý do để vâng lời.  Đây là tại sao Machiavelli nói:

…giữ vững các cơ chế thiêng liêng là chính nghĩa lớn lao của các nền cộng hòa; không lưu tâm đến các cơ chế ấy là nguyên nhân của mọi đổ vỡ, vì ở đâu thiếu nể sợ Thượng Đế, một vương quốc hoặc đi đến suy tàn hoặc được chống đỡ bởi sự nể sợ của vị quốc vương, người được tạo nên vì thiếu tôn giáo.  Và vì cuộc sống của các quốc vương ngắn ngủi, vương quốc cũng tan rã như khi quốc vương sai lầm (18).

Từ một quan điểm chính trị, Machiavelli cũng đồng ý bằng tất cả tấm lòng với biện luận của Voltaire, “Nếu Thượng Đế không hiện hữu, điều cần thiết là phải sáng tạo ra một vị.”  Vì con người thiếu tinh tế, họ cần một cơ quan siêu nhiên để hỗ trợ phía sau luật pháp và, thật vậy, phía sau tất cả các cơ chế xã hội.   Nhưng những thắc mắc về mẫu mực có giá trị nào mà thượng đế chọn lựa, hoặc là cơ chế tôn giáo được kiến trúc như thế nào, mà Machiavelli quan tâm chỉ ở trên va chạm về tốt hay xấu ở phạm vi chính trị.  Chính vì lý do chính trị này mà Machiavelli nhấn mạnh rằng quốc gia phải kiểm soát tôn giáo và giáo điều tôn giáo.

Machiavelli chỉ trích giáo hội vào thời của ông về các lý do chính trị chứ không phải tôn giáo.  Ông nhận thấy rằng sự hiện hữu và sự đấu tranh không ngừng nghỉ của nhà nước giáo hoàng để chế ngự công việc chính trị là nguyên nhân chính tạo ra sự bất lực cho việc kết hợp nước Ý thành một đơn vị chính trị duy nhất.  Nhưng sự chỉ trích chính trị của Machiavelli về giáo hội vượt khỏi sự cáo buộc chủ ý dính líu của giáo hội vào các công việc thế nhân.  Ông cũng chỉ trích một lần nữa việc giảng dạy của giáo hội không vì lý do tôn giáo nhưng vì các lý do chính trị.  Và, một cách chính trị, Machiavelli là người tỏ ra có tình cảm lẫn lộn nhất về Cơ Đốc Giáo, vì đạo này dạy các đức tính về ngoan ngoãn và khiêm nhường với ngôn ngữ khác hơn là đức tính chính trị của sức mạnh và lòng can đảm, đức tính, mà Machiavelli nhấn mạnh được yêu cầu để để gìn giữ quốc gia, hãy cho nó là một tiểu quốc hay một nền cộng hòa.  Ông lý luận rằng nguyên tắc của Cơ Đốc Giáo

hình như làm cho con người yếu đuối và tạo nguyên nhân để họ trở thành miếng mồi cho những người có tâm địa xấu xa có cơ hội chế ngự họ một cách an toàn khi những người này thấy rằng phần lớn con người nghĩ đến việc lên Thiên Đàng nhiều hơn bằng cách chịu đựng những tổn thương hơn là trả thù những người xấu xa ấy (19). 

Trong phạm vi Machiavelli đã có một sở thích tôn giáo, đó chính là tôn giáo ngoại đạo thời trung cổ mà, ông nói, “…chỉ tôn thờ những nhân vật đạt được những vinh quang lớn lao, như là các vị tư lệnh quân đội và nguyên thủ của các chế độ cộng hòa, trong lúc tôn giáo của chúng ta tuyên dương những người bình thường và đáng ngưỡng mộ hơn những người hành động” (20). Một tôn giáo của một người, một thuyết thần học về hành động – nói chung, một tôn giáo chính trị – đây là ý tưởng của Machiavelli, một ý tưởng không hiện hữu từ thời cổ đại cổ điển.  Ở cả Hi lạp và La mã, tôn giáo ngoại đạo là một quốc giáo đã vinh danh quốc gia và những người hành động, hay những người sáng lập và bảo vệ quốc gia ấy.  Để làm cho quyền thiêng liêng cao hơn thế tục, Cơ Đốc Giáo đã đặt quốc gia lệ thuộc quá nhiều vào giáo hội, đến nỗi ngay cả St. Thomas cũng không hợp pháp hóa toàn bộ quốc gia và cũng không có những hoạt động chính trị cần thiết để bảo tồn quốc gia nữa.  Để trở về với lý tưởng cổ điển, Machiavelli chỉnh lại, nếu không phải chỉ về mặt lý thuyết, lý tưởng hiện đại phải tách rời giữa các lý tưởng chính trị và tôn giáo (nhưng, dĩ nhiên, với cái giá của các lý tưởng Cơ Đốc Giáo rằng giá trị tôn giáo cao hơn giá trị chính trị.) (21).

Như vậy sau đó là lý tưởng cộng hòa của Machiavelli: một chính phủ “dân chủ” và “tự do” giới hạn bởi nguyên tắc luật lệ và những ràng buộc bởi những giá trị tôn giáo và xã hội được gìn giữ thâm sâu đã từng khuyến khích đức tính công dân và tình yêu đất nước.  Lý tưởng của Machiavelli được rút ra từ nền cộng hòa La mã mà ông đã nhắc nhở từ lần này đến lượt nọ trong The Discourses, cũng như nhiều nhà tư tưởng Phục Hưng khác đã sử dụng các tư tưởng mà họ ra từ thời cổ đại cổ điển.  Và, trong lúc Machiavelli hiểu rằng “lý tưởng La mã” của ông không có cách nào phù hợp với những điều kiện thực tế của Ý thời Phục Hưng, thì ông hy vọng nhà lãnh tụ uy tín có thể tạo được điều kiện cho thực tế ấy.  Ông hy vọng các nguyên tắc chính trị quyền lực ông đã giảng giải trong The Prince có thể cung cấp cho các nhà lãnh đạo lớn phương cách vượt quá các quyền lực chính trị.

Tuy nhiên, không kém hơn một tiểu quốc cộng hòa, một chính quyền cộng hòa yêu cầu sự lãnh đạo xuất sắc và Machiavelli là người đầu tiên thừa nhận rằng sự lãnh đạo nền cộng hòa có thể tự nó không tách biệt khỏi những thực tế chính trị hơn sự lãnh đạo một tiểu quốc cộng hòa.  Ngay cả quyền lực cưỡng bức thỉnh thoảng sẽ phải được áp dụng, và trong vài cộng hòa sẽ phải áp dụng như thế nhiều hơn các cộng hòa khác vì có rất nhiều thứ cộng hòa, Machiavelli lý luận, mà vài trong các nền cộng hòa ấy bất ổn và trên đà suy thoái.

Hơn thế nữa, không có vấn đề các điều kiện nội bộ lý tưởng phải như thế nào, nền cộng hòa phải được hiện hữu giữa các quốc gia khác vốn thường xuyên đe dọa sự tồn tại của nó.  Các điều kiện ấy khơi động chính trị quyền lực, các điều kiện được thảo luận một cách căng thẳng trong The Prince, bao giờ cũng hiện diện trong các công việc quốc tế.  Kết cục, lãnh đạo của một nền cộng hòa phải thực hành tốt các nguyên tắc chính trị quyền lực trong giao tế với các nước ngoài ngay cả khi người lãnh đạo ấy có thể thay đổi các nguyên tắc ấy về phương diện nội bộ.                                                                                                 

Tuy nhiên, trong khi chính trị quyền lực không bao giờ có thể được vượt qua hoàn toàn, nhất là vấn đề quốc tế, Machiavelli tin tưởng chắc chắn rằng trong một nước cộng hòa được thành lập kỹ cương, tuân hành pháp luật đòi hỏi không được cưỡng bức nhưng do kết quả hầu như tự nhiên từ tin tưởng của con người vào trật tự xã hội và các truyền thống văn hóa mà trên đó trật tự ấy đặt căn bản.  Hậu quả, lãnh đạo của một nền cộng hòa đòi hỏi không được cưỡng bức hay vận động lôi kéo không ngừng nghĩ.  Họ không bị đe dọa thường xuyên bởi nhiều người muốn chiếm đoạt quyền lực, vì ngay cả những người này hiện hữu, họ cũng bị ràng buộc bởi nhân dân đang ước vọng tự do và sống còn của xứ sở thân yêu của họ.  Tóm lại, căn bản toàn bộ của tuân thủ pháp luật trong một thể chế cộng hòa, “republic” thì khác biệt hơn trong thể chế tiểu quốc, “principality.”  Trong chế độ cộng hòa, quyền lực, “power,” không phải là ưu tiên hàng đầu tạo ra phục tòng, “obedience” (mặc dầu quyền lực không bao giờ hoàn toàn vắng mặt), nhưng là quyền uy, “authority.”

Quyền uy, giống như quyền lực, là một thuật ngữ chúng ta dùng để miêu tả như thế nào và tại sao nhân dân tuân hành luật pháp và hỗ trợ các cơ chế chính trị của họ.  Khác với quyền lực, tuy nhiên, quyền uy hiện hữu ở đâu nhân dân tuân hành ở đó vì họ tin rằng tuân hành luật pháp là đúng đạo lý, không phải chỉ giản dị là tư lợi, để tuân hành.  Không có gì để đôi chối cả, các hệ thống chính trị tồn tại lâu dài đều căn cứ trên quyền uy.  Trong các hệ thống chính trị, trái lại, không miên viễn, sự lãnh đạo được điều động để áp dụng những nguyên tắc quyền lực chính trị mà Machiavelli giới thiệu trong The Prince, vì ở đâu mà các quyền lực điều khiển đạo đức nội bộ đang khiếm khuyết, luật pháp chỉ được thi hành bằng vũ lực.

Thật rõ ràng rằng Machiavelli thích quyền uy hơn quyền lực và vì một lý do thực dụng:  Quyền lực, đặc biệt là quyền lực cưỡng bức ngoại tại, là một phương tiện kinh khiếp không hiệu quả để ép buộc tuân thủ.  Quyền lực đòi hỏi các nguồn tài nguyên đầy đủ để gờm súng vào đầu toàn thể nhân dân: lực lượng quân đội, cảnh sát, mật thám nội bộ, và còn nhiều nữa.  Ngay cả sau đấy, quyền lực vật chất thường xuyên không hữu hiệu vì nó chỉ giản dị không thể trong hầu hết mọi tình huống sử dụng bạo lực để đưa nhân dân vào lề lối.

Hơn thế nữa, Machiavelli nhấn mạnh nhiều lần rằng sử dụng vũ lực quá độ là tự mình đánh bại lấy mình.  Ông cũng chỉ ra rằng, càng dùng bạo lực, sức đối kháng càng nguy hiểm hơn.  Và hoàn toàn ngoài đặc tính không mong muốn này, cảnh sát và lực lượng quân sự được yêu cầu áp dụng bạo lực có thể tự quay lại chống quốc vương.  Trong The Prince, Machiavelli biện luận rằng lãnh tụ chính trị phải để mắt đến những cố vấn tin cậy của họ, tưởng tượng bao nhiêu sâu sát quốc vương phải quan sát tận mắt các lực lượng cảnh sát riêng của họ khi các lực lượng này trở nên căn bản rõ nét cho sự cai trị của ông.

Cũng chính vì các lý do này mà các chế độ quân sự và nhiều hình thức chế độ độc tài khác cố hữu không bền vững.  Các chế độ này không có sự ủng hộ đạo đức thực tế, đó là, không có quyền uy, và không có khả năng dùng quyền lực vật chất hữu hiệu và có tác dụng. Và cơ chế kiểm soát mà trên đó chế độ phụ thuộc thường quay lưng lại với chế độ, thông thường xẩy ra những cuộc đảo chính.

Ngoài ra, còn có một bất lợi lớn nữa về quyền lực mà Machiavelli đã lôi cuốn chú ý của chúng ta trong The Discourses:  Chế độ chỉ có thể tồn tại chừng nào vị quốc vương còn sống hay còn duy trì được cương vị.  Nhưng quyền uy là một cái gì đó vượt quá đời người hay tác dụng của một quốc vương, vì quyền uy là một thiên hướng đạo đức trên một phần của con người để tuân hành luật pháp bất kể người nào cai trị hay quốc vương thi hành luật pháp qua đe dọa hình phạt tác dụng như thế nào.  Đây là lý do tại sao Machiavelli biện luận rằng nhiệm vụ hàng đầu cho sự lãnh đạo một chế độ cộng hòa, và trong chừng mực có thể thậm chí là trong nhiệm vụ lãnh đạo tiểu quốc cộng hòa, là tạo điều kiện cho quyền uy.  Machiavelli viết:

Sự an toàn, vì thế, của một nền cộng hòa hay một vương quốc không thể coi là tồn tại do một quốc vương cai trị khôn ngoan trong lúc vị quốc vương đang sống còn, nhưng do một quốc vương tổ chức một chính phủ trong một đường lối như thế, khi đường lối ấy được duy trì trong biến cố ông ta từ trần (22).

Ở đây, có lẽ, chúng ta có thể thấy với nhiều ấn tượng hơn trước về sự quan trọng của các cơ chế tôn giáo đối với Machiavelli.  Chúng ta hãy nhớ lại biện luận của ông ta rằng trong lúc sự sợ hãi của một quốc vương có thể “…nhất thời hỗ trợ mong ước tôn giáo…vương quốc sẽ bị hũy diệt khi quốc vương sai lầm trong đức độ.”  Sự sợ hãi, một cơ cấu của quyền lực, chỉ có thể tác dụng chừng nào quốc vương còn tác dụng, nhưng tôn giáo không tính toán thiên hướng đạo đức để tuân hành luật pháp và hỗ trợ trật tự xã hội, vốn vượt qua đời sống hay sự hữu hiệu của quốc vương.  Tôn giáo, nói một cách khác, là căn bản sơ khởi của quyền uy đối với Machiavelli.  Vì lý do này mà Machiavelli đồng ý ngay cả một vị trí cao hơn cho những đấng sáng tạo tôn giáo hơn là những người thành lập quốc gia.

Nhưng tôn giáo, hãy nhớ lại, phụ thuộc vào tính chất tác dụng của nó lên con người mà tính chất phát chủ yếu của họ dẫn đến chấp nhận một cách không lưu tâm vài “sự thật tôn giáo” và tính chính đáng luân lý về trật tự xã hội của họ nói chung.  Đây thể hiện sự du nhập thực tế về những khám phá “con người” của Machiavelli: một chế độ dân chủ thể hiện bền vững hơn các chế độ khác vì chế độ ấy có khả năng nhiều nhất để tạo ra quyền uy.

Thế cho nên, chúng ta kết luận phân tích của chúng ta về The Discourses và lý tưởng cộng hòa của nó với hình ảnh của Machiavelli mâu thuẫn hoàn toàn hình ảnh quần chúng đã thay đổi hình dạng qua nhiều thế kỷ chống chủ nghĩa Machiavellism.  Không những Machiavelli từ chối bạo động vô giới hạn, một mẫu mực cực đoan của quyền lực, ông còn kêu gọi chất vấn về giá trị tối hậu của quyền lực.  Thật vậy, nếu chúng ta tóm lượt toàn bộ lý thuyết chính trị của Machiavelli, nó có thể thay đổi trên hầu hết từng quan điểm.  Vì thật hoàn toàn chính xác để nói rằng Machiavelli là một người dân chủ và là một người tự do, vốn tin tưởng quốc gia phải được vượt dậy bằng quyền uy, căn cứ trên nguyên tắc luật pháp, thắt chặt bởi các cơ chế tôn giáo, hỗ trợ bởi sự bình đẳng của mọi công dân, và được cai trị bởi những người với quan niệm tôn trọng phúc lợi công cọng.

6) Machiavelli với Các Cáo Buộc. 

Tại sao, sau đấy, hình ảnh quần chúng và lịch sử lâu dài chống văn chương của Machiavellian lại buộc tội Machiavelli về những ý tưởng ông không bao giờ có hay biện luận?  Câu trả lời, ít nhất một phần, hình như không phải rằng văn chương này đã sai lầm trong trực giác mà Machiavelli đã nói một vài điều mới lạ quá khích và khác thường, nhưng trong thiếu sót cái gì đó qua vài sự việc đang diễn tiến.  Điều đích thực mới lạ trong Machiavelli không phải là điều mà ông thanh minh việc sử dụng quyền lực vô giới hạn nhưng là điều mà ông đứng đối kháng đến truyền thống thời trung cổ và cổ đại về luận thuyết chính trị, vốn được nêu lên vài trăm năm trước bởi St. Thomas Aquinas.

Nhiều chống đối chủ nghĩa Machiavelli căn cứ trên cảm quan trực giác về khía cạnh cấp tiến nhiều hơn về lý thuyết chính trị của Machiavelli, nhưng đã sai lầm trong điều hướng các chỉ trích vào lý thuyết này, đường lối thực tế.  Chống đối này chỉ trích sự hiện đại của Machiavelli gián tiếp bằng phương cách của một phân tích hoàn toàn lỗi lầm và bề ngoài về những gì mà Machiavelli nói về quyền lực, bạo động, và liên hệ của phương tiện đến mục đích.

Những công kích cấp tiến đầy thiên tài từ lý thuyết chính trị của Machiavelli được chứng minh một cách hùng hồn bằng cách trở lại The Prince và một nguyên tắc chính trị quyền lực cuối cùng (một nguyên tắc mà, như chúng ta sẽ thấy, đã có một ảnh hưởng gián tiếp trên những gì mà Machiavelli nói trong The Discourses).  Theo Machiavelli, điều cần thiết cho một quốc vương là “học hỏi thế nào để không tốt” trong lúc tỏ ra ngược lại (23). Vì thế, Machiavelli lý luận:

Quốc vương nên xuất hiện với tất cả nhân từ, tất cả trung tín, tất cả chính trực, tất cả lòng tốt, và tất cả tôn giáo. Và không có gì cần thiết hơn là tỏ ra có đặc tính cuối cùng này.  Con người đại thể xét đoán bằng mắt nhiều hơn bằng tay, vì mọi người có thể trông thấy nhưng chỉ một số người có thể cảm thấy.  Mọi người thấy được những gì con người hình như thể hiện, một số ít người nhận thấy con người là gì, và số ít những người ấy không cần so sánh ý kiến của nhiều người có vẻ uy nghi của quốc gia để bảo vệ họ, và trong những hành động của tất cả mọi người, và nhất là của các quốc vương, ở đâu không có trọng tài vô tư, con người phải lưu ý đến kết quả cuối cùng (24).  Hãy để cho quốc vương, vì thế, hành động để nắm lấy và duy trì quốc gia; vì các phương thức của ông luôn luôn được vinh hạnh xét đoán và được mọi người ca tụng, vì những người bình thường luôn luôn bị lừa dối bởi vẻ bên ngoài và bởi kết quả của một sự việc.

Ngay phần đầu của nguyên tắc rằng “quốc vương phải học cách không tốt thế nào,” “learn how not to be good,” là một gói ghém thực sự của nhiều quy luật chính trị quyền lực mà chúng ta đã thảo luận trong vài chi tiết.  Chúng ta hãy nhớ lại tranh luận của Machiavelli rằng quốc vương phải học đóng vai trò của con thú; rằng ông ta phải thực hành thế nào để là người không chính đáng.  Và điều này thực sự là một bối cảnh hoàn toàn hiện đại vì nó tạo ra một đức tính cần thiết.  Trong phạm vi mà các nhà tư tưởng thời trung cổ đã thảo luận về thực tế là các nhà lãnh đạo chính trị đôi khi phải hành động “bất công,” điều này đã được xem như một ngoại lệ đến quy luật và quy luật này có thể chỉ được “chứng minh” như là một cần thiết hết sức khủng khiếp.  Không có một nhà tư tưởng trung cổ nào muốn đưa ý kiến rằng một người, trên nguyên tắc, nên học “điều bất chính.”

Nhưng, chính trong phần thứ hai của nguyên tắc rằng “quốc vương phải tỏ ra là tốt” “appear to be good,” đây quả là một nhà cách mạng thiên tài, vì ngụ ý này có nghĩa rằng điều gì tạo nên vấn đề trong chính trị không phải là thực tế của bất cứ mục đích đạo đức nào, nhưng chỉ là sự xuất hiện của một điều nào đó.  Ở đây Machiavelli đã đảo ngược toàn bộ trật tự mọi sự của người Plato.  Trong ý nghĩa này, Quốc Vương là hình ảnh trái ngược với cộng hòa, vì quả quyết của Machiavelli rằng điều gì đáng kể trong chính trị là vẻ bên ngoài của chân lý hơn là thực tế của điều ấy là một khẳng định mà cộng hòa hướng đến bác bỏ.  Chúng ta hãy nhớ lại thách thức của Adeimantus đến Plato rằng Plato hãy chứng minh giá trị thực chất của chân lý; rằng ông hãy chỉ ra tại sao công bằng hiện thực “being just” trong thực tế tốt hơn công bằng xuất hiện “appearing just” giản đơn.  Và chúng ta cũng hãy nhớ thêm rằng Adeimantus đã giản dị đưa tranh luận ngụy biện của Thrasymachus rằng sức mạnh tạo ra lẽ phải đến chiêu bài ngụy biện nhất của ông.

Thật hoàn toàn rõ ràng cho những người tranh luận trong Republic của Plato rằng nếu chân lý không có thực tế tối hậu, nếu chân lý giản dị chỉ là một lời nói mà người làm chính trị viện dẫn để làm cơ sở cho việc thể hiện bề ngoài, sau đấy thực sự “sức mạnh tạo chân lý” là bản chất của “đạo đức chính trị.”  Trong vấn đề hạ giảm chính trị đến mức thể hiện bề ngoài, Machiavelli (và các nhà tư tưởng chính trị từ thời ấy) trở lại một cách rõ ràng các nguyên tắc chính trị ngụy biện.  Không những Machiavelli nhấn mạnh việc đấu tranh cho quyền lực, nhưng ông còn miêu tả hoạt động ấy trong cùng đường hướng như những nhà hùng biện của thời đại của Plato.  Vì khả năng để chiếm đoạt và duy trì quyền lực thành công, một khả năng vốn đòi hỏi xuất hiện đúng trong lúc đối đãi một cách không đúng, Machiavelli, giống như những nhà ngụy biện thuở ban đầu, gọi là đức tính!  Plato, hãy nhớ lại, đã hy sinh cuộc đời ông ta để chứng minh rằng điều gì mà những nhà ngụy biện gọi “đức tính” trong thực tế là xấu xa.

Vậy ai là người đúng, Plato hay Machiavelli?  Một lần nữa, chúng ta ghi nhận sự kết nối mật thiết giữa nhận thức luận và lý luận chính trị.  Nếu, giống như Plato, một người chấp nhận sự hiện hữu của một trật tự luân lý khách quan mà nhiều người biết và áp dụng vào đời sống của họ, sau đó rõ ràng Prince của Machiavelli là xấu xa.  Nhưng nếu, giống như Machiavelli, một người không chấp nhận sự ghi nhận một trật tự như thế, không có gì để biết về một trật tự trong ý nghĩa của Plato.  Điều gì có thể được biết không có gì hơn là điều chúng ta có thể bây giờ gọi là thế giới thực nghiệm thực sự, “real empirical world,” điều Plato đã mô tả như thế giới hang động của bề ngoài.  Trong ý nghĩa của Plato, chúng ta có thể nói rằng vị quốc vương đức độ của Machiavelli là một người hiểu rằng ông ta đang ở trong hang, không thể rời bỏ nó, và khả năng phải bị giới hạn chỉ dùng và điều động những bóng tối và ảo tưởng vốn cột chặt con người và xã hội họ đang sống với nhau.

Tiếp theo, bác bỏ lý thuyết kiến thức thuộc Plato của Machiavelli áp dụng đồng đều cho cả Aristotle, vì trong lúc lý thuyết chính trị của Aristotle chủ trương thế nhân và thực nghiệm, nó cho là có sự kết nối giữa “thế giới thực” và một mục đích luân lý rộng lớn hơn.  Chủ nghĩa thực nghiệm của Aristotle được hằn sâu trong hệ thống thuyết mục đích.  Machiavelli chống thuyết mục đích.  Ông thú nhận không có mục đích lớn hơn đến các biến cố nhân loại nào hơn là các biến cố có thể quan sát được, trong vũ trụ chính trị của Machiavelli không có mẫu mực, không có luật thiên nhiên, không có thuyết mục đích hoạt động trong công việc của con người.  Không có gì ngoại trừ thực tế chính trị thực nghiệm đối với quan sát như đã thấy.

Đây là ghi nhận thật sự lời yêu cầu của Machiavelli rằng thật vô ích để nghiên cứu các “thể chế cộng hòa và tiểu quốc cộng hòa vốn chẳng bao giờ được thấy hay được biết hiện diện trong thực tế.”  Lời tuyên bố của ông là một bác bõ rõ ràng về Plato và Aristotle và cũng là bác bõ toàn thể tư tưởng chính trị thời trung cổ và cổ đại được dựa trên tiền đề chuẩn mực “không tưởng” hay đạo đức. Thật không giản dị để nói rằng nhấn mạnh trên chính trị thực tế của Prince đã làm cho ông trở thành một nhà tư tưởng cách mạng, vì không có gì mới mẽ trong này.  St Augustine rất lâu trước đó đã phát triển một lý thuyết chủ nghĩa thực tế chính trị.  Hơn nữa, chính sự nhấn mạnh của Machiavelli trên nghiên cứu chính trị mà không có bất cứ chuẩn mực luân lý nào cả, điều này đã làm cho ông trở thành nhà tư tưởng chính trị hiện đại thiên tài đầu tiên (25).

Điều gì mới mẻ gây xúc động về Prince của Machiavelli, bấy giờ, không phải là điều đã ca ngợi cái vô đạo đức chính trị, “political immorality,” như nhiều người chống Machiavelli đã tin.  Điều gì mới mẻ là điều cho rằng The Prince là một tác phẩm phi luân lý, “amoral work.”  The Prince là một tác phẩm luận về về các kỹ thuật thực hành chiếm đoạt và duy trì quyền lực chính trị, các kỹ thuật lột trần tất cả các quan tâm đạo đức hay vô đạo đức (26).  Tuy nhiên, bây giờ nó phải được thêm rằng The Discourses cũng là tác phẩm phi luân không kém, vì các giả định nhận thức luận căn bản của nó y hệt những giả định nhận thức luận trong The Prince.  Trong lúc The Discourses thuyết giảng về uy lực, đức tính công dân, tự do, bình đẳng, những thể này không có ý nghĩa luân lý nữa.  Chúng là những quy luật trung lập đạo đức chẳng khác những quy luật của chính trị quyền lực thảo luận trong The Prince.

Điều gì phân biệt sau cùng ý tưởng cộng hòa của The Discourses với ý tưởng ủng hộ quân chủ của The Prince, vì thế, bên cạnh những khác biệt rõ ràng của kiến trúc chính trị, không phải là khác biệt rằng một thể chế cộng hòa, “republic” được căn cứ trên các nguyên tắc đạo đức và tiểu quốc cộng hòa, principality” thì không, nhưng đặc tính của các sự xuất hiện trong một chế độ cộng hòa khác hơn trong tiểu quốc cộng hòa.  Trong một nước cộng hòa, nhân dân thật sự tin tưởng vào “các ảo tưởng” của công lý và đức tính siêu việt vì các cơ chế xã hội khác và cơ chế tôn giáo đã gieo chuyện tầm phào cho họ.  Các cơ chế duy trì ảo tưởng cho Machiavelli, chứ không phải những thực tế đạo đức.  Thật vậy, Machiavelli sử dụng ngay những gì mà các nhà tư tưởng trung cổ không thực hiện hoặc không thể thực hiện; đối với các mục đích thực dụng, điều này không tạo nên khác biệt là có một trật tự đạo đức cho mọi việc hay không miễn là mọi người tin rằng có.

Đối với Machiavelli, bấy giờ, chính ảo tưởng của một trật tự luân lý, không phải thực tế, tạo ra uy lực trong quốc gia cộng hòa.  Trong một tiểu quốc cộng hòa mà Machiavelli phân tích trong The Prince, mặt khác, ảo tưởng của một trật tự như thế đã biến mất vì sự suy thoái của giáo hội và các cơ chế xã hội.  Rõ ràng những điều kiện mà từ đó The Prince đã nói đến là những điều kiện của thời đại riêng của Machiavelli và là những kết quả không chỉ là suy đồi của giáo hội, nhưng là sự tan rã của truyền thống và cơ chế trung cổ hàng đầu.  Ở Ý vào thời đại của ông, Machiavelli không có cách chọn lựa nào khác để giới thiệu kỹ thuật quyền lực, vì các ảo giác đạo đức chính của thế giới trung cổ không còn giữ vững nữa.

Chính là phần thiên tài chính trị của Machiavelli đã nhận ra rằng thế giới trung cổ, và các lý tưởng chính trị trên đó thời trung cổ căn cứ, cũng không thể đẩy lùi lại cùng nhau được nữa.  Ông hiểu rằng thực tế chính trị của thế giới hiện đại có thể yêu cầu một khoa học chính trị tân tiến không còn nhận thấy chính trị từ bối cảnh một lý tưởng luân lý.  Chắc chắn tại sao điều này ở vào trường hợp là chủ đề của những chương sau, nhưng Machiavelli đã hiểu một phần lý do từ lúc bắt đầu.  Sự thắng thế của một quốc gia hoàn toàn thế tục có thể phát sinh không tránh được những lý thuyết chính trị hoàn toàn thế tục, tức là những lý thuyết có thể tiến hành tốt đẹp ngoài chỉ sự chia cách giữa thiêng liêng và thế tục.  Sự thiêng liêng tự nó có thể trở thành thế tục; nó chỉ có thể trở thành một ảo tưởng khác được điều hành bởi những người, theo ngôn từ của Machiavelli, “hiểu biết.”   Đối với những người hiểu biết, sự đồng nhất luân lý cổ điển và chính trị có thể không còn đứng vững nữa, hoặc như một thực tế chính trị hay như một lý tưởng lý thuyết.

7)  Machiavelli với Tư Tưởng Cách Mạng  

Đây là đặc tính cách mạng thiên tài trong tư tưởng chính trị của Machiavelli.  Trong suy tư về lý tưởng đạo đức như chỉ là ảo tưởng, ông phá vỡ thành từng mảnh sự thống nhất cổ điển của đạo đức và chính trị.  Trong điều kiện hiện đại, chúng ta có thể nói rằng các cố gắng nghiên cứu những yếu tố chính trị thực nghiệm của Machiavelli trong sự cô lập từ bất cứ cân nhắc hay suy xét nào của các giá trị đạo đức.  Hay nói đúng hơn, trong phạm vi mà ông thảo luận về các giá trị, ông làm như thể các giá trị ấy là những yếu tố đơn giản.  Thí dụ, sự cấm đoán chống lại bạo lực quá đáng của Machiavelli không dựa căn bản trên bất cứ mẫu mực giá trị đạo đức khách quan nào như “luật thiêng liêng,” nhưng dựa trên những nhận xét thực tế chính xác rằng, như một yếu tố chính trị, bạo lực quá đáng là tự mình đánh bại lấy mình.

Khởi nguồn các giá trị từ những cân nhắc thực nghiệm hay những yếu tố rõ ràng chúng ta gọi là chủ nghĩa đạo đức tự nhiên, “ethical naturalism,” và trong phạm vi mà khoa học chính trị hiện đại đối phó tất cả với những quan tâm đạo đức, sự thể xẩy ra như thế phần lớn từ một quan điểm tự nhiên.  Trong lãnh vực này, khoa học chính trị hiện đại là kẻ thừa hưởng cách suy tư được sáng tạo trước tiên bởi Machiavelli.  Thật vậy, từ Machiavelli trở về sau, toàn bộ thuật ngữ triết lý chính trị thay đổi, một thuật ngữ không còn đặt mẫu mực trên khái niệm cổ điển về đức tính đạo đức nữa, nhưng trên các yếu tố chính trị thực nghiệm một mình.  Và như chúng ta đã thấy, một thuật ngữ chính của chủ nghĩa tự nhiên hiện đại là quyền lực, một quan niệm về sự quan trọng tối thiểu đến các nhà tư tưởng cổ điển, nhưng là một quyền lực trung tâm đến hầu hết tất cả tư tưởng chính trị còn lại đến thời đại của chúng ta.  Thật vậy, như chúng ta sẽ thấy trong các luận thuyết sắp đến, phần lớn những thuật ngữ chủ yếu của lý thuyết chính trị hiện đại như chủ quyền, quyền tự nhiên, chủ nghĩa cá nhân, tán thành, đặt tên nhưng một số ít, tự ghép vào khuôn khổ trong bối cảnh của quyền lực khái niệm rộng rãi hơn.

8) Vài Chỉ Trích về Machiavelli

Ở đây, chúng ta có thể bắt đầu một phê bình ngắn gọn về Machiavelli, vì trong lúc ông khởi đầu ngôn ngữ hiện đại về lý thuyết chính trị, ông không lưu ý rộng rãi hoặc không quan tâm về những giả định nhận thức luận mà từ đó ngôn ngữ được khởi phát.  Chủ nghĩa thực nghiệm và chủ nghĩa tự nhiên của ông, thí dụ, là kết quả do ham thích của ông trong nghiên cứu “chính trị thực tế” đầu tiên, không phải của bất cứ nguyên tắc triết lý nào cả.  Trong khi, một Plato hay Aristotle bắt đầu với lý thuyết siêu hình và nhận thức luận mà từ đó họ có nguồn gốc triết lý của họ về chính trị, Machiavelli bắt đầu với chính trị và kết thúc ở đó, để lại các giả định của ông về bản chất của thực tế và các cơ bản về kiến thức tiềm ẩn trong phân tích chính trị của ông (27).

Vã lại, vì ngây thơ trong nhận thức luận, Machiavelli không đánh giá cao hoặc chất vấn những nhận thức cách mạng khoa học chính trị mới mẻ của ông.  Một trường hợp trong quan điểm là niềm tin của ông rằng các nhà nước thế tục trong thời đại của ông – những gì cuối cùng sẽ phát triển thành các nhà nước quốc gia hiện đại – là, trong thực tế, biện minh riêng của mình; rằng biện minh ấy không cần phải được hợp pháp hoá bởi một số nguyên tắc đạo đức rộng rãi hơn. Thật vậy, Machiavelli có vẻ đề xuất, cho dù ông hoàn toàn nhận thức được nó hay không, rằng nếu sự trung thành của nhân dân có thể được chuyển sang cho nhà nước quốc gia và có thể thực hiện cực kỳ đầy đủ, quốc gia có thể sẽ trở thành sự biện minh cho lòng trung thành của ông.  (Ở đây, có lẽ, là nhiệm vụ thực tế của quốc vương đạo đức của Machiavelli: để thiết lập nhà nước quốc gia, “nation-state,” bằng cách điều động các ảo tưởng về chủ nghĩa dân tộc.)  Nhưng quốc gia chỉ có thể trở thành biện minh riêng cho lòng trung thành chừng nào mà chúng ta thừa nhận rằng không có một mẫu mực đạo đức rộng lớn hơn để từ đó đánh giá hay xét đoán nó, một giả định mà Machiavelli khư khư giữ chặt nhưng không bao giờ chứng minh rõ ràng đầy đũ.  Như thế, ông không bao giờ đề nghị bất cứ biện minh triết lý nào cho “quốc gia như một mục đích.”

Chính vì sai lầm của Machiavelli để xem xét những vấn nạn đạo đức và nhận thức luận sâu xa hơn này mà ông ta trở thành một thành phần đối kháng không quan trọng của nhà nước quốc gia đang nổi lên.  Chương cuối cùng của The Prince, thí dụ, không giống như những chương lý luận lạnh lùng và thực nghiệm trước nó, là một kêu gọi đầy xúc động và tác động mãnh liệt đến Lorenzo the Magnificient để thống nhất nước Ý.  Machiavelli phạm phải lỗi lầm chí tử về vi phạm nguyên tắc phân tích chính trị căn bản nhất của riêng ông.  Thay vì dẹp bỏ tất cả các ảo tưởng, ông chấp nhận không lưu ý nhiều ảo tưởng vĩ đại nhất của thời hiện đại. Trớ trêu thay, Machiavelli là một tù nhân của các ảo ảnh rất dân tộc mà ông đã giúp tạo ra, và ông tin tưởng nó, không biết chỉ trong một phương cách ý thức nửa vời và chưa hình thành hay không, là một sự biện minh đầy đủ cho nhà nước và cho các hành động của quốc vương đạo đức của mình.

Hoàn toàn tách biệt các chủ trương rộng lớn hơn này, có những vấn đề nghiêm trọng với nhiều hoàn cảnh cụ thể hơn về công thức chính trị của Machiavelli.  Thí dụ, hình như ông có một ghi nhận không hoàn hảo về những gì có thể cần thiết để tạo ra và duy trì một quốc gia hiện đại.  Chính The Prince sai lầm hơn hết ở đây; The Discourses có cái nhìn rộng rãi hơn về nhu cầu tổ chức của một quốc gia hiện đại.  Nhưng, ngay cả The Discourses có đủ sai lầm để phát họa kiến trúc của một quốc gia như thế.  Vì thế, trong khi vào các thời điểm Machiavelli ám chỉ đến sự cần thiết của các mẫu hành pháp và tổ chức chính trị mới, vào các thời điểm khác ông nói về một nước Ý mới giản dị như thể một Florence toàn diện hơn và rộng lớn hơn, như thể là một loại chính thể hay một thừa nhận hiển nhiên một tiểu quốc đô thị của người Ý (28).

Trong khi thảo luận mẫu chính phủ cộng hòa lý tưởng của ông, thí dụ, mô hình của ông được phát họa từ trước Florence thuộc dòng họ Medici, hay từ cộng hòa La mã, những mẫu mực không thích hợp gì đến một nước Ý thống nhất cả.  Từ đây, ông không thảo luận đầy đủ vai trò mới của công dân trong một quốc gia hiện đại, cơ chế đại diện, các giới hạn của quyền lực trung ương, hoặc ngược lại, các quyền và tự do của các người dân, các chính sách có thể thông báo toàn bộ cuộc tranh luận về nhà nước quốc gia trong nhiều thế kỷ tới.

Thật vậy, Machiavelli thất bại ngay cả để nhận ra các phác họa của cuộc thảo luận vừa mới chớm, như chúng ta sẽ thấy trong chương đến, tập trung vào chủ trương Giáo hội đối nghịch Nhà nước, “Church versus State,” một đường lối được nâng lên tầm quan trọng cao nhất bởi Phong Trào Cải Cách.  Không có gì nghi ngờ chủ nghĩa tự nhiên đạo đức của Machiavelli đã làm ông không nhận ra sự quan trọng của các chất vấn tôn giáo (29). Nhưng trong khi ông có thể đối xử với tôn giáo chỉ đơn giản như là ảo giác để được điều động cho các mục đích chính trị, đồng bào của ông đã không xử lý để đối đãi với vấn đề một cách quá nhẹ nhàng, như là một thế kỷ xung đột tôn giáo có thể chứng minh.

Tuy nhiên, trong khi tất cả được nói và được thực hiện, sự quan trọng của Machiavelli như một nhà tư tưởng chính trị không bị phủ nhận. Tất cả những lời chỉ trích của chúng ta phải làm với một thực tế rằng ông là một khuôn mặt chuyển tiếp trong lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây.  Giống như chính thời kỳ Phục Hưng, Machiavelli đứng giữa đường giữa thế giới cũ thời trung cổ và trật tự mới đang xuất hiện chúng ta gọi hiện đại. Và giống như hầu hết các nhà tư tưởng chuyển tiếp, ông đang nhìn lại cả hai quá khứ và tiên đoán. Điều này giải thích rộng rãi tại sao Machiavelli có một tầm nhìn về trật tự chính trị tương lai nhưng là một hiểu biết không hoàn hảo của những gì sẽ giống như thế.

Nhưng ở đây, trong kết luận, chúng ta nên thêm rằng viễn kiến của Machiavelli bao trùm nhiều hơn chính trị.  Đó chính là cái nhìn của một người lụn dần từ các truyền thống trung cổ và các ràng buộc, bao gồm cả các ràng buộc đạo đức, đang thay đổi một cách tự do số phận riêng của ông.  Nhà sử học lớn của thời đại Phục Hưng Jacob Burckhartdt đã ghi nhận rằng các nhà tư tưởng Phục Hưng nhìn quốc gia như một tác phẩm nghệ thuật (30).  Đây đúng là Machiavelli đã thấy quốc gia như thế nào, khi một vài sự việc được thực hiện bởi con người và được thay đổi hình dạng để phục vụ mục đích nhân loại.  Và chính những đặc tính ấy cho phép nhân loại thay đổi hình dạng và kềm chế các biến cố mà Machiavelli đã ca tụng: sự táo bạo, táo bạo, dũng cảm, thông minh, tầm nhìn xa, trong một từ, đức hạnh (virtu or virtue).

Tuy nhiên, về khía cạnh khác của đức tính, “virtu” và đứng đối đầu với nó, là điều gì đó mà Machiavelli gọi là định mệnh, “fortuna.”  Số phận “fate” có lẽ đến cận kề nhất để bao trùm ý nghĩa về thuật ngữ này của ông, vì số phận gồm tất cả những biến cố mà con người không thấy trước cũng như không thể kiểm soát.  Cho nên, trong lúc tầm nhìn mới về con người của Machiavelli là lạc quan, nó là một tầm nhìn cùng một lúc thừa nhận những hạn chế của nhân loại.  Tuy nhiên, mức độ của những hạn chế này là gì? Mức độ nào định mệnh có thể được điều khiển bởi đức tính? Những câu hỏi này hình thành chủ đề rất cơ bản, chạy như một sợi chỉ xuyên suốt hai tác phẩm The Prince và The Discourses.  Và kết luận tổng quát mà Machiavelli thêm vào đó là điều này: trong lúc nhà lãnh đạo chính trị tài ba có thể kiểm soát đến vài mức độ nào đó các ảnh hưởng của số phận bởi đức tính, đó là, bởi tầm nhìn thông minh và kế hoạch được vạch sẵn, sự kiểm soát luôn luôn thiếu hoàn hảo.  Thế giới con người có thể không bao giờ được làm chủ hoàn toàn, nó sẽ luôn luôn là, ở tận cùng, không thể đoán trước. Giống như các nhà tư tưởng cổ điển, Machiavelli có một cái nhìn có tính chu kỳ của lịch sử, cho rằng các xã hội thịnh và suy từng thời kỳ. Những chu kỳ này, và các hỗn loạn của các sự kiện, không bao giờ thuộc thẩm quyền của con người để kiểm soát hoàn toàn.

Quan điểm hạn chế như thế không được chia sẻ bởi Thomas Hobbes, một nhà tư tưởng chính trị hàng đầu hoàn thành những gì Machiavelli đã bắt đầu.  Hobbes không những khước từ truyền thống luận thuyết chính trị thời trung cổ và cổ đại, ông đã làm như thế với cái nội quan sâu sắc của khoa học hiện đại, những nội quan không tìm thấy hiện hữu ở Machiavelli.  Trên danh nghĩa của khoa học, và với quyền lực kinh sợ của nhà nước quốc gia hiện đại, Hobbes đề nghị xóa bỏ hoàn toàn quan niệm Fortuna.  Ông đề nghị đặt chính trị, không gì khác hơn những hoàn cảnh khác của đời sống con người, hoàn toàn dưới sự kiểm soát nhân loại lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại.  Trước khi bước sang với tư tưởng của Hobbes, hy vọng những “lời quê dông dài” này “góp nhặt” từ các quan sát, phân tích, và nhận định của tác giả thời danh, nhất là Brian R. Nelson (31), sẽ mang đến độc giả đôi chút thích thú tinh thần.

Ban Soạn Thảo Tài Liệu

Huỳnh Khuê 


Chú thích:

(1)  Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), pp. 126-127.

(2) Brian R. Nelson, Western Political Thought: From Socrates to the Ages of Ideology (New York: Prentice-Hall, Inc., Inglewood Cliffs, 1982), p. 103, quoted from John Plamenatz, “Machiavelli,” in Man and Society; Volume I: Machiavelli through Rousseau (New York: McGraw-Hill Book Company, 1963).

(3) Brian R. Nelson, Western Political Thought: From Socrates to the Ages of Ideology (New York: Prentice-Hall, Inc., Inglewood Cliffs, 1982), p. 103, quoted from Max Lerner’s “Introduction,” in The Prince and The Discourses, pp. xxx-xxxiv.

(4) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), p. 127.

(5) Brian R. Nelson, Western Political Thought: From Socrates to the Ages of Ideology (New York: Prentice-Hall, Inc., Inglewood Cliffs, 1982), p. 108, quoted from Frederick the Great, “Should a Prince Keep Faith?” in Problems in European Civilization, Machiavelli: Cynic, Patriot, or Political Scientist?, ed. Delamar Jensen (Boston: D.C.Health and Co., 1960), p.5.

(6) Brian R. Nelson, Western Political Thought: From Socrates to the Ages of Ideology (New York: Prentice-Hall, Inc., Inglewood Cliffs, 1982), p. 108, quoted from Leo Strauss, Thoughts on Machiavelli (New York: The Free Press, 1958), nói rằng Machiavelli thật sự là một triết gia của xấu xa.

(7) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), pp. 106-107.

(8) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), pp. 106-107.

(9)  Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), pp. 106-107.

(10) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), pp. 99-100.

(11) Sydney Anglo, Machiavelli: A Dissection (New York: Harcourt, Brace & Jovanovich, 1969), p. 42.

(12) Sheldon. S. Wolin, Politics and Vision, Continuity and Innovation in Western Political Thought (Boston: Little, Brown and Company, 1960), chapter VII.

(13) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), p. 133.

(14) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), p. 134.

(15) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), p. 107.

(16) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), p. 110

(17) Sheldon. S. Wolin, Politics and Vision, Continuity and Innovation in Western Political Thought (Boston: Little, Brown and Company, 1960), pp. 228-35.

(18) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli, (New York: USA Inc., 1979), p. 209.

(19) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), p. 298.

(20) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), p. 298.

(21) Brian R. Nelson, Western Political Thought: From Socrates to the Ages of Ideology (New York: Prentice-Hall, Inc., Inglewood Cliffs, 1982), p. 114, giải thích rằng Machiavelli là một người thực tế, thấu hiểu tà giáo không thể thay thế Cơ Đốc Giáo, và cho rằng sự kiện như thế là quá cực đoan và gây choáng váng một tình huống ngay cả cho ông ta khi gặp phải; điều mà ông ủng hộ là cải cách các lý tưởng Cơ Đốc Giáo như là ngưng khẳng định ngoan ngoãn, khiêm nhường và bắt đầu vinh danh tình yêu tổ quốc và chân lý hóa các hành động vốn cần yếu cho việc bảo vệ quốc gia ấy.

(22) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), pp. 209-10

(23) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), p. 135.

(24) Peter Bondanella & Mark Musa, eds., Portable Machiavelli (New York: USA Inc., 1979), pp. 135-36. 

(25) Brian R. Nelson, Western Political Thought: From Socrates to the Ages of Ideology (New York: Prentice-Hall, Inc., Inglewood Cliffs, 1982), p. 119, quoted from Isaiah Berlin, trong bài “The Question of Machiavelli” in  The New York Review of Book, 4 November, 1971.

(26) Ernest Cassirer, The Myth of The State (London:  Yale University Press, 1946), p.153.

(27) Sheldon. S. Wolin, Politics and Vision, Continuity and Innovation in Western Political Thought (Boston: Little, Brown and Company, 1960), p. 211.

(28) John Plamenatz, “Machiavelli,” in Man and Society (New York: McGraw-Hill Book Company, 1963), pp. 43-44.

(29) Federico Chabod, Machiavelli and The Renaissance trans. David Moore (New York: Harper & Row, Publisher, Inc., 1958) p. 93.

(30) Jacob Burchardt, The Civilization of The Renaissance in Italy, Vol. I (New York: Harper & Row, publishers, Inc., 1958.

(31) Xin xem thêm Brian R. Nelson, (1982). Western Political Thought: From Socrates to the Age of Ideology ( N.J: Prentice –Hall, Inc., Inglewood Cliffs, 1982), pp.—-

 

Tài Liệu Tham Khảo

– Anglo, Sydney.  (1969). Machiavelli:  A Dissection.  New York:  Harcourt, Brace & Jovanovich.

– Berlin, Isaiah.  (1971). The Question of Machiavelli in the New York Review of Books.

– Burckhardt, Jacob. 1958. The Civilization of the Renaissance in Italy, Vol. I.  New York: Harper & Row, Publishers, Inc.

– Bondanella, Peter, & Musa, Mark.  (Eds.). (1979). Portable Machiavelli.  New York: U.S.A. Inc.

– Chabod, Federio. (1958). Machiavelli and the Renaissance.  Moore, David. (Ed.). New York: Harper & Row, Publishers, Inc.

– Ernst, Cassirer. (1946). The Myth of the State.  London: Yale University Press.
– Great, Frederick. (1960). “Should a Prince Keep Faith?” in Problems in European Civilization, Machiavelli: Cynic, Patriot, or Political Scientist? DeLamar Jensen, (Ed.).   Boston: D.C. Health and Co.

– Nelson, Brian R. (1982). Western Political Thought: From Socrates to the Age of Ideology. N.J: Prentice –Hall, Inc., Inglewood Cliffs.

– Plamenatz, John. (1963). “Machiavelli” in Man and Society; Volume I: Machiavelli through Rousseau. New York: McGraw-Hill Book Company.

– Strauss, Leo. (1958). Thoughts on Machiavelli.  New York:  The Free Press.

– Wolin, Sheldon. S. (1960). Politics and Vision, Continuity and Innovation in Western Political Thought.  Boston: Little, Brown and Company.

Listen

Read phonetically

Listen

Read phonetically

Listen

Read phonetically

Listen

Read phonetically