68 NGO KÊU GỌI NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU KHÔNG PHÊ CHUẨN THỎA HIỆP THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM

Facebooktwitterredditpinterestlinkedinmail

Văn phòng trụ sở EU tại Strasburg, Pháp

68 tổ chức Phi Chính Phủ (NGO) hôm qua 10/02/2020 ra tuyên bố chung kêu gọi các nghị sĩ châu Âu không phê chuẩn thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam (EVFTA), vì tình trạng nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam vẫn còn “đáng lo ngại “.  Trong đó có Liên Minh Việt Nam Độc lập Dân Chủ ký dưới tên bằng tiếng Anh:  Alliance for Independence and Democracy of Vietnam (AIDVN)

Theo lịch trình, hôm nay, 11/02, Nghị Viện Châu Âu thảo luận Hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam. Ngày thứ Tư, 12/02, trong phiên khoáng đại tại trụ sở của EU ở Strasbourg, các nghị sĩ châu Âu sẽ bỏ phiếu thông qua văn bản này.

Hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu với Việt Nam đã được ký tại Hà Nội hồi tháng 06/2020, theo đó 99% thuế quan đánh vào hàng hóa trao đổi giữa Liên Âu và Việt Nam sẽ được xóa bỏ.

AFP cho biết 68 tổ chức phi chính phủ, trong đó có Friends of Earth, Foodwatch, Attac, Emmaus International, trong tuyên bố chung, nhận định Hiệp định tự do mậu dịch Liên Âu – Việt Nam không đáp ứng được trước “các thách thức khẩn cấp mà hiện nay Liên Hiệp Châu Âu và Việt Nam đang phải đối phó“, chẳng hạn giảm bất bình đẳng, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu … Cũng theo các tổ chức này, dưới chế độ độc đảng, không có đủ đảm bảo là chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng nhân quyền : “Việc trấn áp về chính trị và của công an đặc biệt nhắm vào các nhà bảo vệ nhân quyền, môi trường và tất cả những người chỉ trích chế độ“.

Thực ra, văn bản hiệp định có nêu các quy định về điều kiện lao động, việc tôn trọng, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ. Nghị Viện Châu Âu cũng nhấn mạnh : “Trong trường hợp vi phạm nhân quyền, thỏa thuận thương mại có thể sẽ bị đình chỉ“.

Liên Hiệp Châu Âu hy vọng Nghị định sẽ cho phép củng cố vị thế của Liên Âu tại thị trường Việt Nam, quốc gia có trên 95 triệu dân. Liên Âu là một trong những đối tượng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu chủ yếu là linh kiện, thiết bị điện tử, hàng may mặc và thực phẩm. Giá trị trao đổi hàng hóa giữa Liên Âu và Việt Nam đạt gần 48 tỉ mỗi năm, thêm vào đó là 4 tỉ euro dịch vụ.

Đi kèm với Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch là thỏa thuận Bảo Vệ Đầu Tư. Văn này chỉ có hiệu lực sau khi được nghị viện của tất cả các thành viên Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn.

Theo tin Reuters