MƯỜI NGÀY CUỐI CÙNG CỦA THÁNG TƯ ĐEN: NGÀY 25 & 26 & 27 THÁNG TƯ NĂM 1975 (Trần Đông Phong)

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Đã 43 năm trôi qua, sự việc như mới ngày nào, vì vết thương đau nhức trong lòng người Việt quá sâu….bài viết của Trần Đông Phong sưu tầm những sự kiện mười (10) ngày cuối cùng của Tháng Tư Đen năm 1975. Dưới đây là diễn tiến ngày 25, 26 và 27 tháng 4 năm 1975…

Ngày thứ Sáu: 25 tháng 4 năm 1975, Ông Thiệu ra đi 

Người lái xe đưa ông Nguyễn Văn Thiệu ra phi trường ngày 25/04/1975

Cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức vào tối 21 tháng 4 năm 1975, tuy nhiên ông vẫn còn trú ngụ trong Dinh Độc Lập cho đến ngày 25 tháng 4. Theo bản cáo trạng của Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng Để Cứu Nước và Kiến Tạo Hoà Bình phổ biến vào ngày 8 tháng 9 năm 1974 tại Huế thì “Tổng Thống Nguyễn vẫn Thiệu có mua một căn nhà ở trên đường Công Lý trị giá khoảng 98 triệu đồng và một ngôi nhà ba căn trong Cư xá sĩ quan cao cấp trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu mà ông đã dùng 30 triệu đồng của ngân sách quốc gia để sửa chữa và tân trang từ khi còn là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia năm 1965” (*164). Tuy nhiên ông Thiệu không muốn dọn ra khỏi Dinh Độc Lập vì “lý do an ninh.”

Theo ông Nguyễn Tiến Hưng, tác giả cuốn “The Palace Fale”, thì chính tân Tổng thống Trần Văn Hương đã yêu cầu Đại sứ Graham Martin thuyết phục ông Thiệu nên rời khỏi Việt Nam và sắp xếp phương tiện để đưa ông ta ra đi vì chừng nào ông Thiệu còn ở lại Việt Nam thì ông ta cứ tìm cách can thiệp vào công việc của tân chính phủ. Đại sứ Martin đồng ý. Ông Nguyên Tiến Hưng nói rằng TT Trần Văn Hương đã gọi ông Thiệu và đề nghị ông Thiệu nên ra đi vì nếu ông Thiệu còn ở lại thì phe Cộng Sản sẽ có cớ để tố cáo rằng chính quyền của TT Hương là một “chính quyền Nguyễn Văn Thiệu mà không có thiệu.” Đề cho việc ra đi của ông Thiệu có vẻ hợp pháp, TT Trần Văn Hương đã ký một sắc lệnh cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu làm đại diện đặc biệt cho VNCH đến Đài Loan để phân ưu về việc Tổng Thống Tưởng Giới Thạch từ trần ngày 5 tháng 4 năm 1975. Thật ra thì đây là một chuyện khôi hài vì tang lễ của cố TT Tưởng Giới Thạch đã diễn ra tại Taipei cách đó ba tuần lễ và người đã đại diện cho VNCH chính là Phó Tổng Thống Trần Văn Hương.

Theo Frank Snepp, người đã lái xe đưa ông Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất, thì Cụ Hương cũng không mấy vui vẻ cho lắm khi ông Thiệu tuy đã từ chức nhưng vẫn còn muốn đóng vai “thái thượng hoàng” và vẫn còn ngồi trong Dinh Độc Lập gọi điện thoại can thiệp hết chuyện này đến chuyện kia, tuy nhiên nếu cụ ép buộc ông Thiệu phải ra đi thì sẽ làm phật lòng những kẻ vẫn còn ủng hộ ông Thiệu, do đó Cụ yêu cầu đại sứ Martin tìm một giải pháp cho vấn đề này. Đại sứ Martin chẳng mấy tha thiết về việc này vì cho đến giờ phút đó, ông vẫn còn muốn cho mọi người mang cái cảm tưởng là toà đại sứ Hoa Kỳ không hề dính dáng gì đến việc ông Thiệu từ chức. Tuy nhiên, Tướng Dương Văn Minh thì lại nghĩ rằng việc ông Thiệu còn tiếp tục ở lại Sài gòn sẽ là một chướng ngại vật cho việc ông ta vận động lên thay thế Cụ Hương để điều đình với Cộng sản, do đó ông Minh đã yêu cầu bạn của ông và cũng là nhân vật số hai của CIA ở Sài gòn là cựu Thiếu t­ướng Charles Timmes phải tìm mọi cách đề đẩy ông Thiệu ra đi. Khi có thêm áp lực của CIA, Đại sứ Martin phải bỏ thái độ dè dặt và đành phải sắp xếp đ­ể ông Thiệu ra khỏi Việt Nam.

Theo ông Trần Văn Đôn trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng” thì vào buổi sáng ngày 25 tháng 4, ông Thiệu mời ông Đôn vào Dinh Độc Lập để “nhờ tôi lấy cho bạn ông ấy một chiếu khán đi ngoại quốc.” Ông Trần Văn Đôn kể lại rằng trước khi từ giã, ông nhìn thẳng vào ông Thiệu và nói với ông ta rằng: “còn phần ông, chừng nào ông đi? Tôi biết Mỹ không muốn xảy ra chuyện như ông Diệm. Xung quanh ông đang bỏ ông, nhất là khi nghe có tân thủ tướng và chính phủ mới. Nếu tôi lên làm thủ tướng, nội các của tôi cũng sẽ đòi bắt ông và tôi phải làm theo.”(*l65)  Frank Snepp nói thêm trong phần phụ chú rằng ông Đôn là người đóng vai trò quyết định trong việc ông Thiệu sớm ra đi khi ông Đôn nói thêm với ông Thiệu rằng “Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Không Quân muốn ông Thiệu ở lại – để họ có thể giết ông.”(*166)  Như vậy thì việc cựu tổng thống Thiệu ra đi là do ý của tân TT Trần Văn Hư­ơng và tướng Dương Văn Minh, ông Trần Văn Đôn hù doạ thêm và Đại sứ Martin sắp xếp để ông Thiệu ra đi càng sớm càng tốt.

Trong cuốn Decent Interval, Frank Snepp kể lại rằng vào hồi 5 giờ 30 chiều ngày 25 tháng 4 năm 75, trùm CIA Thomas Polgar gọi Tướng Charles Timmes và Frank Snepp vào văn phòng của ông ta và ra lệnh cho họ phải giúp cho ông ta đưa ông Thiệu và ông Khiêm đi Đài Loan vào tối hôm đó.

Khoảng 8 giờ rưỡi tối, Tướng Timmes, Frank Snepp cùng 2 nhân viên CIA khác lái ba chiếc xe đến tư gia của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm trong Bộ Tổng Tham M­ưu và khoảng 9 giờ tối thì trùm Polgar cũng đến nơi. Ít lâu sau thì một chiếc xe Mercedes chạy đến đậu ngay trước nhà ông Khiêm và ông Thiệu vội vã bước vào nhà. Frank Snepp nói rằng ông Thiệu có mái tóc bạc chải bóng loáng, quần áo ủi thẳng nếp và trong lúc trời còn tranh tối tranh sáng, ông ta có vẻ giống như là “một người mẫu trong tạp chí Gentleman’s Quartery” hơn là một vị cựu tổng thống.”  Đoàn tuỳ tùng của ông Thiệu người nào người nấy đều to con vạm vỡ tay xách những chiếc va-li quá khổ đến những chiếc xe của toà đại sứ Mỹ và họ đòi phải để cho họ đích thân đặt những chiếc va li đó vào thùng sau xe. Frank Snepp nói ông ta không biết trong những va-li đó đựng gì, tuy nhiên có vẻ rất nặng vì khi những hành lý đó được đặt xuống xe thì nghe như có tiếng kim loại chạm vào kim loại.

Trong một bài nhan đề “Từ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà Đen Dinh Độc Lập Những Ngày Cuối”, một cựu thiếu úy Công Binh đã từng chỉ huy Đại đội 541 Công Binh Kiến Tạo vào sửa chữa Dinh Độc Lập sau ngày bị Nguyễn Thành Trung dội bom vào tháng 4 năm 1975 có cho biết rằng: “Ngày 25 tháng 4 lăm 1975, vị trung úy trong Dinh đến bắt tay thăm hỏi. Ánh mắt có vẻ không vui. Ngỏ ý mượn 6 anh em binh sĩ.  Khoảng 25 phút, anh công binh trong toán trở lại đưa cho tôi 10,000 đồng và nói ông Trung uý nhắn là đưa cho tôi 4,000 còn mỗi anh em binh sĩ 1000 đồng. Nghe xong tôi đưa bết cho anh em binh sĩ để họ chia nhau. Tôi thắc mắc hỏi xem họ đã làm công việc gì thì họ trả lời: lên trên lầu vào phòng khiêng một cái tủ sắt nhỏ xuống dưới thềm Dinh thì thấy có xe hiệu Scout, loại cảnh sát dã chiến sử dụng, che bạt kín bịt bùng đậu sẵn. Đẩy tủ sắt vào sàn xe bên trong có 4 người mặc thường phục áp tãi đi với viên trung úy. Theo tôi suy nghĩ, đây là tài sản riêng của Tổng Thống Thiệu mang đi vào phút cuối. Tôi không biết trong tủ sắt nhỏ đó có những gì?” (*167)

Như vậy, ông cựu thiếu úy Công Binh này cho biết là lính của ông đã di chuyển tủ sắt nhỏ vào ngày 25-4 tức là ngày ông Thiệu ra đi thì việc này cũng có thể bổ túc cho nhận xét của Frank Snepp nói rằng “hành lý rất nặng”.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ông Nguyễn Tiến Hưng ngày 6 tháng 3 năm 1986, ông Thomas Polgar, cựu giám đốc CIA tại Sài Gòn đã phủ nhận điều này. Ông ta nói rằng ông Thiệu ra đi không có mang theo nhiều hành lý vì ông Polgar muốn rằng việc ra đi này phải thật lẹ làng và êm thấm chừng nào tốt chừng đó. Frank Snepp cũng cho biết thêm rằng ông Thiệu đã cho gởi đi nhiều thùng tài sản, đồ đạc sang Đài Loan và Canada từ ngày 2 và 3 tháng 4, tức là mấy tuần lễ trước khi ông từ chức.

Theo Frank Snepp thì sau khi đưa hành lý vào thùng xe, Polgar, Tướng Timmes cùng nhiều nhân viên người Việt ra khỏi nhà và bước lên xe. ông Thiệu lên ngồi đằng sau xe của Frank Snepp, ông ta ngồi giữa Tướng Timmes và một nhân viên người Việt (có lẽ là Đại Tá Võ Văn Cầm, Chánh Văn phòng của ông Thiệu). Tướng Timmes đã từng quen biết với ông Thiệu khi ông ta làm tư lệnh Sư đoàn 1 tại Vùng I hồi năm 1961 và khi ông Thiệu làm Tổng thống, Tướng Timmes vẫn thường thuyết trình cho ông Thiệu về các tiến bộ trong lãnh vực bình định. Trên xe, Tướng Timmes nói với ông Thiệu: “Xin Tổng thống cúi đầu xuống” và khi xe đi vào cổng phi trường Tân Sơn Nhất, ông ta lại vội vã nhắc ông Thiệu cúi đầu xuống vì lính gác có thể nhìn mặt người trong xe, nhất là lúc đó đã sau giờ giới nghiêm. May thay, khi thấy xe mang bảng số ngoại giao đoàn, lính gác vẫy tay cho đoàn xe chạy thẳng.

Khi đoàn xe chạy qua khỏi văn phòng của hãng hàng không Air America, người lái xe trước tắt đèn và Frank Snepp chở ông Thiệu trên xe sau cũng phải vội vã tắt đèn theo. Bên ngoài trời quá tối, bổng Frank Snepp chợt nhìn thấy trùm Polgar chạy ra cách xe chỉ chừng mấy thước, anh ta đạp thắng thật gấp và những người ngồi băng sau kể cả ông Thiệu đều bị dội vào băng ghế trước, tuy nhiên chẳng có ai bị thương tích gì. Polgar mở cửa xe và dẫn ông Thiệu đến phi cơ đậu cách đấy không xa. Ông Thiệu quay lại vỗ vai và cám ơn Frank Snepp, mắt ông ta long lanh và nắm tay người tài xế Mỹ khá lâu, nói mấy lời cám ơn rồi bước vội đến phi cơ. Đại Tướng Trần Thiện Khiêm và đoàn tùy tùng cũng theo chân ông Thiệu. Đại Sứ Graham Martin và đoàn vệ sĩ của ông đang đứng dưới một chiếc phi cơ vận tải C-118 bốn động cơ của Không Lực Hoa Kỳ, ông ta cùng Polgar tiễn đưa ông Thiệu và phái đoàn lên phi cơ rồi sau đó cất cánh rời phi trường Tân Sơn Nhất bay đi Đài Bắc. Frank Snepp nói rằng vì có sự sơ sót của Văn phòng CIA Sài Gòn, Polgar quên không mang theo hồ sơ tạm dung (parole documents) lên phi trường cho nên cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi Việt Nam mà không có giấy tờ gì cho phép ông được nhập cảnh vào Hoa Kỳ và cũng không hề có chiếu khán xuất cảnh của chính phủ Việt Nam.*168

Việc cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam

Vào năm 1975 đến hơn 30 năm sau thì lại được một nguồn tin xuất phát từ London nói rằng ông Thiệu đã được người Mỹ đưa bằng phi cơ ra Đệ Thất Hạm Đội ngoài khơi hải phận Việt Nam rồi từ đó ông được đưa sang tị nạn tại nước Anh. Nguồn tin này hoàn toàn không đúng sự thật vì khi ông Thiệu rời khỏi Việt Nam vào ngày 25 tháng 4 thì các tàu chiến của Hoa Kỳ chưa nhận được lệnh cho phép đón tiếp người tị nạn Việt Nam và hơn nữa, ông Thiệu được di tản bằng phi cơ C-118 tức là một loại phi cơ vận tãi 4 động cơ, loại phi cơ này không thể nào đáp xuống hàng không mẫu hạm được. Ông Thiệu được đưa sang Đài Loan rồi sau đó ông và gia đình được sang tị nạn tại Anh Quốc, mãi cho đến thập niên 1980 mới di chuyển sang Hoa Kỳ.
Cũng trong ngày 25 tháng 4 khi cựu Tổng Thống Thiệu ra đi, theo Pierre Darcourt thì TT Trần Văn Hương đã tiếp kiến Đại sứ Pháp Mérillon trong 80 phút và sau khi ông Mérillon ra về thì lại đến lượt Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin vào Dinh Độc Lập gặp TT Trần Văn Hương.

Darcourt nói rằng cả hai ông đại sứ đều cố thuyết phục TT Trần Văn Hương nên tìm ngay một công thức để thương thuyết với phe Cộng sản. Tuy nhiên Cụ Trần Văn Hương vẫn giữ vững lập trường của ông, đó là ông không thể giao quyền cho ai ngoài khuôn khổ hiến pháp.

Trong khi đó, cũng trong ngày 25 tháng 4, Thường Vụ Trung Ư­ơng Cục CSVN đã gửi bức điện văn sổ 481/TV cho “Anh Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) anh Năm Xuân?” và P10 tức là Đảng ủy Sài gòn Gia Định nói rằng “Theo đài BBC thì Hương đã gặp Minh nhường quyền tổng thống cho Minh. Trước đây ta dự kiến Thiệu đổ thì phải làm gì. Nay Thiệu đổ trong một tình hình ta đang thắng lớn, địch đang thất bại và bối rối, nhưng lại đưa con bài mới này ra và sẽ đặt vấn đề thương lượng để hạn chế thắng lợi của ta và làm lạc hướng đấu tranh của quần chúng. Cần lãnh đạo tư tưởng cho nòng cốt ta tuyên truyền trong những người tích cực ở lực lượng thứ ba đừng mắc mưu bọn đế quốc và phản động đang có âm mưu dùng con bài mới để ngăn ta giành thắng lợi hoàn toàn. Ta vẫn khẳng định phải giành thắng lợi hoàn toàn và triệt để” (*169).

Như vậy thì theo tinh thần điện văn này, dù cụ Trần Văn Hương có trao quyền cho “con bài mới” là Dương Văn Minh đi nữa thì Cộng sản vẫn quyết tâm không thương lượng và “khẳng định phải dành thắng lợi hoàn toàn và triệt để” tức là đi đến chiến thắng toàn diện, đó là chiếm Sài Gòn.

Chú Thích:

*164: Nguyễn Khắc Ngữ: Sđd, phần Phụ lục

*165: Trần Văn Đôn: sđd, trang 467-468
*166: Frank Snepp: sđd, trang 434
*167: Nhật báo Người Việt ngày Chủ nhật 20 tháng 4 năm 2003

*168 Frank Snepp: sđd, trang 434-436

*169 Văn kiện Đảng (CSVN): trang 307-308

NGÀY THỨ BẢY: 26 THÁNG 4/1975, CSVN soạn Thảo Kế Hoạch chiếm Sài Gòn:

Khởi Sự Tấn Công vào Ngày 27-4 

Những mũi tấn công vào Sài Gòn của quân VC ngày 30 tháng 4, 2917 (Nguồn báo Pháp)

Về phía Cộng sản, trong cuốn Đại thắng Mùa Xuân, Văn Tiến Dũng đã nói đến những vận động chính trị đang diễn ra tại Sài Gòn nhắm vào việc thương thuyết với Cộng sản là “những trò ngoại giao quỷ quyệt của những người chỉ muốn tìm cách ngăn cản bước tiến của quân đội (Cộng sản) và để cứu lấy thân họ thì chỉ là những việc vô nghĩa”.

Sự thật thì từ ngày 22 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chấp thuận kế hoạch cuối cùng của cuộc tổng tấn công, và ngày 14 tháng 4 năm 1975, Chiến dịch 275 được chính thức cải danh là chiến dịch Hồ Chí Minh, tức là chiến dịch chiếm thủ đô Sài Gòn.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Lê Duẩn đã gửi điện văn số 113 cho “Anh sáu” Lê Đức Thọ, “anh Bảy” Phạm Hùng và “anh Tuấn” Văn Tiến Dũng nguyên văn như­ sau:

“Hôm nay 26-4, Bộ Chính Trị đã họp để nhận định tình bình quân sự và chính trị ở Sài Gòn đã nghe điện báo cáo số 46/TK của anh Sáu.
Bộ Chính Trị nhận thấy chúng ta cần hành động hết sức mạnh bạo, hết sức khẩn tương và kịp thời, nhất là trong tình hình hiện nay. (*170)
Văn Tiến Dũng và bộ tham mưu sau đó đã soạn thảo xong kế hoạch hành quân chớp nhoáng sử dụng các đơn vị chiến xa và cơ giới tiến chiếm 5 mục tiêu trong thành phố Sài Gòn: Dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Tư­ Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh sát Quốc Gia và Phi trường Tân Sơn Nhứt. Tướng Văn Tiến Dũng trình kế hoạch hành quân này cho 2 uỷ viên Bộ Chính Trị là Lê Đức Thọ và Phạm Hùng, nhân vật số 2 và số 4 trong Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cả hai nhân vật này chấp thuận kế hoạch và ra lệnh các cuộc tấn công vào vùng ven biên sẽ khởi sự vào ngày 27 tháng 4 và giai đoạn cuối cùng tức là tấn công vào Sài Gòn sẽ khởi sự vào ngày 29 tháng 4 năm 1975. Trong các kế hoạch của Cộng sản Bắc Việt cũng như chỉ thị của Bộ Chính Trị, không hề có một điều nào, một câu nào nói đến việc “có thể thương thuyết với chính quyền mới của Dương Văn Minh”.

Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên sau này cho biết: “Tổng Thống Dương Văn Minh thú nhận ông bị Cộng sản lừa. Ông khuyên những cổ vấn thân cận và con rể là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài nên rời Việt Nam. Tướng Minh không phải là người duy nhất bị Cộng sản lừa: nhiều người dễ tin khác khi nhận ra sự lừa gạt của Cộng sản và muốn ra đi nhưng đã quá trể” (*171)

Sáng ngày 26 tháng 4, Văn Tiến Dũng cùng đoàn tùy tùng của ông rời Lộc Ninh di chuyển bằng quân xa về Bến Cát khoảng gần 50 cây số ở phía tây-bắc Sài-gòn, tại đó ông ta thảo luận với phụ tá của là tướng Việt Cộng Trần Văn Trà về những chuẩn bị cuối cùng cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Cấp chỉ huy trực tiếp của Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng, hai ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, không đi theo Bộ Tư lệnh Tiền phương của Văn Tiến Dũng mà vẫn đóng tại Lộc Ninh để phối hợp mọi hoạt động cả chính trị lẫn quân sự trong giai đoạn cuối của chiến dịch. Tại Trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất, tối 25 tháng 4, phái đoàn VC trong Ủy Ban Liên Hợp Bốn Bên đã nhận được mật điện của Văn Tiến Dũng cho biết quân đội Cộng sản sẽ khởi sự tấn công Sài Gòn, do đó Đại tá Việt Cộng Võ Đông Giang đã ra lệnh cho tất cả các nhân viên trong phái đoàn Việt Cộng phải đào hầm để tránh pháo kích. Bức mật điện của Văn Tiến Dũng kết thúc bằng câu “chúc các đồng chí may mắn. Hẹn gặp các đồng chí tại Sài Gòn “
Đúng 5 giờ chiều ngày 26 tháng 4, được lệnh của Lê Đức Thọ qua Văn Tiến Dũng, tướng CSBV Lê Trọng Tấn ra lệnh cho hiệu thính viên truyền lệnh cho các cấp chỉ huy thuộc 6 sư đoàn dưới quyền chỉ huy của ông ta tấn công vào quận Nhơn Trạch thuộc tỉnh Biên Hoà cùng các vùng nằm về phía đông Sài Gòn.

Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức khai diễn, như vậy thì kể từ ngày 26 tháng 4, CSBV không hề có ý định thương thuyết với bất cứ ai nắm quyền ở Sài Gòn, kể cả Dư­ơng Văn Minh.

Quốc Hội Không Đồng Ý Trao Quyền. Trong khi đó thì tại Paris, Nguyễn Thị Bình bắn tin cho các thân hữu ngư­ời Pháp của MTGPMN rằng VC quả thật muốn thương thuyết với Dương Văn Minh với điều kiện là chính phủ mới không có nhân vật nào thuộc phe ông Thiệu. Cùng ngày, chính phủ Pháp gởi một điện văn cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết rằng Phạm Văn Ba, Trưởng Phái đoàn của MTGPMN tại Paris vừa thông báo với chính phủ Pháp rằng MTGPMN có thể sẽ chấp nhận một “công thức chính trị”’ nếu Dương Văn Minh đứng ra cầm đầu một chế độ được thiết lập “tên tinh thần hòa giải hòa hợp quốc gia.” Tại Sài Gòn, Trần Văn Đôn cũng nhận được tin qua các “trung gian” thân Việt Cộng nói rằng họ có thể sẽ ngưng bắn nếu Dương Văn Minh lên nắm quyền và người Mỹ phải ngưng di tản người Việt cũng như các chiến cụ ra khỏi Việt Nam.

Trước những tin tức dồn dập về “giải pháp Dương Văn Minh” như vậy, tại Sài Gòn, các phe nhóm như nhóm ủng hộ Dương Văn Minh, nhóm Hoà Giải Hoà Hợp chịu ảnh hưởng của khối Phật giáo Ấn Quang, nhóm CIA của Thomas Polgar và nhất là toà đại sứ Pháp, tất cả đều dồn mọi nổ lực nhằm áp lực TT Trần Văn Hương phải từ chức càng sớm càng tốt để trao quyền tổng thống VNCH lại cho Dương Văn Minh.

Sáng ngày hôm ấy, Tổng Thống Pháp Giscard d’Estaingn đã trực tiếp gọi điện thoại nói chuyện với Đại sứ Pháp Mérillon. Khi tổng đài điện thoại của Bưu điện Sài Gòn gọi cho toà đại sứ Pháp để báo rằng “có điện thoại của tổng thống,”  người Pháp tưởng rằng đó là điện thoại của tổng thống VNCH và nhân viên Bưu điện đã phải nói rõ và nhắc lại nhiều lần với toà đại sứ rằng không phải là tổng thống của chúng tôi, đây là điện thoại của tổng thống của các ông.”

Trong ngày hôm đó, Đại sứ Mérillon đã gặp TT Trần Văn Hương đến 3 lần để thuyết phục Cụ trao quyền lại cho Dương Văn Minh. Tuy nhiên, Cụ Trần Văn Hương là con người nguyên tắc và trọng pháp (legalist), cái gì cũng phải theo đúng tinh thần của hiến pháp và luật pháp, cho nên không ai ngạc nhiên khi Cụ nhất định từ chối việc trao quyền tổng thống vì cái đó không hề có trong hiến pháp.

Theo Hiến pháp 1967 của VNCH thì khi tổng thống từ chức, phó tổng thống sẽ lên thay và nếu vị phó tổng thống cũng từ chức thì nhân vật thứ ba trong việc kế nhiệm là vị chủ tịch lưỡng viện quốc hội, lúc bấy giờ là Nghị sĩ Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện VNCH. Hiến Pháp VNCH năm 1967 cũng nói rõ là sau khi nhận chức tổng thống, vị phó tổng thống phải tổ chức một cuộc bầu cử trong vòng 6 tháng để nhân dân chọn một vị tổng thống mới chứ vị phó tổng thống mới lên thay thế không được tiếp tục phục vụ cho hết nhiệm kỳ pháp định.

Sáng ngày 26 tháng 4, Tổng Thống Trần Văn Hương đã yêu cầu Nghị sĩ Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện, triệu tập một phiên họp đặc biệt của lưỡng viện quốc hội vào lúc 10 giờ sáng để thảo luận về vấn đề trao quyền tổng thống.

Tại quốc hội, TT Trần Văn Hương nói rằng “Nếu không khéo dàn xếp thế nào thì e rồi đây Sài Gòn sẽ thành một núi xương sông máu, điều mà những người có lòng yêu nước không thể nghĩ đến được, không thể chấp nhận được. Với sự chấp nhận của Quốc Hội, chính phủ của tôi sẽ đi tìm sự thương thuyết, nhưng thương thuyết không có nghĩa là đầu hàng vì nếu thương thuyết để đầu hàng thì thương thuyết gì nữa? Thà là chết cho đến cùng chờ sao lại thương thuyết như vậy được.”

TT Trần Văn Hương trình bày rằng Cụ đã nghe một số người nói rằng cựu Đại Tướng Dương Văn Minh có đủ điều kiện để đứng ra thương thuyết và Cụ đã mời ông Minh làm thủ tướng toàn quyền nhưng ông Minh không nhận mà ngược lại ông ta lại đòi Cụ phải từ chức, phải giao quyền tổng thống lại cho ông Minh để ông ta có toàn quyền thương thuyết với Cộng sản. TT Trần Văn Hương nói với Quốc Hội nguyên văn lời ông Dương Văn Minh nói với Cụ như sau: “thầy đã hy sinh đến mức này, tôi xin thầy rang hy sinh một bước nữa mà thầy trao trọn quyền cho tôi.”

TT Hương nói rằng ông không có thể làm như vậy được vì làm như vậy là vi hiến, chỉ có quốc hội mới có quyền làm được việc đó vì chỉ có quốc bội mới có quyền tu chính, sửa đổi hiến pháp mà thôi.

TT Trần Văn Hương nói với quốc hội rằng ông chỉ có quyền chỉ định một vị thủ tướng, còn trao quyền tổng thống cho một nhân vật không có được chỉ định trong hiến pháp thì: “Hiến Pháp vẫn còn đây, Quốc Hội vẫn còn đây, tôi không thể làm một chuyện qua mặt được Quốc Hội, qua mặt được Hiến Pháp. Đây không phải là cái khăn mu-soa, một tờ giấy bạc trong tay tôi móc ra đưa cho Đại Tướng D­ương Văn Minh”.

TT Trần Văn Hương nói với Quốc Hội rằng: “nếu Quốc Hội nghĩ rằng tôi phải giao quyền lại cho Đại Tủởng Dương Văn Minh, tôi xin phép vâng lời Quốc Hội tôi sẽ trao quyền lại cho Đại Tướng Dương Văn Minh… Còn như quý vị nghĩ rằng không chấp nhận đề nghị đó bởi vì đây là một điều kiện khắt khe, một điều kiện của người thắng trận viết cho người bại trận, thì chúng ta không còn nước gì khác hơn là lúc đó chúng ta cứ việc chết tới cùng, không còn biết làm sao hơn được, thì chừng đó dầu cái thành Sài Gòn này có biến thành một biển máu, tôi nghĩ rằng người Việt Nam vì thể diện của mình, không thể nào từ chối được, trừ một số người không đáng gì nói là không thể nào chấp nhận được chuyện đó. Nếu Thượng Đế không muốn cho nước VNCH tồn tại nữa thì chúng ta hãy cùng chết với xứ sở, nhưng chúng ta không thể đầu bang”.

Tóm lại, TT Trần Văn Hương đề nghị với lưỡng viện Quốc hội hai giải pháp để chọn lựa: đồng ý cho tổng thống được chỉ định một vị thủ tướng với toàn quyền hành động hay là chấp thuận cho Cụ giao quyền lại cho Dương Văn Minh để thay thế ông trong chức vụ Tổng Thống VNCH ngõ hầu có thể tìm được một đường lối hay biện pháp nào đó để vãn hồi hoà bình cho Việt Nam dù rằng đây là một giải pháp không có ghi trong hiến pháp.

Sau khi TT Trần Văn Hương ra về, quốc hội bắt đầu thảo luận về hai đề nghị của tổng thống. Dư luận cạnh các giới quốc hội cho rằng ngoại trừ một số rất nhỏ nghị sĩ và dân biểu trong “khối thứ ba” ủng hộ ông, cựu đại tướng Dương Văn Minh không được cảm tình của phần lớn dân biểu và nghị sĩ vì họ cho rằng ông Minh thường tỏ ra xem thường quốc hội, ông Minh coi thường hiến pháp, do đó giải pháp bầu cho ông Minh lên thay Cụ Hương khó mà được quốc hội thông qua dù rằng nhiều thế lực đang ráo riết vận động cho giải pháp này. Ngoài ra trong quốc hội vẫn còn có một số người ủng hộ ông Thiệu, họ không bầu cho ông Minh và một số nhỏ khác thuộc khuynh hướng phe hữu, đa số là người Bắc di cư và tín đồ Thiên Chúa giáo lại muốn ủng hộ cựu Phó TT Nguyễn Cao Kỳ, do đó mà cho đến chiều thì quốc hội vẫn còn trong vòng bế tắc, chưa dứt khoát chọn được một giải pháp nào.

Đến tối hôm đó, sau hơn 10 tiếng đồng hồ thảo luận, cuối cùng thì quốc hội cũng đồng ý thông qua một quyết nghị “tín nhiệm TT Trần Văn Hương và trao cho Tổng thống Trần Văn Hương được trọn quyền làm bất cứ điều gì mà ông cảm thấy rằng cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng này”. Như vậy thì quốc hội lại giao quả banh trở lại cho vị tân tổng thống 73 tuổi với một quyết nghị có nội dung rất mơ hồ, không nói rõ nên giao quyền gì và giao quyền cho ai và đó cũng không phải là điều mà Cụ mong muốn vì quyết nghị này vẫn chưa có đủ tính cách pháp lý để Cụ giao quyền lại cho ông Dương Văn Minh như đề nghị của Pháp và Mỹ.

Theo ông Trần Văn Đôn thì chiều hôm đó, tr­ước khi có sự biểu quyết của quốc hội, TT Trần Văn Hương gọi điện thoại cho ông ta và nói với ông rằng “Anh Đôn, tôi sẽ chỉ định anh làm thủ tướng toàn quyền khi quốc hội biểu quyết cho tôi chỉ định thủ tướng”. Ông Đôn cám ơn Cụ Hương rồi mời nhóm anh em của ông trong Phong Trào Dân Tộc Tự Tồn hội họp để chuẩn bị thành lập chính phủ. Ông Đôn gọi điện thoại cho cựu PTT Nguyễn Cao Kỳ và ông Kỳ đề nghị mời Trung tướng Nguyễn Đức Thắng làm Tổng trưởng Quốc Phòng. Ông Đôn cũng nói với ông Kỳ rằng ” Các anh em Tổng Tham Mưu về Miền Tây để tiếp tục tổ chức phòng thủ và kháng cự. Tôi ở lại cố gắng tìm giải pháp thương thuyết đình chiến, nếu không được tôi sẽ bay về Miền Tây lo việc phòng thủ với các anh em”. Ông Đôn nói rằng ông Kỳ đồng ý với ông. Sau đó, ông ta gọi điện thoại cho ông Dương Văn Minh và cho ông Minh biết rằng ông ta có thể được TT Trần Văn Hương chỉ định chức vụ thủ tướng toàn quyền thì ông Minh “cười khinh”*172

Thực ra thì không có một “anh em Tổng Tham Mưu” nào về Miền Tây để tổ chức phòng thủ như lời của ông Đôn. Vào hai ngày 27 và 28 tháng 4 năm 1975, chỉ có hai tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng ở Bộ Tư­ Lệnh Quân Đoàn 4 và cả hai vị tướng này đã tử tiết vào ngày 30 tháng 4. Trước đó một ngày, ngày 29 tháng 4, cả hai ông Kỳ và Đôn đều đã có mặt trên tàu của Đệ Thất Hạm Đội. Theo Oliver Todd thì máy bay của Tướng Nguyễn Cao Kỳ có chở theo Trung Tướng Ngô Quang Trưởng là chiếc trực thăng tị nạn đầu tiên đáp xuống hàng không mẫu hạm Midway vào lúc 1 giờ 12 chiều 29 tháng 4 năm 1975.
Ông Trần Văn Đôn cho biết rằng chiều hôm đó, trong khi nhóm anh em của ông đang “bàn thảo về lời tuyên bố với quốc dân đồng bào”, ông ta đã gọi điện thoại báo tin cho Đại sứ Pháp Mérillon biết rằng TT Trần Văn Hương có thể sẽ chỉ định ông ta làm thủ tướng toàn quyền thì đại sứ Mérillon tỏ ra rất thất vọng.

Đại sứ Mérillon nói với ông Đôn rằng “không thể được. Hà nội chỉ muốn nói chuyện với ông Dương Văn Minh. Nếu người thương tuyết không phải là ông Minh thì họ sẽ pháo kích tối nay”. Ông Mérillon nói thêm rằng sở dĩ mà ông biết được như vậy là vì ông ta có liên lạc với Hà nội và họ đã hạn định thời gian là tối 26 tháng 4. Ông Đôn nghe như vậy bèn yêu cầu đại sứ Pháp trình bày việc này với TT Trần Văn Hương. Sau đó, ông Đôn gọi điện thoại cho đại sứ Mỹ và ông cũng yêu cầu Đại sứ Martin nói chuyện với TT Trần Văn Hương.

Tối hôm đó, ông Đôn đến thăm TT Trần Văn Hương để trình bày với Cụ H­ương về cuộc tiếp xúc với hai vị đại sứ Pháp và Hoa Kỳ thì được Cụ Hương cho biết là cả hai ông đó cũng vừa nói chuyện với Cụ qua điện thoại. ông Đôn kể lại rằng TT trần Văn Hương đã nói với ông nguyên văn như thế này: “Qua hiểu rồi! Họ muốn ông Minh, qua sẽ từ chức”.

Tiến sĩ Henry Kissinger sau này cho biết việc người ta đồn đại rằng Cộng sản Bắc Việt chỉ muốn nói chuyện với Dương Văn Minh là điều không đúng: “Vào ngày 24 tháng 4, người kế vị ông Nguyên Văn Thiệu là Tổng Thống Trần Văn Hương đã chủ trương “mở rộng” bằng cách mời tướng Dương Văn Minh giữ chức vụ thủ tướng. “Big Minh, “biệt danh của ông ta, là nguồn hy vọng lớn lao của phong tráo “phản đối chiến tranh Việt Nam” từ năm 1967 khi mà ông ta đã thua ông Nguyễn Văn Thiệu trong cuộc chạy đua tranh dành quyền lực tại Việt Nam. ông ta được mọi người xem như là một người “trung lập” và mọi người hy vọng rằng với lập trường đó thì ông ta sẽ có thể được phe Cộng sản chấp nhận, tuy nhiên ông Lê Đức Thọ đã có những thái độ gây cho tôi có cảm tưởng ngược lại (Le Duc Tho had given me the opposite impression.) *173

Như vậy, theo lời cựu Trung Tướng Trần Văn Đôn kể lại trong Việt Nam Nhân Chứng thì ngày 26 tháng 4, TT Trần Văn Hương đã mời ông làm thủ tướng. Người viết có hỏi ông Trần Văn Đính, thứ nam của cố TT Trần Văn Hương, thì ông Đính khẳng định rằng không hề có chuyện đó. Theo ông Đính thì Cụ Trần Văn Hương không ưa những người vốn là dân Tây, mà thân phụ của ông Đôn, Bác sĩ Trần Văn Đôn là dân Tây, người con, André Trần Văn Đôn, không những là dân Tây mà lại còn sinh trưởng tại thành phố Bordeaux ở Pháp; Cụ Trần Văn Hương cũng không ưa những người đã đi lính cho người Pháp trước năm 1945 như ông Đôn và ông Dương Văn Minh.*174 Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, ông Đôn cũng có kể lại rằng tối 22 tháng 4, ông đến gặp Dương Văn Minh thì được ông Minh cho biết là ông Minh chưa tiếp xúc với tân TT Trần văn Hương vì “ông Hương chậm chạp, lại không thích ông Minh cho lắm nên kéo dài thời gian “.

Còn việc Cụ Hương muốn mời Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy làm thủ tướng thì khi Giáo Sư Huy còn sinh tiền, người viết có lần hỏi giáo sư về chuyện này và đã được giáo sư xác nhận rằng TT Trần Văn Hương có mời ông thành lập chính phủ vào ngày 24 tháng 4 năm 1975. Giáo sư Huy nói rằng chiều hôm đó ông có vào Dinh Độc Lập gặp Cụ Hương. Tuy nhiên tình hình biến chuyển quá mau lẹ trong những ngày kế tiếp, nhất là áp lực từ phía các cường quốc muốn thương thuyết với Cộng sản với lá bài Dương Văn Minh, cho nên ông đã từ chối và ngày 26 tháng 4, TT Trần Văn Hương phải ra quốc hội để yêu cầu ngành lập pháp tìm một giải pháp cho vấn đề này.

Chú thích:
*170 Văn kiện Đảng (CSVN): trang 309.
*171 Cao Văn Viên: sđd, trang 225.
*172 Trần Văn Đôn: sđd, trang 469

*173: Henry Kissinger: ‘Ending the Vietnam War,” trang 548.
*174 phỏng vấn ông Trần Văn Đính, Huntington Beach, California 2002

NGÀY CHỦ NHẬT: 27 THÁNG 4/1975

Rạng sáng ngày Chủ nhật, vào lúc 3 giờ rưởi, Việt Cộng pháo kích 5 trái hỏa tiễn vào đô thành gây cho 6 người chết và 22 người bị thương, tuy nhiên tình hình ở Sài Gòn vẫn yên tĩnh, không có vẻ gì là rối loạn. Theo ông Trần Văn Đôn thì vào lúc 3 giờ chiều, Đại sứ Mérillon đã gọi điện thoại cho ông ta và báo tin cho biết rằng nếu đến 6 giờ chiều hôm đó mà chưa có gì thay đổi thì quân Cộng sản sẽ pháo kích vào Sài gòn bằng đại bác 130 ly. Theo Jean Lartéguy trong cuốn L’Adieu à Saigon thì sau ngày 30 tháng 4, một sĩ quan CSBV đã tiết lộ với ông Vũ Văn Mẫu rằng các đơn vị Cộng sản được lệnh bắt đầu pháo kích vào Sài Gòn bắt đầu vào lúc 11 giờ tối 30 tháng 4 nếu Sài gòn tiếp tục chống cự và CSBV dự tính rằng họ sẽ chiếm Sài Gòn vào ngày 7 tháng 5 tức là ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ của họ 21 năm về trước.

Theo Frank Snepp thì vào ngày hôm đó, có nhiều phe nhóm chính trị đã chống lại việc TT Trần Văn Hương không chịu giao quyền cho Dương Văn Minh. Người đầu tiên là ông Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam mà theo Frank Snepp thì ông ta là người đã cộng tác với CIA từ lâu. ông Bửu đã kêu gọi đoàn viên biểu tình gây áp lực để đẩy ông Hương ra khỏi chính quyền. Kế đó là Thương tọa Thích Trí Quang, lãnh tụ Phật giáo ấn Quang cũng đã kêu gọi TT Trần Văn Hương phải nhường chức cho Dương Văn Minh và nhóm thứ ba là cựu Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ cùng với Linh mục Trần Hữu Thanh, Chủ tịch Phong Trào Nhân Dân Chống Tham Nhũng đã tham dự một cuộc biểu tình tại giáo xứ Tân Sa Châu với gần m­ười ngàn người tham dự. Trong cuộc mít-tinh này, L.M Trần Hữu Thanh và cựu PTT Kỳ lên án những kẻ hèn nhát đã bỏ nước di tản theo người Mỹ và hô hào đồng bào ở lại để tử thủ bảo vệ Sài Gòn. Theo Frank Snepp, ông Kỳ đã nói với những người biểu tình rằng: “cái gọi là chiến thắng của Cộng sản chẳng qua chỉ là hậu quả của việc những tướng lãnh và sĩ quan của quân đội chúng ta đã chọn sự bỏ chay ngay cả trước khi họ được yêu cầu”*175. Báo chí Việt ngữ trong nước đã trích thuật lại rằng cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ đã kêu gọi mọi ngư­ời ở lại chiến đấu chống lại Cộng sản Bắc Việt, ông nói rằng ông cũng sẽ ở lại để chiến đấu chứ không đi đâu cả, không di tản ra ngoại quốc vì “ở bên đó làm gì có rau muống, mắm tôm mà ăn?.. . “

Lưỡng Viện Quốc Hội đồng ý “trao quyền “

Vào lúc 10 giờ sáng, TT trần Văn Hương mời Nghị sĩ Trần Văn Lắm, Chủ tịch Thượng Viện, Dân biểu Phạm Văn Út, Chủ tịch Hạ Viện, Thẩm phán Trần Văn Linh, Chủ tịch
Tối Cao Pháp Viện, Thẩm phán Lê Tài Triển, Phụ tá Tư pháp của Tổng Thống, Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc Phòng và Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH, để nghiên cứu kỹ các điều khoản trong bản Hiến Pháp của VNCH và thảo luận về việc yêu cầu quốc hội biểu quyết về đề nghị của TT Trần Văn Hương trao quyền cho một người không được quy định trong hiến pháp. Buổi họp kết thúc vào khoảng 12 giờ trưa và TT Trần Văn Hương đã yêu cầu Nghị sĩ Trần Văn Lắm triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Lưỡng Viện Quốc Hội vào buổi chiều hôm đó để thảo luận dứt khoát và biểu quyết về đề nghị giao quyền tổng thống VNCH lại cho ông Dương Văn Minh.

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết rằng ông cũng đã đóng góp ý kiến với Tổng Thống Trần Văn Hương về vấn đề này:

“Sáng chủ nhật 27 tráng 4, Tổng Thống Hương mời tôi họp tại Dinh Phó Tổng Thống trên đường Công Lý. Phiên họp gồm có các chủ tịch của Lưỡng Viện Quốc Hội, Tối cao Pháp Viện, Giám sát viện, hai phụ tá của tổng thống là Lê Tài Triển và Lê Công Chất. Tổng Thống Hương tóm lược những vận động chính trị đang diễn tiến bức bách cụ bàn giao cho Tướng Minh cùng lúc với áp lực mặt trận đang đè nặng sát nách đô thành. Tổng Thống Hương bằng lòng như­ờng chỗ cho Tướng Minh nhưng cụ thắc mắc không biết dựa vào điều khoản nào của Hiến Pháp vì cụ bông muốn xé bỏ hiến pháp và đầu hàng. Cụ nói đúng lý ra thì cụ phải nhường chỗ cho Chủ Tịch Thượng Viện thì mới theo đúng hiến pháp.
“Trong phiên họp có nhiều người am tường luật pháp, nhưng cụ lai hỏi tôi: Thủ Tướng có căn bản luật và hành chánh, lại là cựu chủ tịch Hạ Viện, vậy thủ tướng hãy góp ý tôi giải quyết việc này ra sao?
Tôi góp ý với Tổng Tổng Hương: “Thưa Tổng Thống, mặc dù chúng ta không thể chống chọi nỗi áp lực chính trị và quân sự của ngoại bang và Cộng sản, nhưng tôi cũng xin Tổng Thống đừng dựa vào quyết định cá nhân và tự tiện bàn giao cho tướng Minh vì sự bàn giao vi hiến này có hậu quả chính trị là xé bỏ hiến pháp là tai lại hơn nữa là sử sách sau này sẽ lên án Tổng Thống vì bàn giao chức vụ cho Tướng Minh mà sau đó đất nước này mới mất vào tay Cộng sản. “

Tuy Tổng Thống và nhân viên Lưỡng Viện Quốc Hội đều được nhân dân trực tiếp bầu, tuy Tổng Thống được Hiến Pháp giao cho trọng trách Quốc Trưởng lãnh đạo quốc dân, nhưng theo truyền thống dân chủ cũng như theo thủ tục đã được áp dụng trên thực tế tại các nước dân chủ lâu đời, mỗi khi cần phải có những quyết định không được dự trù trong hiến pháp để cứu đất nước đang bị lâm nguỵ, họ t­hường giao trách nhiệm nặng nề này cho quốc hội là cơ quan bao gồm hàng trăm dân cử và thường được chấp nhận là quyền uy tối cao của đất nước.Vậy tôi đề nghị Tổng Thống dành cho lưỡng Viện Quốc Hội quyết định tối hậu “.

“Hôi nghị chấp thuận đề nghị của tôi ” *176 .

Cựu Đại Tướng Cao Văn Viên cũng có nhận xét như sau:

“Mặc dù có nhiều sự đồn đãi cho rằng Cộng sản chỉ thương lượng một giải pháp chính trị với Tướng Dương văn Minh, nhưng là một vị tổng thống tin vào hiến pháp, Tổng Thống Hương không thể nào trao chức tổng thống lại cho tướng Minh nếu không có sự đồng ý của Quốc Hội” *177
Phiên họp với Tổng Thống Trần Văn Hương chấm dứt vào khoảng 12 giờ trưa ngày chủ nhật với quyết định sẽ giao cho Thượng và Hạ Nghị Viện biểu quyết về vấn đề “trao quyền” cho Tướng Dương Văn Minh để thương thuyết với Cộng sản Bắc Việt nội trong ngày hôm đó, tuy nhiên vì thì giờ quá cấp bách cho nên rất khó mà có thể đạt giấy mời đến các vị nghị sĩ và dân biểu đến tham dự phiên họp đặc biệt này trong vòng chỉ có mấy tiếng đồng hồ.
Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết chính đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin đã gọi điện thoại cho ông để yêu cầu giải quyết sự khó khăn này như­ sau:
“Tôi ra về sau khi từ giã cụ Hương, nhà ái quốc khả kính mà tôi không bao giờ được gặp nữa. Từ địa điểm họp tại tư dinh Phó Tổng Thống về đến tư dinh Thủ tướng tại số 5 Bến Bạch Đằng xe chạy độ 15 phút. Thế mà vừa bước chân vào phòng khách thì điện thoại reo vang. Đại sứ Martin ở phía đầu dây bên kia nói với tôi: tình hình vô cùng khẩn trương. Công việc đang phải giải quyết với cộng sản Bắc Việt từng phút từng giây chứ không phải từng ngày, từng giờ nữa. Tưởng là phiên họp với Tổng Thống Hương đã đi đến quyết định là bàn giao ngay nội ngày bôm nay.
“Không ngờ thủ tướng lại đề nghị “giao quả bóng” qua cho quốc hội, biết chừng nào mới triệu tập cả trăm người đến họp được? Hai ông chủ tịch quốc hội sẽ bó tay không thể nào có phương tiện tống đạt thư mời dân biểu và nghị sĩ được. Vậy xin thủ tướng giúp giùm hai vị này triệu tập phiên họp khẩn cấp nội chiều nay. Nếu trễ ký hạn tối nay của Cộng sản thì Sài Gòn sẽ lâm nguy.
“Tôi liền điện thoại thông báo hai vị chủ tịch Thượng và Hạ viện cứ tống đạt thư mời các dân biểu và nghị sĩ cho đúng nội quy, nhưng e rằng thư mời sẽ không đến tay đầy đủ cho các vị dân cử đâu. Tôi chỉ thị lập tức cho hai đài truyền thanh và truyền hình ngưng tất cả các chương trình phát thanh t­hường lệ.
“Bắt đầu từ giờ phút này, chỉ phát thanh nhạc hùng, tạo không khí khẩn trương y như khi có biến cổ trước đây và đọc thư mời các nghị sĩ và dân biểu đến dự phiên họp khoáng đại lưỡng viện tại Hội Trường Diên Hồng, trụ sở của Thượng nghị viện vào lúc 7 giờ tối nay” *178

Trong buổi chiều hôm đó, Đài Phát thanh Sài gòn liên tiếp đọc đi đọc lại từng giờ thư mời của Nghị sĩ Trần Văn Lắm yêu cầu các dân biểu và nghị sĩ đến dự phiên họp đặc biệt khẩn cấp tại trụ sở Thượng Viện vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Phiên họp Lư­ỡng Viện khai diễn vào lúc 7 giờ 30 tối với 138 nghị sĩ và dân biểu hiện diện: Có nhiều người sau này nói rằng phiên họp này không hợp pháp vì không đủ túc số, tuy nhiên điều đó không đúng vì vào tháng 4 năm 1975, tổng số dân biểu và nghị sĩ trong hai viện quốc hội là 219 người, theo nội quy của quốc hội thì chỉ cần quá bán tổng số tức là 110 người là đủ túc số để họp lưỡng viện, như vậy con số 138 người thì đã quá đủ túc số rồi.

Theo lời yêu cầu của Chủ tịch Thượng Viện, ông Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc Phòng đã hướng dẫn một phái đoàn quân sự đến quốc hội để trình bày về tình hình quân sự và vòng đai phòng thủ Sài gòn. Phái đoàn này gồm có Đại T­ướng Cao Văn Viên, Tổng Tư Lệnh QLVNCH, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư lệnh Hải Quân, Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3 và Trung Tâm Hành Quân Bộ Tổng Tham Mưu và Đại tá Hoàng Ngọc Lung, Trưởng Phòng 2/Quân Báo thuộc Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.

Ông Trần Văn Đôn, với tư cách là Xử Lý Thường vụ Tổng trưởng Quốc Phòng, đã thuyết trình cho Lưỡng Viện Quốc hội tình hình bi đát của đất nước kể từ khi Ban Mê Thuột thất thủ ngày 10/3/75, sau đó mất Quảng trị ngày 19/3 An Lộc ngày 20/3, Huế ngày 26/3 Quảng Tín ngày 24/3, Quảng Ngãi ngày 25/3, Đà nẵng ngày 29/3, Quy Nhơn ngày 1 tháng 4, Nha trang ngày 2 tháng 4, Đà Lạt ngày 4/4, Phan Rang ngày 16/4, Phan Thiết ngày 19/4, Xuân Lộc ngày 20/4 và ngay trong lúc quốc hội đang họp thì quân Cộng sản Bắc Việt đã tới Biên Hoà.

Phái đoàn Trần Văn Đôn tường trình với Lưỡng Viện Quốc Hội rằng hiện CS Bắc Việt đang có tới l6 sư đoàn tức là vào khoảng hơn 160.000 quân đang bao vây Sài Gòn cùng với sự yểm trợ của một số rất đông thiết giáp và pháo binh hạng nặng, trong khi đó thì vòng đai phòng thủ của ta đang từ từ bị thu hẹp. Có hai nghị sĩ là Phạm Đình Ái và Vũ Văn Mẫu hỏi phái đoàn Quốc Phòng lực lượng tổng trừ bị của VNCH ở đâu và vòng đai phòng thủ như thế nào thì được trả lời rằng tổng trừ bị đang ở vòng đai phòng thủ Sài Gòn cùng với hai sư đoàn 5 và 25.

Tuy nhiên hai đại đơn vị này đã bị quân Cộng sản cầm chân, Sư đoàn 5 bị quân Cộng sản vây ở căn cứ Lai Khê và Sư Đoàn 25 đang bị vây ở căn cứ Đồng Dù, còn trong thủ đô Sài Gòn thì chỉ có Cảnh sát Dã chiến cùng với một số đơn vị Biệt Động Quân bảo vệ. Tóm lại, phái đoàn phúc trình rằng tổng số quân VNCH bảo vệ thủ đô chỉ có khoảng 60.000 người và không có khả năng tăng viện thêm trong khi đó thì quân CSBV đông gấp 3 lần và quân của họ từ các vùng miền Bắc và Miền Tnung tiếp tục kéo về càng ngày càng đông và đó là viễn ảnh của mặt trận Sài Gòn trong một vài ngày sắp tới. Theo một nhà báo Pháp thì trong bài thuyết trình này, ông Trần Văn Đôn “đã đặt ra một bức tranh vô cùng bi thảm: chỉ vài ngày, có thể chỉ vài giờ nữa, Sài gòn có thể bị đại bác 130 ly của Cộng sản tàn phá. Vậy phải thương thuyết ngay để có ngưng bắn càng sớm càng tốt . “

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cho biết thêm một vài chi tiết về phiên họp đặc biệt này của lưỡng viện như sau:

“Sau khi ba tướng Trần Văn Đôn, Nguyễn văn Minh và Nguyễn Khắc Bình ra về để cho lưỡng viện quốc hội tiếp tục thảo luận, thời giờ qua rất nhanh thế mà các nghị sĩ dân biểu kéo dài cuộc thảo luận dằng co xung quanh hai đề tài hợp hiến và chủ quyền quốc gia, chưa chịu biểu quyết. Dân biểu Phạm Anh, Tổng Trưởng Đặc trách liên Lạc Quổc Hội, từ hội trường Diên Hồng báo cáo với tôi rằng các nghị sĩ và dân biểu thuộc phe cầm quyền không chống đối việc trao quyền cho Dư­ơng Văn Minh vì muốn tránh đổ máu cho nhân dân trong đô thành. Trái lại một chuyện bất ngờ và đầy mâu thuẫn đã xảy ra là nghị sĩ và dân biểu đối lập lại do dự chưa chịu biểu quyết cho tướng Minh là người mà họ đã ủng hộ lâu nay.
“Khi trao đổi với nhau một cách bán chính thức ngoài hành lang của hội trường, một sổ dân biểu và nghị sĩ đối lập cho biết “sở dĩ họ chống việc trao quyền cho tướng Minh là vì họ nghĩ rằng Tướng Minh sẽ không đủ tài ba để giữ nước mà sẽ làm mất nước vào tay Cộng sản. ” được hỏi “nếu vậy thì tại sao lâu nay quí anh tín nhiệm tướng Minh như lãnh tụ đối lập trong nước” thì các dân biểu và nghị sĩ đối lập trả lời rằng: “chúng tôi nào có tín nhiệm và tin tưởng Tướng Minh. Chúng tôi chỉ dùng tướng Minh để phá Tổng Thống Thiệu mà thôi!”
“Cũng nên nói thêm là hai toà đại sứ Hoa Kỳ và Pháp vận động khá mạnh nên sau cùng lưỡng viện quốc bội ngưng thảo luận để biểu quyết ” *179

Sau đó, vào lúc 8 giờ 45 tối, Thượng Nghị Sĩ Trần Văn Lắm đọc câu hỏi sau đây trước Lưỡng Viện Quốc hội “Ai đồng ý là TT Trần Văn Hương nên trao quyền cho ông Minh để ông ta có thể tìm kiếm một con đường vãn hồi hòa bình cho Việt Nam?” 136 trong tổng số 138 dân biểu và nghị sĩ bỏ phiếu thuận, hai người không bỏ phiếu là TNS Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện và Dân biểu Phạm Văn Út, Chủ Tịch Hạ Viện vì theo nội quy của Thượng và Hạ viện thì vị chủ tịch chỉ bỏ phiếu khi nào không đủ đa số mà thôi.

Như vậy, chỉ 24 tiếng đồng hồ sau quyết nghị ngày 26/4, Quốc Hội đã thông qua một quyết nghị mới minh định việc cả hai viện lập pháp chấp thuận việc TT Trần Văn Hương trao quyền lại cho ông Dương Văn Minh và có như vậy thì việc Cụ Trần Văn Hương trao quyền mới có vẻ như là có tính cách hợp hiến và hợp pháp và đó là điều mà Cụ trông đợi. Ông Trần Văn Đôn kể lại rằng tối hôm đó ông đến nhà Cụ Hương để thông báo việc xảy ra ở quốc hội thì Cụ nhờ ông Đôn nói lại với ông Dương Văn Minh là Cụ sẵn sàng trao quyền bất cứ lúc nào.

Khi ông Đôn ra về, Cụ Hương nói với ông Đôn rằng: “họ muốn có ông Minh thì có ông Minh!”. Theo ông Đôn thì sau đó ông Nguyễn Xuân Oánh và ông đến toà đại sứ Pháp và Mỹ thông báo việc quốc hội đã chấp thuận việc trao quyền cho ông Dương Văn Minh rồi cả hai người ghé đến nhà ông Minh. Ông Đôn nói với ông Minh là Cụ Hương sẵn sàng trao quyền bất cứ lúc nào thì ông Minh nói rằng ông ta sẽ nhậm chức vào lúc 5 giờ chiều ngày hôm sau, thứ Hai 28 tháng 4 năm 1975. (Đại úy Nguyễn Văn Nhựt, cựu tùy viên của TT Trần Văn Hương quả quyết với người viết rằng tối 27 tháng 4 cũng như tối hôm sau 28 tháng 4, Cụ Hương không hề tiếp ông Đôn tại Phủ Phó Tổng Thống trên đường Hiền Vương).

Sau khi Dương Văn Minh đã chính thức được quốc hội chấp thuận giao quyền tổng thống, khuya hôm đó, theo Frank Snepp, đại sứ Hoa Kỳ Martin mới chỉ thị cho Polgar, trùm CIA Sài Gòn, đi đón những nhân vật thân cận và trung thành với ông Thiệu đưa lên phi trường Tân Sơn Nhất rồi họ được một chuyến bay đặc biệt đưa sang Căn cứ Không Quân Clark tại Phi Luật Tân. Trong số những hành khách trên chuyến bay đặc biệt này có cựu thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn, cựu tổng trưởng Hoàng Đức Nhã và cựu Thiếu tướng Tư lệnh Cảnh sát Nguyễn Khắc Bình. Frank Snepp cho biết rằng Đại Sứ Graham Martin đã ra lệnh không cho một viên chức cao cấp nào trong chính phủ được ra đi cho đến khi nào Đại Tướng Dương văn Minh được chính thức giao quyền tổng thống. *180 Cựu thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn nói với người viết rằng ông ra đi vào tối 27 tháng 4 vì ông không muốn làm cái việc bàn giao chức vụ thủ tướng cho Vũ Văn Mẫu. Trong cuốn hồi ký sau này, ông Nguyễn Bá Cẩn cũng xác nhận rằng ông được toà đại sứ Hoa Kỳ đưa lên phi trường Tân Sơn Nhứt vào rạng sáng ngày 28 tháng 4 và được đưa qua Căn cứ Clark Field của Hoa Kỳ tại Phi Luật Tân trên một chiếc phi cơ vận tãi C-130 cùng với Bác sĩ Phan Quang Đán và ông Hoàng Đức Nhã.

Trong khi tại Sài Gòn, hai viện quốc hội đã thông qua quyết nghị cho phép TT Trần Văn Hương ” trao quyền” cho ông cựu Đại Tư­ớng Dương Văn Minh để “điều đình” với Cộng sản thì tại Hà Nội, Võ Nguyên Giáp đã nhân danh Quân ủy Trung Ương gửi một chỉ thị mang số 113/QUTU ngày 27 tháng 4 năm 1975 cho các đơn vị Cộng sản tại miền Nam về “nhiệm vụ của các đơn vị quân đội quản lý thành phố Sài Gon-Gia Định”. Chỉ thị này dài tất cả là 10 trang giấy nói về việc “quản lý tốt”, nắm vững đặc điểm của Sài Gòn-Gia Định và công tác cụ thể trong việc quản lý. Võ Nguyên Giáp ra lệnh rằng chỉ thị này phải được “quán triệt đầy đủ đến tận chi bộ và trung đội, tiểu đội và được chấp hành nghiêm túc”. Trong bản chỉ thị này, không hề có câu nào nhắc đến việc có thể thương lượng với Dương Văn Minh.

Nhân Vật Trần Văn Đôn

Trần Văn Đôn

Trong cuốn ” Việt Nam nhân chứng,” tác giả Trần Văn Đôn cho biết thân phụ của ông là công dân Pháp và ông ra đời tại Bordeaux vào năm 1917, rồi theo cha trở về Việt Nam. Đến năm 1927, ông lại được cha cho sang Pháp “du học” lúc mới 10 tuổi. Sau hai năm, ông về thăm nhà và không muốn trở lại Pháp nên học ở Sài Gòn cùng lớp với Dương Văn Minh. Sau khi đậu tú tài, vào năm 1939 sang Pháp học về Cao Đẳng Thương Mại (Hautes etudes Commerciales) nhưng khi Đệ Nhị Thế chiến bùng nổ vào năm đó thì bị động viên vào quân đội với cấp bậc binh nhì.

Sang năm 1940 được vào học trường sĩ quan trừ bi St. Maixent nhưng giữa chừng thì phải ra trận rồi bị Đức Quốc xã bắt.
Năm 1940 lại theo cha là Trung úy Y sĩ, Trần Văn Đôn về Việt Nam và phục vụ trong quân đội Pháp. Năm 1944 ông được người Pháp gởi đi học sĩ quan tại Trường Đồi Thông, được người Pháp đọc là Trường Tông ở Phú Thọ và trở thành sĩ quan trong Quân Đội Pháp. Năm 1947 được làm sĩ quan tuỳ viên cho Thủ Tướng Nguyễn Văn Xuân rồi đến năm 1950 được sang Pháp theo học Trường Cao Đẳng Quốc Phòng trong 1 năm, về nước năm 1951 và được cử phụ trách Nha An Ninh Quân Đội. Đến năm 1954 được cử kiêm nhiệm thêm chức Tham Mưu Trưởng thay cho Đại tá Trần văn Minh và ở lại chức này cho đến năm 1957.

Năm 1955, Trần Văn Đôn từ bỏ quốc tịch Pháp, đốt cấp hiệu bậc Đại tá của Pháp và được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thăng lên thiếu tướng, sau đó được cử làm Tư Lệnh Quân Đoàn I rồi Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội VNCH khi Đại Tướng Lê Văn Tỵ bị bệnh. Ông là một trong những người tổ chức và lãnh đạo cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm l963 giết chết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu nhưng đến ngày 30 tháng 1 năm 1964 thì bị Tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý và sau đó bị cho giải ngũ.

Năm 1967 ông ứng cử vào Thượng Nghị viện, năm 1971 ứng cử vào Hạ Nghị Viện và vào năm 1975 thì giữ chức Phó Thủ Tướng kiêm Tổng trưởng Quốc Phòng.

Trong cuốn “Viêtnam, Qu’as Tu Fait De Tes Fils,” tác giả Pierre Darcourt có viết về Trần Văn Đôn như sau: Trần Văn Đôn có giáng dấp của một tướng làm chính trị hơn là chỉ huy. Quen với các trò âm mưu trong hậu trường và với các trò xin xỏ trong chính phủ, sự nghiệp và thăng thưởng của hắn nhờ ở sự bợ đỡ hơn là thành tích. Trung úy Trần Văn Đôn bắt đầu leo lên hoạt động chính trị từ năm 1946 lẻo đèo theo xách cặp cho tướng Nguyên Văn Xuân, sau đó theo Trần Văn Hữu rồi đến Ngô Đình Diệm. Năm 1956 nhiều bạn người Pháp và bạn trong quân đội đã khinh miệt hắn vì để làm đẹp lòng TT Ngô Đình Diệm, hắn đã chủ tọa một buổi lễ đốt các tàn tích của thời thực dân Pháp thống trị” và Đôn đã ” liệng cặp lon đại tá cùng với các huy chương mà quan thầy Pháp ban cho vào lửa. Chú ruột của Trần Văn Đôn giận quá và đã tặng hắn hai cái bạt tai nẫy lửa”.
(Ghi chú của người viết. Đại tá Trần Văn Đôn cùng với một số sĩ quan cao cấp hồi đó đã từ bỏ quốc tịch Pháp và làm lễ đốt lon của Pháp để lấy điểm với chính quyền Ngô Đình Diệm và ông Diệm đã thăng cấp cho Trần Văn Đôn lên thiếu tướng, chỉ có Đại tá Lê Văn Kim, em rể của Trần Văn Đôn, và Đại Tá Trần Văn Hổ không chịu bỏ quốc tịch Pháp để được lên tướng cho nên không được lòng ông Ngô Đình Diệm. Trong cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 Trung Tướng Lê Văn Kim được xem là đầu não, là linh hồn trong nhóm bộ ba Dương Văn Minh-Trần Văn Đôn-Lê Văn Kim và sau khi ông Diệm và ông Nhu bị giết, Tướng Lê Văn Kim được chỉ định làm ủy Viên Chính trị của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, một chức vụ tương đương với chức vụ Cố Vấn Chính trị tại Phủ Tổng Thống mà ông Ngô Đình Nhu nắm giữ trong suốt 9 năm ông Diệm nắm chính quyền.)

Sau này, tuy ông Diệm ban cho hắn danh vọng và cho hắn làm Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân đội, hắn vẫn tham dự dự vào việc hạ bệ ông Diệm. Là bạn của tướng Dương văn Minh, Đôn bỏ Minh để theo Kỳ. Nhờ Kỳ để ứng cử rồi lại bỏ Kỳ để theo Thiệu. Làm trò ma-nớp để Thiệu sửa hiến pháp cho phép Thiệu ứng cử lần thứ ba, Thiệu thưởng công bằng cách cho hắn giữ ghế phó thủ tướng.

“Trần Văn Đôn lo xa nên hay đi ngoại quốc, nhất là những nước có liên lạc thân hữu với Pháp. Tại Paris, hắn đã tìm gặp các quan thầy cũ để tỏ lòng hối hận vì đã giám đốt lon và huy chương của Pháp. Sau năm 1975, Trần Văn Đôn đã nhờ Tướng Loisillon của quân đội Pháp vận động xin với chính phủ Pháp cho hắn lãnh tiền hưu trí vì đã phục vụ nước Pháp trong 16 năm trời (1940-1956) và hắn đã lãnh được sổ tiền là 130,000 quan (khoảng 32,000 đô-la). Đồng thời, Trần Văn Đôn cũng đã nhờ Jean Sainteny (cựu Cao ủy Pháp tại Bắc Việt và là người rất thân với Hồ Chí Minh) môi giới để hắn móc nối với những kẻ có liên lạc với Việt Cộng và Hà Nội.

Trần Văn Đôn nổi tiếng là người có tài thông gian với nhiều phụ nữ Việt Nam có chồng nhưng mà vẫn giữ được liên lạc tốt với những người bị cắm sừng và giữ được liên lạc với vợ của hắn”*181

Ông Trần Văn Đính nói rằng trong thời gian Cụ Trần Văn Hương làm thủ tướng cũng như là Phó Tổng Thống, có nhiều người đã yêu cầu Cụ đưa ông Đôn lên giữ một vài chức vụ quan trọng nhưng Cụ nhất mực từ chối, Cụ cho rằng ông Đôn chỉ là một người “opportunist” (cơ hội chủ nghĩa, gió chiều nào theo chiều đó), đời sống riêng tư “thiếu đạo đức”, không xứng đáng để giữ một chức vụ nào trong guồng máy lãnh đạo quốc gia.*182

Người viết có hỏi cựu Đại úy Nguyễn Văn Nhựt sĩ quan tùy viên của Cụ Trần Văn Hương cho đến ngày cuối cùng, về tin đồn nói rằng vào cuối tháng 4 năm 1975, Cụ Hương dự định mời ông Trần Văn Đôn làm thủ tướng thì ông Nhựt trả lời rằng “tôi ở bên cạnh Cụ gần như là suốt ngày đêm trong thời gian đó và tôi không hề nghe Cụ nói với ai về việc mời ông Đôn làm thủ tướng. Riêng về ông Đôn thì Cụ có nói như vầy: “Cái ông đó thì tôi không bao giờ mời làm một chức vụ gì cả.”

Để có thể hiểu thêm về nhân vật này, có một câu chuyện được chính ông Trần văn Đôn kể lại cho bạn bè của ông và trong giới chính trị cũng như các vị tướng lãnh có nhiều người biết chuyện này. Người kể lại câu chuyện này với người viết là một nhân vật có nhiều liên hệ với ông Đôn từ Sài gòn cũng như sau năm 1975. Theo lời ông Đôn kể lại thì vào khoảng thập niên 1980, ông Đôn bị một chứng bệnh gì đó và đ­ược vào điều trị trong bệnh viện Val De Grace, tức là quân y viện lớn nhất của quân đội Pháp ở gần Paris và ông đã kết thân với một vị bác sĩ Quân Y người Pháp phục vụ tại bệnh viện này. Ông Đôn vốn là công dân Pháp trước năm 1955, là cựu sĩ quan trong quân đội Pháp cho nên đã được hưởng quyền lợi đặc biệt này.

Trong thời gian dưỡng bệnh ở đây, ông Đôn hằng ngày đi dạo và thường gặp một người Việt Nam khá lớn tuổi cũng đi dạo trong sân bệnh viện với người theo hầu và mỗi lần gặp thì bao giờ ông Đôn cũng cúi đầu chào. Nhiều lần như vậy thì người bệnh nhân lớn tuổi đó cũng chào đáp lễ và có lần ông ta dừng lại chuyện trò thăm hỏi với ông Đôn. Người đó nghe giọng nói của ông Đôn thì biết là người Miền Nam, ông ta hỏi tên tuổi và sau khi ông Đôn tự giới thiệu thì ông già đó nói “à, cái tên đó thì tôi cũng có nghe”.

Ông già đó là Lê Đức Thọ (CSVN), lúc đó đang được chính phủ Pháp cho sang chữa bệnh tại Paris.

Những lần sau, Lê Đức Thọ gặp ông Đôn cùng đi với vị bác sĩ người Pháp thì cũng chuyện trò vui vẻ và có lần ông ta nói với ông Đôn là nên về thăm quê hương vì “đất nước đang cần bàn tay xây dựng của Việt kiều”. Vị bác sĩ người Pháp, cũng là y sĩ điều trị cho Lê Đức Thọ, nói với Lê Đức Thọ rằng cả hai người muốn cùng đi chung sang thăm Việt Nam một chuyến thì ông Thọ hứa là sẽ ra lệnh cho sứ quán lo thủ tục cấp chiếu khán khẩn cấp cho hai người. Vài ngày sau, có nhân viên của sứ quán Cộng sản đến bệnh viện và đưa chiếu khán nhập cảnh Việt Nam vô hạn định cho vị bác sĩ người Pháp, ông Đôn bèn hỏi về trường hợp của ông. Tên nhân viên sứ quán hỏi tên ông Đôn và sau khi được ông Đôn cho biết tên thì y trả lời bằng một giọng lạnh lùng “trường hợp của anh thì phải theo thủ tục thông thường”.

Nhận định về phúc trình của Trần Văn Đôn tại Lưỡng viện Quốc hội ngày 27 tháng 4 năm 1975, Jean Lartéguy đã viết trong L’Adieu à Saigon rằng “tướng Đôn thì chẳng có gì để mất mát nhiều. Sinh tại tỉnh Bordeaux, ông là dân Tây. Và mặc dù ông ta đã đốt giấy thông hành và đốt cặp lon đại tá của quân đội Pháp để làm đẹp lòng ông Ngô Đình Diệm và bà Nhu, nhưng ông ta biết là không thể mất cái quốc tịch Pháp. Những trò hề!*183

Pierre Darcourt cho biết về phản ứng của một số dân cử về báo cáo của ông Đôn: “Trần Văn Đôn đã dệt ra một bức tranh vô cùng bi thảm. Chỉ vài ngày, có thể chỉ vài giờ nữa, Sài gòn có thể bị đại bác 130 ly của Cộng sản tàn phá .Vậy phải thương thuyết ngay để có ngừng bắn càng sớm càng tốt”. Darcourt nói thêm rằng: “ngày sau đó, các dân biểu nghị sĩ trẻ đã thốt ra những lờ giận dữ và khinh bỉ: “Đồ bán nước! Quân đầu hàng! Tướng phòng ngủ!” Darcourt cho biết là Bác sĩ Thức, trưởng khối Cộng Hoà đã tiến về phiá Đôn và hét lên nhiều lần: “đồ phản quốc! Phản quốc! Mầy chỉ là một tên phản quốc! Mày đáng bị xử bắn!’*184

Các Vị nghị sĩ cùng dân biểu trong hai viện quốc hội lúc đó đều không biết rằng ông Trần Văn Đôn không còn đủ tư cách để làm việc thuyết trình này vì ông Đôn lúc đó không còn là công dân Việt Nam nữa, ông ta đã lấy lại quốc tịch Pháp, đã lấy thông hành của nước Pháp vào buổi tr­ưa ngày hôm đó và thực ra thì dù ông ta đã phục vụ với tư cách là t­ướng lãnh, là nghị sĩ, là dân biểu, là phó thủ tướng v.v. của Việt Nam Cộng Hoà trong hơn 3 thập niên nhưng ông ta không hề mất quốc tịch Pháp vì thân phụ của ông ta là một người công dân Pháp và ông ta đã sinh trưởng tại Pháp.

Pierre Darcourt tiết lộ rằng: “trước đó vài giờ, giữ cho trọn nghĩa bầy tôi với nước Pháp, Đôn đã tới từ biệt lại sứ Pháp Mérillon và để lãnh giấy thông hành quốc tịch Pháp”
Theo Jean Lartéguy trong L’Adieu À Saigon, khi ông ta đến dùng cơm trưa với Đại sứ Mérillon thì ông đại sứ thò đầu qua cửa sổ nói với ông rằng “xin lỗi, chờ tôi một lát vì tôi đang tiếp một thân hữu. Ông ấy đến từ biệt tôi” Jean Lartéguy nói rằng “Đó là Trần Văn Đôn. Ngày bôm qua (26-4-75), ông ta còn là Phó Thủ Tướng kiêm Tổng trưởng quốc Phòng và đã có lúc nghĩ tới việc nắm lấy ghế thủ tướng, nếu không nắm được cái ghế quốc trưởng. Hôm trước, Đôn hoạt động mạnh để đẩy Hương khỏi cái ghế tổng thống vì Đôn dệt ra một tình hình quân sự bi thảm dưới sự thật. Trong những ngày gần đây, Đôn là bầy tôi trung thành của chính sách Pháp. Người ta bảo tôi rằng nhiều tháng trước đây, Đôn đựơc toà đại sứ Pháp nghe theo về rất nhiều điều. Tướng Đôn bảnh trai, xuất sắc, nhẹ nhàng đã tới toà đại sứ Pháp để lấy sổ thông hành (passport) của nước Pháp. Phải chăng ông ta sanh tại tỉnh Bordeaux?

Như vậy thì vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, cựu Trung tướng Trần Văn Đôn đã có thông hành của Pháp, điều đó có nghĩa là ông ta đã hồi tịch trước đó hoặc là ông ta không hề mất cái quốc tịch Pháp “thổ sinh” như Jean Lartéguy đã nói và một công dân nước Pháp như ông ta tại sao lại được mời ra thuyết trình về an ninh quốc phòng tại lưỡng viện quốc hội của nước VNCH?

————————————
Chú Thích:
*175 Frank Snepp: sđd, trang 433
*176 Nguyễn Bá Cẩn: Sđd, trang 432-433.
*177 Cao Văn Viên: sđd, trang 222.

*178 Nguyễn Bá Cẩn: Sđd, trang 436.

*179 Nguyễn Bá Cẩn: Sđd, trang 442-443.

*180 Frank Snepp: sđd, trang 448

*181: Pierre Darcourt: “Vietnam, Q­’as Tu Fait de Tes Fils.” bản dịch của Phạm Kim Vinh trong saigon, Người Việt, PO Box 486, Westminster, CA 92683, 1979, tr. 109-110)

*182: phỏng vấn ông Trần Văn Đính, thứ nam của Cụ Trần Văn Hương tại California 2002.
*183 Jean Lartéguy: L’Adieu À Saigon, bản dịch Saigon, trang 17
*184 Pierre Darcourt: sđd, bản dịch “Saigon,” trang 113